Hôm nay,  

Câu Chuyện Mùa Tạ Ơn

26/11/200900:00:00(Xem: 783933)

Câu Chuyện Mùa Tạ Ơn

Tác giả: Phan
Bài số 2795-1628866- vb5112609

Mùa Lễ Tạ Ơn của người Việt tại Mỹ năm nay được đánh dấu bằng cuộc hành trình tạ ơn do một cựu chiến binh hai dòng máu Mỹ-Việt thực hiện. Thêm một lần, mời đọc bài viết của Phan viết về Nguyễn Thơ Sinh. Tác giả là một nhà báo tại Dallas. Ông từng phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine, và hiện trong nhóm chủ biên của báo Trẻ, đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Hình bên, Nguyễn Thơ Sinh, trên đường  đi bộ xuyên nước Mỹ, gặp một ông Mỹ già. Và 2) Tới đích tại San Diego,  được chào đón bởi một phụ nữ Mỹ.

*

Tôi cố gắng chụp tấm hình ngược nắng chiều ngoài biển nên bỏ mọi chuyện ngoài tai vì biết chưa chắc mình đã được toại nguyện, nhưng chuyện lọt vào tai còn tệ hơn tác phẩm của tôi. Người phụ nữ đồng hương phân trần với bà bạn, "cái thằng Mỹ kia nó nói, đi về quê tụi bay hết đi…"
Gió biển lồng lộng, sóng biển rạt rào… không nghe thêm được. Chỉ đứng nhìn theo tay chỉ của người phụ nữ và thấy được lưng người thanh niên Mỹ đang rời xa những người Việt Nam ngoài bãi biển. Không biết sau lưng việc chính phủ Mỹ chấp thuận chương trình H.O, ODP, Con lai… tấm lưng chính phủ Hoa Kỳ có giống người thanh niên Mỹ đang khuất dần, biến mất trong đám đông, đi về đâu" Một cá nhân, một ý nghĩ không phải là tất cả. Tôi chỉ nghĩ đến đó trong hiện tại bẽ bàng vì tôi đến đây không phải để nghe những lời phân biệt, sự đố kỵ và lòng ích kỷ.
Bạn tôi đến hỏi thăm hai người phụ nữ. Sau đó, cô kể lại với tôi, "Hai dì cho biết, người thanh niên Mỹ đó kỳ thị Việt Nam. Anh ta thấy đông người Việt ra biển chiều nay, cờ quạt rợp trời để chúc mừng Nguyễn Thơ Sinh hoàn thành "Hành trình xuyên lục địa". Chắc anh ta mất một buổi chiều yên tĩnh ngoài biển hay sao đó nên nói lời không hay, làm mấy dì Việt Nam buồn lòng, anh ta cũng sợ rắc rối nên bỏ đi…"
Tôi mệt lắm rồi, đã hai ngày theo anh chàng đi bộ Nguyễn Thơ Sinh lòng vòng San Diego. Giờ này, chỉ muốn ngả lưng xuống bất cứ đâu. Nhưng cứ phải cầm lái cái xe mướn để trở về quận Cam dự buổi họp báo tổng kết "Hành trình xuyên lục địa" của Sinh tại hội trường Việt Báo đang chờ đợi. Bà Thơ gọi chừng chừng xem chúng tôi đã đến đâu" Băng ghế sau xe, Randy hát vọng cổ cho anh chị em bớt mệt và đói. Tôi thương các bạn trẻ này vì họ cũng lao đầu vô những việc xã hội bằng hết cả hăng say của tuổi trẻ, rồi xong việc, vác xác về nhà ngủ miệt mài đến mấy hôm.
Tuổi trẻ là sôi máu và dễ giận, anh bạn Mỹ chiều nay làm mất vui một buổi sinh hoạt cộng đồng của người Việt San Diego chỉ vì chưa hiểu người Việt đã vội buông lời. Anh không thấy những người Mỹ nhỏ lệ với Nguyễn Thơ Sinh, anh không thấy những cựu quân nhân Hoa Kỳ mà Sinh đã gặp trên hành trình xuyên lục địa, tại San Diego đối xử với Sinh như con của họ. Phần chú bác cựu quân nhân VNCH thì tôi nhớ lời chú Hải, cựu hải quân ở San Diego, "Thấy Sinh nó làm được một việc ý nghĩa thì tôi tiếc gì mà không giúp nó." Chú chạy ngược chạy xuôi với cộng đồng, các hội đoàn Việt-Mỹ tại San Diego để lo việc cho Sinh. Cô Hải ở nhà lo cơm nước, chỗ ngủ cho cả đám bạn Sinh đi theo ủng hộ. Hai hôm nay còn thêm hai mạng báo chí bên Dallas qua. Cô chú dốc lòng đã đành, trong hoàn cảnh hai ông bà đang thất nghiệp mới áy náy…
Chúng tôi đến San Diego trong mùa tạ ơn và được đồng hương đối xử như người nhà. Duyên nợ đồng hương bên Cali nên anh Trần Dạ Từ dưới quận Cam cũng móc túi ra lo khoản đãi cho bữa họp báo sắp diễn ra. Mùa tạ ơn, nói sao cho hết những tấm lòng. Anh Nam Lộc bay còn hơn chim trời để về họp báo, bà Thơ uống thuốc thay cơm cũng bay về quận Cam với Sinh… Tôi vừa lái xe vừa nghĩ đến đồng hương để quên mệt. Nhớ gương mặt những thiếu sinh quân chiều qua, ái mộ anh Sinh như thần tượng của chúng. Chiều qua còn có bà chị đi ủng hộ Sinh rồi xỉu ngay giữa buổi lễ, phải gọi xe cấp cứu đưa đi bệnh viện… Quá nhiều diễn biến trong hai ngày qua, nhưng thu xếp sao cho Sinh được vui trọn vẹn là ý chung của mọi người. Anh ta đáng được hưởng tình thương mến thương của cộng đồng sau hành trình gian khổ để nói lên phần nào tấm lòng ăn trái nhớ người trồng cây của người Việt Nam.


Đêm về viết bài tường trình, soạn mớ ảnh để gởi về toà soạn. Tôi gặp lại loạt ảnh chiều nay trên bãi biển, rất nhiều tấm bị trùng. Tôi chụp ảnh hay quay phim. Có khi cầm máy nhưng chỉ bấm đúng một tấm để làm báo, nghề này chụp nhiều hình là tự làm khổ mình vì khi lên báo, không biết bỏ tấm nào, chọn tấm nào. Cứ như ông Thị trưởng thành phố Garland, Ron Jones, thì quá dễ, ông già từ nhỏ nên không già hơn, không cần chụp hình bốn mùa vì mùa nào cũng già như nhau. Ong phát biểu năm nay nhưng lấy hình 2 năm trước bỏ lên báo ông cũng không biết thì ai biết! Ngược lại đôi khi bấm không tự chủ với những hình ảnh đi ra ngoài khuôn khổ báo chí, những hình ảnh nói lên biết bao điều như chiều nay trên bãi biển San Diego, khi Sinh đến đài tưởng niện dã chiến được cựu quân nhân Mỹ dựng khiêm nhường nơi gió cát phù du… Sinh cúi chào, tưởng niệm những người đã khuất. Sau lưng anh, trong đông đảo đồng hương và người bản xứ tham dự, người phụ nữ Mỹ ôm chặt người phụ nữ Việt Nam vào lòng. Có thể là hai người vợ lính Việt, lính Mỹ gặp nhau đây, những đồng cảm, chia sẻ thay vì những hận thù đại loại… vì quê hương bà mà chồng tôi đã hy sinh bên chiến trường Việt Nam! Người phụ nữ Mỹ có quyền hận thù người Việt như anh thanh niên ban chiều giận dỗi, nói một câu đau xé lòng nhau cũng không trách bà ta được... Nhưng bà lau nước mắt cho bà bạn Việt Nam. Tôi bấm máy theo phản xạ tự nhiên chứ hình ảnh đã đi thẳng vào viết về nước Mỹ.
Nước Mỹ, có người cho là thiên đàng, người cho là địa ngục, kẻ chảnh chữ còn bày ra cụm từ, "thiên đàng của tuổi trẻ, địa ngục của tuổi già" Cuộc sống là thiên đàng hay địa ngục hoàn toàn tùy thuộc vào nhân sinh quan tiếp nhận thế giới quan không thay đổi được. Ta muốn nắng chiều nay nhưng trời đổ mưa, đi xem con nít tắm mưa cho vui hay tự tử vì mưa buồn, hoàn toàn do ta quyết định. Nước Mỹ có trước người Việt tỵ nạn nên người Việt tỵ nạn liệu cơm gắp mắm, nhập gia tùy tục… người Việt nhiều kinh nghiệm sống mà sống không nổi trên nước Mỹ thì đã không còn là người Việt. Nước Mỹ có đáng cho một người Việt Nam đi bộ tới chảy máu chân để cảm ơn. Nếu chúng ta tìm ra được một quốc gia trên thế giới đón nhận người tỵ nạn cộng sản vô vụ lợi, tạo cơ hội cho làm lại cuộc đời dễ dàng hơn nước Mỹ thì Sinh chảy máu chân là việc có ý nghĩa.
Người Mỹ đâu phải thánh thần mà luôn luôn đúng. Nhà tù trên nước Mỹ ngốn kinh phí chính phủ khủng khiếp như quốc phòng. Một người tù đang bị giam giữ trong nhà tù Califonia, chính quyền tiểu bang phải chi phí cho họ là 38,000 đô la/ năm. Đó là lý do anh ta kiếm cớ ở tù sau khi mãn hạn tù vì ở ngoài thì anh ta không kiếm nổi 38,000 đô la/ năm để sống. Cuối cùng là nhà tù vẫn tồn tại, nhưng người tù tại Cali vẫn không chết đói như người cựu sĩ quan quân lực VNCH đi tù cải tạo. Người Mỹ đối xử với người phạm pháp còn tử tế hơn người quản giáo đối xử với tù nhân cải tạo sau 1975. Cảm ơn người Mỹ là Sinh đã làm được việc đúng đắn thứ hai, ít nhất đối với Cộng đồng Việt Nam hải ngoại.
Vinh danh, tri ân quân đội Hoa Kỳ có đáng không" Nhìn lại lịch sử thế giới, nước Mỹ chỉ có cuộc chiến tranh Nam-Bắc Mỹ duy nhất. Ngoài ra, chẳng ai đánh tới được nước Mỹ, nhưng quân đội của họ vẫn chết từng ngày trên các chiến trường thế giới, Nghĩa trang Normandy bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ, 58,000 lính Mỹ đã chết trong chiến tranh Việt Nam… Nhìn về lịch sử thì người lính Hoa Kỳ thật sự là người chiến sĩ bảo vệ tự do trên toàn thế giới, họ ngã gục để chống lại những chủ nghĩa độc tài. Tri ân họ là lời thơm thảo theo gió anh linh mùa tạ ơn.
Nếu ai cũng bình tâm để thấy ý nghĩa của việc Sinh làm là duy trì, bảo tồn tinh thần trọng nghĩa của người Việt Nam. Lòng biết ơn không bao giờ gây ra chiến tranh, thù hận, phân biệt để hủy diệt nhau. Người thanh niên Mỹ kia sẽ lớn để nhìn lại mình, nếu có thêm sự giao thiệp mà phía Việt Nam chủ động cho người Mỹ hiểu về người Việt Nam thì sự phân biệt của anh sẽ chìm vào đám đông, tan loãng vì đây là xã hội Hợp Chủng Quốc. Trách người không bằng trách mình trước là không làm cho người hiểu mình.
Mùa Tạ ơn đến gần, không gì hơn dành ra phút lắng lòng để cảm tạ những gì đã nhận. Với người Việt hải ngoại, dâng lên một lời cầu nguyện, lời chúc phúc bình an không làm cho vong linh chiến sĩ Hoa kỳ thơm hơn trên những ngọn đồi tưởng niệm vì từ khi vác súng ra đi, đến những địa danh trên toàn thế giới, họ đã chấp nhận việc "trả giá cuối cùng" cho tự do cho toàn nhân loại.
Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,165,423
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Ba truyện kể về “Nhân Duyên” sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo năm Kỷ Hợi 2015.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây là bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của bà.
Chương trình America's Got Talent (AGT) trên truyền hình NBC, ra mắt từ tháng Sáu 2006, tới nay đã trụ được 13 mùa, tiếp tục làm mê mẩn 12 triệu khán giả hàng tuần. Simon Cowell, nhà sản xuất của AGT, vào danh sách báo Time bình chọn 100 nhân vật thế giới tạo nhiều ảnh hưởng nhất. Sang năm 2019. Simon 60 tuổi. Show chung kết AGT The Champions mùa thứ 13, gồm những màn trình diễn hấp dẫn của các tài năng đã thắng giải từ khắp thế giới, được sắp xếp thành 7 chương trình TV, trình chiếu đúng dịp Tết Kỷ Hợi. Riêng chương trình cuối, công bố kết quả AGT 2019, sẽ chiếu ngày Thứ Hai 18/02/19. Sau đây là bài viết của Tố Nguyễn, tác giả lần đầu viết về nước Mỹ và đã nhận giải đặc biệt 2018.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết đầu năm của tác giả.
Thứ Năm tuần này là Ngày Tình Yêu / Velentine Day 2019, đánh dấu đúng 750 năm ngày 14 tháng Hai năm 269, khi Giám mục Valentine bị hoàng đế La Mã Claudius Đệ Nhị cho lệnh chặt đầu, vì làm phép kết hợp các đôi lứa theo nghi thức nhà thờ. Nhân ngày đặc biệt này, mời đọc bài viết thứ ba của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, cựu nữ sinh Trưng Vương, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân Lafayette, Louisiana. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la!
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới về Tết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới sau đây kể về lớp dạy văn chương Việt tại UC Irvine.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài ông viết đầu năm mới Kỷ Hợi.
Nhạc sĩ Cung Tiến