Hôm nay,  

Hoa Đậu Bắp

01/01/201000:00:00(Xem: 837143)

Hoa Đậu Bắp

Tác giả: Phan
Bài số 2828-1628898- vb610110

Chúc mừng năm mới dương lịch 2010. Khởi sự từ mùa xuân năm 2000, hôm nay giải thưởng Viết Về Nước Mỹ bước qua năm thứ mười. Và vẫn liên tục, mỗi ngày đều có thêm bài mới. Như mọi năm, viết về nước Mỹ năm thứ 10 sẽ tiếp tục phổ biến những bài tham dự cho tới cuối tháng Hai 2010. Họp mặt phát giải thưởng sẽ được tổ chức vào tháng Tám. Bài viết đặc biệt dành cho ngày đầu năm là của một tác giả quen thuộc: Phan, nhà văn nhà báo trong nhóm chủ biên tuần báo Trẻ tại Dallas.

***

Trời mới heo heo, ông Bản đã dọn dẹp nhà cửa cho thật khang trang. Bà nói ông dở chứng. Năm nay sơn phết, chùi rửa nơi nơi… "Tết ở đây chứ có ở Việt Nam đâu mà sợ người thăm kẻ viếng." Ông không trả lời nhưng bà hiểu, nhà mới có thêm đứa cháu ngoại mới, đứa con của đứa con tượng hình từ trại tù năm xưa, được ông cưng nhất nhà nên ông không biết mệt, ông chỉ lo sao cho nhà không hạt bụi để cháu ngoại mau lớn, đi câu cá với ông ngoại.
Bà dõi mắt theo ông từ nhà trước xuống nhà sau, tay không ngớt lau chùi phụ cái xe tập đi cho con nít, ông na từ đâu về, không nói. Nó cũ đến sỉn vàng, nhưng "Made in USA, không phải đồ Trung Quốc đâu đấy! Bà nhẹ tay chút bà…" Oâng cũng để ý bà như ngày xưa chúng mình. Đứa cháu ngoại thức giấc, ọ ẹ báo động cho ông bà biết "nhân vật quan trọng" nhất nhà đã thức. Bà đi đón cháu dậy, ông ngưng tay dọn dẹp, uống hớp trà, nhìn ra cửa sổ xám ngoét mùa đông, thở dài, "nhớ cây mai nhà má quá em ơi!" Bà nghe mà đứt ruột, giá ngoại tụi nhỏ nghe được câu này cũng yên bụng. Tội nghiệp má của bà, gả con mà khóc hơn cô dâu…
Đêm, ông Bản ngồi lọc cọc cái máy tính 12 số với một xấp giấy má chằng chịt những con số. Cuối cùng, ông quyết định mua chiếc xe mới. "Chiếc xe ông hứa với lòng sẽ mua từ ngày đặt chân đến Mỹ. Đã hơn mười năm rồi sao! Ôi, sẽ mua, chiếc xe màu hoa đậu bắp, đủ an toàn về mặt giao thông, nhỏ nhắn như người lái xe sợ sệt… Mai đi chùa, mốt đi chợ, xuống xe, bấm remote tóc tóc như ai. Để đi đâu, nghe ai bấm remote xe tóc tóc, lại ngoái nhìn thèm thuồng…" Ông tâm sự với người bạn  làm chung, một già mộ trẻ nhưng hợp tính: "Tôi nói anh nghe qua tai thôi đấy, đừng nhớ làm gì." Người ta có mắt để nhìn, có tai để nghe, có miệng để nói những gì mắt thấy tai nghe. Đàn ông bây giờ lắm chính khách nên nói chả ai nghe. Nghe ông Bản nói, hoá ra đàn ông cũng chưa chết hết.
Từng trưa, rỗi việc. Ông Bản mày mò với những con số mà hận lòng thêm chút nữa, "Anh tính giùm tôi xem, lấy một ngàn cash back, nhưng phải chịu một phân lời trong 3 năm, có lợi hơn, hay không lấy cash back thì 3 năm không tiền lời"" Bài toán kinh tế không khó hơn tính toạ độ pháo binh, xem bản đồ hành quân ngày xưa. Chỉ trở ngại ở tuổi tác không thuận lợi với hội nhập như bọn trẻ, đầu óc khó quên những tháng năm tù đày, những cái chết oan khiên của đồng đội trong chiến tranh, sau hoà bình… Mẹ bố tiên sư lũ cưỡng chiếm miền nam. Cứ để yên cho tôi đi lính thì lương đủ gia đình chứ có phải vật lộn với những con số chó chết này đâu. Tính đằng nào cũng thiếu trước hụt sau. Tiên sư bọn họ, lại còn bỏ tù tôi, làm lãng phí thời gian…"
   Những buổi trưa rỗi việc là thời gian tán dóc ngoài vỉa hè, việc thâm cung bí sử trên giường nhà ai nhiều khi cũng không đánh mà khai tuốt luốt da me. Riêng ông rất chọn mặt để tham khảo việc nhà hay cho ý kiến với người ông tin là tin mình. Dạo này đêm về, ông Bản ngồi chong đèn, làm toán, lần mò trong túi càn khôn một bông hoa đậu bắp bốn bánh, có remote để tặng người trăm năm. Thể nào bà cũng nói, "Cái ông Bản, trông ngoài cục mịch, thế mà rồ-man-dại." Có chuyện tình nào không rồ dại như nhau, ngày ông đóng quân trong xóm, anh lính trẻ ưa vô nhà dân xin ớt hiểm, nhưng ngoại tụi nhỏ vừa khuất tầm mắt là ông xin cái quai nón lá màu hoa đậu bắp của người ta để đi hành quân bớt cô đơn. Cũng dịp xuân về, ông bạo miệng hơn chút nữa, xin cái quai nón để mai đây, em có đi lấy chồng bất tử thì anh thắt cổ chết luôn, nhưng thắt cổ thằng nào cưới em, anh thề không bỏ qua.
Ai dè ngang ngược được lòng, ông cất kỹ cái quai nón trong ba lô để đêm đêm ngửi mùi hương, ông bất chấp người ta nói ông sến, cái quái quỷ gì cũng mua màu hoa đậu bắp. Mà bà cũng sến chảy nước, mùa xuân về trên cánh mai chiếu thủy, nhìn dòng trôi ai biết về đâu, người nam kẻ bắc thương thầm. Bà đi chợ tết miền quê năm ấy, biết mua gì cho mùa xuân bất tận, bà mua cho ông cái khăn quàng cổ màu hoa đậu bắp. Giấu trong mình mà sợ, vừa mắc cỡ vừa sợ đòn. Giá ông là người miền nam thì bà đâu rấm rứt rậm rựt tới mấy năm, bà ngoại tụi nhỏ mới cho cưới hỏi. Còn nguyền rủa cái thứ Bắc kỳ, lì tới trâu kêu bằng cậu. Đuổi mỏi tay mà nó cứ nhào vô con nhỏ nhà tui…
Từ hôm hai ông bà mất việc, ông đi phụ việc với đám thợ dán giấy, sơn nhà. Hôm không việc làm thì chạy pizza, cho qua ngày đoạn tháng. Bà ở nhà coi cháu ngoại cho con đi làm. Bà Bản ưa ngồi nhớ xa xưa. Tức cái ông Bắc kỳ lầm lì như ngậm ngải, hễ nhắc quê nhắc nhà là ông lại nói, "thôi đi, có về cũng chẳng còn ai…"
Chẳng còn ai nhưng quê hương còn đó. Mai chiếu thủy xuân về vẫn trắng bờ mương, tiếng chim sâu gọi rầu hàng mắm, gốc bần chua, chát mấy cũng chua… ai hỏi mình quê đâu dễ nói, mình hỏi mình không biết quê đâu!


Trời hôm nay đổ tuyết, những bông tuyết vào mùa rưng rức khó nghèo, lận đận. Nhìn ra cửa sổ tuyết sương, kéo cao cổ áo lên đường kiếm cơm. Oâng Bản khoác áo ra đi, làm bà muốn khóc. Ước gì ông ấy được nghỉ một ngày để bà bớt lo âu. Cũng đi làm như người ta, gặp nơi không bảo hiểm cũng chẳng vacation. Lũ chủ cả ngọt ngon đồng hương với người mình, tính ra ác nhơn thất đức vạn lần hãng Mỹ. Ù ơ cháu ngoại  mà lòng bà Bản trống huơ. Bà đâu biết ông Bắc kỳ nhà bà càng già càng tợn, lấy cớ thành Đà tuyết rơi, không đi làm nhưng đi mua xe.
Lão đi biệt tích giang hồ, vợ gọi theo cái cell cũng không thấy alo gì hết. Gọi người bạn làm chung với lão mới biết lão không đến chỗ làm. Bà càng lo. Trời tuyết thế này, lão chỉ còn một địa chỉ là nhà thương, ngoài cái nhà ở và tiệm pizza. Người bạn trấn an, cho biết ông đang bận điện thoại với anh ta vì ông… đang đi xin việc hãng mới! Yên tâm. Xong việc, ông sẽ gọi về. Chúc mừng anh chị nha…
Bà yên tâm với người xin ớt, ngày xưa lão xin ớt mỗi ngày nên trong ba lô lão có cả ký ớt khô vì lão không ăn cay. Con người bí hiểm, chẳng bao giờ nói trước mình sẽ làm gì! Thế nên bà nhắm mắt, cái hôm vô đồn cho lão đòn bánh tét, tết nhất mà không được về nhà với gia đình thì ai không xót thương. Bà nhặt từng trái ớt khô trong ba lô lão ra mà ứa nước mắt, chưa kịp nhắm mắt đi theo tiếng gọi con tim đã bị dìm cho cái gốc ớt sừng trâu mới khoái. Gần bốn chục năm trời còn rần rật tâm giao. Bà nhìn lên bệ lò sưởi, hình bà ngoại tụi nhỏ cười cười… Thôi, má đừng cười làm con mắc cỡ. Bà đốt cây nhang thơm cho má đẻ túm tím cười trong hình. Không biết hồi má, ba đi lính Tây, có giàng trời như lính VNCH của con hôn má, tự nhiên bà khóc, không ngờ mắc cười cũng khóc.
Căn nhà yên lặng đến nghe được tiếng thở của đứa cháu ngoại trong nôi. Mới hồi nào đi thăm ông ngoại nó trong tù cải tạo. Vợ ốm chồng gầy như nhánh chà, có lon gô mắm ruốc xào sả ớt cũng phải hối lộ cho cán bộ để được ở qua đêm. Tội nghiệp con út đói từ trong trứng. Mà biết đâu nhờ vậy nó đẹp nhứt nhà, đẹp hơn mấy con chị. Có điều ổng cưng nó quá làm vợ chồng cãi lộn, phải bênh vực cho tụi lớn với chứ, con nào cũng là con, đàn ông thiên vị. Vậy đó, mà quay đi quay lại, tụi nó lấy chồng, ra riêng hết trọi. Còn con út cứ ham chơi, nói miết mới chịu lấy chồng. Nay đẻ con giục đây, mà không giục đây thì ba nó cũng đi ẵm cháu ngoại về cưng nựng, rồi chửi mấy đứa cháu gái, chỉ biết bà ngoại tụi bay thôi. Bà đẻ ra con út thiệt là dại dột giữa thời đói khổ, nhưng cũng nhờ nó mà lận đận lao đao nào cũng qua. Rồi thằng rể trời gầm không nhả, thiệt là vừa ý ông Bắc kỳ. Rể nào cũng là rể, đàn ông thiên vị…
Bà kết luận ngon hơ với người bạn trẻ. "Đó, chú coi đi. ổng như vậy có đúng hôn, nhưng hễ nói tới là làm trận làm thượng. Già trở chứng lắm chú ơi! Chị gọi không bắt điện thoại, chú gọi thì nói đang đi xin việc, ông ấy đi shopping đó, mua đồ chơi cho cháu ngoại. Trời tuyết đá như vầy, ra đường làm chi cho nguy hiểm, tự hành xác không hà."
"Ổng đâu có đi mua đồ chơi cho cháu ngoại, đi mua đồ chơi cho chị đó. Tui đang liên lạc với ổng bằng điện thoại, nói chuyện với chị sau nha."
Trời tối sớm vì âm u, bà Bản lo dữ cho ông già ương ngạnh. Lại gọi người bạn xem chừng ông nhà tôi có gọi cho anh không" Thì ra họ đã về tới nhà, chẳng xe ai hư hay nằm đường. ông  Bản đĩnh đạc trao tay xâu chìa khoá mới cho bà. "Chúc mừng năm mới, tôi chỉ có cái hoa đậu bắp xài remote, tặng bà." Bà điếng người trong sung sướng, ú ớ, không biết nói sao, làm gì, để đáp lại anh chàng xin ớt bốn mươi năm vẫn chưa biết ăn cay. ông  đi bắc ấm nước, pha bình trà mới mời người giúp hết mình trong hôm nay. Bà bồng cháu ngoại trên tay, líu lưỡi, không biết nói gì. Aüm cháu ra garage thì sợ cháu lạnh, nhưng cứ muốn đứng nhìn chiếc xe màu hoa đậu bắp tới tắc thở cũng chưa đã mắt…
Ông uống xong ly trà, như tỉnh như mê. "Bà ạ, tôi mua cái xe này để tặng bà, là ước muốn từ ngày sang đây. Cả chục năm trời mới làm được. Nhưng nay, thời tiết xấu quá, bà thì chưa đi làm lại nên thư thả chạy cũng không sao. Tôi xin bà cho con út mượn cái xe này đến trời hết lạnh để nó đưa đón thằng bé, cho tôi yên tâm." Bà chẳng đặng đừng, lúng túng như về nhà chồng, "Thì ông cũng chở tôi đi chùa một lần cho biết xe mới, rồi làm xe đưa rước cháu ngoại ông cũng không sao…"

*
Không khí mùa đông bên ngoài nặng chịch, trong nhà cũng không nhẹ hơn. Bỗng nghe tiếng còi xe inh ỏi ngoài đường. Mọi người nhìn ra tuyết trắng mênh mông, chiếc xe màu đỏ của con út nổi bật. Ủa, mà kỳ. Chiếc xe màu xám tro của thằng rể không lẽ lạnh quá đổi màu thành màu hoa đậu bắp! Vợ chồng nó vô nhà đón con không lầm lũi như mọi hôm, nói cười toe toét, "Tụi con mua cái xe màu hoa đậu bắp đã chưa" Tặng ba, để ba tặng má. Chúc mừng năm mới ba má mạnh khoẻ…"
Bà Bản ngất ngây trong hạnh phúc gia đình, "thế là ba má cùng được đi xe mới, cùng màu…" ông  Bản vui vì không lầm thằng rể trời gầm như ông khi trẻ, thoáng buồn phải bỏ cái xe sáng chạy chiều sửa từ ngày sang đây, tánh ông thế.
Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,936,314
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.