Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_728x90_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Nghề Giao Báo

06/11/200700:00:00(Xem: 153964)

Bài số 2140-1932-708vb3061107

 *

Tác giả là cư dân San Jose. Cựu sĩ quan VNCH, cựu tù 14 năm trong trại tù Cộng sản, định cư tại Mỹ theo diện H.O. 20. Công việc từ đầu tháng 5-1996, giao báo hàng ngày  cho tờ Mercury News San Jose.  Trong những năm làm nghề giao báo, ông cùng các con học đại học Mỹ. Bản thân ông đã tốt nghiệp, nhưng vẫn giữ hợp đồng giao báo cho tới khi về hưu. Sau đây là câu chuyện đặc biệt của ông.

*

Gia đình tôi gồm  vợ chồng và 3 trai, 2 gái, đến Mỹ trưa ngày 12-5-1994 dưới diện HO-20 - đến trễ vì con trai út phải uống thuốc ngừa lao. Vừa bước chưn xuống cầu thang máy bay, tôi tìm một nơi quỳ xuống tạ ơn Chúa và Đức Mẹ vì tôi đã có lời nguyện từ những năm tháng trong tù, xin cho tôi thoát khỏi gông cùm Cộng-sản và đến được bờ bến tự-do.

Dưới ánh nắng rực rỡ, chan hòa của cuối Xuân đầu Hạ, vùng trời San Francisco đẹp tuyệt vời, lung linh nắng vàng bao phủ cả sân bay quốc tế rộng lớn. Tự Do! Ôi Tự Do! Tuyệt vời!

 Tôi được gia đình ông chú vợ và bạn bè đón rươc và đưa đến một ngôi nhà trên đồi thuộc hạt Sonoma (Bắc Cali). Nhà rộng, đất vườn thênh thang do người em vợ mới mua (cho gia-đình tôi ở miễn trả tiền thuê). Chung quanh vắng vẻ, thưa thớt dân cư.

 Chừng một tháng sau, đứa con trai thứ ba nói vơi tôi: "Ba à, Ba đã ở tù 14 năm rồi, nay ở đây cũng như ở tù. Ba tìm nơi nào đông vui hơn để tụi con tiện việc học hành và hinh hoạt ". Trong dịp cuối tuần, tôi theo xe người em vợ về San Jose với ý-đồ thầm kín đi tìm một chân trời mới tạm trú vui hơn, thuận tiện hơn và có thể làm một cái gì đó.

Xe chạy vào thành-phố San Jose giữa trưa nắng đẹp, tôi nhìn xa xa tứ phía là những đồi núi vây bọc, bầu trời óng-ả những hạt nắng vàng phủ khắp cả thành phố. Cây cối, hoa lá từ xa đến gần tuyền một màu vàng tươi nên thành phố được mệnh danh là Thung Lũng Hoa Vàng. Cây phong đan kẻ với nhiều loại cây khác ở hai bên vệ đường với hoa lá vàng, đỏ, tía-tô , hoa-cải rợp bong im những dường phố. Khí hậu mát mẻ, dịu-êm. Đối với tôi, thành phố này thật xinh đẹp, khang trang, sạch sẽ, vừa hao hao giống xứ Huế, vừa giống Đà-Lạt, Việt-nam. Có khoảng chừng một trăm ngàn (100 ngàn) người Việt định cư  tại đây. Lòng tôi đã quyết định cư trú nơi này.

 Ở San Jose, tôi gặp nhiều bạn học cũ, nhiều bạn tù cải tạo đã định cư trước. Họ mời gọi, "dụ dỗ" tôi chuyển về đây ở với bao nhiêu lời hứa hẹn giúp đỡ: Tìm chỗ ở, chở đi làm giấy tờ chuyển đổi, tập lái xe, kiếm việc làm.

 Đúng một tháng rưỡi sau, gia-đình tôi chuyển về thành phố San Jose, thuê một căn hộ hai phòng ở từng hai một chung cư, đường số 11. Vợ con tôi vui mừng, hớn hở gặp được nhiều người Việt.

Thế rồi các việc trước măt phải làm: Tập lái xe, đi học Anh-văn. Chỉ tuần lễ đầu, tất cả đều đậu thi viết. Trong thời gian chờ đợI thi bằng lái xe, đứa con trai đầu kêu thầy dạy tập lái. Hai tuần lễ sau, chỉ thi một lần, con trai đầu đã thi đỗ bằng lái. Thế rồi, đứa đầu làm huấn-luyện-viên cho các em. Tat cả may mắn thi một lần đều đậu. Riêng tôi ba lần mới đậu bằng lái mặc dù ở Việt-Nam, tôi có xe hơi con tự lái đi làm.

Tất cả các con tôi chọn học trường Đại-học cộng đồng thành phố (City College) để giúp đỡ lẫn nhau khi cần thiết. Tôi cũng ghi danh thi xếp lớp trường này. Chúng tôi được trợ cấp Tám (8) tháng tiền mặt, săn sóc y-tế và tem-phiếu. Riêng con trai út mớI 19 tuổI nên được cung cấp thẻ 2 năm săn sóc y-tế và bố mẹ được ăn theo.

Khoảng 5, 6 tháng, các con đã đi làm bán thời gian hay toàn thời gian nhưng vẫn theo học hang ngày. Sau 8 tháng, tôi đi làm. Không Hãng, Xưởng nào giữ tôi được 4 tháng, có thể vì lớn tuổi và làm chậm chạp nên mỗi đợt sa thải là có tên tôi.

Cho đến luc tôi gặp một người bạn tù than tình rủ tôi đi giao báo. Anh cho biết: "Nghề giao báo độc lập, tự do, bán thời gian. Người giao báo là một nhà thầu nhỏ. Không lo sợ bị sa thải. Mình chỉ bỏ người ta. chứ người ta không bỏ mình. Mỗi ngày mất 3, 4 giờ buổi sáng mà có tiền". Tôi thích tự do. Làm gì mà được tự do là sung sướng và thoải mái. Nghe lời anh, tôi ghi danh sách chờ đợi giao báo.

Khoảng hai tuần lễ sau. Anh bạn kêu tôi giao lại báo của anh cho tôi vì anh đã trúng tuyển thi vào hang IBM.

 Tôi chính thức ký hợp đồng độc lập giao báo tận nhà với SAN JOSE MERCURY NEWS ngày 01-05-1996. Số báo phải giao là trên dưới 300 tờ hàng ngày và 50 tờ ngày Chủ-nhật (gồm 2 phần quảng cáo Comics và Travels). Tiền giao báo hàng tháng trên dưới một ngàn năm trăm Mỹ-kim (1,500) tùy theo số lượng báo lên xuống của tờ báo trong tháng. 

Tôi được người quản lý huấn luyện hai ngày. Hợp đồng này qui định: Một năm giao báo 365 ngày, một tuần lễ 07 ngày dù mưa hay nắng. Không có ngày nghỉ. Tai-nạn, bệnh tật báo cáo cho quản lý. Trong khi ký hợp đồng, thẻ An-sinh Xã-hội, bằng lái-xe và bảo hiểm xe phải trưng bày mới hợp lệ. Một người giao báo có thể nhận hai, ba hay nhiều đường giao báo khác nhau, tùy theo khả năng.

 Hợp đồng cũng qui định về khiếu nại của khách hang: Người giao báo phả duy trì  tỷ-lệ khiếu nại ít hơn .800/1000 các ngày trong tuần và ít hơn 1.20/1000 vào ngày Chủ-nhật.

Thời gian nhận báo từ Xưởng 2 giờ sang đến 4 giờ sang và phải giao trước 5 :30 hàng ngày, Thứ bảy và Chủ nhật 6:30 sáng. Tỷ lệ được hưởng trên một tờ báo: 0.135 hàng ngày và Chủ nhật: 0.4850. Hai bên muốn ngưng hợp đồng phải báo trước 30 ngày. Trong trường hợp, người giao bị nhiều khiếu nại, Tòa báo cũng có quyền rút báo lại, hủy bỏ hợp đồng Tòa báo cũng cung cấp một sơ-đồ khu vực và danh sách khách hàng bao gồm tên, dịa-chỉ, số phôn cho người giao-báo.

 Từ sáng sớm đến Xưởng, lấy phiếu báo trước để xem số lượng trong ngày là bao nhiêu tờ. Ai mới đặt mua báo" Ai ngưng lấy báo" Ai khiếu nại" Rồi các công đoạn phải làm:

 -Lấy xe đẩy (cart) đi lãnh báo, đưa báo đến bàn xếp được đặt sẵn từng hàng dọc trong Xưởng rộng rãi, chứa khoảng một ngàn người. Ai đến trước, có chỗ trước.

 -Xếp xong, đưa báo ra chất vào xe hơi, rồi lái đến địa điểm giao báo. Hạ hai cánh cửa trước xuống để dễ ném báo. Cách giao báo: Cách 1, rẻ đường đôi, chạy bên phảI quăng báo vào sân hay trên lối xe ra vào (drive way), rồi trở đầu xe lộn ngược lại, quăng bên trái. Cách 2, trên một con đường, lạng qua bên phải, quăng tay phải, lạng qua bên trái, quăng tay trái. Có nhà nào yêu cầu quăng ở cửa nhà (porch) thì ta xuống xe, mang báo vào quăng ở đó.

Khi báo nặng, có lúc lên đến 4, 5 pao (lbs) vì nhiều quảng cáo như những ngày Chủ nhật và lễ lớn, Giáng-sinh, Tết Dương-lịch, Tạ-ơn v.v... , ta đưa đầu xe vào sân mà quăng nên đêm đêm quí-vị nằm ngủ trong nhà, bỗng thức giấc vì nghe tiếng rơi uỳnh-uỵch. Đó là tiếng rơi của báo. Hoặc là ta chia báo làm hai phần: quăng phần một, tiếp theo liền quăng phần hai. Chỉ vài tuần lễ đầu là khó khăn và mất chừng 2 giờ 30 đến 3 giờ quăng báo. Sau đó, chỉ mất 1 giờ đến 1 giờ 15 phút. Và tùy theo cách sắp xếp lộ trình, báo được giao thuận lợi và đáp ứng nhu cầu khách hang muốn lấy báo trước 4 giờ 30 hay 5 giờ sang.

 Nhận giao báo được ba tuần lễ, tôi phải đương đầu một tình huống khó khăn: Con trai út tôi bị bệnh tim hành hạ. Cháu bị bệnh tim bẩm-sinh (Fallot). Khi còn trong bụng mẹ, cháu đã mắc bệnh này. Triệu chứng bên ngoài: Môi tím, da mặt xanh, mười đầu ngón tay sưng tím, đi nhanh thì thở rốc, không đi xa nổi. Ra khỏi tù, tôi mới đưa con đi khám ( 989) Bác-sĩ khám phá ra bệnh tim bẩm-sinh vớI lời khuyên: "Hãy đem cháu đi giải phẫu trước 19 tuổi, nếu không cháu sẽ tắt bóng". Lúc bấy giờ, ở Việt-Nam không có khả-năng giảI- phẫu bệnh này. Các bác-sĩ tim mạch ở San Jose khuyên tôi đưa cháu vào bệnh viện Stanford, cách San Jose khoảng một giờ lái xe, là chắc ăn nhất. Chỉ có con đường "cấp cứu", bệnh nhân hy vọng được nhận cứu chữa.

 Nhờ việc giao báo rảnh, một buổi sang, tôi chở con trên chiếc Honda Accord đời 83 đến phòng cấp cứu bệnh-viện y-khoa Stanford. Sau khi khám, Bác-sĩ Trưởng Phòng nhận bệnh kêu tôi vào nói chuyện. Ông cho biết: "Bệnh cháu phải mổ. Từ đây đến ngày mỗ có nhiều giai đoạn phải làm, mất chừng sáu (6) tháng. Ông có khả năng đưa đón con ông đến bệnh viện không ". Tôi trả lời: "Được". Bác-sĩ trấn an tôi: "Ông đừng lo. Cháu sẽ được chữa tốt. Đừng lo gì về tiền bạc, về bảo hiểm y-tế. Ở đây có quỹ đặc biệt dành cho người ngặt nghèo mà không có bảo-hiểm".

Khoảng sáu tháng sau, con tôi được giải phẫu. Bác sĩ phụ trách ca mổ giải thích trước khi mỗ: "Ca mổ mất khoảng từ 6 đến 7 tiếng đồng hồ. Cháu sẽ chết trong vòng 6 tiếng. Bác sĩ sẽ rút máu trong người ra, cho máy trợ giúp não bộ và phổi làm việc và sẽ mổ một đường dài trước ngực, rồi may vá lại mạch tim và lỗ thủng hoàn hảo như người bình thường, sau đó, cho máu trở lại châu thân. Bác sĩ gây mê và hồi-sức sẽ khởi động cho tim đập lại. Chúng tôi sẽ thông báo cho Ông mỗi 30 phút trong tiến trình mổ".

Tôi lo sợ và thầm nghĩ nếu tim không đập lại, chắc cháu chết. Khi y-tá thông báo cho tôi biết là tôi có thể đến thăm con, tôi hồi hộp vô cùng. Đôi mắt con vừa hé mở nhìn tôi, tôi liền hỏi: 'Con biết ai đây không"". Con tôi gật đầu nhẹ. Nước mắt tôi tuôn trào vì  xúc động. Con tôi đã sống lại, sống một cuộc đời mới, một con người mới... Sau đó, con tôi trở lại trường học, ngày càng cao lớn, râu ria rậm rạp. Có thể ảnh hưởng phần nào truyền máu người Mỹ" Bây giờ cháu đã có vợ 3 con (2 gái, 1 trai), nhà cửa khang trang.

 Tôi biếu Bác sĩ Trưởng Phòng một bình hoa tươi đẹp với tấm thiệp cám ơn nồng nhiệt, chơn thành và bác sĩ gởI lại tôi một lá thư chứa chan lòng nhân đạo và tình người. Tạ ơn nước Mỹ, tri ơn bệnh viện Stanford và cám ơn các bác-sĩ Stanford.

 Sáng sáng tôi vẫn đi giao báo. Ngày ngày tôi vẫn đến trường hoc. Qua Mỹ muộn. "Trâu chậm uống nước đục"., tôi cố tâm theo đuổi việc học hành: Xong College, chuyển qua Đại-học hy vọng lấy bằng Cử-nhân. Các trường Mỹ không giới hạn tuổi tác. Tám mươi, chín mươi tuổi muốn học cũng được nhận vào lớp. Tôi nghĩ dù ở xã-hội nào, có học, có bằng cấp đều được đãi ngộ, có việc làm tót, lương cao, có khả năng làm giàu và có cơ-hội giúp đồng hương hiệu quả.

Ngoài ra, việc học còn mở mang kiến thức, có nền tảng trí thức để dạy dỗ con, cháu. Nhiều người lấy được bằng Cử-nhân hay Tiến-sĩ cũng là lúc chuẩn bị lên đồi (ra nghĩa trang) vì tuổi Hạc đã cao.

 Mỗi năm bốn mùa thời tiết thay đổi : Khi cánh đào chớm nụ, mùa Đông chuyển mình sang Thu. Mùa Đông khắc nghiệt cho người giao báo. Sáng sớm trời lạnh buốt, có khi đông đá nhưng hai cửa kính trước của xe vẫn mở toang, gió lồng lộng thổi vào làm tê tái.

Khi Cánh đào chớm nở, Giáng-sinh và Tết Dương-lịch sắp đến. NgườI giao báo hân hoan chuyển những thiệp chúc Tết cho kách hang. Dịp này, tiền lì-xì ( tips) cũng khá bộn. Khi hoa đào nở  rộ, Tết Âm-lịch đến. Ngày Mồng một, đầu năm mới, một mình âm thầm lái xe đi giao báo khi mọi người còn nồng nàn say giấc điệp. Lúc này, ta cảm thấy ngậm ngùi và nhớ quê hương muốn khóc và thương cho thân phận tha hương.

Mùa Hạ thật tuyệt vời! Không khí mát mẻ, trong lành từ sang sớm. Đây cũng là dịp nghỉ Hè, các con em người giao báo đến Xưởng phụ giúp vào các ngày Chủ-nhật nên rất đông vui và nhộn nhịp. Vào những ngày này, thường có thức ăn nhẹ, bánh trái, nước ngọt, cà-phê v.v.

 "Rừng phong Thu đã nhuộm màu quan sang" (Kiều) .Nhìn những lá cây phong đổi màu, ta biết mùa Thu đã đến. Những vì trăng sao trên trời vằng vặc. Chùm sao mai (sao Kim) sáng trong, trăng lưỡi liềm, trăng tròn, trăng khuyết, trăng tà lần lượt lộng cao trên bầu trời xanh trong, chiếu qua đỉnh đồi, tàn cây, mái nhà phác họa những bức tranh tuyệt đẹp.

Mùa Đông là mùa vất vả. Tờ báo được lồng vào bao ny-lông. Mặc dù Xưởng có thông báo ngày mưa, nắng hay bão, người giao báo Việt-nam tự hào lấy kinh nghiệm dân gian và bản thân để nên có vào bao hay không. Ứng theo thi ca bình dân: " Cơn mưa đằng đông, vừa trông vừa chạy, Cơn mưa đằng tây, mưa giông gió giật, Cơn mưa đằng nam, vừa làm vừa chơi., Cơn mưa đằng bắc, đổ thóc ra phơi". Nhìn những vì sao trên trời, người giao báo quyết định :" Dày sao trời nắng, vắng sao trời mưa", "Đông sao trời nắng, vắng sao trời mưa" hay "Sao mau thì mưa, sao thưa thì nắng". Thế nhưng, có hôm phải vội vã đi thu hồi báo để lồng bao vì trời trở quẻ hay dự đoán sai.

 Đi giao báo được vài năm, tôi nghĩ cách vừa làm, vừa chơi: Nhờ một người khác (bạn giao báo) giúp hộ giao báo. Tiền lương vẫn trả đủ, còn tặng thêm vài trăm. Thế là du lịch thoải mái miễn mình có tiền.

 Năm 1998, học xong phần cuối cua chương trình Đại học cộng đồng, tôi có hai con đường lựa chọn: Chuyển qua Đại-học hay học một nghề. Tôi nghĩ ít nhất phải có một nghề trong tay.

Tính phóng khoáng, tự do nên tôi chọn học ngành Địa Ốc (Real Estate) để làm người mô giới bán nhà, đất (Realtor). Lấy chứng chỉ (certificate) của trường chỉ là bước một, còn bước hai phải thi lấy bằng Tiểu-bang (license) mới hành nghề được. Cuộc thi thường được tổ chức tại Oakland, cách San Jose chừng một giờ lái xe. Tôi chăm chú, chuyên cần nghiên cứu bài vở, tài liệu về Địa-ốc. Cũng may, chỉ thi một lần, tôi đã trúng tuyển và gia nhập làm việc tại công ty Realty World - Broker Netword/ Investment ...  Financial tại Hayward nhưng vẫn tiếp tục đi giao báo vì nhất cử lưỡng tiện: Giao báo vừa có tiền, vừa tập thể dục.

 Nghề giao báo càng ngày càng có nhiều người Việt tham gia như vết dầu loang:

Năm 1996 khi tôi vào làm, chỉ có chừng 30% ngườI Việt, 70% là Mỹ trắng, đen, Ấn-độ, Mễ, người Hoa, Phi, Miên, Lào v.v... Đến năm 2000 trên 70% người Việt đi giao báo. Với bản chất bất phục và bất khuất, người Việt đến đâu thấy không công bằng là can thiệp nên năm 2000 khởi phát cuộc đình công quyết liệt tranh đấu sống còn với Tòa-báo đòi quyền lợI cho người giao báo mà từ xưa đến nay chưa hề xảy ra.

 Yêu cầu của cuộc đấu tranh: Tăng phần trăm lợi nhuận trên mỗI tờ báo, phảI cung cấp bao ny-lông, dây thun và hủy bỏ chế độ đi thâu tiền báo ( Chế độ này buộc người giao báo đi thâu tiền báo. Ví dụ Mỗi tháng người giao báo lãnh được 2000 đô-la. Ngân-phiếu Tòa-báo trả 1.200 đô la, còn 800 đô-la, người giao báo phải đến tận nhà người đặt báo ttrả tiền mặt mà thu.

Nếu ai quỵt, người giao báo phải chịu). Cuộc đình công kéo dài chừng một tuần lễ , làm tê liệt hệ thống phân phốI báo chí nên Tòa -báo nhượng bộ, chấp nhận các khoản đòi hỏi trừ mục dây thun. Đó là một thành công đáng kể cho ngườI Việt ở đất Mỹ.

Tuy nhiên đi giao báo không phải là không có nguy hiểm. Đêm hôm người giao báo có thể gặp đám xì-ke, ma-túy cướp xe khi mình buộc phải rời xe giao báo ở cửa nhà hoặc bị trấn lột. Có môt người bạn bị môt tên Mỹ đen rình đánh một cây vào đầu để cướp ví tiền nhưng vì đánh quá mạnh tay làm anh ta bị chấn xương sọ não mà chết. Có môt số nhỏ người chuyên đánh cắp hay trộm ngày Chủ-nhật để lấy phiếu mua hàng (coupon). Trường hợp này, để tránh bị khiếu nại vì mất báo, tôi quăng 2 tờ ở địa điểm mất báo với môt mảnh giấy đính kèm: "Xin ngài trộm báo cho biết địa chỉ để tôi đưa báo tận nơi cho ngài xem. Đừng trộm nữa. Xấu hổ.".

Bên cạnh đó, coi chừng những người "bạn dân" là những ông Cảnh-sát canh chừng nhũng con đường vắng, ngã ba, ngã tư, điểm ngừng, đèn xanh, đèn đỏ, lạng quạng chạy ẩu vì cứ tưởng đêm khuya thanh vắng, không có ai, bạn sẽ bị Cảnh-sát bật đèn xe xanh đỏ, hú còi rượt theo. Thế là mất toi một tuần lễ tiền báo. Và nguy hiểm đến tính mạng là những tai nạn xảy ra. Trong quá trình giao báo, tôi bị hai tai-nạn xe hơi:

 -9/2001: Trên đương giao báo trở về, qua xa lộ Capitol lúc 5 giờ 30 sáng, một xe van

vượt đèn đỏ, đụng mạnh vào hông xe tôi văng xa gần 9, 10 thước. Tôi bất tỉnh, đượcv đưa vào bệnh viện. Kết quả: Tôi được đền xe và thương tích 17 ngàn đô la (17,000.00).

 -3/2007: Sau khi giao báo xong, tôi thong thả lái xe về nhà. Đến ngã tư Tully và King

đèn đỏ, tôi ngừng xe lại. Đèn xanh, tôi cho xe chạy. Không ngờ có môt xe van của một anh Mễ không có bằng lái, vượt đèn đỏ, quẹo trái, đâm vào đầu xe tôi; ngực tôi bị đập vào tay lái, không thở được; xe tôi bốc khói. Anh Mễ lùi xe định chạy nhưng bị người đi đường chận lại. Tai nan xảy ra lúc 6 giờ sáng. Sau đó tôi thở dược, liền gọi 911. Nhờ có nhân chứng, tôi được đền xe và bồi thường thương tích. Kinh nghiệm cho tôi một bài học: Đừng tin vào mình chạy xe đúng luật mà hãy tin vào sự quan sát trước, sau và chung quanh TRƯỚC khi cho xe chạy.

 Sau tai nạn này, tôi quyết định về hưu vì tuổi đời đã cao, sức khỏe kém tuy lòng còn lưu luyến nghề giao báo vô cùng, với hơn 10 năm gắn bó.

 Nước Mỹ là đất cơ hội. Có muôn ngàn ngõ ngách để vươn lên cao.. Tuổi già là chướng ngại vật để vươn tiến nhưng hy vọng lớp sau sẽ không chùn bước, nắm bắt được cơ-hội tốt để vươn cao lên, cao lên và cao lên trong mọi lãnh vực cho đáng mặt con Rồng cháu Tiên giống nòi Lạc Việt ở đất tạm dung này./.

Ý kiến bạn đọc
29/08/201903:06:00
Khách
Nghe bo bao tai my
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 840,573,107
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.