Hôm nay,  

Giết Hại Nhau

15/10/200700:00:00(Xem: 190588)

Bài số 2123-1915-691vb2151007

*

Bà Khanh Phan, một kỹ sư và nhà giáo tại Louisville, KY, đã tham dự viết về nước Mỹ từ năm đầu tiên. Một trong những bài viết của bà rất được bạn đọc hưởng ứng là "Chồng Tôi Bị Sạn Thận".  Sau đây là bài mới của bà.*

Bà tôi đã khuyên các con là nên ăn hiền ở lành sẽ được cứu độ vì tận thế sắp đến. Nay bà và các con của bà đã chết từ lâu mà cháu chắt của bà vẫn chưa thấy thái bình!

Mở đầu tân thế kỷ nầy là chuyện September 11 (9-11-2001): đám khủng bố phá hoại đất nước Mỹ, gây lo sợ cho cả thế giới. Tổng thống Bush cho quân qua đánh Afganistan rồi  Iraq để hy vọng bắt được tên đầu sỏ khủng bố. Mấy năm rồi hắn vẫn sống nhăn răng, và khủng bố xảy ra hết chỗ nầy tới chỗ khác.

Sắp bầu cử tổng thống, mấy phe đảng chính trị lại thi nhau đổ thừa rồi xúi dân biểu tình chống chiến tranh. Những ngày chiến tranh Việt Nam, tôi không có mặt bên Mỹ để nghe thấy lòng dân Mỹ phẫn nộ chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên bây giờ tôi có thể cảm nhận những sự giết hại nhau trong chiến tranh.

Chiến tranh Việt Nam từ lúc nào nhỉ" Lúc đánh phá quân Tàu, giặt Pháp" Lúc Trịnh Nguyễn phân tranh" Lúc trước khi chia đôi đất nước" Hay lúc thập niên sáu mươi" Từ xưa đến nay, trải qua mấy ngàn năm, nước Việt Nam có quá nhiều chiến tranh. Nhưng thôi, tôi lấy chiến tranh mà có người Mỹ vào đất ta làm ví dụ cho chủ đề nầy.

Ngày đó tôi còn rất nhỏ, chưa có khái niệm chiến tranh. Nhưng những đêm tôi giật mình vì nghe tiếng súng nổ, bom rơi và pháo kích. Lúc đầu không biết tiếng động đó là gì, tôi nghĩ rằng đó là tiếng chân ma, tiếng ông kẹ đi tìm trẻ thơ ăn thịt. Sáng hôm sau đi nghe lén người lớn nói chuyện mới biết đó là tiếng pháo đạn. Vẫn chưa thấy vũ khí chiến tranh và chưa thấy sự tàn phá của nó. Rồi một hôm thấy hỏa châu bừng sáng, reo vui nghĩ rằng ai đốt pháo mừng xuân không đúng ngày. Mẹ tôi kéo tôi vào nhà với vẻ sợ hãi. Lúc đó tôi biết ánh sáng đó không phải là pháo bông đón xuân. Rồi cha tôi bị động viên đi lính. Ngày tiễn cha tôi, tôi hỏi "Bộ cha không thích dạy học trò nữa mà đi làm lính"" Cha tôi ôm tôi vào lòng và chỉ trả lời vỏn vẹn "Khi tổ quốc cần cha, cha phải đi."

Rồi chiều nào tôi cũng ra sân ngóng cha tôi về như tôi thường ngóng cha lúc ông từ trường về. Nhưng cha tôi không có về hằng ngày như tôi nghĩ. Rồi có lúc tôi thấy máy bay trên cao trên khu nhà tôi. Một ngày, một chiếc máy bay thả một quả lựu đạn cay. Em tôi ba tuổi, thở không được, lấy rau răm mẹ tôi trồng nhét vào mũi, chúng tôi ùa chạy vào nhà. Một bầy con nít dưới mười tuồi, vừa anh chị em tôi, vừa hàng xóm mà không có một người lớn trông nom. Khi không còn nghe tiếng máy bay, chúng tôi chạy ra sân chơi tiếp. Nhưng đứa em lên ba của tôi nói không ra lời. Một chị lớn nhất bày lấy tiêu cho bé ngửi. Vài phút sau bé hắt hơi, bao nhiêu rau răm bay ra ngoài. Chúng tôi cười vui như tết và học được một mẹo vặt của bà chị hàng xóm mười tuổi. Không bao lâu sau, tôi khám phá ra một con gà con của tôi bị dẹp như con tép và máu tùm lum. Cậu bé hàng xóm lúc chạy vào nhà, đạp phải nó vì giầy của bé còn dính máu. Thế là chúng tôi làm đám ma chôn cất con gà ngay dưới cây vú sữa nhà bác bên cạnh.

Rồi một buổi chiều, tôi ra ngóng cha như thường lệ, tôi thấy một xe vận tải chất đầy xác lính. Tôi nhận ra quân phục nầy vì cha tôi có quân phục y như vậy. Tôi quá sợ nhưng không dám nói với ai. Và tôi bắt đầu biết khái niệm về chiến tranh. Chiến tranh cướp mất đi sự ngây thơ của tôi và thúc giục tôi lớn. Có ai xử tội chiến tranh không" Nó là một tên cướp nhưng không ai bắt xử nó!

Tôi không ra ngóng cha tôi nữa mà thầm mơ ước ngày cha tôi về. Cha tôi về thật. Người ta hoan hô hòa bình đã đến, đất nước ta không còn chiến tranh, đất nước ta không còn chia đôi. Tôi thấy họ hay quá, tôi nghĩ tôi phải noi gương họ để đất nước tôi mãi thanh bình và tôi có cha tôi bên cạnh hằng ngày. Nhưng không, họ bắt cha tôi đi cải tạo.

Đứa em kế tôi do bộ giáo dục cải cách nên bị ép thôi học khi vừa học xong lớp năm. Bà chị họ không được vào đại học. Tôi không còn thấy bóng dáng mẹ tôi như thường nữa. Một buổi bà đi dạy, một buổi đi đào kênh, tối về đi dạy mù chữ hoặc học chính trị. Thân thể tôi chưa đủ kích thước mà phải trông một bầy em. Có những ngày đi học một buổi, một buổi học chính trị hoặc đào kinh hay trồng khoai mì gây quỹ.

Đất nước không còn chia đôi nhưng gia đình ly tán. Tôi nghe người ta nói ai chia đôi rẽ thúy sẽ mang tội với trời đất. Thế mà họ dám làm. Chứng tỏ họ là những kẻ vô thần. Họ vô thần từ lúc nào nhỉ" Trong sách lịch sử của họ vẫn có những chuyện phong tục thờ cúng ông bà, chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh và họ còn kêu gọi chúng ta lập bàn thờ Hồ Chí Minh nữa mà.

Có lúc tôi học đánh nhau nữa. Hòa bình rồi tôi mới thấy quả lựu đạn. Họ tập tôi ném lựu đạn. Cũng may không bao lâu, họ đổi chính sách: thành phần như tôi không được cầm súng làm nghĩa vụ thiêng liêng cho đất nước. Mẹ tôi bất mãn vì những lời hứa đầu môi: làm phận sự người dân, học tập chính sách mới, chăm chỉ tuân theo đảng và nhà nước thì cha tôi được về đoàn tụ cùng gia đình. Tháng nầy qua tháng nọ, không những không thấy mặt chồng mà cũng không biết chồng mình đang sống chết ra sao, đang học cải tạo ở đâu. Mẹ tôi bỏ dạy, bỏ hết việc làm "chính nghĩa".

Thế rồi sau những lúc đổi tiền, bắt đi kinh tế mới, tịch thu gia sản, mẹ tôi trở thành người bình đẳng với giai cấp bần cố nông. Mẹ tôi già rất nhanh chóng sau những tháng ngày đó. Người ta đã cướp đi hạnh phúc của mẹ tôi, đánh mất đi cái đẹp thanh xuân và cái nghề cao quí của mẹ tôi. Họ giết hại mẹ tôi như thế mà không ai lên án họ. Và không chỉ riêng mình mẹ tôi mà hàng triệu người đàn bà khác.

Ngày xưa tôi học lớp vỡ lòng, thầy tôi dạy rằng: một người là một viên gạch, gia đình là một phần rất nhỏ của căn nhà và đất nước là căn nhà ta ở. Vì thế ta phải thương yêu nhau và có tình thương đồng bào cùng nòi giống. Nếu ta phá vỡ một vài viên gạch, nhà ta sẽ sụp đổ. Người ta bảo miền Bắc và miền Nam là anh em một nhà. Sao anh em lại hại nhau trong hòa bình" Các anh nói các anh đi giải phóng miền Nam, sao đem cha tôi đi đày, phân chia hạnh phúc vợ chồng, để cha lìa con, để rồi khoai sắn gạo bo bo triền miên thay cho cơm trắng lúa châu. Tôi biết dân tôi đã vào địa ngục và ngày tận thế là ngày 30-4-1975.

 Rồi dân tôi lần lượt kéo nhau đi chết trên biển vì vượt biên tìm tự do. Nhiều người phụ nữ bị hãm hiếp trên biển sóng. Hải tặc giết hại đi bao nhiêu người con gái ngây thơ, có ai xử họ không" Có những hài tặc hãm xong còn giết luôn người nữa, không những giết người phụ nữ đó mà còn giết đi cả chồng hay người tình vì họ dám chống lại hành vi bất nhân của hải tặc. Những hải tặc đó là kẻ giết người mà lại không có bản án kết tội.

Tôi đến được bến bờ tự do. Sống trong đất nước tự do nhưng tôi không có sự sống thanh bình vì đất nước nầy không phải là đất nước tôi.

Qua Mỹ, dần dần tôi học hiểu đất nước và con người của họ rồi tôi so sánh với đất nước và con người của quê hương đầu tiên của tôi. Khi người lính về hưu họ có lương hưu quân nhân. Lính Cộng Hòa Việt Nam có không nhỉ" Chắc chắn họ không có sau ngày tận thế, những người ở lại cũng như người đến bến bờ tự do.

Những anh lính Cộng Hòa còn kẹt lại quê nhà thì sao" Có còn trẻ còn sức cũng không làm lại được một cuộc đời và không lãnh được một bất cứ tiền gì thì nói chi già yếu.

Có ai từng thấy một người thầy, một vị bác sĩ quân y đạp xe kiếm sống không" Chắc chắn có thấy rồi. Biết bao nhân tài của dân tôi không được tuyển dụng mà còn bị xua vào nhà tù gọi là cải tạo. Cải tạo xong về lại không cho đi làm theo cái tài năng của mình. Tôi vẫn không phân biệt được thế nào là khoan hồng và thế nào là được trả tự do trong vấn đề nầy. Nếu cho rằng trại cải tạo là trại tù thì ra trại là được trả tự do. Nhưng sao vẫn phải trình diện hàng tuần hàng háng tháng và vì thế tự do chỗ nào"

Những người thương phế binh thì sao" Những ai may mắn sống ở Mỹ thì có lãnh tiền tàn tật. Những ai còn kẹt lại thì sao" Có ai nghe qua tiểu sử bài ca "Chiều Qua Phà Hậu Giang của hai nhạc sĩ Trần Trịnh và Nhật Ngân" Một nhân tài đi ăn xin gây xúc động trái tim nghệ sĩ"

Có ai thấy người tàn tật ở Mỹ Chưa" Chắc có rồi. Họ có phương tiện. Có ai thấy những tấm hình thương phế binh mất một tay, hai tay, một chân, hai chân hay cả tứ chi" Nếu họ ở Việt Nam thì họ có phương tiện gì" Chắc chắn ta sẽ thấy rằng cùng hình ảnh nhưng hai mảnh đời trái ngược.

Bây giờ chiến tranh Iraq, tôi ngồi ôn lại chiến tranh Việt Nam. Ngày xưa khi lính Mỹ về, dân Mỹ ghét bỏ, có nhiều người không kiếm được việc làm cả 10 năm dài. Chiến tranh nó tàn phá giết hại người và vật. Người ta ghét chiến tranh, ghét cả người tham gia cuộc chiến. Nhưng ít ra họ không vào trải cải tạo, họ vẫn làm người, họ chỉ bị bỏ rơi và bị người bất công hại cuộc đời họ.

Ngày xưa anh tự tình nguyện nhận nghề quân nhân hay anh bị bắt lính anh vẫn là người lính. Anh vì đất nước anh đấu tranh, ở quê nhà có kẻ phản đối anh. Không gì bất mãn và cay đắng cho bằng! Họ la to và tuyên truyền chống anh mà không biết họ đang hại tư tưởng anh.

Giả sử cộng sản miền Bắc muốn miền Nam cũng theo chế độ cộng sản. Họ nói ta theo họ, ta không chịu thì họ đánh. Nếu họ đánh ta không đỡ thì ta đã là người sống trong chế độ cộng sản từ lâu rồi. Anh đi lính Cộng Hòa là anh bảo vệ lý tưởng của dân anh. Nhưng rồi bao nhiêu vũ khí tối tân đã đi vào đất nước Việt Nam. Những kẻ lợi dụng phát minh khoa học làm vũ khí giết hại người. Họ không những bị xử phạt mà còn làm giàu trong chiến tranh. Hơn một triệu dân Việt Nam chết trong chiến tranh Việt Nam nầy, trong đó có nhiều anh lính cộng hòa, có thân nhân của riêng tôi. Tôi đau lòng lắm và đâu chỉ riêng mình tôi. Một người chết có ít nhất hai người đau lòng. Như vậy một triệu người chết có ít nhất hai triệu người đau lòng. Dân tôi làm gì mà bị đọa đày như vậy"

Anh đi lính, anh để lại một phần cơ thể anh nơi chiến trường. Khi về anh được trả ơn bằng những lời trách mắng. Ở Mỹ, đứa bé sinh ra đời bị tật nguyền, đi làm lỡ bị thương tích, đi đường lỡ bị xe đụng thì có tiền bồi thường, không một lời trách móc. Cuộc đời trớ trêu thật!

Ngày xưa tôi đọc những chuyện buôn bán dân nô lệ, tôi vẫn không hiểu vì sao họ bị chọn làm người nô lệ trong việc buôn người nầy. Lúc tôi còn học ở trường đại học để lấy bằng dạy học ở Mỹ, một giáo sư người Mỹ có cho tôi đọc một bài báo rất cũ về lý do trong việc quảng lý người nô lệ. Càng đọc tôi càng cảm thấy con người quá bất công. Sinh ra là người, chỉ có khác nhau màu da mà cuộc đời trái ngược. Tạm dịch một đoạn: "Nô lệ là sở hữu của quí vị, quí vị mang tiền ra mua thì quí vị muốn làm gì thì là quyền quí vị. Có nghĩa là quí vị có thể đánh đập, có thể bán lại cho kẻ khác."

Hiến pháp của Mỹ có câu "Mọi người sinh ra đều bình đẳng." Trong sách khoa học của họ định nghĩa thế nào là một con người, thế nào là một con vật: người có tứ chi, biết nói, có óc cai quản loài vật khác, v.v...Vậy mà có thời gian họ đối xử người nô lệ như vậy.

Nước Mỹ đã bỏ những việc buôn bán người từ lâu và sẽ kết tội nếu ai vi phạm pháp luật nầy. Vậy mà trong tân thế kỷ nầy, nước Việt Nam có phong trào đi lấy chồng Đài Loan. Nhưng trong các cô đi lấy chồng Đài Loan thì có bao nhiêu cô thật sự là vợ"

Lúc phong trào vượt biên ở mức độ cao, có người phát biểu rằng "Cột đèn biết đi thì cũng đi". Không biết chuyện đi lấy chồng Đài Loan có phải là chuyện “DDi đâu cũng được, còn hơn là phải ở với anh chánh quyền Cộng Sản" Tôi bỏ anh tôi đi mà anh vẫn không mủi lòng! Tôi nhìn lại lý lịch của anh. Anh đã đem dân tôi qua Tiệp Khắc, Ba Lan, Nga Sô lao động để anh trả nợ tiền thiếu trong chiến tranh. Anh ký hợp đồng với chánh phủ Hoa Kỳ cho dân HO đi Mỹ, nhưng anh nhận  tiền trong hợp đồng nầy. Thôi thì tôi tạm cho rằng anh buôn bán người theo kiểu hiện đại. Anh chọn những con người anh đã khảo xét. Có lẽ dân tôi vui lòng ra khỏi địa ngục. Họ đi thì nhà của họ thành quyền sở hữu của anh. Anh vẫn chưa hài lòng, anh còn bới thêm mộ phần thân tộc của họ để anh xây lầu cao, thỉnh mời dân ngoại quốc vào. Anh cõng rắn cắn gà nhà mà anh vẫn tự hào làm kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ở Mỹ thì sao" Có tận thế ở đây không" Xứ sở nầy có mãi là thiên đàng của chúng ta không" Dù sống ở đâu, ta vẫn phải đi làm để sống, ta phải đi học để biết làm việc. Chuyện khủng bố Sept 11 chắc chắn ảnh hưởng chúng ta. Nhiều kẻ lợi dụng chuyện nầy để làm khó những người vô can. Tôi nhớ ngày xảy ra biến cố, khi ra đường, khi đi làm, bao nhiêu người Mỹ chỉ tay vào mặt tôi và nói "Go back to your country." Có người còn đến nói với tôi là "Nguồn gốc của chuyện nầy là nước Mỹ cho dân ngoại quốc vào sống quá nhiều."

Dân ngoại quốc vào làm cho đất nước họ giàu mạnh thì họ có kêu gàu không" Albert Einstein là một bằng chứng đó. Dĩ nhiên không phải người ngoại quốc nào vào cũng gây hại cho đất nước Mỹ và không phải người ngoại quốc nào vào cũng làm cho nước Mỹ giàu mạnh. Nhưng vì nhiều người ngoại quốc làm nước Mỹ giàu mạnh nên chương trình nhận nhân tài ngoại quốc vào vẫn tiếp diễn.

Phong tục ta là kính thầy cô vì thầy cô là cha mẹ chúng ta ở trường học. Ta phó thác việc dạy dỗ con em cho thầy cô. Ta mang phong tục đó qua đây. Nhưng ta có biết phong tục đó không có áp dụng được bên nầy"

Cách đây vài năm tôi có nhận dạy kèm toán toán cho một cô Mỹ trắng. Cô chỉ có một lớp toán để học. Mà năm đó là năm cuối cùng để cô lấy bằng y tá bốn năm trước khi đi thực tập. Cô đã ghi danh học ba lần và bỏ nửa chừng ba lần. Cô sợ toán hơn sợ ma. Khi sắp học xong lớp toán thì tình cảm giữa cô và tôi cũng phát triển. Cô kể tôi nghe ngày còn học trung tiểu học cô biết cô không học giỏi toán mà lúc nào cũng được A và B trong bộ môn nầy. Năm đó tôi cũng có nhận dạy kèm một bé Việt Nam vì bé bị bộ giáo dục xếp vào loại học kém. Trước khi dạy tôi nói chuyện với mẹ của bé, mẹ bé phân trần là bộ giáo dục đã sai. Con cô lúc nào cũng được khen là giỏi và có điểm khá. Cô không phải trả tiền công cho tôi mà chánh phủ trả mà cô cũng không muốn tôi dạy, chỉ muốn tôi giúp nói với bộ giáo dục là nhờ họ cứu xét lại.

Sau đó tôi thấy nhiều gia đình người Mỹ kêu gào "Tại sao con tôi lúc nào cũng được A và B mà bị điểm thấp trong những bài thi quốc nội và không đủ trình độ vào đại học"" Họ không biết là nhiều thầy giáo cho điểm ma: gương mặt mầy dễ thương ta cho điểm tốt, gương mặt mầy khó ưa ta cho điểm xấu. Tôi cũng bị trong tình trạng nầy. Tôi trả lời giống như anh sinh viên Mỹ trắng ngồi bên cạnh. Nhưng anh được A còn tôi được D. Khi tôi còn đi dạy toán cho một trường trung học, gần cuối năm tôi mới khám phá ra là một cậu học trò lớp 11 của tôi không biết đọc mà cậu vẫn vượt hết lớp nầy qua lớp khác. Cuối năm đó tôi cho vài học trò ở lại lớp vì không học hành, lúc thi thì cúp cua, Thế mà năm sau vẫn thấy lên lớp toán kế như thường. Những người thầy thiên vị nầy đã hại cuộc đời nhiều học trò dù em có học bạ với điểm A hay D.

Năm học vừa rồi tôi có dạy kèm một học trò cùng trình độ học với đứa con đang học lớp sáu của tôi. Nhưng con tôi học trường đạo còn cô bé nầy học trường công. Một ngày tôi chỉ bé đọc một bài để bé hiểu và trả lời mấy câu hỏi. Tôi thấy bài nầy quen thuộc quá. Về nhà tôi hỏi đám con tôi. Đứa bé học lớn sáu nói "Con học bài đó năm lớp bốn." Đứa em kế đang học lớp bốn trả lời "Con học bài đó tuần rồi." Môn toán cũng vậy nói chi là môn Anh Văn. Trường công dạy sau trường tư khoảng vài năm. Thảo nào khi đi thi quốc nội thì đạt điểm thấp lè tè. Khó trách thầy cô trong việc nầy. Thầy lớp trên đổ thừa thầy lớp dưới. Nhưng nếu trường quá nhiều học sinh đạt điểm kém thì phải đóng cửa dù công hay tư. Thầy cô dạy những trường bị đóng cửa cũng khó xin dạy ở trường khác. Thôi thì "vỏ quít dầy móng tay nhọn." Thầy cô dạy thấp trình độ cho các trò được điểm tốt.

Dạy học cũng chỉ là một cái nghề để sinh tồn. Tốt nhất là phụ huynh nên theo dõi sự học của con mình, đừng tin vào điểm A, B hay lời khen "He (or She) is a good student." Lâu lâu kiểm tra con mình bằng cách ngồi xem nó làm homework, kiểm duyệt homework đó. Mỗi tiểu bang có bộ giáo dục riêng. Nhưng họ điều có cho mình biết chương trình dạy của mỗi trình độ. Thí dụ: lớp chín phải học Algebra 1 và con mình phải làm được ít nhất 75% những bài toán trong sách toán đó. Nếu trường dạy trình độ thấp hơn nên đổi con đi trường khác. Trước khi đổi nên âm thầm kiếm thầy cô dạy kèm. Nhiều khi học ở trường nầy được nhiều điểm A, B nhưng qua trường khác học không nổi. Chung qui là cho con mình học đúng trình độ để chuẩn bị vào đại học.

Có ai nghe chuyện gần 200 công nhân xây cầu ở Việt Nam bị tai nạn vì cầu sập" Có ai nhớ cách đây không lâu cầu ở tiểu bang Minesota bị sập" Chắc chắn những người bị thương hay thân nhân người chết ở Minesota sẽ được bồi thường không qua bảo hiểm xe cũng như qua chánh phủ. Còn những người Việt Nam" Họ không có bảo hiểm nhân mạng, chánh phủ có bồi thường cho họ hay thân nhân họ không" Vì sao cầu sập"

Ở tiểu bang Mashachusett có lần một nhân viên kiểm tra chiếc cầu sau khi xây xong. Ông ta đo kích thước thấy chiều cao không đủ, thế là họ phải đập phá và xây lại. Không biết có ai ăn hối lộ việc xây cầu ở Việt nam không" Nhật đài thọ việc xây chiếc cầu đó là họ đã tính số vật liệu cho kích thước của cầu. Có ai lén lấy bớt vật liệu" Chánh phủ Việt Nam chọn nhân viên xây cầu theo sự hiểu biết nghề nghiệp hay theo tuổi đảng" Dù câu hỏi được trả lời như thế nào đi nữa tôi thấy dân tôi vẫn còn đang sống trong lầm than.

Tôi viết bài nầy với hy vọng nhắc mọi người xin đừng hại nhau và xin nhìn kỹ hành động kẻ chuyên môn giết hại để đừng sa vào cạm bẫy của họ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,308,170
Tác giả là cư dân miền Bắc California, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ, từng nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007 với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã dự Viết về nước Mỹ từ 2009. Ông cùng gia đình đến Mỹ từ 1994 theo diện HO, định cư tại Boston.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa