Hôm nay,  

Hiền Mẫu

09/05/200900:00:00(Xem: 151253)

Hiền Mẫu

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

Tác giả: Trân Nguyên

Bài số 2609-16208686- vb750909

 

Mother’s Day năm nay đặc biệt đúng vào ngày10 tháng 5, ngày mà trăm năm trước -năm 1908- ngày lễ dành cho Mẹ lần đầu tiên đã được tổ chức tại <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />West Virginia, do sự vận động của cô Anna Jarvis.  Sau đây là bài viết đặc biệt nhân ngày lễ Mẹ của Trân Nguyên, tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2006.

 

***

Mẹ ngồi bệt xuống ghế đá ở một góc sân bệnh viện. Trời nóng quá, Mẹ đi hai chuyến xe bus để đến đây thăm con mang hoa đến cắm văn phòng của con. Con trai yêu của Mẹ, có nằm mơ cũng không thể ngờ, Mẹ tầm thường như vậy mà lại sinh được một người tài giỏi như Con: Bác sĩ chuyên khoa tim mạch hẳn hoi chớ chẳng phải chơi. Mẹ chỉ chợt nghĩ đến thôi đã thấy khí trời thoảng nhẹ, không còn oi bức nữa... Từ xa con đi lại, không phải chỉ mình con mà cả một y đoàn, và vô số sinh viên áo trắng vây quanh, họ vội vàng ghi ghi chép chép những điều con vừa nói ra. Tất nhiên, con không nhìn thấy Mẹ. Mẹ hiền hòa cười, nhìn theo bóng lưng con... thấy đã đủ mãn nguyện rồi.

Taykhư khư ôm chậu Thủy Trúc, Mẹ đã tần mần, tỉ mỉ cả đêm, đứng chờ con trước cửa phòng mạch. Tên con Mẹ đặt ngày xưa, giờ được người ta khắc trang trọng ở trước cửa phòng. Mãi trưa con mới về, nhìn thấy không biết con có mừng không mà bộ điệu hơi luống cuống: - Sao Mẹ không gọi Cell "  Mẹ cười hiền: - Mẹ chỉ mới đứng ở đây một lúc trông chỗ con làm, mẹ không muốn uổng phí thời giờ vàng ngọc của... các bác sĩ.

Anh kéo Mẹ bước vào, phòng mạch tươm tất, khang trang... Những mảnh văn bằng to lớn do một tay Mẹ đóng khung, trang hoàng, bày biện...

- Con xem có vừa ý chậu Thủy Trúc Mẹ làm không"

- Vâng thưa Mẹ có ạ, Mẹ lúc nào cũng thật là khéo tay! Cảm ơn Mẹ, nhưng lần sau, Mẹ cho cứ bảo con ghé lấy, khỏi nhọc công Mẹ đi lạ xa...xôi.

Mẹ nhìn con âu yếm:

- Đó chỉ là một tí việc nhỏ, Mẹ nào mà lại ngại ngần nhọc công với con bao giờ. Anh chưa làm cha mẹ, nên anh chưa hiểu (Mẹ ngọt ngào trách yêu).

Anh ôm vai Mẹ:  Con biết rồi Mẹ yêu...

Anh ôn tồn: Con không đủ thời gian đưa Mẹ ra ngoài dùng cơm. Cơm ở nhà thương thì e rằng Mẹ không nuốt nổi, con phải đi ăn đây, sáng nay bận rộn đến chưa kịp ăn sáng.

Mẹ cuống cuồng: Ấy chết, con đi ngay kẻo đói. Khỏi phải tiễn Mẹ. Mẹ già rồi, ăn uống bao nhiêu đâu mà con phải lo...Anh có chút tần ngần, nhưng rồi mở cửa:

- Vậy chào Mẹ, Mẹ cứ từ từ đi...

Nói rồi anh phóng vội ra cửa, có người bạn đồng nghiệp đang chờ. Mẹ quây quả ra về như lúc Mẹ đã đến. Mặt trời đã lên cao, Mẹ kéo vội chiếc nón cũ kĩ thấp xuống một chút, che gần nữa gương mặt nhăn nheo, một đời lam lũ của Mẹ. Cái nóng, cái nhễ nhại mồ hôi làm Mẹ già mắt đổ đom đóm. Không được... Mẹ phải ngồi xuống đây một lát, Mẹ không gì... chỉ hơi khó thở... Không cần kêu Bác sĩ...lo gì, con của Mẹ là Bác sĩ giỏi nhất ở đây kia mà... Mẹ ngọt ngào thoáng nghĩ. Anh... một lần nữa bước qua bóng lưng và... lại không nhìn thấy Mẹ. Mẹ thoáng nhớ ngày xưa khi anh còn nhỏ, đêm nào mẹ cũng thoa lưng ầu ơ, miệng con trẻ rất thơm mùi sữa, Mẹ cứ hoài điệp khúc: -  Mẹ thương con nhất đời của Mẹ. Con cũng bắt chước Mẹ bập bẹ:......Nhất đời của con. Mẹ con ôm nhau ngủ, giấc chiêm bao đẹp hơn bao giờ. Có một ngày lúc con lên sáu, Mẹ còn nhớ rất rõ, thằng con trai hay cười của Mẹ vừa sằn sặc, vừa nuốt thức ăn. Miếng thức ăn Mẹ vừa mới đút chẳng may rớt vào thanh quản. Con "Choke" đến tím tái. Mẹ ôm con phóng như lao về nhà thương nơi Mẹ đang làm việc. Ngày đó, Mẹ chỉ là cô y công quét dọn nơi này. Nơi mà... chính con đang làm việc bây giờ. Các y sĩ thương tình chị y công cần mẫn làm việc ngày đêm, ưu ái đón con vào cứu chữa. Chẳng mấy chốc... mở mắt thấy toàn áo trắng, con nhoẻn cười, Mẹ bật khóc khi giành lại được sự sống cho con. Con nói Mẹ sao giống hệt trong phim TARZAN, Mẹ bồng con... bay!!! Con đã vồ lấy tay Mẹ và nói: Mẹ đừng khóc cũng đừng sợ nữa. Ngày sau con sẽ là Bác sĩ, con sẽ luôn bên cạnh để bảo vệ Mẹ. Vậy mà... thời gian thấm thoát qua nhanh.

Con bây giờ áo blue thẳng tắp, dáng đi tự tin hiên ngang, lịch lãm và lại điển trai nữa. Mẹ len lén ngắm nhìn từ sau kiêu hãnh. Một nhóm nữ y tá từ đâu đi lại, họ cũng trầm trồ nhìn theo như Mẹ.

- Hoàng tử Bạch Mã của lòng tôi! Một cô ôm ngực thốt lên!

Cô kia hích cùi chỏ, hất hàm:

- Đừng có mà ham, người ta có "dzợ" rồi.

- Xí, ai nói với chị, hay chị cũng thương thầm nhớ trộm người ta không chừng.

Cô kia vội nghiêm mặt:

- Ai mà còn lạ gì, con rể của Bác sĩ trưởng khoa tim mạch H.Sardjono ở trên tầng 4. Chàng vừa tốt nghiệp xong, được Ba vợ đưa ngay về đây làm việc và thăng tiến.

Một cô tò mò:

- Coi bộ nói không thích người ta, mà sao rành quá vậy(")

Mà vợ chàng đẹp không" Cô nào cũng chăm chú chờ nghe.

- Hổng biết, nhưng má vợ thì đẹp lắm, sang trọng lắm. Lần nào vô đây bả cũng hãy diện dẫn đi khoe cùng hết. Ta nói... giới thiệu riết người ta rành mặt bả luôn. - Vậy còn má ruột" Một cô vụt miệng hỏi: - Chắc là đã chết rồi, chưa bao giờ gặp, cũng chẳng từng nghe ai nhắc tới.

Mẹ đánh thót nhớ lại...

Ban nãy lúc ở phòng con, có anh bạn dồng nghiệp ghé rủ con cùng đi ăn cơm, do vội vã hay sơ ý quá, à con quên mất giới thiệu Mẹ là ai với người bạn ấy. Nhưng không hề gì, con là người quan trọng, với trăm công ngàn việc lớn, những việc nhỏ như vậy làm sao con nhớ hết... Mà dầu con có giới thiệu hay không" Mẹ vẫn là Mẹ của con, Mẹ của một vị Bác sĩ thông minh, tài giỏi và được nhiều người kính phục, như vậy Mẹ đã mãn nguyện lắm rồi.

Nghĩ đến đây Mẹ bỗng dưng hốt hoảng: Mẹ phải rời khỏi nơi này ngay lập tức trước khi có thể có ai nhìn thấy Mẹ. Mẹ, quen rồi, một đời lẩn khuất, cho con chiếu rạng hào quang. Chỉ còn một đoạn đời rất ngắn nữa thôi, Mẹ phải cố gắng mà đi cho trọn, cho mau...

Mẹ đi mau đến nỗi xuýt  tông vào 2 cô y tá ban nãy

- Bà già này chắc đui rồi hả" Họ nhìn Mẹ càu nhàu. Mẹ lảo đảo, cũng may họ không nhận ra Mẹ, chỉ có mặt trời trên cao chiếu rạng trái tim hiền mẫu. Nhưng chẳng ai chung quanh Mẹ lúc đó hiểu rằng: khi yêu bằng một trái tim người thường tình yêu đó có khi làm đau đến một người khác. Nhưng khi yêu bằng trái tim một người Mẹ, tình yêu đó bất diệt, bất sở hữu và không đòi hỏi gì. Có điều trái tim của Mẹ thường giấu kín, ít để ai nhìn thấu. Và vì vậy người ta thường cho rằng: trái tim đó chỉ biết hy sinh mà không hề biết đến buồn đau.(")

            Trân Nguyên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,324,318
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến