Hôm nay,  

Một Thời Bỡ Ngỡ

29/05/201500:00:00(Xem: 8718)

Tác giả: Y Châu
Bài số 3528-16-29928vb6052915

Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết, tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người. Sau đây là bài mới của ông.

* * *

Trong điện thoại của tôi có tin nhắn: "Lương cần giúp đỡ, sẽ gọi lại". Tôi vui mừng khi đọc lời nhắn, nếu người nhắn tin đúng là anh Võ thành Lương, chung tổ 8 với tôi, lúc ở Chi Lăng. Anh gốc pháo binh, cái miệng ưa chề chề, mặt giống tài tử Sylvester Stallone, đóng vai chính trong phim nhiều tập Rocky, tôi rất mê. Khi chơi bóng chuyền, anh Lương ở hàng công, đứng trên lưới, thường quay lưng vào lưới, lúc nhận được banh, nhanh như chớp anh nhún mình tung cao bất ngờ xoay người dùng sóng tay chẻ bóng. Trái banh vượt qua lưới, cúi quặp xuống sân đối phương, ăn điểm.

Có lần trong bản tin tìm người thân trên truyền hình hải ngoại, do anh Ngọc Chiệu và chị Băng Châu phụ trách, có tên anh và số điện thoại (dường như mã số vùng là Canada), tôi có gọi nhưng không có ai trả lời!

Hôm sau, người nhắn tin gọi lại, xưng tên là Gia Lượng, không phải là anh Lương, tôi mừng hụt. Gia Lượng còn trẻ, cở tuổi mấy đứa con trong nhà. Lượng hỏi tôi xin ở trọ, để đi thực tập ở bệnh viện University of Miami Hospital gần nhà tôi, thời gian khoảng 8 tuần lễ. Tôi hỏi Lương làm sao mà biết tôi để gọi? Lượng nói:

- Con lên "internet", trang "Yellow Pages", tìm nhà người Việt Nam, gần chỗ bệnh viện con đi thực tập cho thuận tiện, rồi thấy tên chú ngộ quá là "Y", nên con gọi cầu may.

Nghe giọng nói cũng thật thà, dễ mến, dường như thân sinh thích chơi chữ: đặt tên cho cậu ta là "Gia Lượng"? (không biết có họ hàng gì với Khổng Minh Gia Cát Lượng, trong truyện Tam Quốc Chí diễn nghĩa của Trung Hoa?). Ở xứ lạ quê người mà có thêm một đồng hương có gì vui bằng. Nhưng ngặt một nỗi là nhà tôi không có dư phòng; cũng quen tánh lo xa, trong nhà toàn là "femal" không hà. Chỉ có tôi là "male", độc nhất (nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô). Trước sau gì cũng phải rớt xuống vị trí số hai, phải từ từ,... Tôi trả lời ờm ờ:

- Để tôi tính lại, sẽ trả lời Gia Lượng sau.

Tôi hỏi thăm những người quen biết, để tìm chỗ trọ cho Gia Lượng. Có rồi, ông Trang Minh làm ở Parkway

Hospital, là láng giềng mới đến, anh làm "ca" tối, nên ban ngày phải ngủ bù, lấy sức, còn tôi thì ngược lại, nên chúng tôi không biết nhau.

Tôi tìm đến nhà anh vào lúc chạng vạng tối, gõ cửa, không thấy ai trong nhà, quay lưng ra về; thì bên góc sân có một người ngồi chồm hỗm, kiểu nước lụt, đội nón bàng, không thấy mặt mũi, anh ta hỏi tôi:

- Anh tìm ai vậy?

- Tôi tìm anh Trang Minh.

- Tôi đây.

Tôi thắc mắc hỏi lại anh ta:

- Anh làm gì mà giờ nầy ngồi ở đây, sao không ở trong nhà, lại đội nón lụp sụp như đang đóng phim điệp viên "007" vậy?

Anh phân trần:

- Bữa nay được nghỉ, lúc mặt ông còn trên cao, khi sụp tối cũng không hay. Thấy mấy bụi cỏ dại thiệt là gai con mắt, nó ăn hiếp đám cỏ ngát, cỏ mồm, nên ra đây nhổ bỏ. Tôi hỏi tới:

- Tối hù rồi mà anh còn nhìn thấy à?

- Đâu có thấy được đâu, rút kinh nghiệm. Cỏ cú: có củ, thân, lá nhỏ, không cần nhìn chỉ cần đưa bàn tay rà qua rà lại, là biết nó ngay, dễ dàng nhổ lên thôi.


Theo tay anh chỉ, tôi ngó chung quanh, từng mớ cỏ cú nằm trơ trên mặt đất. Thiệt phục tài anh luôn.

Anh mời tôi vào ngồi ở "Patio" trước nhà anh.

Trời đà dịu mát, gió từ biển thổi vào chỉ xua đi một phần nào cái nóng hừng hực, vào tháng năm South Florida. Ánh sáng từ đèn đường, lung linh xuyên qua những cây nhãn, cây dừa in xuống sân những hình ảnh kỷ hà méo tròn, ngô nghê; nhưng tôi cũng nhìn ra được một đống gạch, đá ngổn ngang trước sân. Anh giải thích:

- Nhờ mấy người thợ làm cái hồ nho nhỏ... (Anh mơ màng, thả những cánh bèo, bông súng; gió đùa, sóng gợn lăn tăn, đàn cá kiểng tranh nhau đớp mồi. Trên hồ là chiếc cầu, có cành trúc, mình treo một cái nón lá, rồi mới thong thả nói tiếp)

- Nhưng họ đòi nầy, đòi nọ phiền quá. Tôi quyết định tự làm lấy, lên "internet" vừa học vừa làm. Vừa rồi mới để cái cầu sắt lên coi đẹp lắm... nhưng nó sập, nằm chỏng chơ!

Hèn chi, nảy giờ tôi để ý thấy anh đi khập khểnh, tôi hỏi anh:

- Bộ cái cầu sập làm anh bị thương ở chân có đau không, cần gọi 911? Anh làm ở bệnh viện, bảo hiểm, thầy thuốc nó lo hết mà.

- Cũng may mắn, cái cầu nó sập từ từ, lúc đó tôi không còn ở đó, nên không sao cả.

Cái chân nầy là một kỷ niệm, lúc tôi vượt biên ở Đại Ngãi, Sóc Trăng, bị bắt lại. Khi bị nhốt, tôi thừa dịp trốn. Tôi chạy bán sống, bán chết, lòng vòng qua cái hầm cá tra, băng qua mấy đám mía. Chạy lăn quăn để tránh đạn, tiếng súng nổ sau lưng rang râm: chéo chéo, sụt sụt,... Thoát được, nhưng hổi ôi, đôi chân máu chảy đầm đìa, vì đâu có giầy vớ gì mà mang, nếu có nó cũng bay đi mất thôi. Từ đó tôi thành "cà nhắc".

Nhiều lần sui, có một lần hên đến nước Mỹ. Sau một thời gian định thần, sáng mì tôm, chiều mì cua, tôi tự hỏi lại mình: coi thường mạng sống, đến xứ lạ quê người để làm gì chứ? Tôi phải khẳng đinh lại mình, không bằng những lời nói suông, không ai tin cả! Để cho lớp trẻ, thế hệ sinh sau tại Mỹ, biết rằng cha anh của chúng dù bất cứ hoàn cảnh nào, cũng ngẩng đầu lên. Con đường tôi phải đi là trở trường học lại, sau 10 năm miệt mài mới lấy được cái "lisence" hành nghề, thông thường người ta chỉ cần có 6 năm thôi, những tưởng nó mất đi luôn từ năm 1975.

Rồi làm nghề đếm thuốc, trên 10 năm ở Walgreens, CVS,... Bây giờ đến tuổi về hưu, nhưng còn yêu nghề, tiếc cái công đèn sách, vẫn còn đếm... Nhìn chung quanh huynh đệ rơi rụng đâu còn mấy người!

Câu chuyện của chúng tôi kéo dài tới khuya vẫn còn lý thú..., tôi xin từ biệt ra về, để ngày mai anh còn phải đi đếm... Khi lên xe mới biết, đã quên hỏi anh chỗ trọ cho Gia Lượng, thiệt chưa già mà lẩm cẩm!

Hôm sau, Gia Lượng thông báo cho tôi là đã tìm được chỗ trọ ở Hialeah, cám ơn tôi đã lo lắng.

Trong cuộc đời ngắn ngủi nầy tất cả đều do chữ "duyên", nên tôi dự định mời anh Trang Minh và Gia Lượng đến nhà tôi dùng bữa ăn tối, để giới thiệu hai người, hai thế hệ, hai hoàn cảnh khác nhau; cùng theo đuổi một nghề cao quí, chăm sóc sức khoẻ cho chúng ta..

Một thời, bở ngỡ vào xuân
Một thời, luyến tiếc sao xuân vội vàng
Quan san cách trở, dậm ngàn
Cái tình, cái nghĩa, nặng mang ơn người.

Y Châu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,074,477
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.