Hôm nay,  

Làm Mục Sư

29/08/200800:00:00(Xem: 139875)
Tác giả: Lê Viết Quang

Bài số 2393-16208469-vb6290808

Lê Viết Quang là tác giả ba bài viết về nước Mỹ đã phổ biến: "Hai Chị Em," "Lão Bắc" và "Cảm Ơn Chúa". Bài viết thứ tư của ông, như những bài trước, vẫn là truyện ngắn, được viết với cách nhìn tinh tế và nghiêm khắc.

*

Cái điện thoại di động rung lên trong túi áo khi ông đang cầu nguyện. Ai gọi sớm thế" Cố gắng đọc xong cái danh sách của tín đồ, kết thúc bằng chữ "A-men" rồi ông mới mở mắt, móc cái điện thoại ra, bấm cái nút, nheo mắt nhìn lên cái màn ảnh xem là số của ai. Ồ, số của cô Nhàn. Ông láng máng nhớ ra hôm qua chủ nhật có hứa là thứ hai sẽ dẫn cô ấy đi xin việc làm ở hãng bánh. Mấy giờ rồi cà" Ông nhướng mắt trông lên cái đồng hồ bằng gỗ có hai chiếc kim bằng bạc lấp lánh trong ánh đèn điện, treo trên tường ngay trên lối đi vào căn phòng lớn ở giữa thánh đường. Thường thì mọi hôm có vài tín đồ thân cận với ông đến nhà thờ sớm để cầu nguyện, nhưng hôm nay lại không có ai đến. Ông bước vội giữa những dãy ghế trống hai bên, hướng về lối ra ở cuối căn phòng. Vừa đi ông vừa bấm điện thoại.

- Dạ, chào cô Nhàn. Lúc nãy cô gọi, tôi đang cầu nguyện nên không trả lời máy được. Dạ, khỏe. Cám ơn cô. Dạ... được. Cô chuẩn bị đi, tui đến liền. Khoảng chừng mười lăm phút. Dạ hỏng có gì. Chào cô.

Ông xếp cái điện thoại bỏ lại túi áo ngực, móc chùm chìa khóa trong túi quần jean lần tìm chiếc chìa khóa để khóa cửa nhà thờ.

Quay đầu chiếc Toyota rẽ ra con đường cái, ông ngoáy cổ nhìn lại ngôi nhà thờ bằng gạch, nó trông đẹp hẳn dưới ánh nắng ban mai. Ông vừa lái xe vừa huýt gió, nghiêng đầu tránh mấy tia nắng chiếu vào mặt xuyên qua mấy tàn cây to rũ xuống ven đường.

. . .

Mới đó mà đã gần ba mươi năm rồi. Ngày đó mới tới Mỹ thấy ai cũng đua nhau đi học điện tử hay cờm-piu-tơ. Nghe nói học mấy nghề ấy thì sẽ có tương lai lắm. Nước Mỹ là nước văn minh mà. Mai mốt đây làm cái gì cũng phải dùng máy cờm-piu-tơ cả. Máy cờm-piu-tơ có thể mở đèn, tắt đèn mà mình khỏi phải dùng tay. Thích nhỉ" Điện thì khỏi phải nói. Nước Mỹ văn minh có bao giờ bị cúp điện đâu. Chả giống như ở Việt Nam, nơi thành thị một tuần cúp điện hai ba ngày. Còn vùng quê mình ở thì chả bao giờ biết điện là gì. Nhớ có hôm ăn nhằm cái giống chi mà nửa đêm "tào tháo" đuổi, tìm được cái đèn pin thì pin đã hết điện tám năm rồi. Lần ra cầu cá sau nhà theo ánh sáng sao đêm suýt nữa thì té xuống ao, mà té xuống ao thì tắm hết một ký xà-bông cũng không sạch! Gớm! Cho nên học nghề điện tử ở Mỹ thì chắc chả bao giờ thất nghiệp, bởi lẽ điện bao giờ cũng có, ngày cũng như đêm. Nhưng khổ nỗi là môn toán lại không được giỏi thì làm sao học điện tử hoặc máy cờm-piu-tơ" Phải chi hồi đó ráng học xong tú tài có phải đỡ hơn không. 

Vừa xong đệ tam, sẵn có ông già là tiểu đoàn trưởng đóng ở Cần Thơ, nên làm gì mà ổng chẳng "lo" cho mình được cái lon chuẩn úy! Mang lon sĩ quan, lại là con của sĩ quan thì còn gì bằng! Tội gì phải học cho khổ sở! Thế là "xếp bút nghiên đăng trình ta giã từ" thời áo trắng. Đi vào quân ngũ nhưng chẳng phải cơ cực đóng quân miền thôn dã heo hút như mấy bài hát mà Chí Linh hay rên rỉ cho phận lính xa nhà. Cớ là ông già quen biết nhiều, lại là sĩ quan lâu năm nên "gửi gấm" được những nơi "an toàn" khỏi phải đi tác chiến! Được làm trong ban "chiến tranh chính trị" ngày theo mấy anh đi "công tác" đêm về vác đàn tán mấy cô gái nhà quê.

Nhưng đời thật chẳng đẹp tợ trong mơ. Đùng một cái, Sài Gòn thất thủ. Mà Sài Gòn với Cần Thơ chẳng có bao xa. Bố con nhà lính phải ra trình diện với "chính quyền mới." May mà bên bà già có người bà con đi tập kết ngoài Bắc nên hai bố con được "bảo lãnh" cho về quê làm ruộng, không phải đi tù! Thật là phúc ba đời! Làm ruộng phải theo cách mới của đảng và nhà nước. Tức là phải vô tập đoàn, hợp tác xã hẳn hoi. Mọi người đều bằng nhau, không còn giai cấp! Có "làm" mới có "hưởng" bởi "lao động là vinh quang!" Thôi thì cũng muốn yên thân làm lại cuộc đời, nhưng theo kiểu mới coi bộ không thấy khả quan mà ngày càng bi đát. Thế là một hôm tìm được đường vượt biển... Và cuối cùng đặt chân lên được cái xứ sở văn minh chẳng bao giờ bị cúp điện...

Vào trường học nghề được chừng hơn năm sao mà khó quá! Học tiếng Anh thì có thể bập bẹ nói riết cũng quen, nhưng mấy cái công thức "ao-gi-bra," "tri-gờ-na-mơ-tri," và "cao-kiu-lớt"...v..v.. như những vị khách lạ chưa gặp mặt lần nào! Cố moi óc, bứt tóc, gãi đầu cũng chẳng biết bọn hắn là ai! Ngẫm nghĩ cuộc đời như bèo trôi theo nước, và con người thật nhỏ bé mong manh so với vũ trụ bao la hùng vĩ! Thế là sợ! Nỗi sợ dẫn đến sự cầu an! Chẳng dám tin ai, chẳng có bạn bè, chẳng dám tin vào tay hay là trí loài người! Chỉ có Thượng Đế là Chúa của vũ trụ, thật cao cả, vĩ đại chưa bao giờ thấy, mới thật sự là nguồn an ủi cho loài người! Ấy là lời của mấy ông mục sư hay làm chứng đạo, và vài lần đến nhà thờ thì được "cảm động" và theo lời kinh thánh cho biết đó là sự "kêu gọi" của Chúa Thánh Linh. Chỉ bấy nhiêu thôi là đủ, là có thể "biến đổi" mình thành người của Chúa. Vâng lời, nghe theo "tiếng Chúa gọi" vào trường thần học. Khó lắm, hỏng sao đâu. Học rớt thi lại được, miễn là con có tấm lòng. Và điều quan trọng là không cần học toán! Đấy, và từ đó cái thành phố nhỏ bé vùng trung tây nước Mỹ có một mục sư người Việt "ra lò"!

Ông đi đâu người ta cũng quý trọng gọi ông là "Mục Sư" đến nỗi chữ "mục sư" thành một danh từ riêng giữa vòng người Việt, phải viết hoa cẩn thận! Ông chăm sóc cho tín đồ rất chu đáo vì ngày nào ông cũng đến nhà thờ cầu nguyện vào sáng sớm, đọc tên từng người "dâng" họ lên cho Chúa không bỏ sót một ai. Hầu việc Chúa, lo cho hội thánh xem đơn giản thế chứ chẳng phải vậy đâu! Căng thẳng lắm! Cực trí lắm! Vì phải lo nhớ tới tên từng người, cầu nguyện cho từng người, rồi việc nhà việc cửa, bếp núc đăng đăng vứt đầy ra đấy! Vợ đi làm mà! Cô ấy vừa đi làm vừa đi học, vất vả lắm!

Người Việt mới sang định cư tiếng Anh ấm a ấm ớ, ông hướng dẫn tận tình xin vào cho làm hãng bánh Taco Bell hoặc hãng may bao giấy với đồng lương tối thiểu là phước đức lắm rồi. "Thỏa lòng đi. Ở Việt Nam làm sao được vậy! Quan trọng là bảo hiểm sức khỏe!" Họ mừng lắm, cảm ơn "Mục Sư" rối rít và xem ông như một vị ân nhân đặc biệt! Ông là "người của Chúa chọn" mà! "Phải thỏa lòng! Đủ ăn đủ mặc là phải thỏa lòng!" Và "đó là lời Chúa" mà ông thường giảng hoài ở nhà thờ vào những sáng chủ nhật. Phải "dâng cho Chúa" một phần mười của cải mình có! Dâng cho Chúa là điều Chúa dạy, là mạng lịnh của Đức Chúa Trời "phán" với mỗi chiên con! Sự học thức tốt đấy, nhưng phải cẩn thận, không khéo nó là cạm bẫy của thế gian, làm chúng ta mê muội cuộc đời mà quên đi cái chức vị cao quý là con thánh của Đức Chúa Trời!

Vợ ông cũng là tín hữu lại có bằng cao học, làm sếp trong hãng, giao tiếp với những người trí thức. Đó là "phước" của Chúa ban cho, "cảm ơn Chúa!" Nhà ông cũng hơi khác với nhà của các tín hữu, ở chỗ sang nhất trong thành phố, có hồ bơi, rào dậu hẳn hoi. Đó cũng là "phước" Chúa ban cho, "cảm ơn Chúa!"

Ông khẩn thiết cầu nguyện hằng ngày cho các người lính đang đánh trận bên Iraq. Ông thương họ lắm, tội nghiệp vợ con của họ. Ông bảo họ là những người lính dũng cảm, hy sinh để cho đất nước Hoa Kỳ và gia đình ông được bình an. Có những lúc mắt ông đỏ và chớp chớp khi nói đến họ. Thế mà thằng con lớn ông học xong High School, nó đòi đi lính Marine thì ông khuyên, "Đừng con ạ, học đại học đi!" Nó nghe theo lời ông khuyên, ông mừng lắm, "cảm ơn Chúa!"

. . .

Bước vô nhà, cởi cái áo ấm vắt lên thành ghế, ông nghe có tiếng động sau bếp. Định lên tiếng hỏi thì đã có tiếng vọng lên:

- Anh hả"

Thì ra vợ ông hôm nay về sớm hơn mọi hôm, chắc là cô ấy không được khỏe" Ông đi vội xuống bếp nhìn nàng cười nói nhỏ:

- Ủa, sao hôm nay em về sớm vậy"

- Anh quên rồi sao" Hôm nay là kỷ niệm ngày cưới của tụi mình. Dù công việc bận rộn em cũng chỉ làm có nửa ngày và về sớm.

Ông nhìn vợ ồ lên một tiếng:

- Anh quên mất!

Nàng ngước lên lườm ông, nghĩ thầm, "tội nghiệp anh ấy, lo công việc Chúa quên cả việc nhà," rồi nàng cúi mặt xé cái thư trên bàn đặt ở giữa bếp. Nàng vừa xem thư vừa hỏi:

- Anh đi đâu về vậy"

- Anh đưa cô Nhàn đi xin việc làm ở hãng bánh hôm nay.

- Được không"

Nàng hỏi trống không. Ông mở tủ lạnh lấy lon nước trà nhân sâm rồi bước đến bên bàn ngồi xuống ghế trước mặt nàng.

-Được chứ sao không. Hãng bánh họ đâu có cần mình nói tiếng Anh, chỉ bốc bánh bỏ lên máy cho nó chạy thôi. Mấy thằng sếp chỉ việc ra dấu là công nhân biết liền. Người câm cũng làm được. À, mà thư gì vậy em"

- Thư báo khai thuế.

- Mới đây mà đã gần hết tháng một rồi.

Ông nói bâng quơ, ngửa mặt rót hết lon nước trà nhân sâm vào cổ họng. Nàng vừa đọc cái thư vừa liếc mắt lên trần nhà nhẩm tính rồi nhìn sang chồng nói:

- Năm nay có lẽ mình lấy tiền lại của liên bang nhiều hơn năm ngoái. Cái nhà mới này mình phải trả tiền nhiều hơn. Em có hỏi ông Mike làm ở sở khai thuế biết được rằng chính phủ còn có mục ưu tiên cho những mục sư, vậy mà từ nào giờ em hỏng biết. Tiền lương hằng năm trừ "à-lao-ờn" ra, gồm tiền thuê nhà, tiền điện, tiền "hít"...v...v..., và phần còn lại mới thật sự là "in-cơm" để khai thuế. Tiền lương của anh năm nay là ba mươi chín ngàn, mà tiền nhà mình mỗi tháng một ngàn ba trăm rồi. Còn nữa, tiền nước, tiền điện thọại nhà, tiền đổ xăng của anh, điện thoại di động, vị chi mình được trừ ra hơn hai mươi ngàn trước khi khai thuế.

Ông gật gù nhìn nàng nói chậm rãi:

- Được tiền thuế, em nhớ để riêng ra một phần mười dâng cho Chúa. Trung tín với Chúa, Ngài sẽ cho thêm!

Ông vừa nói vừa chậm rãi đi lên phòng khách ngã người ra cái ghế sa-lông, mắt nhìn xung quanh tìm cái remote control để mở tivi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,186,430
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến