Hôm nay,  

Từ Chiếc Quần Jeans Ở Wal Mart

20/06/200800:00:00(Xem: 394259)
Tác giả: Trương Tấn Thành, WA
Bài số 2331-16208308-vb6200608

Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005. Bài mới của ông chuyện về một chung cư, với lời ghi:

Để tưởng nhớ tới những lao công Việt Nam trong hảng xưởng Đài Hàn và Đài Loan.

Chắc quý vị không lạ gì những chiếc quần jeans mang nhãn hiệu nổi danh như Levi's, Wranglers... trong các tiệm bán quần áo của Mỹ này nhưng chắc ít ai biết về cuộc đời và xuất xứ của tôi như thế nào. Xin quý vị bỏ ra vài phút rổi rãnh để nghe tôi kể về chuyện đời mình.

Tôi được thành hình tại công ty quần áo Liên Phương ở một thành phố nhỏ của tỉnh Quảng Châu, xứ sở của Mao Xếnh Xáng. Chủ nhà may này là một trưởng đồn công an về hưu lập ra năm hai ngàn lẻ ba lẽ tư gì đó. Thời kỳ cỡi mở khuyến khích việc làm ăn dưới thời của ông Đặng Tiểu Bình. Hắn ta quản trị hảng may y như hồi hắn còn là công an vậy! Xin tiếp tục nghe tôi kể rồi quý vị sẽ biết như thế nào. Bây giờ xin nói về chị Liễu Huê, người đã góp phần vào việc ra đời của tôi.

Chị Huê năm đó chừng 16 tuổi, con của một gia đình làm ruộng ở một vùng quê hẻo lánh. Vì cày cấy quá khổ cực chị xin cha cho lên tỉnh để kiếm việc làm vừa nuôi thân vừa giúp gia đình. Cha chị đồng ý và cho chị số tiền ông dành dụm khoảng chừng trăm đồng nhân dân tệ để làm lộ phí. Sau mấy ngày đường lặn lội, mò đường hỏi lối, lên đò xuống xe, chị tới được cổng của hảng Liên Phương. Sau khi được người thơ ký nói qua về điều lệ và cách làm việc, giờ giấc làm có thể hơn mười hai tiếng mỗi ngày tùy theo nhu cầu giao hàng của hảng, những thứ mà chị chẳng cần để ý, chị được đưa vào khu ở của nhân công.

Khu chung cư của công nhân ở giống như trại tỵ nạn của người Việt Nam vượt biên ở đảo HongKong chia làm hai tầng và ngăn ra thành từng ô vừa một chỗ ngủ bằng những tấm màng vải. Có một cầu tiêu chung và một nhà tắm chung. Sáng đúng giờ phải ra cà thẻ để lấy giờ, trễ giờ cuối tháng bị trừ tiền. Khi làm việc thì tên chủ theo dõi nhân công qua máy quay phim đặt ở khắp nơi làm từ văn phòng của hắn. Công việc được phân cho chị là cắt những "râu" chỉ tua của quần Jeans đã thành hình. Một cái quần như vậy tính ra chị được trả hai mươi bốn xu tiền đô. Mỗi tháng tính ra tiền công chỉ được có một trăm đô la gì đó. Cắt xong cái núi quần chồng chất trước mắt của chị cũng phải hơn mười hai tiếng đồng hồ. Đồ ăn ở hảng nấu cho công nhân quá tệ làm chị nhớ và rất thèm thức ăn mà chị nấu ở nhà. Phòng ăn thường chật cứng nên chị và cô bạn nằm chung phải đem thức ăn về phòng ngủ ăn. Chị thường hay có thói quen viết nhật ký để ghi lại cảm nghỉ của mình. Trong đó chị có viết là để tìm một lối thoát khỏi gánh nặng của công việc hàng ngày chị để trí tưởng tượng biến mình thành một nữ hiệp võ công và phép thuật siêu phàm tung hoành ngang dọc trên chốn giang hồ. Chị ước mình được trở thành nữ hiệp đó để biến con mẹ đốc công đứng đằng sau chị đang làm khó dễ chị thành một "người nước đá" mà con mắt cú vọ của mụ vẫn bị mở trao tráo suốt đời cho đỡ tức! Có lần quá chán ngán công việc, chị và cô bạn làm chung trốn ra ngoài phố để đi ăn vặt, khi về hai người thấy mình bị ghi vào sổ là vắng mặt nửa ngày!

Trong kỳ giao hàng vừa rồi hảng Liên Phương giao trễ nên đại diện của Wal Mart ở Mỹ nói sẽ không đặt hàng nữa. Chuyện này làm cho tên chủ lo sợ ra mặt. Trong kỳ họp mới đây hắn chấp nhận giao hàng với giá thấp hơn trước. Có nghĩa là hắn sẽ bớt lương công nhân và tăng giờ làm lên để giao cho kịp thời hạn! Mọi người làm việc trối chết. Chị ngủ gục luôn trong giờ nghỉ rồi thức dậy làm tiếp nữa. Cách ngày giao hai ngày mọi người làm hai bốn trên hai bốn! Trưa bữa đó chị lại bị đau bụng nên nằm gục tại chỗ làm. Cuối cùng hàng cũng được giao đúng hẹn. Tên chủ hài lòng, cười toe toét. Mọi người hớn hở chờ lãnh lương vì đã cuối tháng... nhưng

   Ai nấy đếu chưng hửng sao chẳng thấy tên chủ đá động gì tới lương lậu gì cả. Mọi người kéo lên văn phòng hắn thì hắn mở cửa ra và nói rằng vì chưa nhận tiền giao hàng nên chưa trã lương cho họ được! Nhiều bà nhiều cô nổi nóng la hét thì hắn nói có la cũng không có tiền! Khi về phòng chị hỏi cô bạn tại sao không thưa hắn lên bộ lao động. Cô bạn trả lời hắn là cựu công an quen lớn nhiều nên hắn chỉ cần gọi một cú phone là đâu vào đó! Mỗi lần có phái đoàn thanh tra lao động đến hắn ra lệnh phải nói tốt về hảng và về đồ ăn chỗ ở cho công nhân của hảng. Chị chỉ biết lắc đầu buồn bả.

   Đến nước này thì họ không sợ nữa và làm reo không chịu làm việc. Hơn nữa lúc đó đã gần Ba Mươi Tết. Cuối cùng tên chủ phải chịu thua. Mọi người được lãnh lương để về quê ăn Tết. Rất buồn là chị không về quê được vì sau khi trừ tiền ăn ở, tiêu hành ớt tỏi, chị không có đủ tiền để về quê và tiền xe trở lại. Ngày Tết chị đứng một mình buồn ra nước mắt nhớ về quê nhà và những tiệc tùng ngày Tết của quê mình. Đứng trong hành lang vắng tanh người, lòng buồn tái tê, chị hướng mắt nhìn về phía quê nhà. Chị cố gắng an ủi mình là dù sao mình cũng để dành tiền được để giúp cho em gái của mình lên học trung học.

   Có một hôm bổng chị nẩy ra ý định viết một lá thư rồi bỏ vào túi một cái quần Jeans được đóng thùng qua Mỹ để có ai đó bắt được đem ra đọc cho biết. Trong lá thư đó chị viết:

   Tôi tên là Liễu Huê, nhân công hảng may ở Trung Quốc, người đã cắt chỉ cái quần này để gởi qua xứ khác bán. Chúng tôi làm việc rất khổ cực và nhiều giờ, sống chui rúc để làm được những cái quần đẹp đẻ này. Khi nhận được những cái quần này xin biết rằng đây thực sự là mồ hôi và nước mắt của chúng tôi. Vài lời xin bày tỏ nổi lòng cùng ai đó.

   Tại kho hàng của Wal Mart ở thành phố Lacey. Sáng hôm đó đến phiên Lisa mở những kiện hàng quần áo gởi từ China qua. Lisa cắt dây mở họp tuôn đống quần jeans mới tinh đã đóng hiệu ra sàn kho. Trong lúc sắp lại chồng quần, tình cờ Lisa thấy một mảng giấy là lạ rớt ra. Cô mở ra thì chỉ thấy toàn chữ Hoa ngoằn ngèo. Cô bỏ vào túi mình rồi làm cho xong công việc và nói thầm sẽ đem cho anh làm chung gốc Hoa tên Lee để nhờ anh ta đọc.

   Trong giờ giải lao Lee đọc lá thư cho Lisa nghe. Nghe xong mặt Lisa bổng trở nên thất buồn. Nàng nhìn đám quần jeans treo bán trong tiệm bằng một cặp mắt khác, không còn như lúc xưa nữa.

Trương Tấn Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,997,962
Tác giả là cư dân miền Bắc California, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ, từng nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007 với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã dự Viết về nước Mỹ từ 2009. Ông cùng gia đình đến Mỹ từ 1994 theo diện HO, định cư tại Boston.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Nhạc sĩ Cung Tiến