Hôm nay,  

Homeless Tại Mỹ

07/08/200800:00:00(Xem: 197997)
Tác giả: Nguyễn Khánh Vũ

Bài số 2371-16208447-vb5070808

Tác giả tự giới thiệu: Tôi tên Nguyễn Khánh Vũ, kỹ sư điện toán cho một công ty bên Arizona. Đã tham gia với bài "Nước Mỹ và tôi" vào năm đầu tiên,  và mới nhất là bài "Không Cho Phép Mình Quên".

***

Sáng nay bà xã tôi làm tôi rất ngạc nhiên khi nàng chất một lô đồ hộp dành cho mèo vào chiếc xe đẩy khi tôi đưa nàng đi chợ Albertson. Hỏi ra tôi mới biết nàng mua cho con mèo của một người homeless thường đứng xin tiền ở góc đường Mc Faden và Brookhurst.

Homeless tại Mỹ là một cú "shock" đầu tiên của tôi về sự giàu có của nước Mỹ. Tôi đã được nghe nhiều lời nhận xét rất khác nhau về những người homeless làm tôi có những cảm giác trái ngược về họ.

Có người nói những người homeless này rất lười biếng, tiền họ xin được đều sử dụng mua thuốc lá và rượu. Điều này khiến tôi quyết định tôi sẽ không bao giờ giúp đỡ họ nữa. Có người nói họ là cựu chiến binh trong chiến tranh Việt Nam. Tôi tự hỏi tại sao chính phủ Hoa Kỳ lại bỏ rơi họ trong khi lại giành cả một chương trình tái định cư với những chi phí to lớn cho những sĩ quan Việt Nam cộng hòa như Ba tôi hoặc những người đã cộng tác với chế độ trước 1975 tại miền Nam. Có người nói ngày xưa họ là những người rất thành đạt như kỹ sư, bác sĩ nhưng vì rượu chè, cờ bạc, thậm chí ma túy đã làm họ trở nên tán gia bại sản, đến nỗi phải sống vất vưởng ngoài đường nhờ vào sự giúp đỡ của các cơ quan từ thiện hay lòng thương xót của kẻ khác.

Tôi may mắn có dịp tiếp xúc và tìm hiểu họ qua những lần phụ một tổ chức của nhà thờ lo phân phát thực phẩm và cung cấp các bữa ăn miễn phí cho những người nghèo bao gồm những người homeless và những gia đình gặp khó khăn vào mỗi sáng thứ bảy.

Những lời đồn đại của người đời đôi khi thật khó hiểu, họ thêu dệt đủ thứ chẳng biết vì mục đích gì.

Một lần, tôi nói chuyện với một tay có vẻ rất anh chị, trên mình ông ta thôi thì đủ thứ hình xâm. Thoạt đầu tôi có vẻ hơi ớn không dám tiếp chuyện, chỉ qua loa vài câu xã giao khi chuyển cho ông ta một dĩa cơm và một lon nước ngọt. Lo cho khoảng hơn 100 người ăn xong, mọi người ai cũng thấm mệt nhưng trên vẻ mặt đều thoáng nét vui, vui vì mình đã làm được một việc tốt cho đồng loại. Tôi nhanh nhẹn phụ dọn dẹp những dĩa đồ ăn, nhặt nhạnh những mảnh giấy hoặc ít đồ ăn vương vãi bỏ vào những túi nhựa đen đem đi đổ. Trong lúc tôi đang loay hoay với cái túi to tướng, tôi nhận ra một cái bóng cao to ngay trước mặt, ngước lên tôi nhận ra người đàn ông có dáng vẻ trông dữ tợn đang nở một nụ cười rất thiện cảm và đề nghị giúp tôi một tay. Sau khi chất các túi rác lên xe van, ông la cà hỏi chuyện tôi. Được biết Ba tôi từng là sĩ quan Việt Nam cộng hòa, ông tỏ ra thích thú và còn bập bẹ nói một vài câu tiếng Việt làm tôi rất ngạc nhiên.

Tôi được biết tên ông là T. Hessick, ngày trước từng là một chiến binh trong đơn vị Thủy Quân Lục Chiến tham chiến tại Việt Nam. Trong trận Khe Sanh ông bị thương rất nặng không thể tiếp tục cầm súng.  Ông được chuyển về bệnh viện điều trị và đưa về nước sau đó. Trên thân thể ông giờ đây vẫn còn vài mảnh đạn mà mỗi khi trở trời, ông lại cảm thấy đau nhức. Quay về nước chẳng bao lâu thì người vợ trẻ đòi ly dị và đem theo đứa con gái duy nhất của hai người, đứa con mà tới tận lúc đó ông cũng không biết tông tích ở đâu. Thất chí và buồn phiền, ông đâm ra rượu chè và hàng chục vết xâm với hình thù kỳ quái đã lần lượt xuất hiện khắp cơ thể ông như những dấu hiệu của sự bất cần đời. Ông trởnên rất cộc cằn, thô lỗ, sẵn sàng ăn tươi nuốt sống bất cứ ai để trả thù cho nghịch cảnh cuộc đời ông phải gánh chịu. Người đàn ông với dáng vẻ bề ngoài dữ tợn đó đôi mắt đã đỏ hoe sau khi trút được những muộn phiền chất chứa từ bấy lâu. Tôi đã vỗ vai ông nhè nhẹ như thể dỗ dành một đứa con nít mặc dầu tuổi đời của tôi chắc chỉ bằng hay thậm chí nhỏ hơn tuổi đứa con gái của ông mà thôi.Từ ngày đó tôi có thêm một người bạn trong những buổi làm việc thiện nguyện tại sân nhà thờ hàng tuần.

Một lần, tôi đưa bà xã và nhỏ em gái lên Chinatown mua sắm. Trong lúc chờ đợi, tôi lang thang đi bộ vòng vòng rồi lạc đường hồi nào không biết. Đang lóng ngóng tìm cách quay lại chỗ cũ thì tôi nghe một giọng khàn khàn sau lưng "Are you lost, boy"". Nhìn lại tôi thấy một người đàn ông da đen trông có vẻ không sạch sẽ, chắc vì lâu ngày không tắm, nhưng ánh mắt rất hiền lành. Tôi nhỏ nhẹ chào ông ta và hỏi thăm đường. Thay vì chỉ đường cho tôi, ông ta hỏi lại "Are you Vietnamese"". Một chút ngập ngừng, tôi trả lời "Đúng rồi, tôi là người Việt Nam. Nhưng tại sao ông lại biết"" Ông cho biết cứ vài tuần ông lại cùng những người homeless khác xếp hàng chờ nhận đồ ăn và ít quà từ một nhóm thiện nguyện viên người Việt Nam. "Người Việt mày tốt lắm", ông nhận xét. Tôi thật vui khi nghe như vậy. Rồi ông rủ tôi cùng xếp hàng chung cho vui. Khi thấy tôi ngập ngừng vì sợ bà xã tôi phải chờ, ông ta cười rất to "Mày đừng lo. Phải ít nhất mấy tiếng đồng hồ vợ mày mới mua sắm xong".

Thế là tôi nhập bọn với nhóm người homeless này. Nhìn họ vui vẻ,  rảo bước trật tự, nói chuyện râm ran cứ như ca nhạc rap, lòng tôi chùng xuống, bớt lo âu. Sau vài câu xã giao, ông ta kể cho tôi, ngày trước ông ta từng làm nhân viên trong một bộ phận thuộc USAID tại Việt Nam. Sau khi về nước, ông tiếp tục học ở đại học rồi làm việc tại Wall Street, rồi lập gia đình. Mọi việc tưởng chừng sẽ tốt đẹp mãi, thì ông bắt đầu thất bại liên tiếp trong các cuộc mua bán chứng khoán, đến nỗi nhà cửa cũng bị nhà băng phát mãi. Và rồi hôn nhân đổ vỡ, ông bỏ New York, lang thang đến California. "They've been my family for decades", ông chỉ tay vào hàng người quanh tôi và cười.

Thật lạ lùng, cảm giác sợ hãi ban đầu, những định kiến trong tôi tan biến ngay như bọt xà phòng. Tôi chẳng thấy một chút lo âu nào, rất bình thản. Những mảnh đời đổ vỡ tìm gặp nhau nơi đây, nương tựa nhau mà sống. Lấy trời làm mái nhà, lấy những tấm bìa giấy làm vách, ai kêu gì làm nấy để mưu sinh, họ vẫn vui vẻ và mở tấm lòng ra với nhau. Trong khi rất nhiều người sau những tấm áo choàng sang trọng, đắt tiền, những cái bắt tay xã giao, những câu khen ngợi đầu môi, là biết bao toan tính, kể cả làm hại kẻ khác để tiến thân, để thủ lợi.

Và rồi tôi chia tay ông và chào những người xung quanh mà quên không hỏi cả tên ông ta nhưng trong tôi đọng lại rất nhiều điều, nhiều điều đáng để nhớ, để học.

Cuộc đời này sẽ bình an hơn, đẹp hơn rất nhiều khi chỉ cần ta bớt đi những định kiến, phải không bạn" Và thật là sai lầm khi ta vội vàng hoặc hồ đồ kết án hoặc có những nhận xét không tốt về một người nào đó trước khi ta tìm hiểu được nguồn gốc của những sự việc.

Nguyễn Khánh Vũ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,023,776
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến