Hôm nay,  

Homeless Tại Mỹ

07/08/200800:00:00(Xem: 197994)
Tác giả: Nguyễn Khánh Vũ

Bài số 2371-16208447-vb5070808

Tác giả tự giới thiệu: Tôi tên Nguyễn Khánh Vũ, kỹ sư điện toán cho một công ty bên Arizona. Đã tham gia với bài "Nước Mỹ và tôi" vào năm đầu tiên,  và mới nhất là bài "Không Cho Phép Mình Quên".

***

Sáng nay bà xã tôi làm tôi rất ngạc nhiên khi nàng chất một lô đồ hộp dành cho mèo vào chiếc xe đẩy khi tôi đưa nàng đi chợ Albertson. Hỏi ra tôi mới biết nàng mua cho con mèo của một người homeless thường đứng xin tiền ở góc đường Mc Faden và Brookhurst.

Homeless tại Mỹ là một cú "shock" đầu tiên của tôi về sự giàu có của nước Mỹ. Tôi đã được nghe nhiều lời nhận xét rất khác nhau về những người homeless làm tôi có những cảm giác trái ngược về họ.

Có người nói những người homeless này rất lười biếng, tiền họ xin được đều sử dụng mua thuốc lá và rượu. Điều này khiến tôi quyết định tôi sẽ không bao giờ giúp đỡ họ nữa. Có người nói họ là cựu chiến binh trong chiến tranh Việt Nam. Tôi tự hỏi tại sao chính phủ Hoa Kỳ lại bỏ rơi họ trong khi lại giành cả một chương trình tái định cư với những chi phí to lớn cho những sĩ quan Việt Nam cộng hòa như Ba tôi hoặc những người đã cộng tác với chế độ trước 1975 tại miền Nam. Có người nói ngày xưa họ là những người rất thành đạt như kỹ sư, bác sĩ nhưng vì rượu chè, cờ bạc, thậm chí ma túy đã làm họ trở nên tán gia bại sản, đến nỗi phải sống vất vưởng ngoài đường nhờ vào sự giúp đỡ của các cơ quan từ thiện hay lòng thương xót của kẻ khác.

Tôi may mắn có dịp tiếp xúc và tìm hiểu họ qua những lần phụ một tổ chức của nhà thờ lo phân phát thực phẩm và cung cấp các bữa ăn miễn phí cho những người nghèo bao gồm những người homeless và những gia đình gặp khó khăn vào mỗi sáng thứ bảy.

Những lời đồn đại của người đời đôi khi thật khó hiểu, họ thêu dệt đủ thứ chẳng biết vì mục đích gì.

Một lần, tôi nói chuyện với một tay có vẻ rất anh chị, trên mình ông ta thôi thì đủ thứ hình xâm. Thoạt đầu tôi có vẻ hơi ớn không dám tiếp chuyện, chỉ qua loa vài câu xã giao khi chuyển cho ông ta một dĩa cơm và một lon nước ngọt. Lo cho khoảng hơn 100 người ăn xong, mọi người ai cũng thấm mệt nhưng trên vẻ mặt đều thoáng nét vui, vui vì mình đã làm được một việc tốt cho đồng loại. Tôi nhanh nhẹn phụ dọn dẹp những dĩa đồ ăn, nhặt nhạnh những mảnh giấy hoặc ít đồ ăn vương vãi bỏ vào những túi nhựa đen đem đi đổ. Trong lúc tôi đang loay hoay với cái túi to tướng, tôi nhận ra một cái bóng cao to ngay trước mặt, ngước lên tôi nhận ra người đàn ông có dáng vẻ trông dữ tợn đang nở một nụ cười rất thiện cảm và đề nghị giúp tôi một tay. Sau khi chất các túi rác lên xe van, ông la cà hỏi chuyện tôi. Được biết Ba tôi từng là sĩ quan Việt Nam cộng hòa, ông tỏ ra thích thú và còn bập bẹ nói một vài câu tiếng Việt làm tôi rất ngạc nhiên.

Tôi được biết tên ông là T. Hessick, ngày trước từng là một chiến binh trong đơn vị Thủy Quân Lục Chiến tham chiến tại Việt Nam. Trong trận Khe Sanh ông bị thương rất nặng không thể tiếp tục cầm súng.  Ông được chuyển về bệnh viện điều trị và đưa về nước sau đó. Trên thân thể ông giờ đây vẫn còn vài mảnh đạn mà mỗi khi trở trời, ông lại cảm thấy đau nhức. Quay về nước chẳng bao lâu thì người vợ trẻ đòi ly dị và đem theo đứa con gái duy nhất của hai người, đứa con mà tới tận lúc đó ông cũng không biết tông tích ở đâu. Thất chí và buồn phiền, ông đâm ra rượu chè và hàng chục vết xâm với hình thù kỳ quái đã lần lượt xuất hiện khắp cơ thể ông như những dấu hiệu của sự bất cần đời. Ông trởnên rất cộc cằn, thô lỗ, sẵn sàng ăn tươi nuốt sống bất cứ ai để trả thù cho nghịch cảnh cuộc đời ông phải gánh chịu. Người đàn ông với dáng vẻ bề ngoài dữ tợn đó đôi mắt đã đỏ hoe sau khi trút được những muộn phiền chất chứa từ bấy lâu. Tôi đã vỗ vai ông nhè nhẹ như thể dỗ dành một đứa con nít mặc dầu tuổi đời của tôi chắc chỉ bằng hay thậm chí nhỏ hơn tuổi đứa con gái của ông mà thôi.Từ ngày đó tôi có thêm một người bạn trong những buổi làm việc thiện nguyện tại sân nhà thờ hàng tuần.

Một lần, tôi đưa bà xã và nhỏ em gái lên Chinatown mua sắm. Trong lúc chờ đợi, tôi lang thang đi bộ vòng vòng rồi lạc đường hồi nào không biết. Đang lóng ngóng tìm cách quay lại chỗ cũ thì tôi nghe một giọng khàn khàn sau lưng "Are you lost, boy"". Nhìn lại tôi thấy một người đàn ông da đen trông có vẻ không sạch sẽ, chắc vì lâu ngày không tắm, nhưng ánh mắt rất hiền lành. Tôi nhỏ nhẹ chào ông ta và hỏi thăm đường. Thay vì chỉ đường cho tôi, ông ta hỏi lại "Are you Vietnamese"". Một chút ngập ngừng, tôi trả lời "Đúng rồi, tôi là người Việt Nam. Nhưng tại sao ông lại biết"" Ông cho biết cứ vài tuần ông lại cùng những người homeless khác xếp hàng chờ nhận đồ ăn và ít quà từ một nhóm thiện nguyện viên người Việt Nam. "Người Việt mày tốt lắm", ông nhận xét. Tôi thật vui khi nghe như vậy. Rồi ông rủ tôi cùng xếp hàng chung cho vui. Khi thấy tôi ngập ngừng vì sợ bà xã tôi phải chờ, ông ta cười rất to "Mày đừng lo. Phải ít nhất mấy tiếng đồng hồ vợ mày mới mua sắm xong".

Thế là tôi nhập bọn với nhóm người homeless này. Nhìn họ vui vẻ,  rảo bước trật tự, nói chuyện râm ran cứ như ca nhạc rap, lòng tôi chùng xuống, bớt lo âu. Sau vài câu xã giao, ông ta kể cho tôi, ngày trước ông ta từng làm nhân viên trong một bộ phận thuộc USAID tại Việt Nam. Sau khi về nước, ông tiếp tục học ở đại học rồi làm việc tại Wall Street, rồi lập gia đình. Mọi việc tưởng chừng sẽ tốt đẹp mãi, thì ông bắt đầu thất bại liên tiếp trong các cuộc mua bán chứng khoán, đến nỗi nhà cửa cũng bị nhà băng phát mãi. Và rồi hôn nhân đổ vỡ, ông bỏ New York, lang thang đến California. "They've been my family for decades", ông chỉ tay vào hàng người quanh tôi và cười.

Thật lạ lùng, cảm giác sợ hãi ban đầu, những định kiến trong tôi tan biến ngay như bọt xà phòng. Tôi chẳng thấy một chút lo âu nào, rất bình thản. Những mảnh đời đổ vỡ tìm gặp nhau nơi đây, nương tựa nhau mà sống. Lấy trời làm mái nhà, lấy những tấm bìa giấy làm vách, ai kêu gì làm nấy để mưu sinh, họ vẫn vui vẻ và mở tấm lòng ra với nhau. Trong khi rất nhiều người sau những tấm áo choàng sang trọng, đắt tiền, những cái bắt tay xã giao, những câu khen ngợi đầu môi, là biết bao toan tính, kể cả làm hại kẻ khác để tiến thân, để thủ lợi.

Và rồi tôi chia tay ông và chào những người xung quanh mà quên không hỏi cả tên ông ta nhưng trong tôi đọng lại rất nhiều điều, nhiều điều đáng để nhớ, để học.

Cuộc đời này sẽ bình an hơn, đẹp hơn rất nhiều khi chỉ cần ta bớt đi những định kiến, phải không bạn" Và thật là sai lầm khi ta vội vàng hoặc hồ đồ kết án hoặc có những nhận xét không tốt về một người nào đó trước khi ta tìm hiểu được nguồn gốc của những sự việc.

Nguyễn Khánh Vũ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,006,443
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến