Hôm nay,  

Tình Thư Iraq

11/10/200800:00:00(Xem: 141489)

<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

Tác giả: Trần Huyền Chi

Bài số 2428-16208505-vb7111008 Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2008 với bài viết đầu tiên, kể về  trại tị nạn  ở Nam Dương thời đóng cửa thanh lọc, với nhiều chi tiết thật sống động, xúc động, từ sinh nở tới cảnh thanh lọc, tự thiêu... Trần Huyền Chi sinh năm 1959, là bà mẹ của 4 người con, cư dân Virginia Beach, tiểu bang VA, làm nghề nail. Sau đây là bài viết mới nhất của cô. Hình bên: Trang thư và những hình vẽ do tác giả copy y như bản chánh.

***

Con gái cao hơn 1m7, với người Mỹ thì đó là chuyện thường.
Nhưng đối với người mình thì tôi hơi bị ... ngoại khổ.
Bởi vậy, tôi thật khó lòng kiếm được một bạn trai cho xứng đôi vừa lứa với mình. Năm 18 tuổi, người bạn đầu tiên của tôi là bạn học chung trường.
Mỗi khi đi dạo phố với anh mặc dù tôi cố ý mang đôi dép thật thấp, vậy mà anh cũng chỉ đứng đến ngang tai tôi mà thôi.
Lần đầu anh dẫn tôi về nhà giới thiệu với ba má của anh, chúng tôi nói chuyện cũng ăn ý lắm.
Đến lúc ra về, khi bước ra cửa, tôi nghe tiếng của em gái anh:

- Nếu bạn của anh hai ghi tên vô đội bóng rỗ, chị giựt cúp là cái chắc.Tôi ra về buồn man mác, mang nặng sự mặc cảm về chiều cao của mình, thế là tự động âm thầm lặng lẽ ra đi không kèn không trống, không lời từ giã ... thôi thì tự giác, còn hơn để người ta phát giác ... chiều cao của mình, tôi tự nhủ với lòng khi chấm dứt mối tình .. so le.Liên tiếp những người bạn sau nầy, không ai vừa ý cả.
Người tâm đầu ý hợp thì lại quá thấp, còn kẻ có chiều cao tương xứng với tôi thì ý tưởng chênh lệch, hỏi trớ trêu vậy thì làm sao nói chuyện yêu đương.
Thôi thì thời đại mới, đổi kiểu mới, lên mạng tìm người phối ngẫu, để coi khá hơn chăng"Thế là sau vài lần lóc cóc gõ phím, chúng tôi quen nhau.
Anh chàng là lính, lớn hơn tôi 5 tuổi, cao 1m80.
Nghe chiều cao 1m8 là tôi đã cảm thấy yên tâm rồi, vượt qua được một chướng ngại không còn bân lòng về vấn đề cao thấp.Ngày nào chúng tôi cũng nói chuyện suốt đêm, thật là ý hợp tâm đầu.
Chúng tôi giống nhau về tính tình lẫn sở thích.
Tụi tôi nói nhảm đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, chuyện bé thơ cho đến chuyện bây giờ ... thật là lắm chuyện.
Anh tâm sự tôi là một người con gái đặc biệt, anh cảm thấy như đã quen tôi từ kiếp nào ...Hôm nay như mọi hôm, đến giờ hẹn tôi lại chat với anh:- Hello, anh khỏe không"- Khỏe, còn em thế nào"- Rất khỏe, ban ngày đi làm thì em hơi mệt, nhưng cứ đến tối vào giờ nầy, thì em khỏe lắm không biết mệt là gì.- Em vui tánh quá, anh thích mẫu người thẳng thắn như em.
Anh định thu xếp công việc xong sẽ xuống VA thăm em, nhưng không kịp, sáng mai anh có lệnh phải qua Irag.- Vậy hả"  Buồn quá.
Chừng nào anh về"- Anh cũng không biết, có lẽ 9 tháng hay 1 năm không chừng, ngày mai mới biết.
Trước khi anh đi em có thể gửi hình qua cho anh biết mặt được không"
-  Hình em hả"  Xấu quắc à.
Coi làm gì"
-  Xấu đẹp không quan trọng.
Vấn đề là anh chỉ muốn biết mặt em thôi.- Hello... sao im lặng vậy"
-  Em muốn chừng nào gặp mặt nhau thì hay hơn.
Em thấy đưa hình coi bộ không ổn.
Lẽ dĩ nhiên khi đưa hình, ai cũng phải đưa tấm hình đẹp nhất.
Nhìn hình lầm lắm anh à!  Em có con bạn bị lâm vô hoàn cảnh nầy rồi.
Lúc thấy hình thì đẹp lắm, đến lúc đối diện nó về than khổ, kêu trời, vì người tình trong mộng của nó lúc chụp hình đâu có thấy bị lé, đến chừng gặp mặt thấy anh chàng mắt bồ câu, con đậu con bay.- Hi hi hi ... Em làm anh tức cười quá.
Vậy thôi chờ anh về, anh sẽ chạy xuống em, cả hai chúng ta thấy mặt nhau một lượt.
Thế là huề.
Chịu không"
-  Ok.
Quyết định vậy đi.
Nhưng anh nhớ là qua bên đó viết thư về cho em liền nha.- Em khỏi phải nhắc.
Chuyện quan trọng vậy làm sao mà anh quên được.- Thôi bye nha.
Chúc anh gặp nhiều may mắn.- Em nhớ giữ gìn sức khỏe.Khi anh chàng đi rồi tôi cũng cảm thấy hơi buồn buồn  nhơ nhớ chút đỉnh.
Thói quen mỗi tối ngồi chat với anh chàng để giết thì giờ, bây giờ không còn nữa, thấy thời gian sao dài quá, trống vắng kỳ lạ, không còn hứng thú để lên mạng nữa.Hai tuần sau tôi nhận được thư của anh lính, nội dung chỉ hỏi thăm sức khỏe và báo đã quen với cuộc sống mới.
Có một đoạn làm tôi xúc động vô cùng.“... Bữa nay nhận được thư của em, anh rất là vui.
Nơi chốn xa xăm nầy còn gì vui hơn là nhận được thư của người thân.
Những lời động viên của em làm cho anh có thêm sức lực, thêm niềm hy vọng ở ngày mai.
Có những đêm không ngủ được anh nằm tưởng tượng về em, một người con gái anh chưa hề biết mặt, chưa được nắm bàn tay, chưa được vuốt mái tóc em lần nào, mà sao cảm thấy gần gũi chi lạ...”Cuộc tình này làm tôi tốn không biết bao là giấy mực.
Tôi mua 30 cái cards, mỗi ngày gửi một cái cho anh.
Thế là ngày nào anh cũng có thư của tôi cả.
Hết đợt này thì tiếp tục đợt khác.
Thư đi thư lại, nghĩ ra có một người tình không biết mặt, chỉ liên lạc qua thư từ, cũng thấy thơ mộng lắm chứ.Thêm một lá thư của anh nữa.“Ngày ... tháng ... nămEm nhớ thương!Hôm nay anh mệt quá, anh phải dọn dẹp tất cả đường phố, tàn dư của chiến tranh để lại, bụi bặm, thành phố điêu tàn đổ nát, không có sự sống, anh cảm thấy sợ lắm, đôi khi chợt nghĩ:  Có khi nào trong lúc thu dọn chiến trường, anh đạp phải một quả mìn tan xác, chết không được thấy mặt người thân, nghĩ đến đó anh cảm thấy sợ quá, sợ cái không khí yên lặng đầy sát khí đang lẩn quẩn đâu đây ... Anh cảm thấy nhớ nhà quá, nhớ những buổi ăn cơm tối cùng gia đình, nhớ phòng ngủ của mình có cái giường rộng tha hồ mà lăn lộn, và nhớ những buổi tối ngồi chat với em.
Thế giới mọi người ở đó sao mà thấy hạnh phúc quá, còn ở đây, chung với một đám bạn, mà sao vẫn thấy cô đơn, lẻ loi... Chung quanh đây có sự rình rập, đe dọa, anh thật sự là sợ lắm em à!”Tôi càng thấu hiểu thêm tâm trạng của người lính xa nhà.


Lại một lá thư nữa ...“Ngày ... tháng ... nămEm thương mến,Hôm nay anh rất vui vì nhận được thêm thư của em, tuy em không viết nhiều, chỉ vỏn vẹn vài câu, nhưng cũng đủ làm lòng anh ấm vô cùng.
Ít ra cũng còn có một người thương tưởng đến mình.
Em biết không, tụi bạn thấy ngày nào anh cũng có thư, có thằng phá lắm, nó giựt thư của anh rồi chuyền tay cho nhau, báo hại anh chạy theo giựt lại, mệt gần chết.
Hôm nào không nhận được thư của em, anh cảm thấy như thiếu vắng một cái gì.
Em đã làm cho anh hư rồi đó.
Thói quen mỗi ngày đọc thư của em, anh không thể nào bỏ được...”Bây giờ thì ngược lại, niềm vui của tôi là mỗi ngày nhận được thư của anh lính, rồi mua card gửi cho anh lính... Hôm đó, sau giờ cơm, đang ngồi xem tivi, chợt có tiếng chuông reo, tôi bước ra mở cửa và đứng sững lại ngạc nhiên.
Trước mặt tôi là một anh chàng cao, ốm, mặt không đẹp trai lắm, nhưng rất là đàn ông, trên người còn bận nguyên cả bộ đồ lính, tay cầm theo một bó hoa hồng, thấy vẻ mặt của tôi, anh chàng hỏi nhẹ nhàng:- Chào em.
Anh tên là Quốc.
Anh là bạn của Alysa.
Xin hỏi có Alysa ở nhà không em"Rồi không chờ tôi trả lời, anh tiếp luôn:- Có... phải em là .. Alysa không"  Nhìn mặt em anh đoán em chính là Alysa.Tôi nghẹn họng trước tình huống bất ngờ nầy, ú ớ mời anh lính vào nhà.
Tim tôi đập liên hồi, tay chân thừa thãi không biết phải giấu ở đâu.
Thấy tâm trạng luống cuống, hồi hợp của tôi, anh lính trấn an:- Đáng lẽ anh phải báo cho em biết ngày về, nhưng anh muốn dành sự ngạc nhiên cho em, không ngờ em xinh đẹp hơn sự tưởng tượng của anh.Tôi mắc cỡ đỏ bừng cả hai tai.Thế rồi chúng tôi có 30 ngày bên nhau thật vui vẻ, hạnh phúc.
Cuộc vui nào rồi cũng tàn, anh có lệnh qua Iraq.
Một lần nữa tôi sống trong đợi chờ, thương nhớ anh đến bất tận.
Ngày xưa khi chưa biết anh thì nhớ một.
Bây giờ thì nhớ đến trăm ngàn lần.
Tôi giống như tượng đá Hòn Vọng Phu, người chinh phụ chờ chồng, mỗi đêm đếm từng ngày, mong ngày về của anh.
Thế mới biết yêu nhau mà không được gần nhau, đau khổ biết dường nào!Thêm hai tuần dài đăng đẳng chờ mong, tôi lại nhận được thư của anh.
Lá thư nầy rất đặc biệt và dí dỏm.
Kỳ này anh viết cho tôi gồm tám trang giấy với những hình ảnh tiếu lâm vô cùng.Trang đầu tiên anh viết:Guaranteed:  98% of this card is true.Warning:  This card was send with true love!!Direction:  Slowly open this card and read every single wordTrang kế anh viết là:Day 1:  I feel so alone .. So horribly alone.
The pit of despair consumes me.
Day is now night, a dark shadow looms over me, and I am overcome with grief.
I can't believe we've been apart only 10 minutes!

MISSING YOU CRAZIE!

Tiếp theo là những trang ghi từng ngày, giống như nhật ký. Chữ viết đôi khi dập xoá lộn xộn, còn vẽ hình lung tung:Day 2:  Me thinking of youWas up all night thinking of you.
Tried counting sheep, but they all had your head.Gave up at 4,628.Wasn't myself at work today.Note:  Wear underwear underneath tomorrow.Day 3:  So lonely.
Went to the store to clear my head.
There was a sale on whipped cream and body oil.
Do I realyy need them"

I NEED YOU!

Day 4:  Me Missing You! 

hu hu hu ...Day 5:  Need ... you ... must ... hold ... on ...(pretty pathetic, ain't I)

I COULD ONLY FEEL BETTER IF YOU WERE HERE!

Day 6:  Idea !!  Mail myself in large overnight crate !!Atlas shipping 555-4978"

Eagle Delivery (216) 555-1411"

UPS "

NO LIVE ANIMALS OVER 15 LBS!!

Day 7:  Things to do today1

- Miss you2

- Want you3

- Need you4

- Think of you5

- Dream of you6

- Miss you (again")

Và trang cuối anh lính vẽ 1 cậu bé đang đứng khóc với hàng chữ.Day 8:  Idea:  Mail this diary to you so you'll know how utterly lost and alone and incomplete I am without you!

Đọc hết lá thư anh, tôi buồn cười quá, cảm thấy càng nhớ anh lính da diết hơn. Đêm, trước khi đi ngủ, tôi còn coi đi coi lại xấp thư của anh và tự nhủ sáng mai phải đi mua thêm  một lố cards mới để tiếp tục gửi cho anh... Đang miên man suy nghĩ thì bỗng có tiếng chuông điện thoại reo, tôi vội nhấc máy:

- Hê lô.Đầu dây bên kia im lặng một vài giây, rồi có giọng nói của một cô gái:

- Hê lô.
Xin làm ơn cho gặp chị Alysa.

- Tôi đây.
Xin hỏi ai vậy"

Giọng nói nghẹn ngào cùng tiếng nấc đứt quãng:

- Chào chị.
Em là em gái của anh Quốc.

Tôi run rẩy ngắt lời.

-Chị có nghe anh Quốc nói nhiều về em.
Có chuyện gì không em"

Tiếng nấc cùng tiếng khóc òa vỡ:-

Anh Quốc .. không về nữa .. Anh đạp mìn .. chết rồi chị ơi!

Như sét đánh ngang tai, tôi không còn biết tôi là ai nữa.
Y như một khúc gỗ vô tri, tôi không hiểu tôi đã cúp phone bằng cách nào, chỉ thấy một khoảng trống trải hư vô ...Còn nhớ hôm nào, tay trong tay bên nhau, anh đã hát cho em nghe:

“Anh lên đường trăm hướng.
Em ở lại sầu thương.
Muốn gởi câu thơ những lúc đêm mờ.
Ướp cánh hoa xưa vẫn nhớ hương chờ.
Mà đau trong nghẹn ngào... (*)

Hết rồi anh lính ơi.
Tôi đã mất anh thật rồi.
Mấy ngày sau đó tôi như là một cái xác không hồn.
Nhìn tấm hình của anh, những kỷ vật còn lại của anh, thấy chua xót, đau đớn làm sao!  Có thật vậy không anh"  Chúng mình vừa mới bắt đầu mà sao đã vội kết thúc.
Em không tin đó là sự thật.
Em thù ghét chiến tranh.
Quốc ơi!  Anh còn nhớ không"  Anh hứa lần tới, khi trở về, anh sẽ dắt em đến nhà để gặp ba mẹ anh, chúng ta sẽ đi câu cá, tắm biển, xem cảnh mặt trời mọc buổi sáng.
Em không biết đâu.
Em bắt đền anh đó.
Tại sao anh lại thất hứa với em... Bây giờ anh đang làm gì.
Có nhớ em không"  Đêm nay em nhớ anh quá .. anh Quốc ơi!  Đêm thật sâu, thật khuya và tôi vẫn thức.

Trần Huyền Chi(*)

Bài hát 'Sương Lạnh Chiều Đông' tác giả Mạnh Phát.

Ý kiến bạn đọc
30/05/201918:09:59
Khách
mới thấy đó , lại rồi mất đó
cõi vô thường thoạt có thoạt không
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,647,042
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến