Hôm nay,  

Vovinam

08/12/200900:00:00(Xem: 118949)

Vovinam

Tác giả: Lê Tường Vi
Bài số 2805-1628875- vb3120809
 
Lê Tường Vi, một kỹ sư tại San Diego, là tác giả đã hai lần nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Năm 2005, cô nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm với các bài viết "Một Mình Nuôi Con"; "Ba Thế Hệ Một Nhà"; "Chuyện Ông Hàng Xóm." Sang năm 2007, cô viết "Sưởi Ấm Bữa Cơm Chiều", "Chủ Nhật - Chủ Nhật", "Về Nhà" và nhận thêm giải Việt Bút, một giải mới dành cho "những tác giả đã vượt được chính mình, bài mới viết hay hơn cả bài đã lãnh giải". Bài viết mới của Tường Vi kể chuyện tác giả trở thành môn sinh Vovinam.
***

Tin cô sinh viên Anna Lê bị giết làm xao động không ít trong cộng đồng VN. Ai cũng tiếc thương cho cô và gia đình.  Cuộc đời, sự nghiệp của cô đang sáng rực rỡ bỗng tắt ngấm. Gia đình tôi, bạn bè trong hãng ai cũng bàn tán đề tài này. Anh nhân viên đồng nghiệp phê bình:
- Nếu như Anna biết vài thế võ tùy thân thì có thể cô ta vẫn còn sống.
Tôi thắc mắc:
- Ý anh muốn nói gì"
Anh ta giải thích:
- Nếu cô ta có vài miếng võ nghệ tùy thân thì có thể thoát phần ghìm kẹp của tên sát nhân, mua cho mình vài giây thoát thân và nhấn nút cấp cứu.
- À...
Mọi người gật gù đồng ý, trong các phòng thí nghiệm kín đều có nút bấm cấp cứu (emergency button).  Chỉ cần thoát khỏi vài giây Anna có thể vẫn còn hy vọng sống sót.
Buổi ăn trưa hôm đó, đề tài này được nêu lên nhưng chuyển hướng về phần tự vệ.   Anh Huân giải thích rằng môn Vovinam của người Việt mình có vài ngón nghề chuyên tập tháo gỡ rất hạp để phụ nữ thoát chạy mặc dù đối phương to lớn và nhiều sức hơn.
Tôi thắc mắc:
- Nếu nó ghìm mình chặt cứng làm sao tháo ra"
Anh ta cười cười: 
- Không khó.  Vô phòng Gym chúng tôi chứng minh cho coi.
Thế là cả bọn kéo nhau vô phòng Gym coi các anh biểu diển võ thuật.  Huân , Tín hai người đóng vai nạn nhân và kẻ tấn công. Anh nạn nhân bị chẹt cổ đẩy sát vào tường, nhưng nhanh chóng anh hụp người xuống, bung lên thật nhanh và đồng thời hai tay chặt vào cổ anh tấn công và vì mất thế nên anh ta ngã người ra sau,  nạn nhân thoát ra khỏi.
Nhìn hai anh biểu diển các thế gở, tháo, tấn công rất ngoạn mục tôi ngẩm nghĩ: họ nói rất có lý. Tôi thích đi hiking trong những khu rừng đẹp vắng vẻ.  Ai biết được nguy cơ tới lúc nào.  Tuy có mang vài dụng cụ bảo vệ, nhưng biết thêm vài món võ tùy thân vẫn tốt hơn.
Cả bọn vổ tay khen ngợi:
- Hay quá. Có mấy sư phụ ở trong hãng hồi giờ mà không biết.
- Hay qua ta, chỉ cho tui di.
Lúc này các anh mới tiết lộ:
- Huân có võ đường dạy Vovinam ở Linda Vista đó, mời các bạn tới đó mình nói chuyện nhiều hơn.
Hỏi thêm, họ mới cho biết Huân, Tín và Lể là bạn thân học cùng nhau từ thời thiếu niên, cùng học võ với thầy Tống Minh Đường. Mở võ trường để duy trì môn võ nghệ VN, và như Lể nói "góp phần đền đáp trong xã hội".
Tôi khám phá ra cả ba đều là hoàng đai tam gạch của Vovinam.  Thấy các anh tướng ốm roi roi, riêng thầy Tín có vẻ thư sinh nho nhã, nếu không thấy họ biểu diễn chắc tôi khó tin họ là võ sư.
Thứ bảy tôi mang con bé cháu gái 9 tuổi tới ghi danh nơi Võ Đạo Trường Vovinam San Diego, góc đường Linda Vista. Sau khi làm giấy tờ và đóng tiền lệ phí tượng trưng, bé Hà Mi làm lể chào thầy và  nhập bọn với khoảng mươi em cùng trang lứa. Gìờ học bắt đầu sau khi chào cờ VN và Việt võ đạo kỳ.
Các em sắp hàng theo thứ tự nhập môn.  Thầy Lể tập các em đứng, ngồi xổm... bổng dưng có tiếng khóc thút thít vang lên:
- Em nhớ ba, ba em đâu" Hu..hu...
Tôi và hai phụ huynh khác dáo dác nhìn nhau. Thầy Huân vội phóng ra ngoài cho kiếm ba của thằng bé đang sướt mướt kia.  Ông bố lật đật chạy vô, lôi thằng bé vô restroom, dổ nó.  Tiếng ỉ ôi vẫn còn văng vẳng nhưng lớp học tiếp tục.  Các em tập té, tập đá, đứng dạng và thầy Lể, thầy Huân, thầy Tín đi vòng quanh sửa hình dạng. Trò John có vẻ làm biếng, thay vì nằm xuống tập dơ chân đá cho thẳng, nó nằm xấp xuống cười khúc khích khều bạn kế bên chơi. Thế là cu cậu bị kêu ra ngoài, phạt hít đất 5 cái.  John nằm xuống hít một cái, tới cái thứ hai nó nằm phục xuống đất, nhăn mặt:


- Con làm hổng được, mỏi tay quá à...
Thế là thầy Huân nắm áo lưng của John, kéo lên xuống 4 cái nữa cho đủ phạt rồi thả thằng bé vào hàng lại. 
Vài phút nữa, có tiếng kêu:
- Con mắc đái...
Thêm một thằng bé ra khỏi hàng ngũ, túm quần chạy về phòng vệ sinh.
Chăm cái đám con nít này coi bộ hao hơi tổn sức chớ không dể.  May có thêm vài sư huynh phụ các thầy coi sóc đám con nít chớ bị chúng quay cũng phờ người.
Lớp học từ 9:00am tới 12:00pm thứ Bảy và 5:00pm-700:pm thứ Năm . Sau mỗi giờ có 10 phút giải lao.  Các thầy lại xuất tiền túi mua donuts cho bọn nhỏ.  Có vài em tiếng Việt không rành rõi nhưng sau vài tuần, tôi thấy chúng thuộc những tiếng hô nghiêm, nghỉ, ngồi, đứng vv.. của các thầy. Nhìn các em trong đồng phục Vovinam chạy lăng xăng làm tôi nao nao nhớ lại khung trời VN ngày xưa.  Từ khi rời quê hương, tôi không còn thấy quang cảnh này nữa vì ở đây đa số học sinh ăn mặc tự do.  Sợi dây liên hệ kết hợp qua đồng phục làm các trò gần gủi nhau hơn thì phải.  Cho đến nay, mỗi khi bất đồng ý kiến với mấy đứa bạn ở VN, nhìn lại bộ đồng phục ngày xưa chúng tôi thôi giận hờn, xóa xít cho nhau.
Trong một giờ nghĩ giải lao, các thầy hỏi tôi có còn ý định học tự vệ nữ không"  Dĩ nhiên tôi muốn.  Tánh tôi thích hoạt động nên học mấy môn này đúng ý quá. 
May mắn trong hãng làm có phòng gym trang bị đàng hoàng nên tập sau giờ làm việc không khó khăn lắm. Chúng tôi đồng ý sắp xếp thời gian. Bắt đầu tôi tập cách đấm cho chính xác, cách đá cho mạnh mẽ.  Tôi luôn đượïc nhắc nhở:
- Đánh cho mạnh như thật đi.
Thoạt đầu tôi ngần ngại, chân tay khều khào, nhưng sau những lần được khuyến khích, tôi tưởng tượng cái bịch treo trước mặt là tên James, cái thằng làm biếng nhưng chuyên nói nịnh xếp, nói rỗng tuếch nhưng thích nói, thế là năng lực từ đâu tới, tôi co chân đá thẳng cánh làm ông thầy khen ngợi:
- Đúng rồi.  Đá mạnh như vậy đúng. 
Và tôi nghĩ tới thằng Mike hay dành điểm với xếp, ăn nói vô lể là tay tôi tự nhiên đấm vô cái bịch nhựa tơi bời.  Tôi nghĩ tới mấy đứa đồng nghiệp miền Trung Đông vô cùng khó chịu khi làm việc với phụ nữ mà mình phải giử mối trung hòa là tự nhiên khỏi cần nhắc nhở tôi đấm đá hăng hái vô tình. Bởi thế sau mấy phút thấy nhiệt tình quá, ông thầy phải kéo trò đứng lại kẻo tay chân bầm dập hết.
Sau đó tôi tập cách gỡ thoát nếu bị tấn công từ phía sau, bị dí vô tường hay bị đối phương bóp cổ.  Càng tập tôi càng thích, có lẽ vì thuở nhỏ tôi say mê truyện Kim Dung, mê Trương Vô Kỵ luyện Cửu Dương kinh nên bị ảnh hưởng sao ta"
Từ hôm học võù, hai cô cháu tập tành cùng nhau và nhờ vậy, gạch nối hai thế hệ chúng tôi đậm đà hơn.  Bé Hà Mi qua US được 3 năm nay.  Tiếng Anh vượt qua Bố Mẹ nó nên có thắc mắc trong môi trường xã hội cháu tỏ vẻ ngại ngùng không biết hỏi ai. Sau vài tuần cùng nhau practice, Hà Mi thoải mái hơn khi tham hỏi và kể cho tôi nghe những diển biến trong thế giới bé bỏng của nó.  Những thắc mắc của nhỏ đôi lúc làm tôi bất ngờ, cố lựa lời giải thích sao cho vừa tầm hiểu biết của con bé nhưng vẫn giữ được tin tưởng nơi tôi.  Con nít xứ này nếu thiếu sự liên hệ chặt chẽ với gia đình dể sa ngã khi đi vào lứa tuổi dậy thì. 
Tôi khoe với gia đình chuyện Hà Mi đi học Vovinam.  Cô cháu gái lớn kể hồi nhỏ cũng có đi học nhưng sau một năm, thầy vượt biên nên nhỏ không được tiếp tục.  Chú nó học võ được vài năm thì miền Nam bị mất nên anh cũng bỏ học.
Tôi hy vọng sự học hỏi Hà Mi lâu dài hơn chị, chú của nhỏ. Và tôi mong rằng 10 điều nội qui của môn Vovinam sẽ tạo cho con bé tự trọng bản thân, tự hào dân tộc, và nếu gặp rủi ro như Anna, nó sẽ kiếm được đường thoát thân trong hiểm nghèo.
Để biết thêm về lịch sử môn Vovinam:
http://www.vovinamus.com/viet/hanhtrinh.htm
Võ đạo trường Vovinam San Diego:
7833 Linda Vista Road
San Diego, Ca 92111
10 dieu tam niem:
http://www.vovinam.ws/Philosophy/credos.htm
Loi tuyen the nhap mon:
http://www.vovinam.ws/Philosophy/vvn-vow.htm
Lê Tường Vi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,958,232
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.