Hôm nay,  

Phim Ảnh Tháng Tư: “all About Dad”

26/04/200900:00:00(Xem: 169068)

Phim Ảnh Tháng Tư: “All About Dad”

Tác giả: Nguyễn Thi
Bài số 2598-16208675- vb842609

Ba mươi bốn năm sau ngày Saigon xụp đổ, một phim của  Mark Trần đạo diễn thuộc thế hệ thứ hai người Mỹ gốc Việt thực hiện, vừa được trình chiếu đúng vào dịp Tháng Tư năm nay: “All About Dad”/ Tất cả về Bố”. Sinh năm 1985 trong một gia đình cựu sĩ quan VNCH, Mark viết truyện phim năm 19 tuổi và phim được công chiếu năm anh mới 24 tuổi. Cuốn phim đã được trao giải thưởng “Audience Choice Award for Best Narrative” tại đại hội điện ảnh Cinequest thứ 19 tại San Jose, và được chọn để trình chiếu trong buổi kết thúc Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế 2009 mới đây tại quận Cam. Bài viết của Nguyễn Thi sau đây ghi lại câu chuyện làm phim của Mark Trần. Hình: Cảnh bữa ăn gia đình trong phim, hình nhỏ bên cạnh là đạo diễn Mark Trần.

***

Từ Việt Nam ra đến hải ngoại, hình ảnh người mẹ được nhắc nhở đến rất nhiều không những trong văn chương bình dân mà tình mẫu tử còn được đề cao trong các tác phẩm văn chương.  Trong khi đó bóng hình người cha đa số chỉ được nhắc đến như người lính chiến VNCH, tình phụ tử nếu có chỉ được nói thoáng qua mà thôi.
Trải qua 34 năm rời xa quê hương thân yêu, thế hệ thứ hai đã sinh ra và trưởng thành tại các quốc gia trên thế giới.  Sự việc "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" là một vấn nạn lớn trong cộng đồng tỵ nạn.
Lần đầu tiên trên phim trường hải ngoại vai trò người cha "All About Dad" được nhấn mạnh một cách tài tình, vui có, buồn có, dưới ống kính của nhà đạo diễn Mỹ gốc Việt trẻ tuổi Mark Trần.  Diễn viên Phạm Chí trong vai người cha đã phản ảnh rõ cách giáo dục nghiêm khắc đối với các con từ bữa cơm gia đình, học vấn, tôn giáo, đến việc lập gia đình.  Người mẹ Yên Ly bị giằng co tình cảm giữa hai bên chồng và con, để rồi cuối cùng, tình thương gia đình của bà mẹ Việt Nam đã giúp hòa giải được sự xung đột gìữa người cha thuộc thế hệ xưa với các con của thế hệ thời nay.
Mùa hè năm 2007, tôi có cơ hội được tham dự một cảnh đóng phim tại San Jose State University, phía bên ngoài tòa nhà được trùm vải đen để ánh sáng không lọt vào bên trong.  Đây là cảnh quay cuối của cuốn phim trong buổi tiệc cưới tại một nhà hàng sang trọng.  Trung bình mỗi cảnh quay khoảng 1   3 phút.  Trong khi quay phim mọi người phải yên lặng hoặc nói chuyện ồn ào theo lời chỉ dẫn của nhà đạo diễn.  Nhiều cảnh phải quay đi quay lại nhiều lần để được hoàn hảo.  Mọi người đều mệt mỏi dưới ánh đèn sáng chói, nhất là các bác, các cô cũng như một số các bạn trẻ thiện nguyện trong cộng đồng đã không nề hà bỏ ra cả ngày trời, có người cả hai ngày liên tục để chỉ lấy được vài phút phim.
Nhân lúc diễn viên Yên Ly đang ngồi chờ tới phiên, tôi được cô tâm sự:
-  Yên Ly đã từng đóng nhiều phim như Đóa hồng nhung cho Tuấn, Hạnh phúc quanh đây, Cô giáo, Kiều, Mỹ Đen, v.v. nhưng chưa bao giờ Yên Ly cảm thấy thực sự hạnh phúc như khi đóng phim lần này.  Yên Ly đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu từ các diễn viên đồng nghiệp đến các chuyên viên kỹ thuật và các nhà đạo diễn, nhất là những tình cảm quý giá mọi người đã dành cho nhau.  Điều mà Yên Ly muốn nói thêm là trong thời gian thực hiện bộ phim, mặc dù đạo diễn Mark hãy còn trẻ, mới có hai mươi mấy tuổi, nhưng đã rất chững chạc trong vai trò đạo diễn, lúc nào cũng tươi vui trả lời câu hỏi của mọi người, không bao giờ lộ vẻ giận giữ ngay cả những giờ phút căng thẳng.  Yên Ly cũng rất mừng là đạo diễn Mark được sự yểm trợ về tinh thần cũng như kỹ thuật từ những chuyên gia nổi tiếng trong ngành điện ảnh của Hoa Kỳ.
Khi được biết phim "All About Dad" được công nhận là World Premier trong Đại Hội Điện Ảnh Cinequest thứ 19 tại downtown San Jose từ ngày 25/2/2009 đến 8/3/2009 và được trao tặng giải Audience Choice Award for Best Narrative, tôi có một cuộc phỏng vấn ngắn với đạo diễn Mark Trần.
1. Tại sao là phim "Tất cả về Ba" mà không là "Tất cả về Mẹ""
-  Phim này nói về người cha muốn tiếp tục giữ lại những phong tục tập quán truyền thống cho con, trong khi đó các con ông lại muốn sống cho riêng mình, họ tự tìm hướng đi riêng không như những gì "Ba" mong muốn. Mặc dầu Ba có ý tốt nhưng Ba rất cổ hũ và luôn cho rằng những ý tưởng của Ba đều đúng. Cuốn phim này, theo một nghĩa khác, cũng có thể áp dụng cho mọi người, không riêng gì cho Ba. 
2.  Anh bắt đầu viết truyện phim từ khi nào và lúc nào quyết định làm phim"


- Tôi viết truyện phim khi còn là sinh viên đại học 19 tuổi vào năm 2004.  Sau đó có được một số tiền nên tôi quyết định làm phim với sự trợ giúp của phân khoa điện ảnh tại đại học San Jose State University.
3. Có dễ kiếm diễn viên không"  Họ có là người địa phương trong vùng vịnh này không"
-  Vì truyện phim có phần đối thoại tiếng Việt lẫn tiếng Anh nên tôi phải kiếm diễn viên song ngữ.  Rất khó để kiếm được diễn viên hợp với vai diễn, đặc biệt là vai người cha và người mẹ.  Tôi có cuộc tuyển lựa diễn viên mỗi cuối tuần trong suốt 4 tháng trời ròng rã mới kiếm được diễn viên ưng ý.  Có rất ít diễn viên người Việt, nên cuối cùng tôi phải chọn những diễn diên mới vào nghề, chẳng hạn như vai người cha.   Tất cả các diễn viên đều sống tại vùng vịnh, ngoại trừ Tý, người đóng vai chính.
4.  Phim được đóng tại đâu và mất bao lâu mới hoàn tất"
- Cảnh chính được diễn tại rạp hát University Theatre của đại học San Jose State University.  Chúng tôi dựng cảnh căn nhà ông Đỗ và quay tất cả cảnh trong nhà tại đây.  Chúng tôi bắt đầu quay phim từ tháng 7, 2007 đến khoảng đầu tháng 8, 2007 thì xong.
5. Làm sao anh có được các chuyên viên kỹ thuật điện ảnh"
- Đây là một cuốn phim có sự cộng tác đạo diễn của Spartan Film Studios, của trường San Jose State, nên các chuyên viên trợ giúp đa số là sinh viên đang theo học tại đại học này.  Ngoài ra chúng tôi cũng có mướn một vài giáo sư và chuyên viên điện ảnh chuyên nghiệp để giúp một tay.
6. Cụm từ "World Premiere" có ý nghĩa gì cho cuốn phim của anh"
- "The World Premiere" có rất nhiều ý nghĩa cho một cuốn phim.  Nó giúp chúng tôi biết được ý kiến của khán giả vì đây là buổi chiếu phim đầu tiên của cuốn phim hoàn tất.  Chúng tôi chọn làm việc với Cinequest vì số lượng khán giả đa dạng trong đó có cả cộng đồng người Việt tại địa phương.  Khán giả đi xem phim tại Cinequest yêu thích được xem những bộ phim đặc sắc từ khắp nơi trên thế giới, và họ chán coi những cảnh huống tiêu biểu của phim Hollywood.
7. Ngoài San Jose, cuốn phim có được chiếu ở đâu nữa không"
-  Chúng tôi hiện vẫn liên lạc với một số đại hội điện ảnh và đang chờ họ trả lời.
8. Bây giờ phim đã hoàn tất, xin anh cho biết vài cảm nghĩ  khi đang quay phim.
-  Một trong những phấn đấu gay go nhất của người đạo diễn là: "Đây có phải là sự chọn lựa đúng không""  Đó là một câu hỏi không có câu trả lời đúng hay sai vì tiến trình sáng tạo có tính cách chủ quan.  Khi nhiều việc xẩy ra chung quanh và thời gian là yếu tố quan trọng, rất khó cho ta tập trung tư tưởng, do đó mình phải bắt đầu đặt thứ tự việc nào ưu tiên hơn.  Tôi làm việc với một đội ngũ diễn viên khá lớn mà hầu hết không có hoặc chỉ có tí ti kinh nghiệm, kể cả một số nhân viên trong đoàn quay phim.  Là một đạo diễn lần đầu, tôi cũng không có kinh nghiệm vì đây là cuốn phim dài đầu tay của tôi, nhưng thật kỳ lạ, vì phải đương đầu với những thử thách khiến việc làm phim trở nên vui thú hơn; nó sẽ không trở nên hay ho nếu tôi biết hết những câu trả lời.         
9. Anh có những hy vọng, kế họạch gì trong tương lai cho phim "All About Dad""
- Ở một mức độ thấp, tôi hy vọng "All About Dad" sẽ được tất cả mọi khán giả đón nhận, không chỉ riêng người Á châu hoặc người Việt.  Ở một mức độ cao hơn, tôi hy vọng phim này sẽ đạt được mục tiêu cao hơn là chỉ giải trí cho khán giả trong 80 phút.  Năm ngoái sau buổi chiếu phim thử, tôi có nhận được một cú điện thoại từ một người cha Việt Nam.  Ông nói rằng ông ước gì ông được xem phim này cách đây 20 năm để ông có thể trở nên một người cha tốt hơn.  Đó là điều khiến tôi muốn làm các bộ phim.
Nhà làm phim và đạo diễn Mark Trần nhân cơ hội này muốn tỏ lời cám ơn đến khách mời trong tiệc cưới là các cô và các bác: Kim Trung, Nguyệt Thanh, Kim Anh, Xuân Hách, Lê Huân, Tường Oanh; các diễn viên trong Sân Khấu Việt Cali: Brenda, Doris, Denise, Kiều, Minh, Trí, Vân; các cô Yollette, Maria, Angela; khiêu vũ gia Adrian Flores và các em trong nhóm Digital Clubhouse Network: Anthony, Cang, Cường, Diana, Liên, Oscar, Tracy, và một số người nữa mà anh không nhớ tên.
Kể từ ngày thứ sáu 17/4/2009, phim "All About Dad" sẽ chiếu mỗi ngày 5:00, 7:10, 9:20; và thứ bẩy, chủ nhật có thêm xuất chiếu lúc 12:30 pm, và 2:45 tại rạp hát Camera 3, Downtown San Jose, 288 S. Second Street, San Jose, CA 95113.  Theo dự trù phim chỉ chiếu trong một tuần lễ, nhưng nếu có đông khán giả ủng hộ thì phim sẽ được trình chiếu lâu hơn.
Nguyễn Thi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,449,825
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến