Hôm nay,  

Hành Trình 30 Năm

01/05/200900:00:00(Xem: 132378)

Hành trình 30 năm

Tác giả: Võ Trang
Bài số 2602-16208679- vb650109

Tác giả 56 tuổi, cư dân ở San Diego; Nghề nghiệp: Kỹ Sư Điện cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là một tự truyện với tâm tình vừa biết ơn quê hương thứ hai, đồng thời cũng "mang trong lòng một mối "hận" người Mỹ đã bỏ rơi đất nước mình..." Bài gần nhất là hồi ký về Tết Mậu Thân tại Huế, khi thân phụ ông bị cộng sản bắt đi. Và lần này, là chuyện 30 năm vượt biển đến Mỹ.

***
Đâu là định mệnh"
 Tất cả hành trang đều đã được kiểm soát lần chót.  Không có nước mắt cho mẹ tôi và em tôi nữa. Lần này chúng tôi quyết định khởi hành từ nhà vợ tôi để tránh những giây phút cuối cùng ... Sau 4 năm  sống như đang lẩn trốn trong đói rách, sợ hải và tủi nhục, cái gì ở bên ngoài bức màn sắt này đều có thể tốt hơn cả.... "có thể nói, tất cả nhân dân miền Nam đều có tội", viên quản giáo chính trị đã nói như thế, huống hồ tôi là con của một cảnh sát viên đã từng bị cộng sản xử tử" - cuộc sống sẽ khốn nạn đến mức độ nào nếu sự thật này bị tiết lộ!
Nhìn bóng người anh Cả mờ dần đi trong màn đêm dày đặc trên chiếc xe đạp, tôi bỗng thấy trống vắng lạ thường.... "Phước-Em, từ nay em hãy coi nó như con cho anh.  Bé Tí, từ nay con gọi chú là cha đó, nghe con!"... Tháo chiếc đồng hồ Seiko củ tôi để nhẹ vào lòng bàn tay anh tôi nhưng không nói năng gì - như một món quà cuối cùng.  Tất cả chúng tôi đều không biết chuyện gì sẽ xãy ra trong tương lai nhưng có thể đây là lần gặp mặt sau cùng...  trong chuyến đi hụt lần trước cách đây 3 tháng, chúng tôi đã mất sạch tất cả vốn liếng dành dụm.  Lần này, nhờ chút kiến thức y-khoa, gia đình tôi được cho đi không để săn sóc các bạn bè trên tàu.  Móc nối thêm đứa cháu gái là đã quá khả năng tôi có thể làm được.
Con đường xuống Rạch-Giá phải qua 2 chuyến cầu phà là nơi chúng tôi phải tránh mặt thật kỹ.  Mặt trời xuống trên cầu Rạch Giá, đỏ rực như một chiếc banh tròn thật đẹp nhưng có lẻ không một ai trong chúng tôi còn có tâm trí để thưởng thức nữa.  Tản mác trong đám đông của chợ trời,  nhóm bốn nguời chúng tôi phải chịu đựng nhiều giờ trước khi được lên ghe nhỏ để ra eo biển, nơi tàu lớn đang đợi  Ngoại trừ gia đình của người đánh cá, tất cả chúng tôi đều mữa nhào và nhức đầu như búa bổ.  Sau khi kiểm soát lần cuối, tàu nhổ neo và đi về phía Nam trọn ngày hôm sau, như là một tàu đánh cá, để có thể vượt mũi Cà Mâu đêm sau đó như đã dự tính.  Ban đêm, tàu đánh cá quốc doanh dàn thành mạng lưới ở cuối chân trời với đèn sáng rực.  Che hết tất cả ánh sáng trên tàu chúng tôi âm thầm vuợt qua biên giới.  Khi những ánh đèn từ các chiếc thuyền quốc doanh biến mất trên chân trời, tàu chúng tôi mở hết tốc lực phóng thẳng ra khơi.  Ngoại trừ ngưòi hướng đạo, tất cả chúng tôi đều rơi vào giấc ngũ dễ dàng sau 2 ngày mệt nhoài...
Đại dương bao la...
Ngoại trừ tiếng động cơ vang đều, tôi chưa bao giờ cảm nhận được một sự yên tỉnh lạ lùng như thế.  Cả tiếng động cơ cũng nổ nhẹ hơn đêm qua trong cái đại dương bao la này.  "Chúng ta đã ra đến hải phận quốc tế rồi!", tiếng la lớn của người anh thứ Hai đi với chúng tôi làm cả tàu 44 người thức dậy. Một ngày mới đã đến với một bầu trời thật trong xanh.  Mọi người kiểm soát lại đồ dùng và thu dọn đồ đạc cho rộng thêm chổ ở.  
 Về phần tôi, túi cấp cứu với các ống thuốc cầm máu, giảm đau đã vỡ hết, chỉ còn một ống Atropin đủ giúp cho 2 cậu nhỏ đi tiểu sau hơn 2 ngày sợ hải không đi được, đau đến độ muốn vỡ bàng quang...    Bây giờ tôi mới có dịp quan sát chiếc tàu dài khoãng 30 feet rộng 10 feet mà có thể chứa 44 người như chúng tôi nằm đâu chân vào nhau và dựa đầu vào 2 bên thành tàu.  Tàu có một cabin nhỏ, trên mái đủ chổ cho anh tôi  (pilot) và người Tài Công đánh cá ngồi trông coi chiếc la bàn Trung Cọng mua lậu cả 1 lượng vàng. 
Bửa ăn sáng trên thuyền chỉ với cá khô và nước đá lạnh tan ra từ những tảng dùng để dằn thuyền đồng thời cũng dùng làm nước dự trữ.  Đại dương thật yên tỉnh với những cơn sóng ngầm kéo dài rất xa như Việt-Nam ta  có câu: "tháng Tư bà già đi biển".  Như người anh tôi tính toán, 117 độ Nam sẽ đưa chúng tôi đến nơi gần nhất của bờ biển Mã Lai.  Chúng tôi hít thở thật sâu cái không khí trong lành.  Đây là lần đầu tiên sau 4 năm tôi cảm nhận được cái không khí tự do của một cuộc đời không sợ hãi. 
Dưới nước, rất nhiều cá to đuổi theo con thuyền như cùng chúng tôi chạy đua cho một cuộc đời mới...
Đối diện sự thật...
Nhưng loài người bây giờ đang ở đâu" - Trước đây chúng tôi đã chỉ suy nghĩ rất đơn giản:  một chiếc tàu lớn nào đó sẽ đón chúng tôi ngoài hải phận quốc tế.  Đã 2 ngày lênh đênh trên biển cả chúng tôi không gặp một chiếc thuyền nào cả.  Vào hoàng hôn, mây đen ở cuối chân trời hiện  lên như những dãy núi với hình thù kỳ dị.  Nhưng đi mãi mà hy vọng vẫn cứ lùi lại đàng xa. 
Một ngày trời trở mưa và chúng tôi chỉ còn biết nằm sát bên nhau với những mãnh nylon đủ che phần trên của cơ thể trong khi con thuyền vẫn xuôi Nam ở 117 độ.  Không có chim biển có nghĩa là chúng tôi phải ở rất xa đất liền.  Đến ngày thứ năm chúng tôi có thấy một chiếc tàu sắt với những ống khói rất to, có thể là một chiếc tàu hải quân nhưng chưa làm được gì thì nó đã biến mất sau chân trời...
Rồi thêm 1 ngày qua nữa.  Lần thứ hai khi gặp một chiếc tàu từ xa chúng tôi đã vội bắn flair cấp cứu.  Nhưng khi đến gần thì chúng tôi mới nhận ra là mình đã làm một lầm lẫn chết người...  Cũng có một vài thiếu phụ ăn mặc hoa hòe như người Hawaii nhưng  hơn cả chục người khác là đàn ông,  mặc xà rông ngực trần và mặt mày vẽ vôi trông rất hung dữ...   Hi hi ho ho...những âm thanh như mọi rợ phát ra từ những người này nghe  rất dễ sợ.  Chúng tôi cố gắng khoát tay cho họ đi đi và nổ máy chạy hết ga...  nhưng đã quá muộn.  Tàu  họ mạnh hơn rất nhiều nên đã đuổi kịp chúng tôi dễ dàng.  Trên boong tàu không còn phụ nữ nữa, chỉ còn đàn ông múa giao và quăng giây cột tàu chúng tôi lại.  Phụ nữ trên tàu bắt đầu khóc lóc.  Chúng tôi hiểu chúng tôi đã gặp hải tặc Thái-Lan..  Nhìn tôi trong tuyệt vọng, vợ tôi thổn thức:  " anh ơi!, em sẽ nhảy xuống biển nếu họ "làm  điều đó" với em... "Đừng nói bậy", tôi vội trả lời mà không chắc mình phải làm gì.


Nhảy lên tàu, bọn hải tặc la hét, múa giao, lục lọi khắp mọi nơi.  Để đứa con trai và đứa cháu gái lên 2 đùi vợ tôi tiếp tục khóc: "Lấy hết đi,  lấy hết những gì các ông muốn"...  Đây là một câu chuyện cười ra nước mắt  mỗi khi chúng tôi nhắc lại chuyện cũ:  vợ tôi không có gì cho chúng lấy cả!
Mỗi lần tìm được chút của cải là bọn hải tặc reo hò vui mừng.  Riêng tôi rất lo.  Tôi biết phần đông chúng tôi không ai có nhiều của cải cả.  Bạn bè chúng tôi chỉ lo đủ tiền để vượt biển.  Nhưng nếu không cướp được gì, bọn  hải tặc sẽ kiếm cách bù trừ trên phụ nữ, hoặc nỗi nóng giết thêm người...  Trước khi rút đi, một người đàn ộng mặc âuphục còn cho lại chúng tôi 1 cần xé gạo và nước đá như để trao đổi"  Có thể bọn họ không phải là hải tặc chuyên nghiệp hoặc chỉ là những người đánh cá trở thành hải tặc chỉ vì tham tiền...
Cả nửa giờ sau khi bọn hải tặc đi rồi mà chúng tôi vẫn còn  sững sờ.  Chúng tôi cố an ủi nhau tiền của có mất cũng còn làm lại được. Thật ra chúng tôi đã may mắn, như về sau lên đảo tôi có nghe những mẫu chuyện có thuyền bị cướp và hiếp dâm đến 27 lần!...
117 độ Nam, chúng tôi tiếp tục đi nữa.  Người tài công bỏ cuộc sau nhiều ngày đêm không ngủ và có lẻ mất mát khá nhiều.  Nhưng chỉ vào rạng sáng hôm sau thì chúng tôi đã đến được bờ biển Mã Lai với hàng ngàn ánh sáng từ thành phố dọc theo bờ biển và từ các con thuyền chung quanh.  Người dân điạ phương nhận ra chúng tôi.  Rồi một người lính địa phương xuất hiện rút súng bắn vào chung quanh con thuyền của chúng tôi ra dấu đuổi đi.  Mọi người đếu hoàn toàn kiệt quệ sau 6 ngày đêm vượt đại dương.  Chúng tôi đành di chuyển chầm chậm theo bờ biển.  Đến tối, chúng tôi thả neo và lăn ra ngũ  cho đến khi tôi phát giác nước vào ngập đến nữa thuyền và phải múc ra bằng tay trước khi có thể cho nổ máy để bơm ra...
Buổi sáng hôm sau chúng tôi tiếp tục đi chầm chậm dọc theo bờ biển nhưng không có chủ định sẽ về đâu cả.  Một chiếc thuyền câu cá ra dấu có trại tỵ nạn ở ngoài khơi nhưng chúng tôi không ai tin cả.  Cuối cùng chúng tôi đồng ý ra đó thử xem vì đàng nào cũng không còn lựa chọn khác.  Quả thật có trại tị nạn ở đó.  Từ xa chúng tôi đã thấy rất nhiều người tị nạn lố nhố đứng nhìn qua những hàng rào trên đảo.  Tại đây chúng tôi tình cờ gặp lại anh Ngô thanh Nho trên một chiếc thuyền khác đã hư máy.  Nhưng tất cả chúng tôi không được lên đảo. 
Hải Quân Mã Lai đã kéo thuyền chúng tôi trong suốt 1 ngày 1 đêm và bỏ ngoài khơi Quần Đảo Thứ 7 của Indonesia.  Tại đây chúng tôi cũng có gặp một chiếc thuyền khác đến chiều hôm trước trong đó có gia đình của anh Dương Quang Tuấn.  3 chiếc thuyền của chúng tôi là những thuyền đầu tiên "khai thiên lập địa"  quần đảo tị nạn ở vùng này cho nên mãi đến hơn 3 tháng sau Ủy Hội Quốc Tế mới biết và bắt đầu cứu trợ...
Chúng tôi được đưa vào Tanjung Pinang đễ chuẩn bị đi các quốc gia định cư nhưng đến 6 tháng sau các thủ tục giấy tờ mới hoàn tất.

Một chân trời mới...
"If you're going to San Francisco..."  nhưng không phải để gặp tứ quái Beatles mà để bắt đầu một cuộc đời mới cho chính mình. 
Cuối tháng Mười năm 1979 trời lạnh kinh khủng, nhất là đối với những người quen sống trong vùng nhiệt đới như chúng tôi.  Khi xe đi qua những chiếc cầu treo hiện đại để đến một motel làm trạm chuyển tiếp tôi mới tin là mình đã đến được bến bờ tự do.  Bóng tối đã qua.  Chúng tôi tự an ủi về một cuộc đời đầy hứa hẹn phía trước như tôi đã đặt tên cho đứa con gái đầu của chúng tôi tại đây là Minh-Phương, có nghĩa là "Chân trời mới sáng lạng". 
Vợ chồng chúng tôi đã làm đủ nghề để sống còn:   Rửa Chén, Thư Ký, đưa Pizza ban đêm... Từ một sinh viên Y-Khoa dang dở tôi ra trường với bằng Kỹ Sư Điện rồi làm việc, viết Software.  Con đường ở Mỹ không hề được lót bằng vàng nhưng có một thứ không thể mua, không thể cho đó là tự do.  Gần đây, vị Tổng Thống mới của Hoa Kỳ còn cho phép xem xét lại các hồ sơ liên quan đến các kỷ thuật hạch hỏi các tù nhân bị ghép tội khủng bố.  Ai cũng biết, nhất là các tập đoàn lãnh đạo cộïng sản và độc tài, rằng "an ninh quốc gia" phải là ưu tiên hàng đầu.  Nhưng ở đây, và có lẽ chỉ có ở quốc gia này, có những thứ còn trên cả an ninh quốc gia nữa, đó là những gía trị nhân bản. 
Tôi được thăng chức "ông nội", một danh từ rất dể thương mà lần nào được gọi tôi cũng phải trả bằng một cái giá, nếu không phải là đồ chơi mới thì cũng phải là chút quà, kẹo bánh. 
Dù không trở lại được trường Y, nhưng với tất cả thử thách đã qua và nhìn quãng đường còn lại, tôi hiểu và tin rằng cuộc đời của một con người thật ra có rất nhiều giá trị để sống với.  Một tiếng thở dài của mẹ hiền cũng đủ cho ta ăn năng hối tiếc cả đời.  Một nụ cười của đứa cháu thơ cũng có thể  cho ta biết bao ấm áp và hạnh phúc!  Tháng Mười tới đây đứa con gái đầu của tôi sẽ lập gia đình, để bắt đầu một chân trời mới cho chính nó.  Tôi đã thật ứa lệ khi dở lại chồng ảnh cũ, ngơ ngáo  trong những ngày đầu tiên trên xứ người mà tưởng như chỉ mới hôm qua...  "ai bảo anh hùng không rơi lệ"" -  huống chi tôi chỉ là một con người bình thường với biết bao kỷ niệm và nuối tiếc.
Rồi sao nữa"
Nhớ ngày xưa khi còn theo học một lớp  Kinh-Tế Xã-Hội tại trường Đại-Học Vạn Hạnh,  có lần vị giáo sư đã hỏi chúng tôi "các anh chị có biết người ta gọi thế kỷ thứ 20 là gì không" - giờ đây tôi mới hiểu cái cay đắng của câu trả lời: "Đó là thế kỷ của phù thủy ngôn ngữ!" 
Thế mà đã hơn 30 năm từ khi tôi bỏ Sài-Gòn đi tìm tự do.  Có lần tôi được gặp lại một số người xưa trong một chuyến về thăm quê hương sau hơn 20 năm, trong cả hai phía của một cái biên giới gọi là bạn - thù.  Nhưng tất cả đều giống nhau - đều là nạn nhân của một tập đoàn lãnh đạo lừa bịp và đạo đức giả. 
Giờ đây tóc trắng của tôi đã có phần lấn đen rồi.  Nhưng ai lại không chết"  Tục ngữ ta có câu:  "Cọp chết để da, người ta chết để tiếng".  Không dễ dàng chết là hết!  Có người chết để lại bao thương tiếc.  Có người chết để lại cái tiếng mà lịch sử vẫn nhắc mãi để làm con cháu đời đời tủi hổ.  Và ngay cả khi còn sống , vẫn có một loại tòa án không cần nhân chứng, không cần luật sư biện hộ, không cần thẩm phán buộc tội mà phán xét vẫn rõ ràng như những tiếng vọng trong đêm về sâu thẳm.
Võ Trang

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,975,681
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2019 và đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho bài viết góp phần phát triển văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.”
Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu. Sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Nhạc sĩ Cung Tiến