Hôm nay,  

Châm Cứu Và Niềm Hi Vọng

15/08/200800:00:00(Xem: 211673)
Tác giả: Cát Biển
Bài số 2378-16208454-vb6150808

Tác giả hiện định cư tại Philadelphia, đã nhận giải d8ạc biệt Viết Về Nước Mỹ 2008. Ông đến Mỹ năm 1975, tốt nghiệp Kỹ Sư Điện và MBA. Đã giữ chức vụ Engineering Director tại BEI ở Little Rock, AS. Các công ty phục vụ: Exxon, McDonnell Douglas, Boeing, Physical Optics. Tác phẩm: Trùng Khơi Sóng Vỗ (thi tập, 2002).

***

Cuối cùng Khoa cũng gặp được người khách quý ấy. Người khách đó tên là Quang. Gọi là khách quý vì lúc này ông ta là  niềm hi vọng duy nhất cho gia đình anh Tuấn, mà cũng là niềm hạnh phúc trong lòng Khoa để làm được điều gì đó cho người bạn thân lớn tuổi, người bạn vong niên, nơi thành phố mới này.

Cách đây 2 tháng sau hai lần sắp xếp khẩn khoản mời một ông thầy Đài Loan giỏi từ Florida có khả năng điểm huyệt đến trị bệnh anh Tuấn mà không được vì ông thầy ấy quá bận rộn trong cả 2 chuyến ghé Phila, Khoa và gia đình anh Tuấn mong mõii chờ đợi một niềm hi vọng khác bất kể từ đâu. Vì vậy mà chuyến ghé thăm gia đình anh Tuấn mang nhiều hân hoan và kỳ vọng từ nơi vị thầy châm cứu này.

Sáng nay khi liên lạc được vị thầy châm cứu đó Khoa liền hủy bỏ cuộc hẹn của 2 người khách khác để dành thì giờ sắp xếp ngay việc đưa người thầy này đến nhà châm cứu cho anh Tuấn. Mọi việc giải quyết thật nhanh, răm rắp như đi đánh giặc. Lòng Khoa chợt lâng lâng nhớ lại một câu nói của một tác giả nào đó.. "Không có hạnh phúc vĩnh cửu, chỉ có những khoảnh khắc của hạnh phúc"...và hôm nay là một ngày của hạnh phúc.  Khoa vì quá bân rộn theo nhịp sống vội vã chung quanh không đến thăm anh Tuấn được hằng mấy tháng nay, lòng cứ canh cánh cưu mang một món nợ ân tình. Hôm nay là ngày trả lại phần nào món nợ thâm tình đó.

Ngay sau lời giới thiệu của một người bạn, Khoa đã liên lạc và mời được vị thầy châm cứu này đến nhà anh Tuấn để trị bệnh cho anh. Hai tuần trước, một người bạn trẻ tuổi tên Lực bị stroke, méo miệng, cả nhà tưởng chết. Thầy Quang cũng tình cờ từ Las Vegas bay về Philadelphia đúng lúc. Thầy Quang chữa trị Lực hoàn toàn bằng châm cứu, sau 2 tuần lễ Lực đã bình phục gần 90%, sinh hoạt đều đặn và tịnh dưỡng, tránh tiếp xúc mọi người vì những xúc động có thể gây ảnh hưởng đế tiến trình phục hồi. Lực hiện giờ đã khôi phục lại hầu hết khả năng hoạt động.

Anh Tuấn đã bị tai biến mạch máu não (stroke) lần thứ tư. Vào ngày lễ Tân Niên (New Year) 2008 của Hoa Kỳ, trong lúc mọi người náo nức bên tiếng pháo nổ đì đùng nhộn nhịp mừng đêm giao thừa cuối năm của thành phố Philadelphia, có người hàng xóm phát hiện anh Tuấn đang nằm gục bên thềm căn cao ốc do anh làm chủ. Thì ra anh Tuấn, người chủ nhân của hơn mấy chục căn nhà, trong đêm giao thừa vẫn tận tụy đến căn cao ốc ấy để tiếp tục sửa sang các bất động sản của anh. Và anh bất ngờ bị stroke. Thật may mắn là người hàng xóm ấy đã gọi xe cứu thương đến kịp lúc để đưa anh vào nhà thương cấp cứu. Sau mấy tháng điều trị anh Tuấn đã từ từ phục hồi được trí hiểu biết, biết tỏ vẻ vui mừng, lẫn nét buồn bã chán chường, khi gặp lại Khoa hôm trước.

Khoa đến nơi hẹn đúng giờ. Điểm hẹn là trước quán phở góc đường số 6 và Washington Ave. Sau mấy cú điện thoại xác nhận (chắc như bắp) và 30 phút lê thê đứng thấp thỏm chờ đợi, cuối cùng ông thầy châm cứu tên Quang cũng đến gặp Khoa. Khoa và thầy Quang cùng lên xe vì xe Quang có GPS navigator để kiếm đường đi cho dễ. Sau đó câu chuyện vồn vã trên chuyến đi dài 40 phút lái xe.

- Thưa thầy, anh Tuấn bị stroke lần này đã là lần thứ tư. Rất may mà anh ấy còn có cơ hội bình phục. Mẹ tôi cũng từng bị stroke, đến lần thứ ba thì mẹ không tỉnh dậy nữa. Và bà đã mất sau đó.

-Vâng tôi sẽ cố gắng chữa trị cho anh ấy. Anh Khoa hiểu, trong vấn đề trị liệu, một phần rất quan trọng ngoài vật lý trị liệu là yếu tố tâm lý. Khi người bệnh có niềm tin tưởng mạnh mẽ rằng ông ta chắc chắn sẽ bình phục thì ông ta sẽ tiến bộ rất nhanh. Trái lại khi con người tuyệt vọng thì người ta sẽ bỏ cuộc và không thiết tha, như vậy sẽ không còn nghị lực để phấn đấu nữa.

Câu chuyện tiếp tục giòn giã về đủ thứ đề tài trong chuyến xe. Qua đó Khoa được biết ông thầy Quang trước kia tốt nghiệp ngành Dược tại Việt Nam trước 1975. Ông có tật ở chân nên được miễn dịch, không phải phục vụ trong quân đội. Sau đó ông lại thi đậu vào học y khoa. Sang Mỹ từ năm 1998 ông hướng về ngành châm cứu. Ông theo học, tốt nghiệp và được lấy bằng hành nghề châm cứu tại Pennsylvania. Khoa nói:

- Tôi không may mắn lắm với môn châm cứu thầy Quang à. Mấy lần đi gặp thầy châm cứu trị bệnh nghẹt mũi vì viêm mũi, lần nào cũng không có kết quả cả.

- À bệnh viêm mũi thì cần phải đổi mới lớp da trong mũi thì mới có cơ hội hết được. Bằng không thì châm cứu ít có kết quả. Đây nhé, viêm mũi tức là các cơ quan của chính mình đã không cung cấp hỗ trợ hiệu quả cho khu vực đó nữa, thì mình phải có cách thay thế lớp da nơi đó mới được.

Ký ức chợt trở về với mớ kỷ niệm bủa vây, về những điều anh Tuấn đã tâm sự cùng Khoa bên ly bia những ngày anh Tuấn còn khỏe mạnh. Anh Tuấn thường hay nói "anh em mình thật có duyên mới gặp được nhau"..."Chú Khoa ơi giấc mộng lập một trường học quốc tế này của anh em mình tôi sẽ yểm trợ chú hoàn toàn bằng tất cả những gì tôi có thể, nhưng có lẽ ngày thành tựu chưa chắc gì tôi sẽ thấy được chú Khoa à, vì sức khỏe tôi càng ngày càng yếu đi, thật đáng tiếc"..." Chúng ta rồi sẽ bước qua cuộc đời này như một giấc mơ mà thôi"..."Thật sung sướng và may mắn cho những ai có được người tri âm tri kỷ, nếu không thì cuộc đời này thật là vô nghĩa, và tôi rất may mắn gặp được chú Khoa"..." chết thì đáng buồn thật phải không chú Khoa, nhưng sống mà thiếu hạnh phúc thì cũng chẳng khác gì điều đáng tiếc kia"..và nhiều điều khác nữa mà anh Tuấn đã từng nói với Khoa...

Khoa và thầy Quang tìm được đến địa chỉ nhà anh Tuấn với sự hoan hỉ và niềm hi vọng của chị Tuấn. Nhà chị đang cũng có một người bạn của chị tên là Hoa thường xuyên đến giúp đỡ, cùng cháu Kelly, con út của anh chị Tuấn. Căn nhà như sống động lên với bước chân khách lạ và lời chào hỏi rộn ràng của chị Tuấn và vị khách quý, thầy Quang. Hai chú cún nhỏ chạy rộn ràng khắp các phòng. Khoa cúi người đưa tay vuốt ve, xoa và gãi nhẹ nơi bụng chú chó con. Chú chó nhỏ lăng xăng này mới mọc răng nên thích cắn nhẹ khi đùa giỡn với Khoa. Sau đó say men, càng lúc càng cắn mạnh lên cho "đã" theo nhu cầu ngứa nướu của nó khiến Khoa phải ngưng, đầu hàng mấy chiếc răng nanh đó. Khoa rất yêu thích chó. Ngược lại các chú chó đều có cảm tình với Khoa. Hầu hết đều nằm yên khi được bàn tay Khoa xoa gãi nhẹ vuốt ve. Hiển nhiên loài chó có linh tính. Chúng có cảm nhận được khi gần kề những người yêu chúng, dầu chỉ mới gặp lần đầu. Chú chó con này mới lớn được 6 tháng, kích động vì có khách lạ đến nhà, chạy ngược chạy xuôi hết bám vào chân Khoa lại đứng lên cào vào đùi thầy Quang khiến ông ta lúng túng không biết đối phó thế nào. Chị Tuấn sau bao nhiêu lần ra lệnh chú cún ngưng phá phách không hiệu quả, cuối cùng phải đem chú cún con ra cột dây nhốt đằng sau vườn. Chú chó con rên rỉ như xin xỏ được vào tiếp tục chơi với khách.

Anh Tuấn được đặt nằm trên chiếc giường loại giường của bệnh viện, có thể bấm nút điện đều khiển cho phần lưng được nâng lên xuống thích nghi với các hoạt động trong ngày. Giường anh đối diện với một chiếc Tivi hình như lúc nào cũng phát đủ thứ hình ảnh và âm thanh trong 1 phòng riêng biệt và tỉnh lặng. Mỗi tuần có lịch trình người của công ty dịch vụ y tế đến để săn sóc làm vệ sinh cá nhân cho anh, và chăm sóc điều dưỡng. Khoa đến vui mừng chào anh Tuấn, vừa chỉnh độ cao vừa phải để tiện thăm hỏi và chuẩn bị việc châm cứu. Thấy Khoa vào thăm, anh Tuấn vui mừng lộ hẳn ra nét mặt. Anh cười một cách hân hoan sung sướng với người bạn thân. Tay phải của anh bị co rút tê cứng thành một góc 90 độ không cử động được. Tay bên trái cử động được một cách nhẹ yếu, chậm chạp. Anh nắm lấy bàn tay của Khoa bóp nhẹ. Khoa cũng bóp lại mấy ngón tay yếu ớt đó và khuyến khích anh bóp mạnh hơn. Anh bóp tay Khoa và nở thêm một nụ cười nhẹ rất đáng thương. Khoa vuốt tóc trên mặt anh và nói:

- Anh Tuấn, hôm nay em mang 1 người thầy đến châm cứu... anh sẽ khỏe và phục hồi nhanh... anh phải có niềm tin...anh sẽ nói lại được... và cánh tay phải của anh sẽ cử động được anh nhé...

Lại một nụ cười thật dễ thương nơi gò má hóp. Không có gì sung sướng bằng sự đón nhận một nụ cười yêu đời đến thế. Anh Tuấn nhìn Khoa bằng một cặp mắt thật trìu mến như những ngày anh còn khỏe, những lúc anh tâm sự...Chú Khoa biết không, ở thành phố này tôi quý chú Khoa nhất, tôi không tiếp xúc ai nhiều, chỉ nói chuyện với chú Khoa là tôi vui nhất..  Dạ, em cũng ít chơi với ai, chỉ qua gặp anh là hai anh em mình có thể nói chuyện vô tận về những người bạn thân lúc trước của anh, lại cũng là những người em quen...

- Anh Tuấn, anh tập đếm với em nhé...Một.. hai...ba.. nè...

Người cựu luật sư và cựu sĩ quan Không Quân bay bướm đẹp trai ngày xưa bây giờ phải tập nói bập bẹ như con nít mới lớn. Anh Tuấn cố gắng đếm theo với Khoa nhưng cổ họng chỉ phát được 1 giọng phều phào nhẹ có chút hơi gió. Thầy Quang nói:

- Mình phải trị bằng châm cứu cho khu vực tạo âm nơi cổ họng của anh hoạt động được thì mới có kết quả.

Thầy Quang mở cặp đồ nghề dầy cộm màu đen mang ra bày trên mặt ghế lỉnh kỉnh đủ mọi thứ. Ông ta chuẩn bị đủ loại kim châm dài ngắn đủ cỡ được gói kỷ trong các bao kiếng, 1 đèn laser loại mang tay, bàn ấm cho chân và mấy món gì khác trong chiếc cặp màu đen đó. Thầy Quang đưa tay bấm mạch nơi cổ tay trái của anh Tuấn tầm mắt nhìn xa lên cao có nét suy tư như đang phân tích để chẩn đoán. Xong ông ta liên tục hết mũi kim này đến mũi kim khác thoăn thoắt châm kim vào mười mấy huyệt đạo trên tay, đùi, dưới chân, mặt, tai và vài chỗ trên đầu. Trước khi châm kim, ông luôn bôi một loại thuốc sát trùng. Ông thầy Quang sau đó nhắc với anh Tuấn là 12 giờ kể từ sau khi châm cứu, bệnh nhân nên tránh tiếp xúc với nước, giữ cơ thể khô và giữ nhiệt. Ông ta vỗ về khuyến khích với anh Tuấn là anh sẽ được thuyên giảm và có thể nói và cử động lại được. Nét mặt anh Tuấn rạng rỡ hẳn lên với lời khích lệ ấy của một vị thầy.

Khoa qua phòng kế ngồi hàn huyên với chị Tuấn. Người đàn bà rất tận tụy với tình trạng khó khăn hiện tại của chồng mình cũng đã từng có 1 bướu trong não của chị, được bác sĩ khoét sọ để giải phẫu lấy bướu ra khỏi não. Vì vậy mà chị hay quên đầu quên đuôi sau khi mỗ xong. Chị vừa liên tục chăm sóc cho anh Tuấn, vừa cán đáng mọi chuyện khác trong gia đình. Chị kể với Khoa là gần đây chị thường tâm sự nói chuyện với anh: anh hãy cố gắng bình phục, rồi mình cùng đi chơi, đừng làm lụng gì nữa cả... bao nhiên căn nhà mình có thể bán để cùng hưởng tuổi già...Khoa chợt nhớ lại buổi tối trước đêm New Year Eve khi anh Tuấn và Khoa ngồi ăn trong một nhà hàng chuẩn bị mừng năm mới 2008, Khoa hỏi: 

- Anh Tuấn ơi, anh làm gì mà làm cực khổ liên tục đến vậy hở anh" Bao nhiêu tài sản đủ để anh an hưởng tuổi hưu rồi mà"

Anh Tuấn đáp:

- Thì mình làm rút là để chuẩn bị nghỉ hưu đó Khoa...thôi cứ xem số mình cả đời cơ cực... để con cái tụi nó được sung sướng..cứ xem là như vây đi cho xong...

Cú stroke của anh Tuấn đã làm thay đổi cuộc sống của gia đình anh. Có lúc gia đình anh sở hữu hằng trăm căn nhà cho thuê. Anh Tuấn hằng ngày chăm lo sửa sang bảo trì các căn nhà chạy hụt hơi theo các hư hỏng lớn nhỏ bất kể mùa đông hay mùa hè. Mùa đông thì các hệ thống sưởi nóng là nhu cầu cấp bách. Có những khi điện thoại nhà anh reng vì đường ống nước bị bể giữa đêm khuya. Anh phải vội đi sửa chữa. Mùa hè thì lo xây cất tu bổ liên tục. Ít khi nào anh Tuấn có thì giờ nghỉ ngơi, tay chân thì chai cả vì làm lụng. Thậm chí không có thì giờ rửa tay mỗi khi hẹn Khoa tới chơi nhà anh. Trong nhà anh có lỉnh kỉnh hằng trăm xâu chìa khóa nhà đánh dấu đủ thứ nằm ngổn ngang trên bàn. Lúc nào anh Tuấn hình như cũng bận rộn đi tìm chìa khóa nhà để đi sửa. Hằng ngày chị Tuấn thu tiền mướn nhà do các người thuê ghé đến trả. Khách đủ loại: Mễ, Tây, Tầu, Indo, Việt... Cô con gái lớn vừa tốt nghiệp luật sư đang làm việc bên New York.  Hai cô cậu em thi ở chung với cha mẹ. Cậu con trai thì làm kỹ sư computer đang đến tuổi cặp kè suốt ngày đi làm việc và đi chơi với bạn, khi về đến nhà thường vào phòng riêng đóng cửa kín mít. Cô con gái út thích tự do, sau khi xong trung học không muốn học tiếp Đại Học. Cô giúp mẹ làm các giấy tờ liên hệ tới chi thu tiền bạc. Cả hai anh chị đều đã trải qua những trạng thái hiểm nghèo về bệnh lý nên sau khi suy nghĩ cẩn thận, một hôm anh Tuấn quyết định sang tên toàn bộ tiền bạc và các sở hữu bất động sản cho 3 người con. Cô con gái lớn thì rất bận học và thi lấy bằng luật sư, đang có bạn trai người Đài Loan nên ít tham dự các hoạt động gia đình, chỉ về thăm trong các lễ lớn. Người con trai thích mua xe đẹp và dẫn bồ đi cruise trip hoặc đi du lịch. Cô con út thì đi mua sắm liên tục, rinh về nhà đủ thứ hàng hóa. Hai người con này nắm hầu hết các trương mục tiền bạc.

Một hôm chị Tuấn đi về VN thăm gia đình, anh Tuấn được biết hơn mấy trăm ngàn đô trong ngân hàng của gia đình đã cạn sạch. Ngoài ra, mấy căn nhà cũng được cậu con trai đem thế chấp vay nợ. Anh Tuấn tá hoả âu lo vì anh vốn chỉ quen việc sửa nhà, không hề nắm vững chuyện tiền bạc. Các giấy nợ đòi thuế và đòi nợ ngân hàng về tới tấp. Anh lôi 2 đứa con ra gạn hỏi về chuyện tiền bạc. Sau đó hai đứa lại càng không nói chuyện với anh. Mỗi khi về đến nhà mạnh ai nấy vào phòng riêng không nói lời nào cả. Bao nhiêu tiền cho thuê nhà phải lo đấp vào mấy khoản nợ mới đó. Có những hôm anh Tuấn mời Khoa sang uống vài ly bia bàn đủ thứ chuyện đời, anh hay tỏ lời ngao ngán về nếp sống của giới trẻ tại Hoa Kỳ và sự giao tế đối với mẹ cha, khác hẳn sự tôn kính của anh đối với thân phụ của anh.

Sau cú stroke lần thứ tư của anh Tuấn, mọi hoạt động trong gia đình anh bị xáo trộn hẳn. Cô con gái lớn xin nghỉ phép cùng bạn trai từ New York về thăm anh đang nằm trong phòng cấp cứu. Cô con gái út túc trực trong phòng bệnh của cha với chiếc laptop computer để lên net trả lời email. Cậu con trai thỉnh thoảng ghé thăm cha cùng với cô bạn gái cũng trạc 20 tuổi. Chi Tuấn vừa điều động sửa nhà, thâu tiền cho thuê nhà, vừa dành thì giờ ghé thăm anh. Mọi hoạt động của gia đình quây quanh căn phòng cấp cứu mà nhân vật chính là anh Tuấn chỉ nằm im bất động. Râu anh mọc lỉa chỉa. Cô con gái phải mua dao cạo râu về cạo cho sạch và gọn bớt. Khi Khoa và bác sĩ Thông cùng vào thăm anh lần đầu tiên trong khu hồi phục ở bệnh viện thì anh Tuấn đã gầy hóp, nếu không quen thân sẽ rất khó nhận ra anh. Anh mỏ mắt lờ đờ nhìn các người khách đến thăm. Quanh người anh đủ thứ giây ống thuốc ở tay, mũi mang giây oxygen, thuốc điều trị và nước biển vào người cùng với các dây điện gắn đo nhịp tim, độ máu.. Từ đỉnh sọ của anh cũng được khoét 1 lỗ có một ống cao su dẫn nước ứ chạy từ não đi xuống bên ngoài cơ thể. Chị Tuấn đến nắm tay, lay anh và nói:

- Đây nè chú Khoa đến thăm anh nè..chú Khoa bạn thân của anh nè... anh có nhận ra không" Chú Khoa và chú Thông đến thăm anh nè...anh chào họ đi...

Anh Tuấn chỉ nhìn lờ đờ như người say rượu, không hề tỏ 1 cảm giác gì cả. Khoa nắm lấy tay anh chào hỏi trong niềm yêu thương xúc động. Người bạn đang nằm thẫn thờ đó đã từng sát cánh với Khoa về một dự tính sẽ cùng làm 1 điều gì để đền đáp với xứ sở Hoa Kỳ, mà đã cưu mang cung cấp cho bao nhiêu người tị nạn Việt Nam có được một cuộc sống mới. Cả hai đồng ý kế hoạch tạo dựng một cơ sở giáo dục quốc tế. Thế là bao nhiêu buổi họp bàn luận, các nhân vật nổi tiếng từ Cali và Texas đã được mời sang để tham quan cơ sở gây dựng trường học. Hai người bạn say mê theo đuổi một giấc mơ...Thỉnh thoảng anh Tuấn có nói với một nụ cười đăm chiêu: Chú Khoa có làm gì thì làm nhanh lên nhé, không chừng tôi sắp chết đến nơi rồi đó... tôi không chờ đợi lâu được đâu...Khoa chỉ tiếp lời... Dạ thì em cố gắng chứ..

Bẵng đi gần mấy tháng, bây giờ Khoa mới có dịp đến để thăm anh Tuấn. Ông thầy châm cứu Quang cũng là một động lực chính để có dịp ghé qua thăm anh, cùng với niềm hi vọng và an ủi mình đã làm được một điều gì đó cố giúp bệnh tình của anh.

Sau các thủ thuật châm cứu của thầy Quang, Khoa và chị Tuấn ghé đến bên giường của anh Tuấn. Khoa nói:

- Anh Tuấn ơi...anh cố gắng lên nhé... ráng bình phục nhé...

Anh Tuấn nở một nụ cười thật tươi nơi đôi má hóm. Khoa mang theo 1 quyển sách lấy đặt vào tay trái của anh nói:

- Em mang quyển sách này tặng anh ...có bài của em viết trong đó.. anh khỏe mạnh nhanh để anh đọc nhé...thầy Quang nói là cơ tay phải của anh sẽ hoạt động lại, không còn co quắp nữa... và anh sẽ phát âm được...anh chịu khó tập nói chuyện nhé... tập đếm một hai ba cho thật rõ lại nhé...

Anh Tuấn trìu mến cầm quyển sách đưa lên đưa xuống nhẹ mấy lần như thể muốn bày tỏ một sự cảm ơn hay một lời hứa gì đó. Chi Tuấn đưa tay xoa lên mặt anh và nói:

- Đó thầy Quang và chú Khoa nói anh sẽ lành bệnh đó anh...anh cố gắng nhé..

- Anh Tuấn à...em sẽ cố gắng tiếp tục hoàn thành giấc mơ của hai anh em mình... anh đừng lo nhé...một ngày nào đó em sẽ dựng lên một trường quốc tế như anh em mình đã dự tính... anh cố gắng hồi phục cho nhanh nhé..

Thêm một nụ cười đáng yêu từ khuôn mặt héo hon. Hình như nơi khoé mắt anh có long lanh thêm một chút gì của sự trìu mến quyến luyến. Có cả bình minh và hoàng hôn cùng quyện lẫn với nhau trong ánh mắt đó. Khoa bóp mấy ngón tay anh và anh đáp lại, bóp tay Khoa nhè nhẹ.

Cả chị Tuấn và cháu Kelly cũng đồng loạt nhờ thầy Quang châm cứu. Chi Tuấn khai bệnh của chị là bả vai tay bên phải bi đau, đêm nào cũng cần xoa bóp. Cháu Kelly nói cháu bị đau xương sống. Thầy Quang bắt mạch từng người với ánh mắt đăm chiêu, xong nhanh nhẹn châm kim khắp các huyệt đạo. Mỗi người đều ngôi yên trong khỏang 15 phút. Sau đó thầy rút kim, xoa thuốc sát trùng, gói kỷ các kim đã xài và bỏ vào thùng rác.

Khoa ngồi yên trầm ngâm với nhiều ý tưởng về cuộc đời của anh Tuấn. Người đàn ông làm lụng liên tục từ ngày đặt chân đến Hoa Kỳ ấy chưa hề biết ăn chơi, xài phí. Tài sản hằng triệu đô la nhưng anh luôn đi chiếc xe cũ mèm chất đủ thứ đồ nghề sửa chữa nhà cửa. Anh thường hay đi đấu thầu mua mấy món đồ của các cơ sở bị khánh kiệt, từ chiếc xe towing truck, máy tivi cũ, thang nhôm, các dụng cụ siết ốc...đem về chứa đầy basement.  Hằng tuần để thay đổi không khí anh và chị Tuấn chạy qua khu chợ trời rất lớn bên New Jersey để đi chơi và mua mấy món giá rẻ. Cú stroke này là lần thứ tư, vậy mà cơ thể anh vẫn có khả năng hồi phục. Anh như luôn có một niềm mơ ước sẽ về thăm lại quê hương Việt Nam nhưng cũng lại tuyên bố ngày nào không còn cộng sản thì anh mới chịu về đốt bó hương tưởng niệm tổ tiên. Anh luôn có một nét xót xa vì sự lạnh nhạt trong cách cư xử của mấy đứa con. Những chuyến bay khắp các vùng hành quân của đời phi công hào hoa cũ giờ để lại kết quả là mấy đứa con không chính chức của anh giờ đã lớn vẫn còn ở Việt Nam. Người đàn ông đó hiện đang từ từ đi vào trang cuối của tập truyện đời anh với một số ước mơ chưa hoàn tất và có lẽ là sẽ không bao giờ thành tựu.

Chi Tuấn cuối cùng cũng thả chú cún con ra để chú chạy cái ào đến Khoa cắn nhẹ tay Khoa đùa giỡn, đuôi của chú cún quẩy liên tục thật ngộ nghĩnh. Khoa chào hết mọi người xong, lại quay vào phòng chào và bóp tay anh Tuấn và nói nhỏ cho cả anh Tuấn và cả cho Khoa: Nhớ nhé...đừng bỏ cuộc nhé... hãy chấp nhận bất kỳ điều gì đã xảy ra...hãy bình thản giữ niềm vui mà tiếp tục phấn đấu... anh Tuấn nhé...

Anh Tuấn nhìn như muốn gật đầu hứa hẹn.

Trên chuyến xe về lại South Philly, câu chuyện tiếp tục về thầy Quang và những ngày lận đận khi ông ta tự tìm một nghề sinh sống ở Hoa Kỳ có liên hệ đến ngành y của ông, và cuối cùng ông đã học và lấy được bằng hành nghề châm cứu.

Khi chia tay người thầy châm cứu xong, hình ảnh nụ cười và ánh mắt của anh Tuấn chợt hiện về trong hồn Khoa. Lời của anh Tuấn đêm trước ngày anh bị stroke lại trở về... thôi cứ xem số mình cả đời cơ cực... để con cái tụi nó được sung sướng..cứ xem là như vây đi cho xong... ít ra anh Tuấn cũng đã tự tìm được cho anh một lời an ủi, một closure, một sự bình an nào đó.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,318,494
Tác giả là cư dân miền Bắc California, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ, từng nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007 với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã dự Viết về nước Mỹ từ 2009. Ông cùng gia đình đến Mỹ từ 1994 theo diện HO, định cư tại Boston.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa