Hôm nay,  

Con Bé

01/08/200800:00:00(Xem: 297334)
Người viết: Bảo Trân
Bài số 2370-16208446-vb3050808

Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. Việc làm: Nhân Viên Bộ Xã Hội. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của cô là "Người Vẽ Tranh" kể về một trường hợp đặc biệt trong việc xin trợ cấp xã hội. Tiếp theo là hai bài viết  "Vịnh Biệt  Popo," kể về người bảo trợ và "Xa lộ 105" tại miền Nam California kể kỷ niệm sâu sắc về Bố. Sau đây là bài viết mới nhất của cô, về một cô bé 16 tuổi mang bầu.

***

Lần đầu tiên tôi gặp con bé, nó đi một mình. Cầm hồ sơ trong tay tôi gọi tên nó - Hòang thị Hiền - bằng giọng Việt Nam, có những dấu huyền, dấu nặng rõ ràng. Con bé mở tròn mắt nhìn tôi khi nghe gọi đến tên, chắc nó không ngờ ở cái văn phòng xã hội của cái tỉnh nhỏ xíu này lại có một người Việt Nam làm cán sự.
Tôi đẩy cửa phòng thẩm vấn rồi lùi lại nhường bước cho con bé vào. Con bé ngồi ngay xuống cái ghế đặt ở gần cửa ra vào, chỗ của tôi. Tôi ra hiệu cho con bé đứng dậy di chuyển sang cái ghế ở góc đối diện.
Từ lâu nay, sau những cuộc hành hung của khách hàng nghiêm trọng đến nỗi bầm mặt, đổ máu nhân viên, sở xã hội đã cho trang bị một hệ thống báo động cho mỗi văn phòng. Một nút điện ngầm đã được gắn ở dưới gầm bàn trong những phòng thẩm vấn, để người cán sự có thể bấm đèn chớp báo hiệu cầu cứu với nhân viên an ninh đang kiểm sóat lòng vòng bên ngòai. Cán sự xã hội chúng tôi được gởi đi học những lớp huấn luyện cấp tốc về phương thức phòng vệ khi gặp những khách hàng nóng tính, bạo động.

Tôi thì không mấy thích cái hệ thống báo động này, vì ngòai những chiếc đèn hiệu nhấp nháy màu đỏ chói, nó còn có thêm những tràng còi hụ rất ư là đau tai. Vả lại, cả văn phòng chỉ có một nhân viên an ninh thôi nên không đủ để đáp ứng nhu cầu trong trường hợp có hai ba chiếc đèn chớp sáng và còi hụ cùng rú lên một lượt. Và những người khách hàng hung hãn vẫn có thể áp đảo được tinh thần của cán sự xã hội vì họ đứng chắn ngay bên ngòai ngưỡng cửa. Thế nên phương thức hữu hiệu nhất của tôi là ngồi ngay ở cái ghế gần cửa ra vào, chỗ thuận tiện nhất để rút lui khi có biến.

Con bé đứng dậy di chuyển sang cái ghế phía bên kia bàn giấy. Tôi nhìn theo quan sát. Khuôn mặt con bé thon nhỏ rất thanh tú, nước da trắng mịn, sóng mũi thẳng và cao. Tuy không thuộc vào hàng chim sa cá lặn nhưng con bé có nhiều nét rất ưa nhìn. Chỉ có một điều đáng tiếc là mới từng này tuổi mà con bé đã có một lối phục sức rất bụi đời. Tóc nó dài quá vai mà lại để bù xù, rối bời như một cái chổi xể. Trang điểm thì quá độ như bị ai đánh đến đỏ mặt, bầm mắt. Thêm vào đó con bé lại mặc cái áo thun rộng thùng thình, có in hàng chữ đỏ "California Girl", cái áo rộng gấp đôi khổ người nó, chạy dài tới gối phủ gần hết cái quần cao bồi bạc phếch, lủng lỗ chỗ ở đầu gối, ống chân nhìn bê bối làm sao.

Con bé có vẻ lúng túng khi bị tôi nhìn lâu như vậy. Nó ngồi mấp mé một bên ghế, hai tay nó luống cuống bẻ quăn góc cái phong bì màu vàng đặt trước mặt có viết mấy chữ hoa bằng mực đỏ “HỒ SƠ CẦN THIẾT”.
Tôi chậm rãi mở hồ sơ ra. Tôi chưa hỏi han gì con bé vội. Tôi còn hơn một tiếng đồng hồ trước giờ nghỉ trưa để thẩm vấn. Con bé là người khách hàng cuối cùng của buổi sáng hôm nay. Những người khác, đã được tôi đưa những đơn từ liên hệ về nhà điền sẵn để trở lại với những cái hẹn vào buổi chiều.

Tôi lật tờ giấy đầu tiên, liếc qua những giòng chữ con bé đã khai với người thư ký thiết lập hồ sơ:

Tên họ: Hòang Thị Hiền

Tuổi: Mười sáu

Sinh quán: Mỹ Tho, Việt Nam

Đơn xin: Gồm có Hòang Thị Hiền và một đứa con chưa ra đời, một bào thai vừa hình thành hai tháng rưỡi.
Con bé cũng không quên gạch chéo vào ô chữ "không", ở câu hỏi đầu tiên: - Ông/bà đã có từng xin trợ cấp ở một nơi nào" -

Tôi lật tiếp qua những trang giấy sau, một xấp giấy điện tóan dầy cộm in rõ chi tiết của những lọai trợ cấp khác nhau từ: Refugee, trợ cấp dành cho dân tị nạn; Medi-Cal, trợ cấp y tế của California; Foodstamps, trợ cấp phiếu thực phẩm; AFDC hay là Aid to Families with Dependent Children, trợ cấp cho những gia đình có con nhỏ & Người đứng đơn là một phụ nữ Việt Nam, với một dọc dài năm đứa con, và tên con bé đứng ở hàng thứ hai, sau tên người mẹ. Thêm vào đó, là một xấp hồ sơ Title XX của bên Foster Care Services, cái chương trình dành cho những đứa trẻ vị thành niên hay lang bạt kỳ hồ hoặc không thể sống được ở nhà với cha mẹ ruột. Chỉ có một mình tên con bé trên những hồ sơ đó, và những hồ sơ đó đã được mở ra, đóng vào liên tục mấy lần trong cùng một năm. Tôi nhìn con bé, mới mười sáu tuổi mà hồ sơ đã dầy như vầy, chắc nó cũng thuộc vào hàng& "thứ dữ" chứ chẳng phải chơi đâu.

Tôi mở đầu cuộc thẩm vấn bằng những lời giới thiệu về tên, chức vụ và bổn phận của mình, rồi đến phần thông báo về quyền lợi và bổn phận của người đi xin trợ cấp. Tiếp theo đó, tôi giảng giải về những thủ tục cần thiết để làm đơn khiếu nại, nếu người đi xin trợ cấp không thấy hài lòng về cách đối xử của nhân viên bộ xã hội. Sau đó tôi vào hẳn vấn đề:

- Năm nay cô mười sáu tuổi" Đơn xin cho cô và thai nhi"

Con bé gật đầu.

- Cô đã có từng xin trợ cấp hay hưởng trợ cấp ở đâu chưa"

Con bé nhìn tôi lắc đầu. Tôi nhìn thẳng vào mắt con bé:

- Có thật là cô chưa từng hưởng trợ cấp ở một nơi nào sao" Một thành phố khác, quận hạt khác, với một người nào khác"

Con bé vẫn ngập ngừng không chịu đáp. Tôi gấp nhẹ tấm bìa kẹp hồ sơ lại bảo:

- Cô không nói cũng không sao, nhưng chúng tôi đã có những dữ kiện về hồ sơ xin trợ cấp của cô và gia đình. Hồ sơ này đã được thiết lập hơn bốn năm qua ở thành phố Filmore, quận Ventura. Người đứng đơn là bà Phạm Thị Phụng. Cô là đứa con lớn nhất trong danh sách năm đứa trẻ. Tôi chỉ cần một vài phút để nói chuyện với người cán sự ở văn phòng đó, và chúng tôi sẽ có đầy đủ chi tiết hơn. Cô ngồi ở đây chờ tôi nhé.

Tôi kéo ghế đứng dậy quay ra, con bé cũng đứng bật dậy, đưa tay cản tôi:

- Dạ bà, cô, cho em nói...

Tôi dừng lại chờ đợi. Con bé ấp úng:

- Dạ tại em sợ, nhưng thôi em sẽ nói...

Tôi quay lại ngồi xuống ghế. Để tập hồ sơ lên bàn tôi nói với con bé:

- Có lẽ cô không biết về hệ thống điện tóan của bộ xã hội quận Los Angeles. Chúng tôi có những liên lạc trực tiếp với hệ thống điện tóan của bộ xã hội ở những quận hạt khác trong tòan tiểu bang. Chưa kể, chúng tôi còn có thể liên lạc với những cơ quan chính phủ khác trong tòan xứ Mỹ. Chỉ cần cái số an sinh xã hội thôi chúng tôi có thể tìm biết được đầy đủ chi tiết về cuộc đời của người mang cái số an sinh xã hội đó.

Con bé lắp bắp mặc cả:

- Nếu em nói, cô hứa không liên lạc với người cán sự trên đó"

Tôi lắc đầu:

- Tôi không thể hứa với cô điều đó. Cô có nói hay không thì tôi cũng phải liên lạc với người cán sự ở Filmore. Người ta phải cắt trợ cấp của cô trước khi tôi hòan tất thủ tục trợ cấp xã hội cho cô ở thành phố này. Cô không thể lãnh được trợ cấp ở hai quận khác nhau như vậy. Nhưng cô sợ gì mà không muốn tôi liên lạc với họ"

- Dạ, em sợ mẹ em biết em ở đâu rồi bắt em về.

Tôi từ tốn giải thích:

- Tôi không được quyền tiết lộ một chi tiết nào về khách hàng, bởi vì đó là một trong những việc cấm kỵ, nên cô không lo là mẹ cô biết địa chỉ của cô. Nhưng tại sao cô không muốn ở với mẹ" Cô đang bỏ nhà trốn đi phải không"

 - Không thích ở chứ không phải là không muốn. Mẹ em có ông John, mẹ đâu có lo lắng gì cho tụi em, mẹ cấm em đủ thứ, bạn bè, bồ bịch cũng không. Nhưng mẹ thì lại có bồ, mẹ đâu có nghĩ đến ba em chết ở trong tù. Cô thấy có công bằng không"

Tôi nhìn con bé, nhẹ nhàng bảo:

- Tôi không có thẩm quyền để phê phán việc làm của mẹ cô, và tôi cũng không thể can dự vào đời sống của gia đình cô. Việc của tôi bây giờ là lo phần trợ cấp cho cô và đứa bé chưa ra đời. Trở lại với cái hồ sơ này, cô cho tôi biết cha đứa bé là ai, bởi vì tôi còn phải điền vào giấy tờ đưa sang biện lý cuộc để thiết lập hồ sơ cấp dưỡng con cái.

- Em không biết. Em bị ba, bốn thằng nó hiếp em...

Tôi thì không lạ gì với câu trả lời này. Đã bao nhiêu năm nay tôi đã nghe quen tai lắm với cái câu trả lời "Tôi không biết" của nhiều khách hàng. Ba, bốn đứa con xếp dọc dài mà hỏi đến tên người cha thì bao giờ cũng trả lời là... không biết. Rồi thì những câu chuyện cũ kỹ như đi dự tiệc, uống rượu say, thấm thuốc, rồi bị bề hội đồng...được lập đi lập lại không biết bao nhiêu lần. Có đưa giấy sang bên văn phòng biện lý thì cũng như không, vì không có đủ dữ kiện để thiết lập hồ sơ tìm kiếm người cha đòi lại tiền cấp dưỡng con cái. Tôi chỉ lạ có một điều là con bé mới đi xin trợ cấp lần đầu tiên mà đã có vẻ thuộc bài của những người sống nhờ vào trợ cấp lâu năm.

Tôi ngưng viết nhìn con bé:

- Cô không biết thật sao"

- Dạ thật cô ơi, em giận mẹ, em đi bụi đời, ngủ ở công viên. Em gặp một đám con trai Việt Nam, tụi nó đưa em về nhà tụi nó ngủ, rồi bị tụi nó bề hội đồng. Mấy bữa sau tụi nó thả em xuống vùng Phước Lộc Thọ. Thời may em còn điện thọai của người cậu họ, cậu đón em về nhà. Mấy tuần nay em ói mửa quá trời, đi khám bác sĩ mới biết mình có thai. Em cũng không tính đi xin trợ cấp nhưng hôm em đi nhà thương thí, chờ thăm thai, người ta bắt em gặp một bà cũng làm ở bộ xã hội. Bà bảo em phải đi xin trợ cấp cho em và đứa bé. Bà nói, nếu em muốn giữ con thì em phải đi học những lớp học dành cho người mẹ trẻ. Còn không muốn thì em có thể chọn lựa, hoặc là sinh con rồi cho người ta nuôi, hoặc là phá bỏ. Hai cái chọn lựa này thì cái nào em cũng sợ tội. Nhưng mà em muốn đi học lại, em còn nhỏ quá để biết lo cho con nít. Cô thấy là em nên giữ cái thai này hay là phá bỏ đây cô"

Tôi lắc đầu đáp:

- Tôi không thể cho cô ý kiến, bởi vì đó không phải là công việc của tôi. Tôi chỉ là cán sự xã hội, tôi chỉ có thể giúp cô về phần tài chánh, y tế mà thôi. Những phần vụ khác như khuyên cô cho con nuôi, lo cho cô về vấn đề dưỡng nhi, hay đi học lại thuộc về công việc của Social Worker, chuyên viên xã hội. Bà Social Worker đó đã nói rõ ràng với cô rồi phải không" Nhưng người quyết định vẫn là cô. Tuy nhiên, tôi muốn nhắc cô là tương lai cô còn dài, lỗi lầm của một thời không phải là trở lực ngăn bước tiến, nếu cô biết tìm cách vượt qua trở lực đó. Ở đây, trường học nào cũng có những lớp học đặc biệt, dành riêng cho những người mẹ trẻ, lỡ lầm. Bây giờ thì cô đưa giấy tờ để tôi làm hồ sơ trợ cấp cho cô. Cô có đem theo đầy đủ giấy tờ hợp lệ chứ"

Con bé lôi trong phong bì ra cái thẻ thường trú, thẻ an sinh xã hội đưa cho tôi nói:

- Cũng may là hồi đầu năm mẹ em đưa cho em mấy cái giấy tờ này để em đem lên trường làm đơn xin ăn trưa miễn phí, em không trả lại mẹ nên bây giờ mới có.

Tôi đi vào bên trong làm bản sao rồi trở ra đưa lại giấy tờ cho con bé:

- Cô về, cần gì cứ gọi lại cho tôi. Theo luật định, tôi có khỏang ba mươi ngày để chấp thuận hay từ chối đơn xin trợ cấp của cô. Khi nào hồ sơ hòan tất thì cô sẽ được giấy thông báo từ sở xã hội.

*

Tôi nhận được liên tiếp ba lần nhắn tin của con bé để lại trong máy nhắn cùng một ngày, mà lần nào thì con bé cũng bảo là khẩn cấp. Lúc thì con bé gọi tôi bằng bà - "Bà ơi, gọi cho em, em cần nói chuyện gấp với bà"- Khi thì con bé gọi tôi bằng cô - "Cô ơi, hồ sơ của em tới đâu rồi" Cô gọi cho em được không"" - Lần cuối cùng thì con bé nhắn - "Chị ơi, em mệt quá, chị làm ơn cho em xin cái thẻ y tế khẩn cấp được không"" -

Tôi đang mệt nhòai người vì bốn cái hồ sơ mới vừa nhận được ngày hôm nay. Hồ sơ nào cũng xin đầy đủ tiền mặt, thẻ y tế và phiếu thực phẩm. Thêm nữa, tháng này quận Los Angeles dư giả, nên bày thêm một cái lọai trợ cấp khẩn, "Immediate Need", cho mỗi gia đình có nhu cầu cấp bách được lãnh trước một trăm đồng tiền mặt trong lúc chờ đợi tiến hành giấy tờ bổ túc hồ sơ. Mà trong bốn cái hồ sơ mới của tôi thì cả bốn gia đình đều hội đủ điều kiện để được lãnh trước một trăm!! Và tôi phải hòan tất bốn cái đơn xin tiền trợ giúp khẩn cấp trước ba giờ rưỡi chiều, nên khi lên được đến bàn giấy của mình là tôi đã mệt lắm rồi.
Thường thì tôi có một tuần lễ để hòan thành thủ tục đăng ký thiết lập hồ sơ mới, rồi tôi có được thêm một tuần để định ngày đi kiểm chứng địa chỉ của khách hàng, thu thập đầy đủ giấy tờ bổ túc rồi sẽ cứu xét, chấp thuận, hoặc từ chối đơn xin. Theo luật định thì bọn cán sự chúng tôi có đúng ba mươi ngày, từ lúc nhận đơn cho đến lúc đưa sang phòng ngân sách để làm thủ tục cấp phát tiền, để hoàn tất một hồ sơ xin trợ cấp. Hồ sơ nào để quá ba mươi ngày sẽ được lên bảng phong thần "delinquent cases" ngay. Và ông xếp của tôi thì hay lo xa nên mới đến ngày thứ hai mươi lăm là ông đã xem xét danh sách "pre delinquent cases" để tránh cái trường hợp nhân viên trong nhóm của ông ngâm hồ sơ quá ngày hạn định. Tôi thì không muốn phải giải thích lòng vòng với xếp nên vẫn thường kết thúc hồ sơ của tôi trong vòng ba tuần lễ.

Tôi có cái tính lạ lùng - tôi nhất ghét những người hối thúc tôi làm việc. - Ai mà để yên cho tôi làm thì tôi làm nhanh làm chóng, chứ ai mà dục giã tôi thì tôi ừ hử xong rồi ngâm tôm cho đến đúng ngày thứ hai mươi ba mới nộp hồ sơ. Một tuần lễ, trung bình thì cán sự xã hội như tôi có khỏang mười tới mười lăm cái hồ sơ mới, tùy theo số người đến xin trợ cấp nhiều hay ít. Mỗi tháng có khỏang sáu mươi cái đơn xin trợ cấp như vậy, chúng tôi có biết bao nhiêu việc phải làm: nào là phải thẩm vấn, phải kiểm chứng địa chỉ của khách hàng, phải làm giấy tờ. Sau khi chấp thuận rồi phải đưa cho xếp duyệt xét, xong rồi phải đưa giấy tờ sang phòng ngân sách, cho đám thư ký ở đây chuyển hết dữ kiện về hệ thống điện tóan trung ương để nơi này gửi tiền, phiếu thực phấm và thẻ y tế ra cho khách hàng. Đó là chưa kể đến những việc làm khẩn cấp như là phải phát trước số tiền trợ cấp như hôm nay, hay là phải cho trước thẻ y tế để khách hàng có thể đi khám bịnh.

Cho nên, khi gặp những cái mẩu nhắn tin khẩn cấp như của con bé này thì tôi rất bực mình. Mà có phải là lâu lắc gì đâu, con bé mới nộp đơn xin đầu tuần trước, và tôi cũng đã lo xong cái hồ sơ của nó, vì con bé chỉ xin tiền mặt với thẻ y tế. Hồ sơ đơn giản, với hai cái món trợ cấp này thì tôi chỉ cần điền có một mẩu đơn ngắn, chấp thuận, khi có tiền mặt rồi thì thẻ y tế sẽ tự động chạy theo sau. Hai ngày sau khi nhận hồ sơ của con bé, tôi cũng đã nhờ người bạn thân làm cùng nhóm đi đến kiểm chứng địa chỉ của nó. Nên khi có giấy ở Filmore điện về chứng nhận ngày khóa sổ hồ sơ của con bé ở quận Ventura là tôi đã hòan thành hồ sơ trợ cấp cho con bé. Nhưng tôi chưa kịp đưa vào cho Joaquin, ông xếp của tôi, ký vì hôm nay là ngày tôi phải nhận đơn xin mới, và Joaquin thì đi nghỉ phép đến ngày mai mới về.

Tuy bực mình, nhưng tôi vẫn phải đem hồ sơ của con bé vào bỏ trong phòng Joaquin cho xếp duyệt, và tôi cũng phải gọi điện thoại trả lời con bé, vì lần cuối cùng con bé đã nhắn là con bé mệt, cần phải có thẻ y tế. Tiền thì còn chờ được, chứ xin thẻ y tế khẩn thì tôi phải giải quyết ngay, vì sức khỏe là quan trọng hơn hết, nhất là con bé đang có bầu. Trong vòng ba tháng đầu, bao nhiêu việc nguy hiểm có thể xảy ra. Tôi gọi về nhà cho con bé, chuông điện thọai reo liên hồi nhưng không có ai trả lời. Tôi nhắn vào máy cho con bé bảo gọi lại cho tôi để lấy hẹn, cho tôi biết trước ngày nào con bé tới để tôi còn chuẩn bị làm giấy tờ cho con bé lãnh thẻ y tế.

*

Con bé vào văn phòng tìm tôi mà không xin hẹn trước. Tôi đang bận tính tóan để chấp thuận một cái hồ sơ mới. Tôi bảo người thư ký đưa giấy báo cho người cán sự trực ngày hôm nay đi xuống gặp con bé thay tôi. Năm phút sau, người bạn đồng nghiệp trở lên bảo con bé muốn gặp chính tôi, vì con bé không chịu nói chuyện với bà bằng tiếng Mỹ, có hỏi gì thì con bé cũng chỉ trả lời tòan bằng tiếng Việt. Tôi muốn nổi đóa, vì con bé lại dở chứng nữa rồi, chứ tiếng Anh tiếng Mỹ thì chắc là nó qua mặt tôi xa. Nhưng tôi vẫn phải gấp hồ sơ lại đi xuống lầu gặp con bé, vì muốn làm gì thì làm nhưng bọn cán sự chúng tôi cũng không có cái quyền...tránh gặp khách hàng.

Tôi giật mình khi nhìn thấy nó. Mặt con bé xanh mướt như tàu lá, đầy vẻ mệt mỏi. Tôi đưa nó vào căn phòng thẩm vấn gần nhất. Chờ nó ngồi thỏai mái trên ghế tôi mới nhẹ nhàng hỏi:

- Em sao vậy"

Con bé đáp nhỏ, giọng rời rạc:

- Em mới đi phá thai ngày hôm qua. Em còn mệt lắm.

Tôi gắt nhẹ:

- Vậy sao em không điện thọai cho tôi hay. Em đâu cần phải đến gặp tôi mới báo được tin.

- Em muốn gặp cô để báo tin trực tiếp với cô, em sợ nói vô cái máy thì cô không mở ra nghe... liền.

Tôi bối rối bào chữa:

- Tôi có nghe chứ, bằng chứng là tôi gọi lại cho em trong cùng ngày đó phải không" Tôi có nhắn em gọi cho tôi lấy hẹn để lãnh thẻ y tế kia mà.

Con bé gật đầu:

- Em có nghe cô nhắn lại. Nhưng mà em không cần thẻ y tế nữa. Em đi nhà thương thí để phá thai rồi. Mấy ngày sau khi đi xin trợ cấp về, em được điện thọai của bà chuyên viên xã hội ở bịnh viện. Bà hỏi em có quyết định gì chưa" Có cần phải ghi danh đi học những lớp dưỡng nhi không" Em bảo với bà là để em suy nghĩ rồi sẽ gọi lại cho bà. Em thao thức cả đêm, em thấy mình còn nhỏ quá, tự mình lo cho mình còn không nổi, với lại, giữ làm gì một đứa con vô thừa nhận. Hôm sau em gọi cho bà ấy, bà cho em địa chỉ mấy cái dưỡng đường ở gần nhà cậu em để đi lấy cái thai ra. Đau thật là đau cô ơi, em hét vang trời. Vậy mà họ còn làm cho em sợ nữa...

- Họ"

- Mấy người đứng dàn trận trước lối vào dưỡng đường. Họ chặn mấy người đến dưỡng đường để phá thai như em, bắt tụi em đi về. Họ cầm cờ, chăng biểu ngữ phản đối - Phá thai là vô nhân đạo, phá thai là hủy họai mạng người - Em phải năn nỉ van nài - "Tôi là thuyền nhân, tôi bị hải tặc hiếp, tôi nhục nhã, tôi còn nhỏ quá, tôi phải làm lại cuộc đời." Thừa lúc họ lơ là em chui tuột vào bên trong dưỡng đường. Sau đó thì nhân viên y tế phải đưa em về tận nhà. Bây giờ xong rồi, em có thể thảnh thơi lo cho tương lai. Em sẽ đi học lại, em muốn làm cô giáo, mai này em sẽ có gia đình và có con nữa phải không cô"

Con bé khóc lên rưng rức:

- Không phải là em muốn hư đâu nghe cô. Tại em giận mẹ em đó nên mới đi hoang. Hồi chưa qua Mỹ, mẹ em có thề trước bàn thờ của ba em là mẹ sẽ ở vậy suốt đời nuôi tụi em. Nhưng chỉ có hai năm sau khi qua đây là mẹ đã có ông John, đứa em út của em là con ông John đó. Mẹ nói là mẹ phải cần ông John giúp đỡ gia đình. Em thấy đâu phải vậy, mấy mẹ con nhờ trợ cấp cũng đủ sống mà. Tiền thuê nhà thì được bộ gia cư trả giúp, tiền điện, tiền gas, tiền nước... cũng được trợ cấp. Tụi em đi học ăn miễn phí, đi xe buýt miễn phí, sách vở cũng được phát không, đâu có tốn gì nhiều đâu. Em nghĩ tội ba em quá, một đời lo cho vợ, cho con. Em không thể nhìn mẹ với ông John như vậy hòai nên em mới bỏ đi. Có một thân một mình nên em bị tụi nó gạt, tụi nó nói giúp em tìm việc làm, nơi ăn chốn ở, em tưởng thật nên mới ra nông nỗi.

Tôi mủi lòng nhìn con bé, bất giác, tôi đưa tay lên vuốt tóc nó, mái tóc đã được chải thẳng gọn gàng không còn giống chổi xể như mấy ngày trước đó. Tôi an ủi:

- Tội nghiệp cho em. Nhưng biết đâu mẹ em làm như vậy vì cũng có những nỗi khổ riêng, có thể bà đã không đủ can đảm để làm thân cò lặn lội nuôi con. Nhưng thôi, em còn một tương lai tươi sáng đang đón chờ. Rồi em sẽ có một cuộc sống mới an lành hơn.

Tôi ngập ngừng:

- Nhưng tôi phải hủy bỏ hồ sơ của em, bởi vì chương trình trợ cấp này dành cho những người có con nhỏ, mà em thì không còn...nữa.

Con bé lo lắng:

- Vậy làm sao em có tiền để sống đây cô" Em đâu có muốn ăn bám cậu em.

Tôi dịu dàng đáp:

- Em đừng lo, em vẫn có thể xin lại trợ cấp với một điều kiện, cậu em phải đứng đơn xin làm người giám hộ vì em dưới mười tám tuổi. Phải có giấy chấp thuận của mẹ em, thủ tục có hơi lỉnh kỉnh hơn đơn xin trước.

Con bé thở phào:

- Vậy thì đợi em khỏe hẳn, và cậu em xin được phép nghỉ thì em sẽ đến gặp cô. Mẹ em biết em đang ở với cậu em rồi, vì người cán sự ở Filmore đã thông báo cho mẹ em là người ta sẽ cắt phần trợ cấp của em.

*

Tôi gặp lại con bé ngày thứ ba tuần sau đó. Nó đã thay cái áo thun rộng thùng thình bằng một cái áo đầm màu xanh ngắn ngang đầu gối. Và lần này con bé không còn sửa sọan theo cái lối tím mắt, bầm mặt nữa. Nó chỉ tô nhẹ lên má một lớp phấn hồng, trên môi một làn son thật nhạt. Tóc con bé đã được thắt gọn ghẽ thành hai cái bím nhỏ thả thẳng xuống trước ngực trông có vẻ thánh thiện làm sao. Con bé lại còn cẩn thận ghi hàng chữ đỏ lên đầu đơn xin - Yêu cầu cho gặp cán sự Việt Nam -

Thật ra, không cần con bé yêu cầu thì người thư ký cũng giao hồ sơ của nó cho tôi. Những người thư ký ở văn phòng tôi có biệt tài phân biệt người ngọai quốc, nhất là dân tộc Á Đông. Cứ nhìn cái đơn xin có cái tên họ khác lạ, có đánh dấu - không nói tiếng Anh, không nói tiếng Tây Ban Nha - là họ dồn ngay hết hồ sơ cho tôi. Tự dưng, tôi trở thành một cán sự xã hội quốc tế, Đại Hàn vào xin cũng tôi, Cam Bốt, Trung Hoa, Nhật, Lào, Thái Lan... .gì gì thì hồ sơ cũng về tôi hết. Cũng may là văn phòng tôi có mấy cán sự người Phi, chứ không thôi thì đơn xin của những người bạn láng giềng này cũng về tay tôi nốt.

Con bé đi với người cậu họ, người cậu mà con bé giới thiệu là - em bà con của mẹ em. Người cậu còn trẻ quá, hơn con bé chừng bảy, tám tuổi là cùng, và chỉ cao hơn con bé có một cái đầu. Người cậu đưa cho tôi một lô giấy tờ tùy thân và một tờ giấy ủy quyền có ký tên bà Phạm Thị Phụng, giao tòan quyền giám hộ con bé Hòang Thị Hiền cho người cậu tên Nguyễn Văn Thi. Tôi nhận tờ giấy ủy quyền không một lời chất vấn. Người cậu con bé ký tên vào những chỗ dành cho người giám hộ rồi bỏ lại con bé với xấp giấy tờ chưa điền hết cho tôi. Con bé chờ người cậu đi khuất ngòai ngưỡng cửa rồi nheo mắt cười:

- Cậu mắc cở vì lương kỹ sư mà cháu phải đi xin trợ cấp xã hội.

Tôi cũng cười:

- Cậu em có trách nhiệm gì đâu, làm sao bắt cậu nuôi em cho được.

Tôi hòan tất hồ sơ của con bé hai ngày sau đó. Lần trước đã kiểm chứng địa chỉ rồi nên tôi không cần phải làm lại cụôc kiểm chứng lần này. Ba trăm mười một đồng mỗi tháng, đủ cho con bé tiêu xài. Con bé cũng không xin trợ cấp phiếu thực phẩm, mà nếu có xin thì cũng bị từ chối, vì theo luật lệ hiện hành thì người cậu phải đứng đơn xin cho cả hai, và tiền lương kỹ sư của Thi đã nhiều hơn tiêu chuẩn luật định.
Tôi cầm hồ sơ đi tìm xếp cho ông ký tên để kịp gửi giấy tờ vào phòng ngân sách trước mười hai giờ trưa. Hôm nay là thứ sáu, giấy tờ gửi vào sau mười hai giờ sẽ được để dành đến thứ hai, con bé lại phải chờ thêm mấy ngày. Tôi gặp Joaquin đang ngồi trong phòng ăn, mắt dán vào màn ảnh truyền hình, chăm chú theo dõi thị trường chứng khóan trong ngày. Tôi đưa ngay giấy tờ cho Joaquin ký. Joaquin ký xong rồi nheo mắt nhìn tôi trêu:

- Thiên vị nhá, hồ sơ mới mà đã hòan tất nhanh chóng thế, phá cả giờ nghỉ ngơi của tôi.

Tôi cũng không vừa, đáp lại Joaquin:

- Ông có thấy tôi để hồ sơ nào hơn ba tuần chưa" Ông có muốn tôi để hồ sơ đến đúng hai mươi tám ngày rồi đem chất đống trên bàn ông không" Với lại, giờ nghỉ của ông đã chấm dứt từ... năm phút trước.

Joaquin xua xua hai tay:

- Thôi thôi, tôi chịu Ly rồi, tôi đùa mà, tôi có nói gì đâu, tôi chỉ khen Ly thanh tóan hồ sơ nhanh chóng vậy mà. À, Ly xem đầy đủ giấy tờ rồi đó chứ" Tôi không có duyệt hồ sơ đó nhe.

Tôi giật nhẹ tờ giấy trên tay Joaquin:

- Đã có bao giờ ông thấy tôi ký hồ sơ nào mà không đầy đủ giấy tờ hợp lệ hay chưa"

*

Hồ sơ của con bé bị trả về từ Approved Unit, đơn vị giữ hồ sơ sau khi đơn xin trợ cấp đã được chấp thuận, vì không hợp lệ. Người cậu bà con này không đúng tiêu chuẩn luật định để làm người giám hộ. Joaquin gọi tôi vào trách móc:

- Tôi tin Ly nên không kiểm sóat. Ly làm tôi quê quá. Mụ Gloria bên đó xài xể tôi ra trò, mụ còn thẩy cho tôi một bản sao liệt kê danh sách những người được quyền làm giám hộ để chứng minh là tôi đã sai. Tôi đã hỏi Ly xem coi giấy tờ đàng hòang, có hợp lệ không, Ly bảo là đầy đủ.

Tôi tức tối:

- Tại sao không hợp lệ, đây là giấy tờ tùy thân và thẻ an sinh xã hội của hai cậu cháu, này là giấy ủy quyền của bà Phạm Thị Phụng cho người bà con tên Nguyễn Văn Thi làm giám hộ để nuôi dưỡng con bé Hòang Thị Hiền.

Joaquin đưa cho tôi xem cái thông báo bác bỏ hồ sơ từ Approved Unit và bản sao liệt kê danh sách của những người có thể được chỉ định làm người giám hộ. Ông chỉ tay vào tấm giấy ủy quyền:

- Xem đây, Phạm Thị Phụng là chị em bà con với Nguyễn Văn Thi, thì họ là first cousin, bởi vì thuộc hệ thứ nhất. Còn con bé Hòang Thị Hiền là con của bà Phạm Thị Phụng, thì đối với Nguyễn Văn Thi là second cousin, bà con thuộc hệ thứ nhì. Theo luật định thì second cousin, những người bà con thuộc hệ thứ nhì này, không đủ tiêu chuẩn làm người giám hộ. Ly phải đóng hồ sơ này ngay lập tức, ngưng ngay trợ cấp của tháng tới và sửa sọan làm giấy tờ đòi lại số tiền đã gởi ra.

Tôi kêu lên:

- Đóng hồ sơ, đòi lại tiền""

- Chứ gì nữa, may là chỉ mới có một tháng. Cũng may là không có xin trợ cấp phiếu thực phẩm nên mình đỡ lo khâu này. Con bé chỉ còn được lãnh thẻ y tế vì dưới hai mươi mốt tuổi.

Tôi nhìn vào cái bản sao có liệt kê dài lòng thòng, đầy đủ, từ ông bà nội ngọai, bà dì, ông chú, cô, cậu, chú, dì, dượng, cha ghẻ, mẹ ghẻ v.v...  những liên hệ huyết thống họ hàng để được chỉ định làm người giám hộ mà không tìm ra cái chữ "second cousin". Tôi nổi nóng cãi bướng:

- Tôi không hiểu ông muốn nói gì. Tôi cũng không cần biết cái sự liên hệ huyết thống của người nước ông ra sao. Nhưng với chúng tôi, thì Phạm Thị Phụng và Nguyễn Văn Thi là chị em bà con. Hai người này là con của hai chị em ruột, do đó, Nguyễn Văn Thi là cậu của con bé Hòang Thị Hiền. Cậu, uncle, ông hiểu không" Một liên hệ huyết thống thật gần của người nước tôi. Cái luật lệ gì lạ lùng, một kẻ không có giây mơ rễ má gì như Ex step father/mother, cha/mẹ ghẻ, cho dù đã ly dị, thành Ex, không còn là cha/mẹ ghẻ nữa, mà còn làm được người giám hộ, thì tại sao cậu bà con, second cousin, không thể làm được người giám hộ"

Joaquin nhẫn nhịn trả lời:

-Ly, tôi không làm ra luật, Ly cũng không làm ra luật. Chúng ta chỉ thi hành luật. Tôi cũng đồng ý với Ly là cha/mẹ ghẻ sau khi ly dị rồi thì không có tư cách để làm người giám hộ, nhưng trong danh sách này không có liệt kê ... second cousin. Thế nên, ta phải đóng hồ sơ Hòang Thị Hiền ngay lập tức, để không phải đòi lại thêm nhiều tiền. Còn một điều nữa, Thi là đàn ông độc thân. Bộ bảo vệ nhi đồng không thể để cho con bé ở lại nhà của hắn. Hai giờ rưỡi chiều nay, chuyên viên xã hội bên bộ bảo vệ nhi đồng sẽ đến nhà con bé. Họ sẽ đem con bé đến gửi tạm ở một Group Home, nơi tạm dung của những đứa trẻ không nhà, chờ giới chức thẩm quyền liên lạc với mẹ con bé, đưa con bé trở về nhà, hoặc là người ta sẽ phải tìm một bà mẹ nuôi cho con bé. Bên bộ bảo vệ nhi đồng có yêu cầu cho Ly đến để giải thích cho Thi và Hiền, và giúp đỡ họ trong cái thủ tục chuyển giao con bé đến Group Home này, dù sao, có Ly thì con bé cũng đỡ sợ hơn khi nhìn thấy người của bộ bảo vệ nhi đồng và cảnh sát.

Tôi nổi giận phản đối:

- Bắt tôi đóng hồ sơ, đòi lại tiền rồi bây giờ còn bắt tôi đi chứng giám sự bắt người vô nhân đạo này sao" Tôi không đi!

*

Nhưng có phản đối cách mấy thì tôi cũng phải sửa sọan đi đến nhà con bé, vì cả tôi và Joaquin cũng không có cách nào thay đổi được luật lệ. Tôi gọi điện thọai cho Thi, bảo anh phải về nhà gấp vì nhân viên bộ xã hội sẽ có mặt tại nhà anh khỏang hai giờ rưỡi chiều để giải quyết vấn đề của con bé và người giám hộ. Tôi sẽ giải thích cho anh rõ ràng hơn khi gặp anh tại nhà.

Khi tôi đến nơi, chuyên viên xã hội của bộ bảo vệ nhi đồng và nhân viên cảnh sát đã đứng chờ trước cửa chung cư. Tôi nhìn qua khung cửa sổ, thấy con bé đang ngồi coi truyền hình và ăn bắp rang. Tôi bấm chuông, cửa mở, con bé nhẩy lên reo mừng khi nhìn thấy tôi, nhưng nụ cười chợt tắt ngay khi nhìn thấy người của bộ bảo vệ nhi đồng và viên cảnh sát. Tôi nắm tay con bé dẫn vào nhà, chờ con bé ngồi ngay ngắn trên chiếc ghế trong phòng khách, tôi nắm hai tay nó, nói thật chậm rãi:

- Chị có một việc quan trọng muốn nói với Hiền. Chị đã sai lầm khi chấp thuận đơn xin trợ cấp của em. Chị phải đóng hồ sơ của Hiền. Chuyên viên bộ xã hội phải đưa Hiền ra khỏi nhà cậu Thi, vì cậu Thi không được quyền làm người giám hộ. Người của bộ bảo vệ nhi đồng sẽ liên lạc với mẹ em để mẹ đón em về nhà, nếu không thì em sẽ phải sống với người mẹ nuôi trong Foster Home.

Con bé nổi giận ngay lập tức khi nghe đến chữ Foster Home. Con bé giứt tay ra khỏi tay tôi, la lớn:

- Hôm nọ cô bảo là mọi việc dễ dàng, cậu Thi chỉ đứng đơn ký tên là em sẽ được hưởng trợ cấp. Sao bây giờ bắt em đi Foster Home" Em không đi đâu hết, không ai bắt được em đi đâu hết.

Thi đã về đến nhà. Anh cũng tức giận không kém con bé. Một lần nữa, tôi phải xin lỗi cho việc lầm lẫn của mình. Thi kéo tôi ra hàng hiên, hỏi bây giờ anh phải làm gì, vì con bé bướng bỉnh ghê lắm, nó không trở về nhà với mẹ nó đâu, mà bỏ vào Foster Home thì nó dám bỏ trốn đi lần nữa lắm, và lần này thì khó tìm được nó về. Tôi chỉ cho Thi thủ tục xin quyền giám hộ với bên bộ bảo vệ nhi đồng. Chỉ có tòa án mới có thể giao cho Thi cái quyền hành xử này, nhưng thủ tục khá rắc rối, Thi phải đi hầu tòa nhiều lần, và thời gian chờ đợi cũng khá lâu. Trong thời gian đó con bé vẫn phải ở với người mẹ nuôi trong chương trình Foster Care. Thi thở dài:

- Tôi không có nhiều thì giờ, tôi có mấy cái projects khẩn, và tôi còn phải lo bổ túc hồ sơ để bảo lãnh mẹ tôi và thằng cháu từ bên đảo sang.

Tôi vui mừng reo lên:

- Mẹ anh từ bên đảo sang" Vậy thì may mắn cho con Hiền rồi.

- Chị muốn nói...

- Mẹ anh là dì của mẹ con Hiền, thì là bà dì của con Hiền. Theo luật lệ hiện hành thì bà dì có quyền làm người giám hộ. Vấn đề của con Hiền được giải quyết rồi đấy. Anh chịu khó bổ túc giấy tờ cho nhanh chóng, đón mẹ anh sang, rồi xin đón con Hiền về. Điều cần thiết là phải giải thích cho con Hiền về việc của ngày hôm nay, khuyên nó nên nhẫn nại.

Tôi và Thi trở vào nhà, chuyên viên xã hội của bên bộ bảo vệ nhi đồng đang cố gắng giải thích cho con bé hiểu công việc của bà phải làm. Con bé ôm chầm lấy tôi khóc lên rưng rức:

- Chị ơi cứu em, đừng bắt em đi Foster Home nghe chị. Em không muốn ở với người lạ đâu.

Tôi cũng rưng rưng nước mắt, xoa đầu nó an ủi:

- Hiền ngoan, cố gắng một thời gian ngắn thôi, cậu em sẽ xin được giấy tòa cho tòan quyền giám hộ. Và hy vọng là bà dì của em sẽ sang sớm, em sẽ được trở về nhà.

Con bé quay sang cậu cầu cứu:

- Cậu ơi, đừng để cho người ta bắt con.

Mắt Thi gằm lại, anh nghiến răng nói rõ từng tíếng:

- Tôi sẽ không chịu thua dễ dàng như thế này đâu, tôi sẽ kiện lên đến cấp tiểu bang.

Người cảnh sát và chuyên viên xã hội của bộ bảo vệ nhi đồng đưa con bé ra xe. Nó khóc, tôi khóc. Lần cuối cùng con bé nhìn tôi, căm hận, đôi mắt màu nâu thẫm.

*

Trước ngày đổi về nhiệm sở mới, tôi lên lầu ba tìm người cán sự đồng nghịêp chuyên phụ trách vấn đề kiện tụng, khiếu nại để xem hồ sơ con bé đã đi đến đâu. Nói là làm nên sau khi con bé bị đưa ra khỏi nhà, Thi đã nộp đơn khiếu nại việc sở xã hội đã bác quyền làm giám hộ của anh. Hồ sơ con bé đã được chuyển sang văn phòng khiếu nại cấp tiểu bang và đang trong quá trình thương lượng. Nhưng theo người bạn đồng nghiệp của tôi, thì Thi sẽ đồng ý ký giấy tờ bãi nại. Mẹ Thi đã sang, và đang làm giấy tờ xin cho con bé trở về nhà dưới quyền giám hộ của bà. Một điều hay hơn thế nữa là sau khi được trở về nhà, con bé sẽ được hưởng trợ cấp đặc biệt Youkim, một chương trình trợ cấp dành cho những đứa trẻ đã từng sống với cha/mẹ nuôi, đã từng được sự can thiệp và giám sát của bộ bảo vệ nhi đồng. Số tiền trợ cấp Youkim hằng tháng này nhiều hơn số tiền trợ cấp AFDC gần cả hai trăm đồng.

Tôi vui mừng trở xuống lầu báo tin cho Joaquin. Ông xếp của tôi cũng hân hoan ra mặt. Ông vỗ nhẹ tay tôi bảo:

- Tôi đã bảo với Ly rồi, việc đâu sẽ ra đó, bây giờ thì Ly có thể yên lòng mà rời bỏ văn phòng này rồi nhỉ"

Vừa thu dọn lại bàn giấy tôi vừa hát nho nhỏ một khúc nhạc vui. Có thế chứ con bé, sau cơn mưa trời lại sáng mà, con bé sẽ được trở về nhà để tiếp tục học cho xong những năm cuối cùng trung học dở dang. Tôi cầu trời cho con bé có đủ ý chí, nghị lực để hòan tất chương trình đại học, để con bé có thể trở thành cô giáo như đã từng ước mơ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,301,955
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.