Hôm nay,  

Người Đến Muộn

25/02/200900:00:00(Xem: 132545)

Người Đến Muộn

Tác giả: Dạ Hoài
Bài số 2542-16208619 vb422509

Trước 1975, tác giả là nhà giáo, từng viết báo, chỉ vừa mới định cư  tại Mỹ theo diện ODP, hiện là cư dân Garden Grove. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là tự truyện những ngày đầu định cư. Mong bà tiếp tục viết.

***

Trong buổi họp mặt "Gia đình Sư Phạm ở hải ngoại" đến phần tự giới thiệu, tôi đã tự  giới thiệu "Tôi là người đến muộn". Vâng, tôi đến quá muộn. Thời điểm họp mặt tháng 7/2008. Thế mà tôi mới đến dự lần đầu và lần đầu tôi đến Mỹ theo diện ODP. Tôi đến sau các bạn hai ba thập niên.
Tôi tới phi trường Los Angeles vào một buổi chiều mùa xuân. Trời se lạnh và nắng ấm. Tôi nhủ thầm "Mình đã tới Mỹ rồi". Mới buổi trưa hôm qua, theo thời gian ở Việt Nam. Tôi còn bịn rịn người thân. Tôi cùng người bạn đời đáp chuyến bay hãng Eva đưa chúng tôi sang bên kia bờ Thái Bình Dương. Tôi định cư tại một đất nước, tôi đã từng nghe, từng nhìn, từng đọc qua câu chuyện người thân về thăm Việt Nam, qua những hình ảnh, những bài viết về nước Mỹ. Nước Mỹ thật xa mà cũng thật gần.
Trên đường từ phi trường về nơi tôi cư ngụ thuộc vùng Little Saigon. Tôi nhìn ngắm những con đường xa lộ rộng, nhiều lằn xe. Xe hơi nối đuôi nhau theo từng dòng, rẽ ngang, rẽ dọc, êm ả không khói bụi, không động cơ ồn ào. Mường tượng giây phút gặp lại các bạn cũ, lòng tràn ngập niềm vui. Tôi có vài người bạn thân, họ sang Mỹ từ thập niên tám mươi, chín mươi thế kỷ trước hay thiên niên kỷ trước nghe thật xa xưa. Chúng tôi vẫn liên lạc với nhau bằng phương tiện truyền thông khác nhau. Những năm gần đây một số bạn bè về thăm gia đình. Chúng tôi có dịp gặp gỡ và đi chơi với nhau. Song các bạn vẫn mong tôi sang định cư ở Mỹ. Buổi tối đầu tiên, tôi nghe điện thoại liên tục tới khuya. Từ Thuận ở Little Sài Gòn, Nguyệt Hương Santa Ana đến Hồng Diệp San Jose... Anh Hà Trị ở Idaho... Họ chúc mừng tôi và hẹn ngày gặp mặt.
Thuận là người đầu tiên tôi gặp. Chúng tôi ôm nhau mừng rỡ. Thuận vẫn còn thói quen hay săn sóc da mặt. Nhất da nhì dáng mà. Thuận rút trong giỏ xách tay một hộp mỹ phẩm tặng tôi. Thuận nói:
- Đây là kem dưỡng da, chị phải dùng. Ở đây khí hậu thay đổi thất thường. Trong một ngày lúc nóng, lúc lạnh, da dễ khô lắm.
Cô còn dặn dò:
- Có ba loại kem: type số một dùng cleane, số hai treat dùng buổi tối, type thứ ba moisturize dùng ban ngày.
Kế đến Nguyệt Hương, Hương bê hộp bánh kem đặt trên bàn. Hàng chữ nổi bật trên mặt bánh "Chúc mừng Huyền" Tuyết Lan, cô bạn ở hàng xóm ở cư xá Phú Thọ năm 1954, mới bắt liên lạc với gia đình tôi qua mục tìm người thân đài Little Sài Gòn Radio, Tuyết Lan mang một bọc khế chín, cây nhà lá vườn. Nhà Tuyết Lan có vườn cây, trồng toàn cây phổ biến ở Việt Nam -khế, mãng cầu, nhãn, bưởi, chuối sứ... Sau này tôi mới biết khế, chuối sứ là loại trái cây quí của người Mỹ gốc Việt. Giá đắt hơn nho, táo Mỹ. Trái lại ở Việt Nam cam, táo, nho Mỹ là thực phẩm xa xỉ, nhất là nho đen. Giờ đây tôi được thưởng thức thoải mái loại trái cây xa xỉ này.
Một buổi tối, người tôi co ý mong đã đến. Cánh cửa vừa mở. Tôi reo lên: "Minh Phú". Minh Phú tươi cười. Phú không khác xưa nhiều. Đôi mắt còn linh động, nụ cười duyên. Phú nắm tay tôi:
- Em đi làm về, nghe cháu út nói có phone bác cô Hườn gì đó ở Việt Nam mới qua. Cháu nói tiếng Việt không rành, em đoán là chị.
Phú lấy máy hình chụp kỷ niệm ngày đầu chúng tôi gặp lại. Phú đưa tôi đi thăm viếng Little Sài Gòn. Đúng là Sài Gòn Nhỏ, địa danh thủ đô người Việt hải ngoại. Nhiều khu thương mại người Việt, nhà hàng món ăn Việt, sách báo chữ Việt, âm nhạc, truyền thanh, truyền hình tiếng Việt. Một thời Sài Gòn xưa lãng đãng trở về. Minh Phú dẫn tôi đi xem đại nhạc hội Paris by Night. Một chương trình văn nghệ nổi tiếng, tôi đã theo dõi qua băng hình. Giờ đây tôi nhìn tận mắt các ca kịch sĩ, vũ công người thật. Ca sĩ Khánh Ly xuất hiện trên sân khấu. Vẫn mái tóc buông lơi bờ vai, chất giọng độc đáo. Thái Thanh, giọng ca vượt thời gian và không gian  đã nghỉ hát, cô con gái kế tuc sự nghiệp của mẹ.  Văn, thi sĩ, nhiều cây viết tôi ái mộ từ thời cắp sách, tiếp tục viết, tiếp tục làm báo. Văn chương Việt Nam nở hoa ở hải ngoại.
Trở lại chuyện gặp người thân ở quận Cam, tôi thật xúc động khi gặp cô giáo dạy tôi gần 50 năm trước. Một người bạn trong Hội Ái Hữu Cựu Nữ Sinh Trung Học Trưng Vương cho tôi địa chỉ của cô. Cô Mai dạy môn Việt Văn, giọng cô ấm, gương mặt buồn dịệu vợi. Cô giảng văn thơ cổ, các nhân vật nữ đa sầu đa cảm: Thúy Kiều, Cung Oán Ngâm Khúc rất thích hợp. Tôi say sưa trong giờ văn. Chính cô chắp cánh cho tôi ước mơ làm cô giáo dạy Việt Văn. Tôi chưa kịp đến thăm cô. Thày cô đã đến thăm gia đình tôi. Ông xã tôi chỉ đường thế nào đáng nhẽ quẹo phải, thày quẹo trái tới khúc quanh gần nhà tôi. Gần nửa giờ mới tìm được nhà. Chúng tôi đứng ngoài cửa đón thày cô.
"Cô đã đến" cô từ trên xe bước xuống, tôi tưởng như trong mơ. Cô còn rất trẻ so với tuổi. Cô mời chúng tôi đi ăn phở. Tôi có dịp nghe cô tâm sự. Cô di tản sang Mỹ từ năm 1975 cùng với năm người con. Cô phải làm việc vất vả lo cho các em ăn học. Các anh chị ấy đã trưởng thành, tất cả đều cư ngụ tại Quận Cam. Cô tìm được  hạnh phúc lúc tuổi xế chiều.


Tôi đã theo con đường cô đi. Nhiệm sở đầu tiên tôi dạy học ở Long Khánh, tỉnh lỵ cách Sài Gòn 70km (trên 40 dặm), có thể sáng đi chiều về. Chúng tôi ở lại, cuối tuần mới về, vài cô giáo thuê một căn phòng ở chung. Nhóm chúng tôi gần sáu người. Thuê riêng một căn nhà khu cư xá công chức. Sáu cô gái ở với nhau nghịch ngợm hơn con trai. Đùa cười rinh rích cả ngày. Lúc đi dạy, trước mặt học sinh thì trang nghiêm. Mấy năm xa gia đình, sống tự lập tôi rút nhiều kinh nghiệm sống và nhiều kỷ niệm đẹp.
Sau năm 1975, tôi lao đao lận đận. Người thân lần lượt ra đi. Tôi đã mất nhiều nước mắt tiễn người đi, tưởng không bao giờ gặp lại. Hai phương trời cách biệt. Anh trai tôi đưa vợ con di tản cuối tháng Tư. Anh về từ biệt mẹ tôi, dặn dò tôi ở lại lo cho mẹ. Giầu con út, khó con út. Tôi ở với mẹ đến phút cuối cùng của mẹ ở trần gian. Khi tôi sang thế giới tự do này, anh tôi không còn nữa. Tôi cũng đã gặp các bạn giáo chức ở Long Khánh -buổi họp mặt ở nhà cô giáo Thuận, cũng là điểm đón tiếp những người ở Việt Nam mới sang. Nhận diện tôi không nhớ hết. Nhưng nói tên, những kỷ niệm về mỗi người tôi còn ghi nhớ tất cả.
Còn một mục đặc biệt "đi tìm bạn". Một buổi sáng chuông điện thoại reo. Tôi nhấc ống nghe. Bên kia đầu dây, giọng phụ nữ hỏi:
- Alo. Nhà chị Huyền"
- Vâng, tôi là Huyền.
- Huyền còn nhớ Công không" Công khóa ba Sư Phạm.
- Ô... Công -bộ ba Ngọc Công - Diệu Minh, Nguyễn Hiệp lớp trưởng sao mà quên được.
Bên kia đáp:
- O.K. Cho địa chỉ tôi tới ngay.
Nửa giờ sau Công đến. Dấu tích ngày xưa còn trên nụ cười và đôi mắt.
Công nói:
- Mình đọc tờ nhật báo tường thuật buổi "Họp mặt gia đình Sư Phạm" mình liên lạc tòa soạn xin số phone của Huyền.
Công nhìn tôi chăm chú:
- Huyền không khác xưa mấy, mập mạp hơn trước.
Công dẫn tôi đi ăn bún vịt, tiệm mới tân trang trên đường Bolsa. Vừa ăn Công kể tiếp sau năm ra trường 1966, Công đã "mất dạy" chuyển sang làm việc bên Công Chánh, năm 1978 vượt biên sang Mỹ, tiếp tục làm bên Công Chánh. Cuộc tình dang dở. Công dồn tất cả cho hai người con. Cháu gái sắp lên xe hoa đầu năm 2009. Người con trai tốt nghiệp kỹ sư.
Tôi khen:
- Bạn giỏi - một mình lo cho con, giữ được nghề cũ.
Công chặc lưỡi:
- May nhiều hơn khôn bạn ạ - tớ gặp may hay trời thương thôi. Về già, gặp bạn cũ mình mừng lắm. Công sẽ cố tìm các bạn cùng khóa, cùng lớp.
Mấy hôm sau, Công phone cho tôi:
- Báo bạn tin vui. Tìm được Diệu Minh, Diệu Minh ở Houston. Minh hẹn đầu tháng tới, sang Cali thăm chúng mình. Công đọc số phone, bạn nói chuyện với Minh nhé.
Đang chuẩn bị cơm trưa, tôi chưa kịp phone cho Minh. Minh đã gọi. Hàn huyên cả giờ quên cả ăn.
Tuần sau, Thái Huệ, Huê Mỹ, Gia Thế, Trịnh Minh, Mai Minh, Hải Đường đã tìm gặp nhau. Diệu Minh đến vào ngày cuối tuần. Chúng tôi dẹp mọi công việc riêng, ba ngày liền ở bên nhau. Hơn bốn mươi năm qua, tất cả đã ngoài sáu mươi. Người lên chức bà nội, bà ngoại. Chúng tôi vẫn vui, vẫn trẻ trung. Mở đầu là màn nhận diện:
- Ai đây"
- Huê Mỹ, không phải, Lệ Huyền mít ướt.
- Còn ai đây"
- Chị Hải Đường lớp phó.
Kế tiếp: Công, cô nàng đi hai hàng.
Trịnh Minh, mái tóc Sylvie Vaton, Mai Minh một cây điệu, một thời làm M.C, Gia Phố, giọng nói nhẹ như gió, Huê Mỹ vua vũ cầu, đoạt cúp liên tục. Đúng, mỗi người một nét cá biệt, thời gian chưa làm phai nhòa. Trưa thứ Bảy, dùng cơm ở nhà Công. Xung quanh nhà trồng nhiều hoa: hoa hồng, hoa phong lan, hoa sứ Thái Lan màu đỏ rực rỡ. Mấy máy chụp hình chớp sáng. Ông xã Huê Mỹ đạo diễn quay phim. Ông khá hiền lành, nói chuyện nho nhỏ. Họ thành phần thiểu số, nên nhường các bà nổ. Xế trưa đến nhà Trịnh Minh, chiều đến nhà chị Hải Đường, cả bọn tôn chị làm chị cả của nhóm. Chị mẫu mực, cẩn thận photocopy tấm hình chụp chung của lớp tặng từng người. Gia đình chị còn giữ tập tục cổ truyền Việt Nam. Bốn người con đã lập gia đình vẫn ở chung với anh chị. Mỗi lần có con, chị cất thêm một căn nhà sát bên nhà chính cho tiểu gia đình mới. Buổi tối, mới tới nhà Gia Thế, gần phi trường Los Angeles. Vợ chồng Thế mời chúng tôi dùng cơm Đại Hàn. Ba chiếc xe lạc nhau, người đến trước, người đến sau. Thế đến trước ghi danh, chúng tôi phải ngồi đợi ở hàng hiên, ôn tiếp chuyện xưa quên cả lạnh. Món ăn chính là đậu hũ nóng với kim chi Đại Hàn -đơn giản sao mà ngon thế. Tôi nhớ hình như lời thi sĩ Tản Đà nói ba tiêu chuẩn cho bữa ăn ngon: Thức ăn, chỗ ăn và người ăn. Hơn 8 giờ tối, chúng tôi ra về, xe chạy trên xa lộ đèn như sao xa. Các cụ lái xe bạo như giới trẻ. Trên xe đầy ắp tiếng cười vui. Công nhiều lần phát biểu:
- Tuổi già tìm được bạn xưa là quí, tiền cũng không mua được.
Chủ Nhật, còn đến lượt Huê Mỹ và Thái Huệ. Buổi trưa nghỉ ngơi nhà Huê Mỹ. Hai chiếc bàn tròn đặt bên hồ bơi. Gió mát hiu hiu vợ chồng Huê Mỹ chuẩn bị đón bạn thật chu đáo. Trước khi tạm biệt, các bạn khuyên tôi nhiều câu chí lí:
- Đừng suy nghĩ người đến trước đến sau. Tất cả sẽ ổn định. Tụi này đi tỵ nạn, hai bàn tay trắng. Dần dần cũng khá lên.
Bên niềm vui hội ngộ. Thực tế tôi phải phấn đấu để hội nhập cuộc sống mới.
Thời gian tôi nhập cư, thời gian nước Mỹ đang có nhiều biến động. Năm 2008, mùa tranh cử, cuộc đua gay cấn giữa hai nhà chính trị, quân sự nổi tiếng bà Clinton, ông M.Cain với chàng Mỹ da đen Obama. Cuối cùng Obama đắc cử tổng thống, sự kiện mới trong lịch sử nước Mỹ.
Điều mà tôi cùng lo với người dân Mỹ là kinh tế khủng hoảng nặng nề. Các công ty vỡ nợ sa thải hàng ngàn người. Nhà xuống giá, bão tố, hỏa hoạn... Tôi chỉ là hạt cát giữa sa mạc. Trước mắt tôi phải học đi (học lái xe), học nói lớp ESL và ca bài Que Sera Sera. Tôi kiên nhẫn trông và chờ vì tôi là người đến muộn./.
Dạ Hoài

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,300,820
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây là bài mới ghi chép sơ lược ngày 30 tháng Tư năm xưa.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ. Bài mới của ông, tuy không phải chuyện nước Mỹ nhưng là chuyện trong lòng người Việt tị nạn cộng sản tại Mỹ thường nghĩ tới, được viết về việc Saigon bị đổi tên với lời ghi trân trọng: Để kỷ niệm 30 năm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư trên đất Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Tampa, Florida, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới của ông mở đầu bằng câu “Đôi khi tôi nghĩ, viết về một nơi chốn khác, cũng là một cách Viết Về Nước Mỹ.” Cách viết đối chiếu chi tiết tinh tế của tác giả cho thấy không chỉ đúng như ông nghĩ mà còn làm hiện rõ cả tính cách người (hơi hơi) Mỹ gốc Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Maui là hòn đảo du lịch nổi tiếng của Hawaii. Du ký vui được cùng viết bởi “Ba Bà Ca Li”, ba tác giả thân quen với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả là một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, sinh trưởng ở Bếntre, sang Mỹ năm 1973, đã về hưu từ lâu và đang định cư ở Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, được chấm giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông viết về bà Mẹ hơn 100 tuổi và tâm trạng tế nhị, phức tạp của người con khi cầu nguyện cho Mẹ thân yêu.
Nhạc sĩ Cung Tiến