Hôm nay,  

Tổng Thống Mỹ Da Màu

08/11/200800:00:00(Xem: 815841)

Tổng Thống Mỹ Da Màu

Tác giả: PHAN
Bài số 2451-16208528-vb7081108

Tác giả là một nhà báo, phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine ở Dallas, đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2007. Bài mới nhất của ông được viết vào khuya ngày bầu cử 4-11, khi khi một người da màu đắc cử Tổng Thống Mỹ.

***
 Tháng mười một năm nay bắt đầu rộn rã với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ thứ 44. Giờ này, (khuya ngày 04 tháng 11 năm 2009) lịch sử Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ đã sang trang - người Mỹ da màu đầu tiên lên làm chủ Nhà trắng. Trăm nghe không bằng mắt thấy nền Dân chủ xứ người mà buồn cho quê mẹ xa xôi. Cho dù sự thắng lợi của ông Obama cần xướng danh ông Bush trong tháng Tạ Ơn này! Không có sự "thất bại hoành tráng" của ông Bush xuyên suốt 8 năm qua thì ông Obama không có yếu tố "thiên thời" trong sự thành công áp đảo (landslide victory). Obama không có yếu tố "địa lợi" vì màu da nhưng được "nhân hoà" do ông Bush tặng, (ông Bush làm mếch lòng dân quá xá thì tự nhiên người dân có thiện cảm với người chống lại ông Bush). Yếu tố "nhân hoà" sonh hành với "thiên thời" nên Obama làm nên lịch sử cho người da màu trên đất Mỹ sau 300 năm lập quốc.
 Ông McCain có đầy đủ yếu tố cần thiết để trở thành chủ nhân mới của Nhà trắng nhưng chính sự cùng đảng Cộng hoà với ông Bush đã làm ông McCain mất đi nhiều điểm trong sự chọn lựa vị tổng thống thứ 44 của người dân Hoa kỳ. Mất "thiên thời" còn "địa lợi" là người da trắng nhưng sự chọn lựa bà Palin đứng chung liên danh đã gây khó dễ cho yếu tố "nhân hoà", (đã dặn là chỉ số IQ thường tỷ lệ nghịch với nhan sắc mà không nghe) nên bị người đẹp nhận chìm luôn hy vọng thắng cử mong manh của ông McCain trước di sản tồi tệ của đảng Cộng hoà do mít-tờ Bush cầm quyền 8 năm qua.
 Nhìn lại cuộc bầu cử lần này để thấy rõ tính thực dụng của người Mỹ. Đứng trước khó khăn về kinh tế, tình hình thất nghiệp gia tăng, qũy tiền già cạn kiệt, hàng triệu người không mua nổi bảo hiểm y tế, ngành ngân hàng suy xụp& những giá trị Mỹ lung lay trên trường quốc tế thì người Mỹ quay lưng với truyền thống lâu đời từ hồi lập quốc. "Không có gì cao cả hơn quyền lợi Mỹ" là chân dung người Mỹ. Làm sáng mắt ngu tôi một phần vì sao Mỹ bỏ Việt Nam xưa kia! Nhưng hy vọng được gì với gương mặt mới hứa hẹn tràn lan tới khó tin. (Có ông Tổng thống nọ lên thiên đàng, được ở biệt thự riêng chứ không phải ở chung căn phòng tập thể hai người một giường như những người đàn ông không đi ngang về tắt dưới trần thế. Tổng thống thắc mắc về sự ưu đãi trên thiên đàng thì được Thượng đế giải thích: "Chẳng phải con là Tổng thống dưới thế gian lên đây thì được ưu đãi. Nhưng con là vị Tổng thống đầu tiên lên thiên đàng trong khi ta chưa nghĩ tới việc xây ngục trên đây! Con cứ ở tạm nhà khách dăm hôm.")
 Ở một góc nhìn nào đó thì những đời Tổng thống Cộng hoà nhiệm kỳ đầu sẽ ăn ngon bữa tiệc do Tổng thống dân chủ dọn sẵn, nhiệm kỳ thứ hai ăn nhậu thêm một bữa tiệc nợ cho tổng thống Dân chủ kế tiếp cày trối chết mà trả. Chắc chưa ai quên Bill Clinton-sẵn sàng tuốt dây nịt trong phòng bầu dục để dạy dỗ em thơ khoái học đòi-Monica Lywinsky. Nhưng ông ta đã trả được nợ cho Bush cha, khéo dành dụm mớ thặng dư ngân sách quốc gia trước khi về vườn cho Bush con phung phí bốn năm đầu, bốn năn sau xài nợ để Obama è cổ trả thay. Nhưng cái ông dẻo miệng Obama này, hứa tràn giang đại hải tới đáng ngờ có đủ tài trả nợ như Bill không đây" Có lấy được giấy chứng nhận "Tổ trưởng tổ trả nợ" của Nhà trắng trước khi về đuổi gà trong tình hình thế giới đương đại mà Trung Quốc đang làm khó Mỹ về kinh tế, Nga trỗi dậy khó lường với ánh mắt Putin, Ấn Độ, Trung Quốc thi nhau bay lên cung trăng tán chị Hằng. Rồi Nam Hàn cũng lăm le đi tìm của lạ.


 Thiệt là cóc ngồi đáy giếng mà cũng bàn chuyện chính trị cho hao giấy mực. Ấm ức ráng chịu cho qua tai kiếp lưu đày là phải lẽ. Bây giờ tưởng tượng ra đêm Thanksgiving năm nay, ông Obama cắt con gà tây (turkey) trên bàn ăn hoàng tráng nhất trong đời, bao kẻ thế thời có mặt xung quanh sẽ cười cười nói nói lấy lòng tân chủ nhân ông. Nhưng ông chủ mới của bầy tôi tớ mới thì lắng lòng Tạ Ơn ông Bush. "Đa tạ ngài sọ dầy óc nhỏ đã dọn đường cho tôi tới đỉnh vinh quang." Chỉ tội con gà tây trân mình dưới nhát dao mà người cắt không hứng thú với sự ăn. Niềm vui chiến thắng còn đầy bụng tới 20 tháng 01 năm tới (2009). Khi nhận lãnh cuốn sổ nợ dầy cui của triều đại W Bush mới hát "đời tui cô đơn&" trong Nhà trắng. Tính ngu tôi lo xa, không biết vốn tiếng Anh nghèo nàn của mình có phải học thêm chữ "Black House" không đây"
 Quyền lực là gì mà thế gian truyền kiếp đua tranh. Nói theo Lâm sư phụ là: "Khi đói, bộ óc người ta tuột xuống cái bao tử để chỉ nghĩ đến cái ăn-Lâm Chương". Đó là những tháng ngày trong trại tù cải tạo. Khi ra tù, đi phụ việc lò bún là thấy hơi gạo nên bao tử no no...  thì đi cua gái. Tán em bán nước cà phê, phụ dọn bàn khiêng ghế tới khuya lơ. Hồi chờ em tắm dưới trăng, nghe tiếng xối nước trong nhà tắm ngoài trời, tưởng tượng...  mà nghe rần rần trong ống quyển! Nhưng cuối cùng xổ toẹt trước bình minh, ê chề ra về như tên thất trận dù chưa khai hoả, liêu xiêu trên con đường trăng độc cô cầu bại với bóng mình. Đọc Lâm Chương mà nhớ hoài, mà nghiệm ra. Khi no, người ta nghĩ tới sex, tiền. Cũng chưa đủ vì thiếu quyền lực là không xong. Căn bệnh muôn đời không thuốc chữa của loài người. Đặc biệt là Mỹ, những người từ châu Âu đi tìm vùng đất mới để lập nghiệp, tuyên bố độc lập khỏi mẫu quốc để xây dựng nên Hoa Kỳ hôm nay. Những người lấy máu phiêu lưu làm căn bản cho hành trình kiếp người nên mới có Lễ Tạ Ơn để nhắc nhớ về...  trên con đường phiêu lãng gian nan của những người tiên phong trên vùng đất mới với biết bao nguy nan của vạn sự khời đầu nan.
 Nay, sống trong tiện nghi đủ đầy của nước Mỹ dư thừa vật chất. Dù chỉ là một người di dân sau muộn nhưng nếu không có những người tiên phong đã chết để mở ra con đường sống cho chúng ta sau này thì liệu người di dân đặt chân lên mảnh đất khắc nghiệt về thời tiết, địa lý hoang vu...  chúng ta có sống nổi không" Dù không nói ra thành lời nhưng tận đáy lòng mỗi người trước khi bước vào giấc ngủ có sự hiện diện của quá khứ trong tâm tưởng là lòng biết ơn sự sanh thành dưỡng dục của cha mẹ, tình thương anh em, tình thân bạn bè, tình người phối ngẫu đã chia ngọt sẻ bùi với ta trên hành trình làm người không dễ như cây cỏ.
 Từ khi bước chân đi ra ngoài lãnh thổ quê nhà vì nhiều lý do của nhiều dân tộc trên thế giới để hội tụ trên miền đất hứa này. Đã bao giờ ta nói lên câu: "Xin được tạ ơn nước Mỹ tự do đã trở thành chỗ dung thân bình an, thoải mái cho ta và gia đình." Được thấy mình sống một ngày tự do đã đủ tạ ơn hàng ngàn người vô danh đã khai mở, đã nằm xuống vì hai chữ tự do trên miền đất hứa. Xin được tạ ơn rất nhiều người bình thường trong đời sống đã góp bàn tay làm cho cuộc đời ngày càng đẹp hơn. Dù không có dịp nói ra mỗi ngày nhưng từ tận đáy lòng, vẫn xin được tạ ơn các ân nhân mỗi ngày, và xin nguyện với lòng luôn sống xứng đáng với sự hy sinh của tất cả những người đã nằm xuống cho chúng ta có được ngày hôm nay.
 Phan

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,573,282
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến