Hôm nay,  

"Đối Phó" Giá Xăng Lên

24/07/200800:00:00(Xem: 124760)
Tác giả: Ngọc Hoa

Bài số 2360-16208436-vb5240708   

Tác giả Ngọc Hoa là một vị cư dân cao niên của San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên  của ông là một tự truyện sống  của thời kinh tế khó khăn, mọi thứ đều theo xăng lên giá. Mong ông tiếp tục  đóng góp thêm bài mới.

***

 Tôi khổ hết sức từ khi xăng lên giá. Mỗi ngày mỗi tăng cao thêm lên.

 Không khổ làm sao được một khi tình trạng tiền lương vẫn giữ nguyên mức cũ, thấp lè tè dưới đáy, tuyệt nhiên không nhúc nhích chút nào, trong khi giá xăng mỗi ngày mỗi lên cao vùn vụt. Mỗi ngày đi ngang qua các trạm xăng tôi như bị mắt quáng gà vì bảng giá xăng đã thay đổi theo chiều hướng "thả nổi" giá lên cao. Cứ tưởng tượng Thế Vận Hội các cua-rơ xe đạp chạy nước rút chạy lẹ thế nào là giá xăng hàng ngày lên cao chừng ấy! Giá sinh hoạt theo bản lề giá xăng nhảy vọt. Gạo là nhu yếu phẩm rất cần thiết cho mạng sống con người vọt cao hơn $10 một bao. 1 đồng đô mua hành lá 4 bó còn 3. Dừa tươi từ 95 cent lên $1.25. Thịt, cá, hoa quả thứ gì cũng mắc mỏ. Vợ tôi hàng ngày đi chợ về quăng giỏ phệt xuống đất, cứ lấy giá chợ búa mà trút lên đầu khổ vạn niên của tôi:

 -Ông coi giá đậu đũa lên, tiêu lên, trứng gà lên, nước mắm lên, muối đường lên.... Làm sao tôi đi chợ"

 Tôi bực dọc phát điên:

 -Thì bà khỏi đi chợ. Khỏi ăn thì bà sướng rồi.

 Cơ hội để bà vợ đay nghiến:

 -Ừ hơ! Tôi không đi chợ cho cha con ông nhịn đói rã ruột!

 Hồi trước lúc xăng còn rẽ $1, 4, $1.5 tôi mua xe Van 6 máy chạy lên dốc cho khỏe. Bây giờ chạy mặt, có xe hơi riêng mà không dám chạy vì mở máy là "hao tiền", xe chạy uống xăng như uống nước. Trâu cày còn nghỉ xả hơi, xe cộ thì năng lực xài xăng xã láng.

 Tôi dí dỏm với một người bạn có tính cách châm biếm thời cuộc:

 -Xe Van hiệu Dodge của tao không hao xăng.

 Bạn tôi lỏ mắt nhìn:

 -Như vậy là mầy tốt số. Xe Plymouth của tao mỗi tháng tiêu hết $70 xăng. Vợ chồng tao méo mặt!

 Vợ tôi đi ngang qua nghe ông bạn khen xe của tôi ít hao xăng thì xen vào:

 -Xe ông tôi trùm mền có chạy đâu mà hao xăng!

 Bạn tôi biết được sự thật tôi hà tiện không dám chạy xe sợ tốn xăng, cười ngất.

 Xe hơi thường ngày không chạy nhưng nhu cầu đi lại thì bận rộn đòi hỏi phải đi đây đi đó.

 Việc trước tiên rất thực tế là phải đi mua cái bóng đèn điện về thay, nếu không thì nhà tối om, con cái không làm homework nhà trường được, tôi không coi được báo chí xem biết thời cuôc quê nhà và thế giới, bà vợ cằn nhằn dai như đỉa trời tối đen như Việt Nam cúp điện tối thui bực mình bực mẩy. Từ nhà đến Orchard Supply phải đi hai chuyến bus. Để xe nằm nhà. Hành trình phải bắt hai chuyến bus mới tới nơi. Đi thì phải về. Mua daily pass "toi" hết $5. Đi xe bus có sự vất vả như sau: Mất 30 phút đón bus 1, đi bộ qua trạm bus 2 chờ chuyến bus mất 40 phút. Thời gian đi 2 chuyến bus mất khoảng 1 tiếng đồng hồ. Mua được bóng đèn tôi ra đón bus về nhà mất thêm 2 tiếng nữa. Về nhà kiểm lại mua bóng đèn sai chuôi. Thay vì bóng chuôi gắn thẳng tôi lại mua lầm bóng đèn chuôi vặn. Thế là phải quay quả trở lại Orchard Supply đặng "Return".

 Return món hàng bị manager hoạnh hẹ:

 -Xài rồi mà trả làm sao được.

 Tôi gân cổ cãi lại:

 -Tôi chưa xài.

 -Chưa xài sao chuôi đèn có vết răn"

 La ó:

 -Tôi thề chưa hề xử dụng.

 -Lần nầy đổi cho ông. Lần sao chúng tôi xin từ chối vì hàng không còn nguyên vẹn.

 -Cám ơn ông!

 -Xin ông cho coi receipt.

 Tôi mò mãi trong túi mới hay mình bỏ quên receipt ở nhà. Năn nỉ:

 -Xin lỗi. Tôi mất receipt rồi.

 Cashier từ chối:

 -Xin lỗi. Tôi không cho ông return được.

 Cuối cùng tôi phải khô môi cạn nước miếng mới òn ỷ xin được hoàn trả cái bóng đèn oan nghiệt.

 Chỉ mua có một bóng đèn điện mà phải năn nỉ, rân cổ cãi vã, thề thốt với nhân viên bán hàng người Mỹ đen để trả món hàng, tốn thì giờ vô ích qua phương tiện chuyển vận xe bus công cộng vì sợ tốn xăng đi xe nhà mà tôi "phí phạm" hết nửa ngày. Cũng thì giờ đó ở nhà tôi ngủ trưa hay trồng cây cam cây quýt, mai nầy có trái cho con cháu ăn khuây khỏa.

 Việc thứ hai làm cho tôi khổ ơi là khổ!

 Tôi có hẹn đi bệnh viện Bascom chữa bệnh. Đi xa nếu đi bằng xe Van nhà tính ra hao xăng tốn tiền, tôi kế hoạch thức sớm đeo túi xách ra đón xe bus đi bác sĩ. Đi 10 giờ sáng tới nhà thương đúng hẹn 1 giờ 30. Tới nơi tìm hoài không ra giấy appointment, mặt tôi dàu dàu năn nỉ y tá:

 -Xin cô thông cảm tôi đã bỏ quên giấy hẹn ở nhà.

 Nurse đón khách vui tươi:

 -Xin ông cho thẻ bệnh.

 Tôi loay hoay tìm bóp:

 -Xin lỗi vì đi nhanh tôi quên bóp ờ nhà.

 Receptionist thông cảm:

 -Xin ông cho số an sinh xã hội.

 Tôi như người đãng trí quên luôn cả số an sinh. Nurse Mỹ nhún vai:

 -Vậy làm sao tôi giúp ông được. Phiền ông về nhà làm cuộc hẹn khác. Luật nhà thương trễ15 phút không thể gặp bác sĩ.

 Tôi đành lủi thủi ra về. Chuyến đi mất thì giờ nhưng vô tích sự. Đi cực khổ dầm sương dãi nắng tôi không ngại; song le, ngại bà xã chê tôi như chán cơm nếp:

 -Ông già rồi mà lốc chốc quên trước quên sau không chín chắn mọi việc để cho xảy ra sự việc đi nhà thương không trị được bệnh tiểu đường phải về không!

 Tôi không nói không rằng vì lòng còn miên man "Ta đỡ tốn 15 đồng xăng để có tiền mua bao gạo 3 cô gái đang lên giá!" nhưng "Bệnh tiểu đường của tôi về sau sẽ ra sao" Có nặng thêm không" Nghĩ mà càng ghét tình trạng hiện thời "Xăng lên giá".

 Lần sau, cũng việc đi nhà thương, tôi đi 3 chuyến bus tới nơi trễ, bị receptionist từ chối gặp bác sĩ:

 -Ông đã đến trễ hơn một tiếng đồng hồ. Tôi cho ông cái hẹn khác mong ông lần sau đừng đến trễ nữa.

 Thói quen nài nỉ:

 -Xin cô thông cảm tôi ở xa.

 -Thưa ông! Tôi cho ông cái hẹn khác.

 -Thưa cô thời gian nữa là bao lâu"

 Tiếp viên mò trong máy computer tìm điểm hẹn:

 -Hơn một tháng ông ạ!

 -Có chỗ nào trống xin cô giúp cho.

 Khẳng khái:

 -Không!

 Òn ỷ cố thu phục nhân tâm:

 -Tôi già .

 -Tôi hiểu nhưng bác sĩ bận chữa trị cho bệnh nhân!

 Tôi tiu nghỉu "Thank you" ra về trong một mùa mưa tầm tả. Về tới nhà, tôi lòng nhủ với lòng "Phải chi xăng rẻ mình đi xe nhà tiện lợi thì đâu có đến nhà thương bị trể nải và ướt át như chuột lột như buổi chiều hôm nay" và "Một tháng nữa bệnh đái đường của tôi sẽ trầm trọng ra sao" Áp huyết lên cao làm sao đây""

 Từ ngày giá xăng lên cao như phi cơ phản lực đã làm tôi điêu đứng nhiều phen, khổ sở nhiều vì tính kỹ không đi xe nhà để tiết kiệm xăng. Tôi xin kể thêm một chuyện nữa để mọi người biết mà thông cảm cho tôi phải vì hoàn cảnh bất vụ lợi dùng cách vận chuyển xe bus công cộng đối phó với giá xăng dầu hiện thời lên cao "Phi thường"

 Tôi có chuyện phải đi Los Angeles thăm một người bà con ở Việt Nam đi diện H0 mới qua Mỹ.

 Con tôi đề nghị:

 -Ba chờ chiều thứ sáu đưa ba đi Los. Xuống dưới đó có xe riêng đi chỗ này chỗ nọ tiện hơn.

 Tôi dứt khoát:

 -Ba đi xe đò Hoàng! Đi xe nhà tốn xăng. Giá xăng regular bi giờ cũng $4.43 rồi. Mắc lắm! Hãy thức thời một tí! Xài tiền cho ngoan!

 Tôi đi trọn một ngày đường tới Phước Lộc Thọ. Ngồi xe cả ngày rất mệt mỏi. Bụng đói. Khát nước. Buồn ngủ. Tới nơi xuống xe thấy cảnh vật rất mới và lạ. Tôi tấp vô quán cho bao tử làm việc rồi sinh hoạt bạn bè sau. Trong quán phần nhiều người Việt nói tiếng Mỹ. Có lẽ Los Angeles là thủ phủ của người Việt sinh sống lâu năm từ 1975. Khí hậu vùng Los rất khắc nghiệt. Trời nóng như lò lửa. Khu thương mãi của người Việt Nam sầm uất. Bác sĩ Việt rất nhiều, kỹ sư ngành kiến trúc cũng đông. Các quán xá nhiều thực khách. Đường sá rộng rãi và khang trang. Ít thấy xe cảnh sát nhưng có chuyện tai nạn xe cộ trên đường phố thì có cảnh sát đến tại hiện trường ngay. Tóc đen dài chải gở kiểu Đại Hàn bung như hoa nở chạy xe đầy nghẹt. Đa số Toyota, Mercedes đắt giá. Xế Việt chạy xe tài tình. Lạng như điên, ảnh hưởng Điệp viên 007. Quanh phố Phước Lộc Thọ không một bóng người Mỹ. Tôi hỏi trong lòng "Tụi Mỹ kỳ thị người Việt mình chăng"" Dân Việt ở đây mặc quần áo rất đẹp, tươm tất và lịch sự. Thanh niên nam thích đội nón lasser, bao tay da, mang kiếng đen, áo blouse đen, giày đen, đóng đế sắt nện vỉa hè nền xi măng lóc cóc, lạc cạc, tôi thầm nhủ "Có lẽ thanh niên mình lậm phim"Máu nhuộm bãi Thượng Hải" hay tay anh chị lớn xã hội đen của "Nhất đen nhì đỏ". Đàn bà con gái hay mặc đầm rất lịch sự. Cũng có vài bà trung niên mang kiếng màu, mặc áo dài Việt Nam đi dạo phố hay dự yến tiệc. Tôi xem bản đồ tìm ra chỗ ở của người thân. Có rồi, đây đến đó chừng 20 blocks đường. Hai bên đường trồng cây như trang điểm cho thành phố bộ mặt xanh tươi. Tôi đi bộ trong cơn nắng gắt. Mồ hôi ra ướt cả áo nếu cởi ra vắt chắc cũng được đầy thao nước.

 Tôi bấm chuông, một bà già người miền Bắc ra tiếp:

 -Thưa ông tìm ai"

 -Dạ, tôi muốn tìm ông Vàng. Thưa bà ông ấy có nhà không ạ"

 Bà ta chau mày:

 -Thế là ông không rõ ông Vàng đi mướn nhà nơi khác rồi a.

 Tôi hốt hoảng:

 -Thưa bà! Bà cho biết ông ta về đâu rồi"

 -Dạ, thưa tôi không được biết. Xin lỗi ông!

 Thấy tôi xách vali, bà ta hỏi:

 -Ông ở xa nơi đay"

 -Tôi ở San Jose đến thăm người anh họ.

 -Thế ông không dùng ô-tô"

 Tôi hơi ngượng trả lời:

 -Dạ không ạ. Đi xe bus tài xế lái cho nhàn.

 -Ông thật giỏi. Chào ông nhé!

 Tôi đành chào bà cụ lẳng lặng lui gót. Đi đâu bây giờ. Xứ lạ quê người. Không người thân quen thuộc. Đã chiều rồi. Tối nay nghỉ chân ở đâu. Khách sạn cách đây bao xa. Một sự chán ngán tràn ngập. Tôi đặt bao nhiêu câu hỏi khó khăn mà không có câu nào trả lời cho dứt khoát. Bản thân bị cô đơn đổ dồn. Xăng lên giá là một hiện trạng đắng cay trong cuộc sống và bây giờ sự đắng cay đó bày ra trước mắt. Lại có thêm buồn tủi dùi dập. Dùi dập lên cuộc đời tôi đêm nay vì không biết đêm về tôi sẽ ngủ nơi nào và một mình tôi cu ky ăn uống ở một thành phố Los Angeles rất đông người mà tôi thì chỉ thấy có một mình tôi.thôi!

 Xăng là một hiện tượng vàng nước.

 Vì:

 "Xăng lên giá" mà tôi trở thành bụi đời!

 "Xăng lên giá" làm cho phương tiện di chuyển cá nhân biến đổi và hành tôi tả tơi đến không còn manh giáp. Kiết xác càng kiết xác hơn!

 "Xăng lên giá" là một trận giặc ma quái, ra sa trường không thấy địch!

 Tôi gác tay ngẫm nghĩ: các nước vua dầu hoả đã làm reo hay vì chiến tranh mà lên giá dầu cho nên thế giới nhân loại phải điêu đứng vì giá sinh hoạt hiện tại. Con người quả ích kỷ và tham lam. Tại sao người trên thế gian này đạo nầy đạo kia mà không giàu lòng bác ái trong tình đoàn kết giữ các dân tộc chung sống đề huề, có tình tương thân tương ái. Theo tôi, hạnh phúc của con người có chăng khi mà con người có tấm lòng thương yêu nhau thật sự hoặc lơ là trong cách đối xử. Nhớ câu "Một con ngựa đau cả tào không ăn cỏ". thương nhau, đùm bọc nhau, tốt là ở điểm đó.

 Ý nghỉa của tình thương yêu nhân loại có hay không; nó nằm trong chìa khóa then chốt "Giá xăng lên cao" hay xuống thấp, phải thế không các bạn"

Ngọc Hoa

Ý kiến bạn đọc
28/05/201804:16:49
Khách
thưa bác, đọc bài viết cũa bác mà cháu thấy hết 75 phần trăm là lỗi cũa bác , chứ đừng đổ thừa xăng cao giá kg dám chạy xe ....... đi bác sĩ thì kg chuẩn bị giấy tờ ...., đi đổi bóng đèn thì quên receipt .., đi thăm họ hàng thì kg liên lạc trước v...vvv.... bây giờ xăng có rẻ đi chăng nữa mà bác cứ phãi lái đi lái về đễ lấy cái này cái kia quên mang theo thì xăng có rẻ củng thành mắc
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,328,968
Tác giả là cư dân miền Bắc California, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ, từng nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007 với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã dự Viết về nước Mỹ từ 2009. Ông cùng gia đình đến Mỹ từ 1994 theo diện HO, định cư tại Boston.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa