Hôm nay,  

Đo Lòng Người!

18/07/200900:00:00(Xem: 138613)

Đo Lòng Người!

Tác giả: Long Châu
Bài số 281-16208748- vb771809

Tác giả tên thật là Phan Kỳ Long, cho biết ông vượt biên sang Mỹ năm 1990, hiện sống và làm công việc của một  kỹ sư điện toán tại tiểu bang Oregon. Ông đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2001 với 5 bài viết ký tên thật, và 2 bài ký bút hiệu mới là Long Châu và từng nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2006.  Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

***
Nghề kiếm cơm của tôi trên đất Mỹ, hãng điện tử hay gọi chung là "product engineer" hay "test engineer" . Cụ thể hơn, khi hãng chế tạo ra được một con chip CPU nào mới, chúng tôi là những người đầu tiên nhận được con chip silicon mẫu, test hay "pattern" được viết, "load" qua những máy "tester", tiến hành công việc "test" con chip, mục đích tối hậu: tạo lập được những bộ test, có thể tìm ra được tất cả lỗi hư hỏng của một con chip CPU. Sau khi bộ test hoàn tất, tất cả được chuyển xuống các xưởng sản xuất chip hàng loạt (fab) để test hàng triệu con CPU một lúc, đảm bảo các con chip bán ra thị trường phải đạt được tiêu chuẩn của công ty 500 DPM (defect per million) : có nghĩa Intel chỉ cho phép 500 con chip bị hư hỏng trong 1 triệu con chip.
Nghề test chip đã khó khăn, không chuẩn xác, vậy mà có lúc đời sống đưa đẩy tôi phải làm chuyện "test" con người ...
Tôi quen Huy lúc vừa vào làm việc cho nhóm. Huy thuộc vào lớp rất ít engineer người Việt kỳ cựu của hãng, lúc mới quen, anh chàng lúc nào buồn bả, chán chường, cuộc hôn nhân mười năm kết thúc cái bụp, cô vợ được quyền nuôi ba đứa con, chia hơn nữa tài sản dành dụm chắt chiu 20 năm trời làm viêc. Chưa kể khoản tiền child support khổng lồ mỗi tháng. Luật pháp Mẽo quả dành cho người đàn bà nhiều ưu tiên trong việc chia tài sản, chẳng hạn, hai vợ chồng có vài căn nhà đầu tư cho thuê, nay ly dị, tất cả phải bán chia đôi, nhưng anh chồng là người phải chịu tiền thuế, 100 nghìn tiền lời của một căn nhà bán được, chia hai, mỗi em 50 xấp, nhưng thiệt ra sau khi đóng thuế, anh chồng chỉ còn gần phân nữa, chị vợ ôm trọn gói.
Vô hình chung, ngoài quan hệ đồng nghiệp, tôi kiêm luôn cái job cố vấn hôn nhân gia đình, thường tìm đủ lý lẻ cố gắng an ủi Huy. Từ đó, chúng tôi trở nên thân với nhau hơn.
Sau một lần về Việt Nam chơi, Huy trở lại Mỹ, tinh thần phấn chấn lên hẳn, mắt long lanh hạnh phúc, không cần hỏi, Huy tâm sự.
-Đây mới đúng người phù hợp với tui.
-Sao cô nàng thế nào" Chắc nhìn phê lắm hả sao thấy ông đờ đẫn người ra dzậy"
-Không, không, nàng không đẹp, nghèo, thuộc giới bình dân, làm nghề may vá trong xóm, nhưng tui cảm thấy rất gần gũi, thân thuộc.
-Có định cưới hỏi gì hông"
-Bị một lần sợ quá ông ơi, chắc phải tìm hiểu thêm.
-Trời, Việt Nam với Mỹ, hai phương trời cách biệt, ông định tìm hiểu làm sao, tới bao giờ, công việc bận rộn, chẳng lẻ một năm hồi hương vài lần "tìm hiểu""
Huy chợt nhỏ giọng.
-Tui tui ...muốn nhờ ông một chuyện, không biết ông nghĩ sao"
Tôi ngạc nhiên, nhưng cũng đồng ý.
-Chuyện gì" nói đi, nếu trong khả năng, giúp được gì tui giúp.
-Tui quen Thảo, tên cô thợ may, qua mục tìm bạn bốn phương trên internet. Chuyến về gặp nhau lần đầu tiên, chỉ vài tuần, tụi tui đã bàn đến chuyện hôn nhân, thấy tính tui hay ghen ghen, Thảo nói quen tui rồi, sẽ chấm dứt chuyện chơi tìm bạn trên net. Giờ trở lại Mỹ, nghĩ lại, tui cảm thấy mối quan hệ này, quả là tiến tới quá nhanh. Hồi xưa bồ bịch với bà xã cũ trong đại học hơn 3 năm, lấy nhau 10 năm, có 3 mụn con, còn không xong, huống gì cô Thảo này, mặc dầu linh cảm cho tui một niềm tin, lần này tui đã tìm một nửa của mình.
Chim bị bắn, thấy cành cong là sợ, thông cảm thông cảm, tôi lựa lời an ủi.
-Đời này có cái gì không "risk" đâu ông. Thảo, như lời ông kể, dân lao động, hiền lành, tuổi cũng không còn trẻ, chắc thiệt lòng muốn xây dựng gia đình, tất nhiên, ông phải chấp nhận, hiểu thông cảm cho cái thực tế, mối tình ông đi đến hôn nhân hơi nhanh chóng hơn bình thường, có lẽ Thảo cũng muốn mau chóng rời Việt Nam sang định cư ở Mỹ, thoát khỏi cuộc sống nghèo khó của nàng hiện tại. Thực tế này đáng thương và thông cảm.
Huy ngập ngừng.
- Tui ...tui muốn thử nàng một lần chót, trước khi quyết định việc cưới xin, làm giấy tờ bảo lảnh.
-Thử gì nữa cha, đừng nói tui vụ thử "hàng" của mấy ông Việt Liều bên đây nha"
Huy khoát tay lia lịa.
-Đừng nói tầm bậy, tui chỉ nhờ ông viết một lá thư làm quen với nàng!
Đến phiên tôi tá hỏa.
-Thôi đi cha, sao được, người yêu ông, tôi làm sao viết thư làm quen sao được, không khéo nàng biết chuyện, giận ông chết.
-Thảo làm sao biết được, dòng đăng rao tìm bạn của nàng vẫn còn trên internet, ông cứ nói vô tình đọc được , viết vài dòng xin làm quen, xin nàng địa chỉ để về Việt Nam đến thăm, đi chơi tìm hiểu. Tui bảo đảm, nàng sẽ không trả lời thư ông, như lời nàng đã hứa với tui, điều đó sẽ cho tui sự bình an tuyệt đối, trước khi quyết định chuyện trăm năm hệ trọng.
Chuyện quả là hơi ...tào lao, vậy mà cao hứng tôi nhận lời.
Thư viết xong chỉ vài phút, tôi đưa cho Huy gởi đi.
Một lá thư gởi đi, nhưng không mong hồi âm, cũng chóng trôi dần vào quên lãng
Còn bác Huy, không muốn người yêu tham gia mục tìm bạn bốn phương internet, nhưng anh chàng buồn buồn vẫn vào chatroom.
-Nè nghe nói ông hồi xưa ở Texas hả "
-Đúng, có gì hông "
-Tui mới quen một cô bạn trong chatroom, đang làm cho công ty nước ngoài ở thành phố, được học bổng một trường đại học ở Arlington Texas, định hỏi ông thêm vài chi tiết, để lúc sang sống ăn học ở đó thuận tiện hơn, không bị bỡ ngỡ.
-Trời, cô bạn gì nữa đây ông, sắp lấy vợ rồi còn chân trong chân ngoài hả cha" tôi đùa chọc Huy.
Huy giẫy nẩy.
-Không có gì đâu cha, em gái hậu phương thôi mà, đây tui đưa ông email của cô nàng, để nàng liên lạc thẳng với ông cho tiện, tui xong nhiệm vụ tui rồi đó nha .
Thế là, tôi kiêm thêm nhiệm vụ cố vấn du học cho "Thúy", cô bạn chatroom của Huy. Email qua lại vài lần làm quen thăm hỏi, phải công nhận, Thúy rất khéo léo, đọc email nàng cứ như nhìn thấy người đối diện, tóc thề xỏa ngang vai, miệng cười khúc khích trên lưng ...
Tôi tận tình hướng dẫn tất cả những gì tôi biết về cái trường UTA ở Arlington Texas, tôi còn liên lạc một người bạn cũ, nhờ giúp cho Thúy vấn đề nhà ở lúc nàng sang du học. Email qua lại thường xuyên giữa tôi với Thúy, dần dần tiến đến tình bạn quen thân thiết lúc nào không hay. Nàng viết:
"Em không có anh chị em trong gia đình, đọc được email của anh, em vui lắm, em thích nghe anh kể về vợ con, bạn bè của anh bên đó, em nghe như chính người thân của mình, hay anh nhận em là em nuôi đi nha"
Tôi cũng vui lây với cái tình bạn nửa vòng trái đất.
"Anh cũng không có anh em ruột, rất vui được có một cô em nuôi dễ thương như em ở quê nhà, chừng về Việt Nam chơi, có người dẫn anh đi ăn bò bía, uống nước mía là sướng rồi"
"Anh sắp về VN hả, về chơi nghe anh, đừng ngại gì hết, em sẽ xin nghỉ làm, đi chơi với gia đình anh, em có bạn làm công ty du lịch, sẽ sắp xếp cho hai vợ chồng anh, những chuyến đi tour vừa rẻ, vừa vui, phục vụ thượng đế số một, em cho anh số di động của em đễ dễ liên lạc"
Một ngày, tôi lại nhận ra vẻ tư lự trở lại trên khuôn mặt Huy.
-Sắp cưới vợ rồi, lo chuyện cưới hỏi hả"
Huy không trả lời thẳng câu hỏi, tự dưng hỏi chuyện tào lào mấy tháng trước, tôi gần như đã quên.
-Ông có nhận được thư trả lời của Thảo"
Tôi buột miệng cười lớn.
-Thư nào, đời tui chưa bao giờ tui phải viết một lá thư tình "tuyệt vọng" vậy nghe cha, nàng đã hứa không chơi mục tìm bạn bốn phương với ông rồi, còn trả lời cho tui chi" cũng hơn cả tháng rồi, ủa mà sao ông hỏi dzậy"
Huy trầm ngâm .
-Ông nhớ Thúy" người tui nhờ hỏi ông chi tiết du học ở Texas"
-Nhớ sao không, tui hướng dẫn Thúy tường tận chuyện du học Texas lắm đó . Cao hứng tôi định kể luôn chuyện anh em kết nghĩa, nhưng nghĩ sao, tôi lại ngừng lại .
-Ủa vậy hả, Thúy không nói nhiều với tôi về chuyện đó, nhưng ...Huy chợt im bặt
Tôi càng tò mò.
-Nhưng sao" có chuyện gì"
-Hình như tui và Thúy ...yêu nhau
Đến lượt tôi tá hỏa.
-Hả, yêu gì đản hậu vậy cha, còn ....còn Thảo thì sao"
Huy chợt nghiêm giọng.
-Tuy nhiên, tui phải lấy Thảo.
Đến nước này, cố vấn hôn nhân gia đình cỡ tôi, đành chịu thua.
-Trải qua đau khổ đổ vở, tui nhận ra mình phải dùng nhiều lý trí hơn là trái tim trong việc lập gia đình. Tui thấy chỉ có Thảo, người bình dân, mộc mạc phù hợp với tôi, Thúy quá tinh tế, thông minh, khéo léo .
Đến lượt nổi đau của người bên kia, qua dạng em gái kết nghĩa, gởi cho tôi, có ngày 2,3 bức email dài, tâm sự.

"Em đã yêu rồi anh, nhưng tình yêu đơn phương . Nhưng cái buồn đau nhất của em, là em cảm được hình như Huy cũng yêu em nhiều, nhưng có một cái gì ngăn cản tình cảm của ảnh dành cho em..."
Tội nghiệp cô em kết nghĩa quá, nhưng tôi cũng không dám thú nhận về "cái gì ngăn cản"  chính là người nhận lá thư tình tuyệt vọng của tôi, tên Thảo.
Thời gian trôi qua, Huy quả là người quyết tâm dùng lý trí trong lần lên xe bông tập hai.
Thúy gởi cho tôi một email đẫm nước mắt.
"Anh ơi, giờ này giá có anh ở Saigon để em được nghe những lời anh ủi an, Huy đã nói tất cả sự thật cho em biết, về Thảo, anh có biết cô Thảo này không" anh Huy đã quyết định lấy Thảo, nhưng thôi, em phải là "người ra đi" phải không anh, vì em là người đến sau mà"
Nhưng... tôi không những là người biết Thảo, còn là người viết lá thư tình "pattern" test con chip CPU Thảo, và ...được Thảo hồi âm!
Thật ra, chỉ khoảng hơn tháng, sau ngày Huy chuyển "pattern" của tôi về cho Thảo, một bữa trưa, sau giờ lunch, vừa trở lại office làm việc, bà xã tôi gọi, chưa bao giờ nghe giọng giận dzữ dzằn cỡ Hoạn Thư hôm đó.
-Anh về nhà ngay.
-Hả có chuyện gì vậy em"


-Chuyện gì hả" đi làm không lo, còn bầy đặt tìm bạn bốn phương, bốn phéo, có con nào gởi thư cho anh từ thành phố HCM nè.
Oan hơn Thị Kính, tôi run giọng nói không ra tiếng.
-Cô nào, anh có quen ai đâu (tôi quên bẳng chuyện lá thư tình pattern).
-Tên Thảo, nhận ra chưa"
Tôi mừng như người chết đuối ôm được cái phao.
-"Thảo" hả, nhớ rồi, được rồi, chờ ở nhà, đừng đập gì hết nhe, chờ anh về giải thích.
Cũng may có lần tôi kể về chuyện tào lao pattern test của Huy nhờ với Thảo, bà xếp nhà tôi tạm tin, nhưng còn dùng dằng.
-Có dịp em phải hỏi lại anh Huy cho chắc ăn.
-Em à, anh Huy sắp làm đám cưới với cô này rồi, em ơi.
Tôi đọc lá thư thật mùi mẫn của Thảo mà lạnh tóc gáy "dù chưa lần nào gặp được anh, nhưng đọc những dòng chữ của anh, em cảm thấy rất gần, biết đâu hữu duyên thiên lý phải không anh" Chừng nào về Việt Nam chơi, ghé thăm em nha..."
Tuy vậy, lúc đó, tôi đã quyết định sẽ không bao giờ đưa lá thư cho Huy. Một lá thư vô nghĩa nhưng có thể làm thay đổi cả một số phận con người, giá quá đắt, tôi không làm, hơn nữa, cũng do lỗi tôi (và cả Huy) trước. Có lẽ đây là người con gái mong sang sống ở nước ngoài, nàng cũng chưa tin tưởng lắm vào lời hứa hôn nhân của Huy, vẫn tiếp tục viết thư làm quen bạn mới, nhưng hạnh phúc sau này bên Huy, người đàn ông có sự nghiệp vững vàng, nàng, một người con gái trưởng thành, sẽ quên hết những chuyện vớ vẫn này.
Buổi sáng hôm đó, tôi bổng nhận được email cuối cùng của người em gái quê nhà kết nghĩa .
"Chắc anh sẽ không còn nhận được email của em nữa đâu, dẫu sao, em cũng cảm ơn tất cả những chia sẽ, giúp đỡ của anh cho em trong thời gian qua, em cũng không nhận cái học bổng sang Texas học làm gì, sang làm chi còn buồn thêm, nơi xứ sở của người mình yêu, có duyên mà không nợ. Chào anh".
Tôi cố gởi thêm vài email để an ủi, nhưng không bao giờ nhận được email nào từ Thúy nữa .
Buổi sáng hôm đó, Huy sang office của tôi .
-Tui nhờ ông cover dùm phần việc tôi đang làm, thằng boss nó OK rồi .
-Ông đi đâu"
-Về VN lo vụ đám cưới và làm giấy tờ bảo lảnh cho Thảo.
Tôi chợt hốt hoảng như hình dung ra đôi mắt đẩm ướt, khổ đau của cô em gái kết nghĩa.
-Còn còn ...Thúy thì sao" ông nói ông thương Thúy mà. Nè, thương ai nên lấy người đó, với lại tui thấy hình như Thúy hợp với ông hơn.
Huy cương quyết.
-Không, Thảo mới là người hợp với tôi, thôi ông đừng nhắc chuyện đó nữa, tui hy vọng thời gian sẽ làm hai đứa tui quên đi nổi buồn này.
Định mệnh, số phận con người, hay lòng người thiên lệch, tôi tung ra đòn chưởng tối hậu ...để giải cứu cho hạnh phúc của cô em kết nghĩa, không hề có chút băn khoăn chút nào cho người con gái, chưa lần gặp mặt, tên Thảo.
-Khoan chuyện cưới xin đã Huy.
Huy ngước đôi mắt buồn bả nhìn lên.
-Sao nữa, tui chỉ đi có hai tuần thôi à, ở Việt Nam, Thảo đã chuẩn bị lo mọi thứ cho đám cưới, chỉ đợi tôi về.
Tôi chợt lắp bắp nói không nên lời.
-Ông, ông có nhớ một lần ông nhờ tui viết thư tình làm quen cho Thảo"
Huy cười lớn.
-Ừa, cũng khá lâu rồi há, đó ông thấy chưa, Thảo đã hứa là giữ lời, Thảo không còn chơi mục làm quen trên internet nữa, ván đóng thuyền rồi. Huy trở giọng đùa . Đáng tiếc một lá thư tình xuất sắc của ông, mà không xiêu lòng ai hỉ, tuy nhiên, cũng rất cảm ơn ông, pattern của chúng ta hoàn thành nhiệm vụ, "good die" làm sao "fail""
Tôi ngập ngừng một chút, giọng nói như chợt lạc đi.
-Thảo vừa gởi một lá thư trả lời cho tui.
Huy trố mắt sửng người một lát vì ngạc nhiên, tuy nhiên vẫn "tự tin".
-Thiệt hả, ờ mà Thảo hiếu bạn lắm, cũng công nhận ông viết thư hay thiệt, gợi được tình bạn với nàng, đâu, cho tui đọc thử coi.
Bổng nhiên tôi thấy lòng nặng trĩu, nhưng nghĩ tới duyên phần của Thúy, tôi hạ đòn chí tử.
-Không, Thảo viết thư tỏ tình với tui.
Mặt Huy chợt đờ ra, xanh lè  như người bị trúng gió, làm tôi hốt hoảng.
-Nè nè, có sao không vậy, biết vậy tui không nói cho ông nghe làm gì.
Huy chợt đứng phắc lên, mặt lạnh lùng.
-Không có gì, tui hơi mệt, hôm nay về sớm, à cảm ơn ông, có mang lá thư đó không, cho tui mượn.
Đưa thư Thảo cho Huy, tôi nghĩ bụng, đúng là thằng tui đã phạm phải một trong bốn cái ngu nhất của con người: "làm mai", chưa biết được gì, đã bị chúng thù giận!
Huy không phải chỉ về sớm hôm đó, mà nghỉ luôn một lèo một tuần. "lá thư tình của Thảo" viết cho tôi quả là một vết thương lòng quá nặng đối với Huy.
Vài ngày sau đó, tôi nhận được email trở lại của cô em kết nghĩa Thúy.
"Anh ơi, em hạnh phúc quá, giờ phút này, niềm hạnh phúc này, em không biết chia sẽ cùng ai, chỉ biết nói với anh, người anh kết nghĩa chưa từng gặp mặt của em..tối hôm qua, anh Huy gọi phone cho em, tụi em nói chuyện với nhau mấy tiếng đồng hồ đó anh, anh ơi, anh Huy ngõ lời yêu em, còn bàn chuyện hôn nhân nữa..."
Đòn sát thủ "thư tình của Thảo" hiệu nghiệm thiệt, tôi mừng cho hạnh phúc của cô em kết nghĩa, quên luôn nổi hối hận với người con gái không quen biết tên Thảo, tôi viết ngay trở lại cho Thúy, một email chúc mừng cho hạnh phúc của nàng.
Nhưng...đó cũng là cuối cùng Thúy viết email cho tôi. Tôi sợ nàng gặp phải chuyện buồn gì nữa, cố gắng gởi thêm vài email, nhưng vẫn bặt tăm, một lần, tôi đánh bạo gọi thẳng về Việt Nam cho điện thoại di động nàng, chuông reo, có tiếng người trả lời.
-A Lô, có phải Thúy đó không"
Giọng người con gái nhỏ nhẹ.
-Xin lỗi ai đó ạ"
Tôi mừng quá.
-Thúy hả, anh...nè, anh kết nghĩa của em ở Oregon, bạn của Huy.
Người con gái chợt cắt phone ngay lập tức, làm tôi chưng hửng. Tôi nghĩ bụng chắc Thúy đã đổi số phone, tôi đã gọi lầm cho người khác.
Giòng đời trôi, cuộc sống bận rộn, tôi quên bẳng đi câu chuyện tầm phào "có ai lấy pattern mà đo lòng người"....dầu vậy, tôi vẫn biết mọi chuyện bận rộn xẩy ra cho đời Huy, lần về Việt Nam làm đám cưới linh đình với Thúy, rồi Thúy được phái đoàn Mỹ nhận nhanh chóng ngay trong lần phỏng vấn đầu tiên, Huy quá bận công việc, không thể về VN đón Thúy, Huy tìm mua vé máy bay one way ticket cho nàng...
Một buổi sáng, Huy bước sang office của tôi.
-Báo cho ông tin mừng, hôm nay tui ra phi trường đón Thúy.
-Wow, vậy hả, chúc mừng chúc mừng.
Nghe tin Thúy sang, tôi mừng như sắp được hội ngộ với một người thân của chính mình, dù chưa một lần gặp mặt (nàng có gởi hình bằng email). Dù vậy, tôi cũng đợi sau vài tuần cho nàng nghỉ ngơi thoải mái, rồi mới gọi phone đến nhà thăm, tôi còn dự định một cuối tuần, hai vợ chồng tôi sẽ đến thăm đôi tân lang, tân giai nhân Huy-Thúy. Buổi thứ Bẩy đó, tôi gọi phone đến nhà Huy. Giọng một người con gái bắt phone, tôi đoán là Thúy, nhưng vẫn hỏi.
-Xin lỗi có Huy ở nhà không"
-Dạ thưa anh, anh Huy vừa đi khỏi nhà, chắc chút về liền.
-Xin lỗi em có phải là Thúy"
Giọng người con gái lộ vẻ ngạc nhiên.
-Dạ đúng rồi, sao anh biết tên em"
Tôi mừng quá.
-Anh...nè, hôm nhận được email báo tin hạnh phúc của em, anh mừng quá, có gởi lại cho em mấy email, nhưng không thấy em trả lời, anh đoán chắc em bận, anh có gọi phone về Việt Nam cho em nữa, nhưng gọi lộn số...
Giọng Thúy bổng đanh lại, chận đứng dòng nói dài dòng xúc động của tôi.
-Anh...anh Huy không biết chuyện kết nghĩa tầm phào của chúng ta. Anh Huy rất ghen. Tôi yêu cầu anh đừng gọi cho tôi nữa, đừng phá vỡ hạnh phúc của "chúng tôi". Chào nha. Nói xong, nàng gát máy cái bụp!
Ăn cái bạt tay xây xẩm mặt mày, tôi ngơ ngẩn cũng cả ngày, dù không hiểu vì sao Thúy lại nói những lời nặng nề như vậy, tôi cũng chợt nhớ ra, giọng nói này, cũng chính là giọng nói trả lời, lúc tôi gọi về VN cho nàng ngày nào.
Sau đó, tôi chuyển sang group làm việc khác, cũng không còn gặp Huy thường như trước. Có lần gặp hai vợ chồng Huy Thúy đi chợ Việt Nam ở Portland, Huy cũng chạy đến nói chuyện chào hỏi bình thường, nhưng Thúy giả như không thấy tôi, lãng đi chỗ khác trong chợ.
....
Trong lần về Việt Nam vừa rồi, trước hôm trở lại Mỹ vài ngày, một phần vì lòng trắc ẩn hay điều gì thôi thúc trong lòng không rõ, tôi tìm đến thăm người con gái mà tôi đã "đo lòng người" dùm cho Huy ngày nào: Thảo.
Căn nhà bé nhỏ của nàng thật khó tìm, nằm sâu hút trong con hẻm dài ngoằn ngoèo. Đúng như Huy mô tả, Thảo nhỏ người, xanh xao, đang cặm cụi ngồi đạp máy may đồ, lúc tôi đến thăm. Thoạt đầu, nàng không nhận ra tôi, dù tôi tự giới thiệu về mình.
-Anh tên...ở Oregon USA, có lần gởi thư làm quen với Thảo, nhận được thư trả lời của Thảo.
Mãi sau nàng mới nhớ, rồi cười thật hiền.
-À, anh...đó à, nhưng ... thư đó không phải của em viết, của đứa em gái em, nó mượn tên em trả lời cho anh đó.
Tôi xúc động giật bắn người, hỏi dồn dập.
- Hả, thư đó không phải của Thảo" Tại sao em gái em lại trả lời thư dùm cho em"
- Chuyện dài lắm anh, nhưng tóm tắt là ngày trước em chơi mục tìm bạn bốn phương trên mạng, em cũng quen và thương được một người nhờ đó, sau đó, em có hứa với người ấy sẽ không bao giờ chơi mục tìm bạn bốn phương nữa. Từ đó, thư của bạn net nào gởi đến nhà cho cho tên em, em gái em đều trả lời hết, buồn cười lắm anh, nó chỉ có một cái khuôn viết sẳn của con bạn làm phóng viên viết dùm, ai nó cũng trả lời y chang, vậy mà nó quen được một anh chàng bên Úc, tết này hai đứa làm đám cưới, rồi sang Úc đoàn tụ với chồng luôn.
Tôi buột miệng hỏi, điều có lẽ không bao giờ nên hỏi.
-Thảo có quen một người nào tên Huy"
Mặt Thảo đang vui, chợt lắng buồn, mắt nhìn xa xăm, đăm chiêu.
-Đó là người em mới nói đó anh, mà hình như anh Huy cũng ở tiểu bang Oregon với anh thì phải, tụi em cũng quen nhau trên mạng, hai đứa em có gặp nhau lúc anh Huy về Việt Nam chơi, tụi em bàn đến cả chuyện cưới hỏi nữa đó anh, nhưng không hiểu sao, anh Huy bổng dưng cắt đứt liên lạc với em, chắc tụi em không có duyên nợ với nhau...
LONG CHÂU

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,860,013
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.