“Khơi Nguồn Sáng Tạo!”
Tác giả: Phan
Bài số 2839-1628909- vb811710
Tác giả là một nhà báo chuyên nghiệp, hiện chủ biên tuần báo Trẻ tại Dallas. Tựa đề bài viết mới của ông cũng là câu mẫu quảng cáo cà phê Trung Nguyên ở trong nước. Trên mạng internet lâu nay loan truyền tin loại cà phê này được pha chế nhiều độc tố. Mời nghe nhà báo kể.
***
Cậu du sinh đến làm việc ngoài giờ tại toà soạn, một chiều tối vắng người vì ai nấy đã ra về. Ngoài trời tối sớm cuối năm và lạnh, không gian trong toà soạn như lắng đọng một chút quê nhà... Người bạn trẻ đến làm việc buổi tối với thùng quà trên tay, cái dấu bưu phẩm Việt Nam nơi góc thùng quà đã gợi lại một trời kỷ niệm. Người bạn trẻ nói, "Chào chú, chú chưa về hả, con có quà bên nhà gởi sang, nè chú..." Người bạn trẻ đặt thùng quà lên bàn ăn, phía sau nhà bếp. Anh đi lấy dao, kéo ra cắt băng keo dán đầy. Người được gọi bằng chú đứng lặng nhìn không nói, không biết ông nghĩ gì qua làn kính lụp xụp dưới cái mũ len.
Thùng quà được mở ra như sự sống của người thanh niên xa nhà vì tương lai; thùng quà giở lại cả quá khứ của người đồng hương đi trước anh ta một đoạn đời. "Ngày xưa, mẹ mình không thể nào có đủ tiền để gởi cho mình một thùng quà như thế này. Dù chỉ gởi từ Sài Gòn xuống tỉnh. Người mẹ Việt Nam bây giờ đủ sức gởi cho con đi học tận bên Mỹ một thùng quà. Thói quen nghề nghiệp trong đầu ông lượng định: Đời sống của người dân trong nước đã thay đổi so với ba mươi năm trước. Nhưng lòng mẹViệt Nam thì vẫn vậy, thương lo cho những đứa con xa. Đứa con của ba mươi năm trước đã quên đường về, bỏ mẹ ngùi trông mỗi độ xuân sang. Người thanh niên của ba mươi năm sau, đi du học trong lo toan, chắt chiu của mẹ. Nhưng đường về quê vẫn xa lắc lê thê... người Việt Nam thời đại bỏ nước ra đi bằng nhiều cách hơn duy nhất là vượt biên của ba mươi năm trước. Ba mươi năm sau, người Việt Nam vẫn tiếp tục tìm cách ra đi và không muốn quay về bằng nhiều cách hơn xưa! Tại sao người Việt cứ bỏ nước ra đi... mãi mãi.
Người được gọi bằng chú triền miên trong những hoài niệm đã xa, một chút muộn phiền hoàn cảnh và cả bản thân mình. Người bạn trẻ săm soi sự chắt chiu của mẹ, mấy hũ muối sả ớt, muối tiêu, muối tôm, bánh đậu xanh, mứt hạt sen, kẹo dừa... đặc biệt là mấy gói cà phê Trung nguyên.
Quà của mẹ gởi cho con trai có khác, cái mời bạn bè, cái biếu bạn gái. Xa nhà thì sống với bạn bè. Không biết thời nay trong bạn bè thì bạn nhiều hơn hay bè nhiều hơn" Thời chú, đói khổ hơn bây giờ nhiều. Nhưng những người bạn sau ba mươi năm vẫn còn thèm ngồi lại với nhau, bên tách cà phê nhắc chuyện bạn bè. Thời đi du học của người bạn trẻ, lấy ngắn nuôi dài, làm đêm vài tiếng để sống nguyên ngày mai, lại còn phải tìm cách ở lại. Tội nghiệp, không biết người chú nghĩ có đúng không, bạn là những người không gặp mặt mà thấy trong lòng mình khi có ly cà phê ngon, điếu thuốc thơm. Bè chỉ là những người chia chung quyền lợi, khi quyền lợi ấy hết, bè tự động rã. Đời người đi chung bao chuyến bè để sống còn; nhưng còn sống chưa chắc đã có bạn lắng nghe những tâm tình. Thèm một người bạn sẻ chia tâm tình cuối năm nơi viễn xứ là không tưởng... Mong cho người bạn trẻ có nhiều bạn ở hải ngoại khi đã thoát khỏi những cái bè từ lớn tới nhỏ trong nước.
Lại chuyện nước non ngàn dặm ra đi, nghĩ tới đã buồn. Chúng ta có ngàn lý do để quy kết trách nhiệm cho nhà cầm quyền phân biệt đối xử nên nhiều người bỏ nước ra đi, nhưng tự trongthâm tâm lớp trẻ có bao giờ cảm giác lỗi đạo với tiền nhân" Người được gọi bằng chú muốn hỏi thế hệ sau mình vì mặc cảm có lỗi đã nhiều đêm thắc thỏm. Nhưng đời sống bên ngoài lãnh thổ quê nhà không có thời gian cho những cảm nghĩ riêng tư, thời giờ là làm việc, làm việc và làm việc. Chưa có người Việt Nam nào được nghỉ ngơi trong nước và người Việt hải ngoại chỉ mới tập sống suốt ba mươi lăm năm qua. Từ ngày đặt chân xuống miền đất hứa là cầy sâu cuốc bẫm, xây dựng cơ bản xong thì xây cất tới thượng tầng và thường là nhắm mắt xuôi tay khi còn dang dở... Người Việt tập sống hết đời nọ sang đời kia, chuẩn bị sống đến cuối đời chứ chưa hề sống.
Hình như gói cà phê "khơi nguồn sáng tạo" kích thích từ khi chưa mở với bao bì đẹp. Nhớ ông hoạ sĩ già, lăn qua chiến tranh, lộn trong trại tù, lăn lộn với miếng cơm manh áo trong phân biệt đối xử ở quê nhà, đến chỉ còn da bọc xương mới thoát ra được hải ngoại. Những khi tức dái ngồi luận về Văn hoá bao bì. "Cái văn hoá vô văn hoá thống lĩnh cả quê xa, có những mặt hàng không quảng cáo phẩm chất hay đặc sản nữa mà chỉ quảng cáo - bao bì ngoại. Người tiêu dùng trong nước mất phương hướng với màu sắc, không quan tâm đến phẩm chất hàng hoá mà chỉ tập trung vô bao bì. Văn hoá bao bì trong nước ảnh hưởng tới con người về mặt sức khoẻ đã nghiêm trọng như gói me chua, cái kẹo đầy hoá chất tẩm nạp nhưng bắt mắt với bao bì ngoại là tuyệt đối vệ sinh. Văn hoá bao bì mở rộng tới lối sống, truyền thống tốt gỗ hơn tốt nước sơn đã lỗi thời. Người ta bây giờ chỉ cần bên ngoài đẹp để tiếp thị, chiêu kiều. Bảo lãnh sang đây mới lộ nguyên hình mục ruỗng từ bên trong, mọi mặt. Nền kinh tế thị trường chủ yếu là tiếp thị, khéo chào mời là có thể bán đồ giả! Anh không tin tôi không sao, nhưng không nhìn ra thời đại thì bẻ bút đi." Người được gọi bằng chú lải nhải với mình vì đối tượng duy nhất trong hiện tại không phải đối tượng để sẻ chia. Thôi đi pha cà phê cho có việc làm.
Người được gọi bằng chú đi pha cà phê trong tiếng hát vu vơ của người bạn trẻ đang bắt tay vào việc ở server room, cạnh phòng ăn. Tiếng hát không chuyên lại chở người về, cái gì mà lăng lăng bác bác... căn bếp toà soạn mênh mông lạnh, thiếu một ánh lửa hồng của mẹ, của chị, trong ký ức không quên. Ánh đèn vàng lá thu như "đường vào lăng bác âm u, chị em phụ nữ giở mu (mũ) ra chào. -Bút Tre". Đàn ông kính ngưỡng chỉ còn cách vái ông địa! Người chú cười một mình, nhìn cà phê rơi từng giọt, từng giọt buồn rơi rơi...
Người bạn trẻ nhào đầu vô màn hình để kiếm cơm ăn đi học, người chú nhào đầu vô màn hình để kiếm cơm cho con ăn đi học. Người Việt hiếu học nhưng chỉ học bất hiếu. Học để kiếm tiền chứ chả ai học để tìm lại quê hương. Người bạn trẻ này học computer từ trong nước để khi du học kiếm sống bằng nghề bảo trì, sửa chữa computer. Lo chắc cái bao tử để đến trường lấy bằng Y khoa. Tìm cách ở lại, hợp thức hoá khi ra trường khỏi về. Mai mốt đây thôi, trong bệnh viện Mỹ có thêm ông bác sĩ người Việt Nam. Thân hữu có sau những người bạn chia cơm sẻ áo thời sĩ tử sẽ đến dự tiệc chúc mừng ông bác sĩ vừa bảo lãnh được cha mẹ sang định cư tại Hoa Kỳ...
Chuyện gia đình ông nông dân có con đi du học bên Mỹ sẽ rộ lên vài ngày khi ông bà khăn gói đi xuất ngoại, rồi chìm vào đói nghèo, bị cướp ruộng, đất của xóm làng, ai nhớ chi đến những người may mắn hơn mình. Con đường dân chủ cong cong trong nước chỉ có vài nghĩa sĩ Cần Giuộc còn sót lại từ thời Pháp thuộc. Không biết Liệt nữ Lê Thị Công Nhân có khoẻ không" Linh mục Nguyễn Văn Lý có được ai cầu nguyện trong Giáng sinh vừa qua cho ngài minh trí trì dũng...
Diễn đàn X-Cafe > II. Bàn tròn X-Cafe > Sức khỏe - Môi trường > Cà Phê Trung Nguyên >nguoibaocao 02-12-2009, 09:26 PM
Cách đây ít lâu, tôi tình cờ đọc được một nghiên cứu thị trường, trong đó thể hiện rằng người Việt Nam rất tự hào là có một ly cà phê "đậm, đắng, đặc quẹo mà người nước ngoài không uống được". Thế nhưng, họ không biết rằng niềm tự hào của họ được xây từ những điều dối trá.
Để mở đầu, tôi có thể nói sơ lược như sau: về nguyên thuỷ thì ly cà phê thường được uống nóng. Rồi dân ta, đặc biệt dân Nam, với thói quen thưởng thức dễ dãi của mình, chuyển qua uống đá . Từ đây, loại cà phê nguyên chất không còn được ưa chuộng nữa: trong nước đá, nó loãng ra và không đủ đắng, còn mùi hương thì bị ức chế bởi nhiệt độ thấp. Và thế là các nhà sản xuất tìm đủ mọi cách để tăng đắng và tăng mùi hương.
Nhưng cuối cùng, Trung nguyên đã trở thành nhà phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử chế biến cà phê Việt Nam, với việc cho thuốc ký ninh vào cà phê với liều lượng cao. Một biện pháp hết sức rẻ tiền và hiệu quả. Song song đó, Trung nguyên đã tiên phong trên con đường trộn hương nhân tạo nồng độ cao vào cà phê để tăng hương. Xét về mặt sức khoẻ, điều này cũng không hại lắm, nếu như không có mặt của một chất cầm hương, đó là gelatin. Vốn dĩ gelatin được sản xuất từ da và xương trâu, bò, và đủ tiêu chuẩn làm thực phẩm thì rất đắt, nên Trung nguyên đã sử dụng gelatin Trung quốc làm nền cầm hương. Và thứ này thì hiển nhiên là không dùng được cho thực phẩm, vì nó chứa rất nhiều preservatives. Thế nhưng, những điều đó của riêng Trung nguyên thì không có gì đáng nói. Điều đáng nói là khi ly cà phê Trung nguyên được coi là tiêu chuẩn, thì tất cả các cơ sở sản xuất cà phê khác đều noi theo tấm gương sáng này, nếu không thì không bán được. Và như thế, không ngoa khi nói rằng, Trung nguyên đã đẩy ly cà phê Việt vào một ngõ cụt dối trá.
Điều đáng nói nhất là khi nó đã thành chuẩn mực, thì sự giả dối nghiễm nhiên lộng giả thành chân. Về phía các cơ sở sản xuất, thì họ nghĩ - khi những chỉ tiêu chất lượng quan trọng bậc nhất của cà phê - độ đắng, mùi hương, độ sánh - đều là hàng giả, thì việc gì họ phải dùng cà phê thật làm gì" Về phía người uống, khi đã quen với thuốc ký ninh và đường caramel, họ mất khả năng thưởng thức cà phê ngon thực sự. Và tôi tin chắc rằng, nếu được uống một ly cà phê Blue Mountains hay Hawaii Kona, họ sẽ chửi thề. Và thế là người Việt, đa phần, đều gật gù trước một ly nước màu đen, pha từ đậu nành hay bắp rang, trộn với caramel, hương liệu, thuốc ký ninh và nghĩ rằng họ đang uống thứ cà phê "có văn hoá đặc biệt nhất thế giới". Đến đây chính là một ngõ cụt - Ngõ cụt dối trá. Câu hỏi cuối cùng - chính xác ai phải chịu trách nhiệm cho tình trạng đó" Sự dễ dãi của người uống" Sự xu thời của Trung nguyên" Hay là trình độ quản lý chất lượng thực phẩm của Nhà nước"
Co Pham
P/S: Một điểm cuối cùng, bạn uống ly cà phê Việt, cảm thấy nôn nao, tim đập mạnh, thì đấy có khả năng là ngộ độc ký ninh chứ không phải là do tác dụng kích thích trí não của cà phê như bạn vẫn nghĩ.
Dù gì cũng uống hết ly cà phê Trung nguyên để kết thúc bài tản mạn về một đêm đông giáp tết không về. "Quê nhà xa lắc xa lơ đó/ ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay..." Nguyễn Bính còn sống, không biết ông có viết được câu thơ nào hay hơn.
Hết trích.
Và hết nói!
PHAN