Hôm nay,  

Định Mệnh (Tiếp Theo)

11/07/200800:00:00(Xem: 151007)
Tác giả: Lê Minh
Bài số 2348-16208424-vb6110708

Lê Minh là tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2006, với bài viết “Nhật Ký 29 Ngày Vượt Biển, những trang nhật ký đặc biệt của một thuyền nhân Việt nhân dịp kỷ niệm 30 năm 1975-2005.  Sau 29 ngày lênh đênh trên biển cả, không thực phẩm, nước uống, bị hải tặc cướp bóc, hãm hiếp, giết chóc, những thuyền nhân sống sót được Cao Uỷ Tỵ Nạn vớt vào đất liền vào cuối năm 1980. Tác giả hiện định cư tại Garden Grove; Nghề nghiệp: Engineer. Bài viết mới của ông là một truyện tình ngang trái. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.

Chuyến bay sang Mễ không ngờ là chuyến bay định mệnh đã chôn vùi quá khứ mà Quang muốn tỏ bày! Chiếc  Cesna cất cánh không được bao lâu thì engine bị cháy, quay đầu lại để xin đáp khẩn cấp nhưng không kịp đụng vào hàng cây to bên ven rừng bốc cháy thành tro... Trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời Quang đã ôm theo những cắn rứt của nổi lòng để lại Dung người vợ yêu thương và 2 đứa con Nữ, Nam trong nỗi đau thương và Hạnh với Nhân với niềm mong chờ trong tuyệt vọng...

Dung sau khi chôn cất chồng, bảo hiểm thường bồi xong xuôi vì không muốn sống ở căn nhà củ, nhìn cảnh lại nhớ người xưa thêm đau lòng nên nàng bán căn nhà đang ở dắt con đi xứ khác.

Hạnh sau khi viết một lá thư gởi cho Quang không một lời hồi âm, sau đó nàng quen biết với anh Nam, một sĩ quan VNCH vừa đi cải tạo về quê tìm vợ con thì mới hay là vợ con đi vượt biên đã bỏ thây nơi biển cả. Đồng cảm tương thanh, 2 người kết thành vợ chồng để nương tựa với nhau... rồi quốc hội Mỹ thông qua chương trình HO dành cho những sĩ quan VNCH được đi định cư. Chồng của Hạnh được nằm trong danh sách HO, sau đó thì Hạnh và Nhân cũng được phái đoàn Mỹ cho cùng Nam đi định cư ở Hoa Kỳ... .

Thắm thoát mà Hạnh sang Mỹ đã hơn 6 năm, cuộc sống cũng đã quen dần. Thằng Nhân đã tròn 24 tuổi nhìn nó càng lớn càng giống Quang đẹp trai cao ráo, sau khi vừa học English vừa học nghề drafting ở một community college giờ nó cũng có việc làm ổn định. Việc Hạnh viết thư cho Quang không có một lời hồi âm nàng tự nhủ trong lòng chắc Quang cũng có nỗi khổ tâm riêng...thôi thì quá khứ hãy cho vào quên lãng, Nhân biết thêm cha mình còn sống chỉ mang thêm phiền não, trách hờn chớ chẳng có ích lợi gì cứ để trong thâm tâm nó tưởng cha mình đã mất thì hay hơn. 

Mẹ ơi! Cho phép con đêm nay đi dự birthday của con nhỏ bạn nghe mẹ"

Dung nhìn con gái, Nữ càng lớn càng đẹp hẳn ra nó cũng đã 19 tuổi rồi! Dung cũng tự an ủi mình đã bao năm trời sống cuộc sống góa bụa để nuôi con khôn lớn. Con Nữ tính tình rất ngoan hiền đi thưa về trình ít khi nào làm mẹ buồn lòng không bì với những đứa con sanh ra và lớn lên ở Mỹ, Dung cảm thấy rất an tâm. -Ừa con kêu anh Hai đưa con đi rồi khi nào muốn về thì gọi anh đến đón con, mẹ không muốn con lái xe một mình về khuya!-Dạ! Cám ơn mẹ!

Nam đưa em gái đến nhà cô bạn rồi dặn dò:

-Em ở nhà bạn chơi, khi nào tan tiệc thì gọi anh hai đến rước em. Nhớ về sớm đừng chơi khuya quá kẻo mẹ ở nhà phải lo âu.

Nữ nói tiếng cám ơn anh rồi mở cửa xe đi vào nhà. Wow! Con nhỏ bạn tổ chức birthday 18 lớn quá. Bạn bè trai gái thật đông, có mướn cả ban nhạc để chơi và khêu vũ trong nhà. Nữ hòa nhập vào cuộc vui với bạn bè cùng trang lứa, nó không để ý tới anh chàng với gương mặt trầm ngậm ít nói chỉ thỉnh thoảng đưa mắt trộm nhìn nàng...

Cắt bánh xong là tới màn khêu vũ, con Lan cô chủ của bữa tiệc nắm tay Nữ kéo đi:

-Để tao giới thiệu mầy với anh nầy, bạn cùng chung hãng của anh tao để mầy có partner!

Nữ rút tay lại:

-Thôi đi Lan! Người không quen biết thì Nữ không dám khêu vũ với người ta đâu, hơn nửa Nữ đâu có biết nhảy!-Vậy thôi! Để tao giới thiệu cho 2 người biết nhau thì cũng đâu có chết thằng tây nào"

Thế rồi Lan nhất định kéo tay Nữ. .

-Anh Nhân! Em xin giới thiệu đây là Nữ bạn của em. Nữ! Đây là anh Nhân bạn cùng sở với ông anh của tao!

Nữ đưa mắt nhìn Nhân trong tiềm thức hình như gương mặt nầy thấy quen quen không biết gặp ở nơi nào"

-Dạ chào anh!Tay run run, Nhân đưa tay ra rồi nói lập bập:

-Chào Nữ.

Cuộc làm quen chỉ đôi câu ngắn gọn, sao Nhân cảm thấy như có cái gì rung động trong tim, muốn tìm cách gợi chuyện để nói với Nữ nhưng không biết mở lời ra sao"

Còn Nữ trở về chỗ ngồi, cố hình dung xem mình đã gặp Nhân ở nơi đâu" ... .Ồ! Anh Nhân nầy sao có nhiều nét giống ba mình quá... hèn chi mới gặp mình tưởng là đã quen... ..

Mấy đứa bạn từng cặp trai gái kéo nhau ra sàn nhảy vui đùa. Nhân vẫn ngồi trên chiếc ghế ở góc phòng với vẽ mặt đăm chiêu. Nữ thật tò mò, thắc mắc sao có người lại giống người khác như vầy"  Anh ta có quan hệ bà con gì với ba của mình không" 

Rồi không nén được sự tò mò Nữ bước sang chỗ Nhân bắc ghế ngồi xuống hỏi:

-Anh Nhân! Nữ rất mạo muội hỏi anh vì anh nhìn rất giống một người thân của em. Anh có thể cho biết chút chút về gia đình của anh không"

Nhân ngước mặt lên nhìn Nữ, cô bé thật đẹp dễ thương và hồn nhiên khi đặt ra câu hỏi. Nhân cũng không ngại ngùng nói thật mình đã mất cha hồi nhỏ còn ở VN, theo cha kế sang Mỹ theo diện HO...

-Ồ!

Thì ra người giống người, nói thật anh có gương mặt giống hình của ba em lắm!Nhân cười xòa! Trời! Sao lại giống ba của Nữ được!

Rồi trong suốt bữa tiệc đêm hôm đó, 2 người ngồi nói chuyện với nhau rất tâm đầu, ý hợp. Trước khi ra về Nhân cũng không quên xin số phone của Nữ, hẹn khi nào có dịp sẽ gọi Nữ nói chuyện cho vui.

Sau nhiều lần trò chuyện trên phone, dắt nhau ra ngoài đi ăn tình cảm của Nhân và Nữ càng ngày càng gắn bó mặc dù 2 người chưa từng nói lời yêu nhau.

Dung nhìn thấy con gái thường hay ngắm mình trong kiếng, thích sửa soạn khi bước ra khỏi nhà biết là con gái giờ đã đến tuổi biết yêu đương nên mở lời nửa đùa nửa thật gạn hỏi:

-Con bé Nữ dạo nầy có bạn trai rồi hả"  Nếu có thì phải dắt về cho mẹ biết mặt chớ không được lén lén, lút lút nghe chưa!Nữ cười xòa! Con còn đi học mà mẹ đâu dám có bạn trai. Con chỉ quen với một anh có gương mặt giống ba lắm! Để hôm nào con mời anh ta tới nhà cho mẹ biết mặt.

Dung rất đỗi ngạc nhiên và cũng muốn biết bạn của con gái mình là ai mà nó nói giống anh Quang"

-Vậy hả"  Hôm nào con nói với anh ta là mẹ mời đến nhà chơi để làm quen. -Dạ mẹ! Để con nói với ảnh.

Nhân lựa chiếc áo trắng sơ mi ủi thật thẳng nếp mặc vào, thắt chiếc cà vạt rồi ngắm mình trong kiếng, chàng thật hồi hộp khi nhận lời mời của Nữ đến nhà nàng chơi.

Lần đầu tiên gặp bác gái không biết phải nói gì"  mua gì đến cho phải lễ"  Ghé tiệm mua hộp bánh và giỏ trái cây thật đẹp chàng lái xe đến nhà Nữ.

Căn nhà lầu thật nguy nga tráng lệ có cổng sắt tự động phía ngoài. Nhân đưa tay run run bấm chuông... .cánh cửa tự động mở ra, chân bước vào mà trái tim Nhân muốn đập ra khỏi lồng ngực. Một phụ nữ trung niên có dáng dấp thật thanh tao bước ra mở cửa nhà. -Dạ chào bác!Người đàn bà nhìn Nhân một phút sững sờ rồi nói:

-Cháu là Nhân bạn của bé Nữ phải không"

-Dạ phải!-Mời cháu vào nhà chơi!

Nhân bước vào nhà, phòng khách thật đẹp chính giữa có để một bàn thờ nhỏ trên đó hình một người đàn ông tuổi trung niên thật đạo mạo hao hao giống mình... .hèn chi Nữ nói mình giống ba của cô ta là phải!

-Cháu ngồi đây đi, để bác đi gọi con Nữ nó đang sửa soạn ở trong phòng!

Nhân ngồi xuống ghế, đảo mắt nhìn quanh phòng mà trong lòng hơi bồn chồn, hoang mang không biết người trong hình là ai...

sao mình giống thật giống người"

Nữ theo mẹ đi xuống cầu thang, nàng hôm nay mặc chiếc áo ngắn trong thật mát mẻ dễ thương. Đến ngồi kế bên Nhân, nàng hỏi mẹ:

-Mẹ thấy con nói anh Nhân nhìn hơi giống ba có đúng không"

Dung đáp: Ừa! Mẹ cũng thấy rất giống ba con lúc còn trẻ. Nhân cháu qua Mỹ được bao lâu rồi, Anh chị nhà vẫn khỏe chớ" -Dạ ba cháu mất sớm, cháu theo ba kế sang đây cũng được hơn 6 năm rồi!

Câu trả lời của Nhân làm đánh tan đi mọi nghi ngờ trong lòng Dung. Chắc là người giống người, thằng bé Nhân nầy nói chuyện rất lễ phép, dễ thương mới gặp lần đầu mà Dung có rất nhiều cảm tình. Thằng Nhân nầy có gương mặt rất giống Quang làm Dung nhìn nó mà nhớ đến những kỷ niệm êm đềm hơn 15 năm sống với chồng, cố dấu đôi mắt rưng rưng nhỏ lệ, Dung nói:

-Cháu ngồi nói chuyện với bé Nữ nghe để bác xuống bếp làm thức ăn mời cháu ở lại dùng cơm trưa...

-Dạ cám ơn bác!

Bữa cơm trưa được dọn ra bàn, 3 người ngồi vào bàn ăn nói chuyện thật vui vẻ. Nhân được biết thêm là Nữ còn có một người anh trai lớn hơn 1 tuổi đang đi học nội trú thỉnh thoảng mới về thăm nhà. Ba của Nam và Nữ mất trong một tai nạn máy bay, bác Dung ở vậy nuôi con khôn lớn. Quang thầm ngưỡng mộ và cảm phục bác Dung cũng giống như mẹ mình và cảm mến Nữ cũng mất cha như mình lúc còn thơ ấu. Cơm nước xong Nhân xin phép bác Dung để kiếu từ:

-Cám ơn Bác đã đãi cháu một bữa ăn thật ngon, cũng đã khá trưa rồi cháu xin phép kiếu từ.

-Ồ! Không có chi đâu cháu. Cháu là bạn của con Nữ thì bác cũng xem cháu như con cháu trong nhà, khi nào rãnh nhớ ghé chơi lúc nào bác cũng welcome!

Dung và con gái tiễn Nhân ra cổng mà lòng thầm nghĩ: Thôi chẳng thà con gái lớn quen biết với người ta rồi dẫn về nhà cho mình biết mặt còn hơn nó lén lút lêu lổng bên ngoài. Hơn nửa từ khi Quang mất đi nàng cảm thấy cuộc đời chỉ là giấc phù du. Với số tiền bảo hiểm thường bồi Dung không lo lắng gì về đời sống kinh tế nửa, nàng chỉ mong con cái lớn khôn có cuộc sống hạnh phúc là đủ mãn nguyện không cần người con mình quen có bằng cấp hay giàu sang chỉ cần đức tánh tốt là nàng vui lòng.

Thời gian trôi đi, Nhân thường đến nhà Nữ chơi tình cảm của Nhân và Nữ càng ngày càng gắn bó. Dung cũng cảm thấy thương mến Nhân hơn trong thâm tâm nàng xem Nhân như thằng rễ tương lai. Con Nữ còn nhỏ quá và đang đi học, nàng định bụng khi nào Nữ ra trường sẽ gợi ý với thằng Nhân để nó nói với ba mẹ sang nhà định đôi cho 2 đứa chớ để nam nữ gần nhau lâu ngày sẽ sanh ra những việc khó mà lường trước được!

Những gì Dung mong chờ rồi cũng đến, con Nữ tốt nghiệp đại học 4 năm. Dung mừng lắm! Nàng định bụng sẽ làm một tiệc thật lớn mời hết bạn bè của nó để ăn mừng, tiện việc mời Nhân và ba mẹ Nhân đến để quen biết nhau rồi sẽ cho Nữ một số tiền để nó đi du lịch bù vào công của nó đã chịu khó học hành thi cử bao năm trường.

Nhân rất đỗi vui mừng khi Nữ ra trường, được bác Dung mời cả mẹ mình sang chơi để làm quen chàng hí hửng:

-Mẹ ơi! Con có quen cô bạn cũng mấy năm rồi! Cô ta vừa tốt nghiệp, mẹ của cô ta có mời mẹ sang chơi để chia vui!-Cái thằng quỉ nầy! Mầy quen con người ta mấy năm trường sao không dắt về nhà cho mẹ biết mặt"  Thôi tao hỏng có đi đâu!Nhân năn nỉ:

-Mẹ à! Chỉ quen biết thôi, con lấy cớ gì dắt người ta về ra mắt mẹ được chớ"  Bây giờ người ta có lòng mời mẹ để làm quen, mẹ không đi thì con khó ăn nói với người ta lắm đó!

Hạnh nhìn con trai, Nhân đã lớn khôn phận làm mẹ nàng cũng mong sao cho nó sớm thành gia thất thì mới thật sự an lòng chớ cứ lêu lổng hoài thì nàng cũng không yên nên nói:

-Mẹ trìu con mới đi đó nghe!

Chớ đến nhà người ta lạ quắc mẹ cũng ngại lắm!-Cám ơn mẹ! Vậy tới bửa đó mẹ nhớ sửa soạn cho đẹp lên nghe mẹ!-Đồ cái thằng quỉ!

Hạnh mặc chiếc áo dài thật đẹp, chiếc áo dài mà đã bao năm rồi Hạnh chưa có dịp mặc để cùng Nhân đi dự tiệc. Chiếc xe đậu trước căn nhà lộng lẫy làm nàng cũng thấy lo lo: Trời ơi! Sao thằng Nhân quen chi với nhà giàu quá vậy"  Mình đâu có xứng với con của người ta! Lỡ đến đây rồi không lẽ không vào" Nắm tay thằng Nhân đi vào nhà, nàng nói nhỏ:

-Nhân à!

Hỏng ấy con chở mẹ về đi, rồi con trở lại dự tiệc sau. -Mẹ à! Bác Dung bình dân lắm! Không có phân biệt sang hèn đâu, mẹ đừng có mặc cảm!

Nghe thằng Nhân nói Hạnh cũng an tâm một phần mà theo nó đi vào nhà.

Dung mở cửa nhà niềm nở:

-Chị đây chắc là mẹ của cháu Nhân, Em là Dung mẹ của cháu Nữ, mời chị vào nhà chơi, nghe cháu Nhân nhắc đến chị nhiều lần bây giờ mới hân hạnh gặp mặt.

Cử chỉ thân thiện và niềm nở của Dung làm cho Hạnh cảm thấy tự nhiên hơn, theo Dung bước vào nhà. Nàng bổng xây xẩm choáng váng khi nhìn bức hình trên bàn thờ chính giữa nhà, mồ hôi trán ướt đẫm không kịp chờ Dung mời ngồi nàng lặp bặp hỏi:

-Chị Dung, chị Dung!

Bức hình... bức hình của ai vậy"

Dung thấy cử chỉ hơi khác lạ của Hạnh, nhưng nàng nghĩ chắc bức hình giống cha của cháu Nhân đã mất ở VN, tình cờ gặp lại nên Hạnh mới hỏi như vậy, Dung nói:

-Chị ngồi xuống salon nầy đi để em kể chị nghe! Bức hình đó là của anh Quang ba của bé Nữ. Anh Quang đã mất đi trong một tai nạn máy bay cách đây đã hơn 9 năm rồi đó chị. Chắc chị cũng thấy có điều rất lạ là cháu Nhân cũng có nét giống anh Quang phải không" ""

Nghe đến tên Quang... tai nạn máy bay mất đi cách đây hơn 9 năm... có nét giống anh Quang... Hạnh như rã rời... Bức thư không tới tay Quang" Đầu óc Hạnh như quay cuồng rồi ngã gục...

-Chị Hạnh.  Chị Hạnh chị làm sao vậy"

-Mẹ ơi!

Mẹ bị sao vậ"  Nhân cuống cuồng lấy tay lắc vai mẹ.

Cơn xúc động làm cho Hạnh bị stroke phải chở đi bịnh viện, Nhân theo mẹ vào nhà thương lòng bồn chồn. Đã 2 ngày trôi qua, tình trạng sức khỏe tương đối ổn định nhưng hình như quên đi rất nhiều, nàng cũng không nhớ được những gì đã xảy ra làm Nhân lo âu vô cùng không biết khi nào mẹ sẽ bình phục lại như bình thường"

Nữ cũng có theo Nhân đến bịnh viện để thăm Hạnh. Khi Nữ đến thăm Hạnh nàng nắm tay Nữ thật chặt như muốn nói một điều gì đó mà không nói nên lời... .

Đã đến ngày đi du lịch do mẹ mua vé và cho tiền để đi, Nữ sửa soạn hành lý để chuẩn bị lên đường.

-Mẹ ơi! Ở nhà có chiếc vali nào nho nhỏ không" -Con xuống garage tìm đi.  Dưới đó có đủ cỡ, com muốn thứ nào cũng có đó mà!Từ ngày Quang mất đi, những vật dụng mà Quang dùng Dung đều cất kỹ lại để làm kỷ niệm. Cho dù có dời nhà nàng vẫn mang nó theo rồi cất vào garage.

Nữ xuống gargage lục lội tìm một chiếc vali nhỏ xinh xắn màu đen rồi đem về phòng. Nàng mở ra để xếp những vật dụng cần thiết cho chuyến du lịch vào đó. Kéo một cái ngăn nhỏ trên vali hình như có vật gì cộm cộm phía trong, nàng lấy tay kéo ra... thì ra nó là một bức thư. Tò mò nàng mở lá thư.

Đọc xong bức thư nước mắt Nữ dầm dề nàng hớt hải la lên:

-Mẹ ơi!

Dung nghe tiếng con hoảng hốt kêu mẹ vội chạy vào, thấy Nữ cầm lá thư nước mắt lưng tròng, nàng vội cầm bức thư lên đọc...

Trời ơi! Thằng Nhân chính là con rơi của anh Quang lúc ảnh còn ở VN! Bức thư nầy đã khiến anh Quang thở dài trong giấc ngủ mà mình không hề hay biết... rồi nó chìm vào quên lãng khi anh Quang đột ngột mất đi!

Lòng Dung chợt bàng hoàng. Cũng may là con Nữ với thằng Nhân chưa có gì nếu không thì thật đúng là oan nghiệt! Thật tội cho chị Hạnh làm phận đàn bà mà phải chịu đau khổ gấp mấy lần mình. Tội nghiệp cho con Nữ, thằng Nhân anh em ruột với nhau mà không biết.

Dung đưa tay vỗ về con gái, an ủi:

-Thôi con đừng khóc nữa! Chuyện đã xảy ra ngoài ý muốn của mọi người. Con cũng nên vui vì đã tìm được người anh thất lạc bao năm trời. Nữ gục đầu vào vai mẹ khóc nức nở:

-Mẹ ơi! Làm sao nói với anh Nhân"

-Không sao đâu con. Để mẹ kêu anh Nam con về rồi gọi Nhân lại đưa bức thư ra cho anh em chúng con được nhìn nhau.

Hạnh nhớ chồng thương con và đột nhiên, như có một sức mạnh khác thường nào trợ giúp, nàng bình phục nhanh chóng và rời khỏi bịnh viện. càng ngày càng bình phục và Nam được mẹ phone gọi về nhà có việc gấp. Cả nhà sum họp Dung, Hạnh, Nữ, Nam, Nhân...  đọc xong bức thư  mọi người ôm nhau khóc nức nở trong cảnh sum vầy, buồn vui lẫn lộn.


LÊ MINH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,006,443
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến