Hôm nay,  

Đừng Từ Bỏ Ước Mơ

14/10/200700:00:00(Xem: 164035)

Tác giả: Kim Trần

Bài số 2122-1914-690vb8141007

*

Sinh năm 1983, Kim Trần cùng gia đình tới Mỹ định cư năm 1989 khi mới 16 tuổi. Năm 2005, với bài viết ngắn “Bài Học Đầu Tiên tại Mỹ” Kim Trần đã nhận giải danh dự. Hiện nay, cô đã tốt nghiệp đại học ngành sư phạm. Bài mới của cô lần này là mộpt tự truyện.

*

Từ lâu, mỗi khi ai hỏi tôi sẽ ước gì nếu có được một điều ước; tôi trả lời "ước cho điều ước ấy biến thành ngàn điều ước". Tại sao"

Theo lời mẹ kể, hơn hai mươi năm trước, khi tôi chưa sinh ra, gia đình tôi nghèo đến xác xơ ở thôn quê miền Nam Việt Nam.  Năm 1976, chị tôi sinh ra là lúc đồng bào ta đang trong buổi đầu của thời kỳ mất nước, mẹ ngày ngày trải chiếu ra chợ bán kim chỉ và mấy thứ linh tinh, không đủ tiền nên chị tôi phải uống nước cơm thay cho sữa.  Mấy tấm hình gia đình chụp ngày xưa vẫn còn, ai nấy mặt mày lấm lem bùn đất, chị tôi thường nhìn lại mấy tấm hình cười bảo "Hồi đó có hai bộ đồ củ rít thay tới thay lui hoài, mà là hai bộ đồ rách chứ đâu được lành lặn gì đâu".  Đã thế lúc ấy ba tôi không lo làm còn có tật cờ bạc, Mẹ kể lại tết năm 1980 mẹ bán buôn cực khổ dành dụm được một số tiền dành ăn tết, ba lén mang đi đánh bài thua sạch.  Mẹ khóc lóc vật vã đòi ly hôn, ngày ấy ba thề không đụng đến lá bài nữa.  Mẹ buồn cho gia đình với cuộc sống dành cho tầng lớp bần cùng trong xã hội.  Thời gian sau ba tôi tìm nghề học.  Năm 1983 tôi sinh ra, bà quyết định mở tiệm chụp hình đầu tiên sau khi ra nghề.  Tuy co khá hơn một chút, tôi không phải mặc đồ rách và uống nước cơm thay sửa nhưng cái nghèo vẫn cứ quanh quẩn bám lấy chúng tôi.  Mẹ quyết định bàn bạc với ba vượt biên sang Mỹ.  Hai chú của tôi đã sang đến Mỹ mấy năm về trước giờ cuộc sống đã khá hơn rất nhiều.

Một tháng sau đó, ẵm tôi trên tay chưa đầy ba tháng tuổi, dắt theo chị, gia đình tôi ra đi.  Hy vọng mong manh đổ vỡ khi tàu vượt biên bị phát hiên, gia đình tôi bị trục xuất trở lại.  Hết hy vong, chúng tôi chỉ còn biết chờ ngày được chú bảo lãnh sang diện anh em đoàn tụ, ít nhất  chắc cũng phải hơn 10 năm.  Ước mơ được sang định cư ở Mỹ dần dần chìm vào quên lãng.

Năm 1989, gia đình tôi lần đầu tiên hân hoan chuẩn bị đón Tết.  Nhờ vào tiệm chụp hình nhỏ xíu của ba vừa đủ nuôi 4 miệng ăn và dành dụm chút ít sắm đồ Tết năm nay.  Ba tôi hí hửng khoe:  "Nếu tiệm chụp hình khá hơn, một hai năm nữa mình sẽ cất lại căn nhà, trông nát quá rồi".  Mà nát thật, ngủ trên căn gác ọp ẹp mà chúng tôi cứ phập phồng lo sợ nóà sập bất chợt.  Mỗi trận mưa đến, mấy tấm lá qua bao năm tháng đã héo khô làm trần không đủ giữ lại những giọt nước nên rỉ rả khắp nơi trong nhà, lắm lúc mưa lớn quá, nước sông dâng cao lên nửa đầu gối.  Những lúc như thế, sau cơn mưa cả nhà hì hộc tát nước ra ngoài.

Mẹ nói mùng một tết năm 1989 có lẽ là ngày vui nhất trong tất cả các tết tứ khi mẹ tôi lập gia đình, mọi người ai nấy đều có quần áo mới hăng hái đón tết, nhà cửa tươm tất, hoa mai và hoa quả không thiếu thứ gì.  Đâu ai ngờ nụ cười của ngày hôm ấy thay vào là một chuỗi ngày tháng đau khổ gấp bội phần so với những gì gia đình tôi đã trải qua.  Tối mùng 2 tết hôm sau, đang ăn tối bổng tôi nhìn thấy một đám lửa phụt lên từ căn nhà chế biến nung dầu bên cạnh.  Một lúc sau, nhiều người kế bên la toán lên "trời ơi, cháy nhà, cháy nhà bà con ơi".  Đám lửa lan quá nhanh làm gia đình tôi chỉ kịp bỏ chạy, chị tôi chạy vô tủ lấy 2 cái máy chụp hình của ba, không ai lấy kịp bộ đồ bỏ chạy toán loạn ra ngoài ruộng.  Nhìn ra phía sau lưng, vừa chạy tôi vừa la lên vì cụm lửa khổng lồ ấy hình như đang chạy theo chúng tôi.  Đến hơn 2 giờ sáng, chúng tôi đã quá mệt mỏi đứng lại bên cánh đồng, xung quanh toàn mồ mả, ngồi đấy mà niệm Phật.  Đến lúc gia đình dần đi ngược lại tìm mấy đứa em bà con và ông ngoại, các cô chú; trước mắt tôi hiện ra cảnh tượng tôi chưa từng gặp qua trong đời, ngôi làng khoảng 400 hộ dân trở thành một mặt bằng đen thui vì tro và xác nhà.  Cả nhà tôi đứng lạng nhìn những gì còn sót lại sau một đêm hãi hùng.  Đêm ấy, tôi và gia đình cùng tất cả bà con túm rụm vào nhau giữa đồng không mông quạnh chờ trời sáng.  Mọi người đêm ấy có lẽ đều thức trắng, chỉ có những em bé thơ ngây nằm ngủ ngon lành trong tay mẹ đâu biết rằng sáng mai thức dậy, cuộc đời của chúng sẽ gắn liền với hai chữ khốn cùng.

Sau cơn ác mộng ấy, mỗi lần nhắc đến  lửa là cả làng cả xóm tôi lo sợ như sắp gặp quỷ dữ.  Từ đấy, gia đình tôi đối mặt với khó khăn thiếu thốn tận cùng, không có dép mang, không đủ quần áo mặc, thức ăn cung cấp từ lương thực cứu trợ khắp nơi, ngủ trong tấm lều dựng ngay trên nền ngôi nhà cũ.  Chúng tôi lúc ấy có chung ước mơ duy nhất "biến căn chòi này thành căn nhà ngày xưa". 

Thời gian sau đó, mẹ lại đi bán đồ dạo như thuở nào, ba tôi vào tận vườn sâu chụp hình dạo.  Gần năm năm sau, trải qua bao khó khăn, gia đình tôi từng bước một xây lại căn nhà ngày nào, và tiệm chụp hình đầu tiên trong xóm tên "Thiên Thanh" hình thành trở lai.

Năm lớp 9, gần 10 năm sau đó, tôi đã viết lên bài văn diễn tả cảm xúc thi học kỳ II với đề bài "Hãy viết lên một sự kiện quan trọng làm thay đổi cuộc đời em".  Bài văn ấy tôi được 9.5 điểm làm tròn thành 10.  Cô giáo và cả lớp đều rất xúc động khi tôi cầm đọc bài viết cho cả lớp nghe.  Và cho đến tận bây giờ mỗi lần nhắc lại, lòng tôi còn dấy lên một nỗi đau khó tả.

Cũng vào năm tôi học lớp 9, sau hơn 10 năm chờ đợi, giấy phỏng vấn đi định cư ở Mỹ theo diện anh em đoàn tụ của ba được gởi tới.  Hai chú tôi vượt biên gần 20 năm về trước giờ cuộc sống đã ổn định, họ bảo những tháng ngày mới qua Mỹ giống như sống trong tù, phải cật vật đi làm đủ nghề, từ rửa cầu tiêu cho đến nhà hàng, quét rác, làm công nhưng nếu siêng năng, cuộc sống sẽ rất khá sau này. Ba tôi không muốn đi vì tiệm chụp hình bắt đầu có thu nhập ổn định.  Có lẽ vì ba ám ảnh cái câu "làm lại từ đầu", ra đi là vứt bỏ tất cả những gì ba đã dầy công xây dựng.  Chúng tôi quyết định ở lại quê nhà. 

Hai năm sau đó, giấy tờ phỏng vấn lại một lần nữa được gởi đến, ba tôi cũng không muốn đi.  Năm đó tôi đã lên 16 tuổi, cái tuổi đẹp nhất trong đời người.  Tôi đã có quá nhiều ước mơ và hy vọng cho một tương lai tươi sáng, tuy không phải nghèo khổ như xưa nhưng lắm lúc thức dậy tôi thường nghĩ "mình đã lớn rồi, có thể làm gì nơi làng quê nhỏ bé này, ở đây buồn tẻ quá"; và đã bao nhiêu lần tôi lén trộm nhìn những "Việt kiều" xưa kia sống ở dưới quê tôi, ăn mặc sang trọng đi ngang qua, nhìn những cảnh đẹp và phương tiện vật chất ở nước ngoài qua TV, tôi không khỏi mơ mộng.  Vậy là tôi quyết định nói chuyện với ba.

"Con muốn đi Mỹ.  Nhất định sau này gia đình mình sẽ nở mặt nở mày khi trở lại quê hương."

Lúc đầu là phản đối, nhưng mỗi ngày tôi cứ năn nỉ mãi, cuối cùng những giọt nước mắt cùng lời lẽ thiết tha đã làm cho ba thay đổi ý.  Thật đáng buồn là theo luật bảo lãnh lúc ấy, chị tôi phải ở lại quê nhà vì đã hơn 21 tuổi.  Một lần nữa gia đình tôi quyết định không đi.  Chị tôi tâm sự với ba mẹ rất nhiều, tôi biết là vì tương lai của tôi, và vì chị tôi muốn gia đình có một cuộc sống mới, an nhàn sung sướng vì nghe nói ở nước ngoài ai cũng có tiền, ba me lai có thể trở về bất cứ lúc nào và sau này còn bảo lãnh chị.

Tháng 12 năm 1999, gia đình tôi sang Mỹ định cư.  Lần đầu tiên trong đời tôi thấm thía nỗi đau của sự chia cách khi thấy chi Hai chạy vội đi về không quay mặt lại nhìn khi tôi và ba mẹ bước vào phòng kín.  Chị tôi sợ không kiềm chế được nỗi đau xa gia đình quá lớn.

"Nước Mỹ là thiên đường của vật chất và là địa ngục của tâm hồn", một thời gian ngắn sống ở đây mẹ tôi thường nói như thế, mà tôi cũng thấy thế.  Không thiếu ăn, thiếu mặc như ở Việtnam nhưng bù lại, sự thiếu thốn tình cảm gia đình làm cho tôi chết ngạt nơi đất khách quê người.  Gia đình tôi mỗi người biến thành con robot được cài sẵn bộ nhớ với những hoạt động giống nhau mỗi ngày: sáng đi làm, tối đi ngủ.  Tôi thì vừa học vừa làm, lắm lúc một tuần gặp mặt ba mẹ được một lần.  Một năm trời qua tôi ăn cơm chung với ba mẹ được không quá 10 lần.  Nhiều lúc tôi nghĩ "Cuộc sống như vậy liệu sau này có khá hơn không" Có phải tôi đã sai khi quyết định sang Mỹ không""

Dù làm đầu tắt mặt tối, gia đình tôi vẫn chỉ đủ trả tiền nhà, tiền tiêu xài, ăn uống và gởi chút ít cho chị tôi, cuộc sống vất vả thiếu thốn thời gian, tiền bạc và tình cảm làm cho tôi buồn nản.  Gia đình lúc ấy có một chiếc xe cũ rítch của ba, trị giá không đến $500.  Mỗi ngày tôi đi bộ đi học.  Còn chỗ ở của chúng tôi, nói là nhà chứ gia đình tôi share một căn phòng lớn ngăn làm hai, suốt ngày chui rúc trong ấy khi đi làm về.  Cảm giác ngột ngạt đến khó thở làm cho tôi buồn chán cuộc sống bên Mỹ.  Nhiều lúc muốn bỏ học đi làm kiếm tiền phụ thêm cho nhà nhưng tương lai và học vấn của tôi chính là lý do mà ba mẹ tôi sang tận đây, dù có cực khổ cách mấy cũng phải học cho xong. 

Những ngày tháng đầu mới qua Mỹ, tôi như con búp bê không biết nói bước vào trường học.  Lớp 11 rồi, tôi nghĩ dù có cố gắng hết mình chắc cũng không thể ra trường và lấy bằng trung học ở Mỹ.  Dù vậy tôi vẫn lăn xả với học tiếng Anh ngày đêm, xem ti vi, tra tự điển từng chữ một.  Khuya đến, tôi ngồi cắm cúi chấm sửa mấy tấm hình cho một tiệm Studio kiếm thêm tiền.  Cũng may nhờ học nghề chấm hình của ba lúc còn ở Việt Nam, tôi xin việc làm được cho ViVi Tran Photography.  Lần đó tôi theo cô chú vào studio chụp hình cưới, mạnh dạn hỏi bà chủ cho tôi làm thử công việc. Thật may mắn lúc ấy họ đang cần người sửa hình (khi photoshop vào thời điểm này chưa được phổ biến rộng rãi).  Mỗi ngày lãnh vài chục tấm hình đám cưới về chấm sửa lại, cứ mỗi tấm tôi được trả một đồng; cứ thế, hai điều tôi làm mỗi ngày là học bài và chấm hình.  Không bỏ cuộc, tôi cố gắng học tiếng Anh và được sự giúp đỡ của một ông thầy giáo người Mỹ, một thời gian sau đó tôi được chuyển lên level 3 của English ở trường. 

Hết lớp 12 năm sau, tôi ra trường với bằng cấp trung học trong tay như bất cứ đứa học sinh được sinh ra và lớn lên ở Mỹ.  Cùng với số tiền đi làm dành dụm bấy lâu, tôi mua được chiếc xe để đi học đại học.  Từ lúc sang Mỹ, tôi chưa bao giờ ngửa tay xin tiền ba mẹ hay cô dì.  Tôi biết họ cũng cực khổ làm ra đồng tiền và quan trọng hơn cả, tôi tin mình có thể tự lập vươn lên từng bước.  Những người thân trong gia đình tôi ở Mỹ không có cơ hội đi học, không ai có bằng cấp học vấn, vẫn ngày ngày cắm  cúi làm hãng từ sáng đến chiều với đồng lương chỉ đủ nuôi bản thân mình và gia đình. 

Chú tôi thường bảo rằng: "Ở Mỹ có 2 cách làm ra tiền nhiều:  thứ nhất là anh lanh lợi và có vốn kinh doanh để làm ăn, còn không thì đem học vấn làm nền tảng cho sự nghiệp tương lai sau này." Những người trong gia đình đã không có cơ hội làm được, tôi muốn khác họ.  Tôi nuốn có cả học vấn lẫn kiến thức kinh doanh; và tôi tin vào nghị lực của bản thân mình.

Ba thánng trước khi vào college, vì quá cắm cúi làm việc dưới ánh đèn pha mỗi đêm khuya, mắt tôi bị đau và đỏ nghiêm trọng, bác sĩ bảo không được làm nữa.  Tôi xin thôi việc để tập trung vào việc học ở College, tiêu xài với số tiền ít ỏi dành dụm được.  Tôi biết, học ít nhất 2 năm mới chuyển trường, và 4 năm nữa mới có thể ra trường.  Một mùa học full time trung bình là 12 units, tức là bốn lớp.  Vì quyết tâm ra trường sớm, một mùa tôi lấy 7, có lúc 8 lớp.  Học mỗi ngày từ sáng đến chiều, online, weekends. 

Không đầy một năm rưỡi, tôi lấy bằng 2 năm AA, chuyển lên California State University - ngành sư phạm.  Dù làm cô giáo không phải là ngành tôi chọn, nhưng tôi cũng nghe lời ba me, họ bảo làm nghề ấy để đức lại cho đời.  Lúc chuyển trường lên học, tôi gặp phải khó khăn lớn về học phí và tiền chi tiêu.  Tôi quyết định đi làm thêm part-time. Xin được vào làm giấy tờ cho một trường thẩm mỹ.  Cứ rảnh rỗi, tôi lại xem các học sinh làm nail, facial rồi massage. Tôi xin bà chủ cho tôi học nail và facial, tiền học phí sau nay tôi sẽ trả dần.  Sau vài tháng học "lóm", bà chủ ký tên đóng mộc cho tôi đi thi cả hai môn nail và facial dù vẫn chưa học xong (vào  thời điểm ấy, bấm giờ giả và mua bán giờ là chuyện thường xuyên diễn ra).  Tôi lấy luôn hai bằng nhưng không có thời gian đi làm, cứ để đấy phòng thân sau này.  Thời gian sau vì quá bận rộn học hành tôi lại phải xin nghỉ việc ở đây, đồng lương quá ít lại chiếm quá nhiều thời gian vào việc học.  Tôi lại làm một sinh viên "thất nghiệp". 

Đầu năm học cuối cùng, tôi lại vướng vào tình trạng "khủng hoảng kinh tế", nếu đi làm tôi sẽkhông thể học xong năm nay vì phải lấy 5 lớp, chương trình học sẽ rất nặng đòi hỏi tôi phải ở lại trường từ sáng đến tối.  Tôi xin làm buổi tối trong một nhà hàng Việt Nam gần nhà mong kiếm thêm tiền tiêu xài lặt vặt.  Nhưng không như tôi nghĩ, công việc quá cực nhọc so với đồng lương ít ỏi và một đứa ốm yếu như tôi.  Mỗi đêm về đến nhà, tuy mệt mỏi nhưng lại phải cố học bài cho lớp sáng mai.  Cuối cùng, tôi lai xin nghỉ việc một lần nữa.  Tôi cố suy nghĩ tìm lấy một việc làm thư thả và có nhiều tiền hơn một chút.  Sự tình cờ đưa tôi đến với lựa chọn cái nghề mà ai nghe xong cũng bảo "đồ điên", tôi quyết định mỗi cuối tuần đi học chia bài ở Los Angeles. Dù không biết tí gì về cờ bạc, tôi nghe nói nghề đó là làm có tiền và làm được vào buổi tối (7 giờ cho đến 3 giờ sáng).

Học chưa đầy một tháng, biết được mỗi một game Black Jack duy nhất, tôi may mắn được Pala Casino "bốc" đi làm, rồi dạy chia ở đây luôn.  Lúc đó kiếm khoảng năm đến sáu ngàn một tháng, mức lương quá lớn so với đứa học trò như tôi.  Trong một thời gian ngắn làm việc, tôi mua luôn chiếc xe mới.  Nhưng hình như cái gì cũng không được trôi trảy. Sáng đi học, rồi lái xe hơn 2 tiếng đồng hồ đi làm (Pala casino thuộc San Diego county), về đến nhà là trời đã sáng.  Một ngày tôi ngủ được 2 tiếng lại phải lật đật đến trường học, sau giờ học thì chạy thẳng đi làm cho kip giờ. 

Gần một năm làm việc tôi như kiệt sức vì thiếu ngủ.  Không dừng chỗ ấy, chứng kiến người ta kiếm tiền bằng bài bạc lắm lúc sao mà quá dễ dàng, tôi cũng đi đánh bài mỗi khi bị rủ rê.  Một vài lần đầu thắng lớn, nhưng cảm giác lúc thua như kích thích tôi phải chơi nhiều hơn.  Tôi sợ một ngày nào đó, tôi trở thành một trong những con ma bài thứ thiệt.  Tôi nghĩ làm, cố gắng học cho xong.

Thấm thoát tôi qua Mỹ đã hơn 7 năm, trải qua bao nhiêu quyết tâm học hành và làm việc, cầm bằng 4 năm đại học trong tay tôi đã tìm được một công việc tốt.  Tôi vẫn đi học thêm mỗi mùa, lấy thêm một số bằng cấp khác bổ sung cho kiến thức của mình.  Ba mẹ giờ cũng đã vững trong công việc và chúng tôi đã mướn nhà ở riêng.  Gia đình dần dần cải thiện tình hình kinh tế.  Năm nay, ba mẹ cất lại được căn nhà dột nát ở quê nhà cho chị.  Nhà tôi ở dưới quê là một trong những căn nhà đẹp nhất.  Tôi vui mừng chứng kiến từng bước đường đi lên của bản thân và gia đình.  Nhớ lại trước đây, đã bao lần tôi muốn bỏ học đi làm, đã bao lần tôi than trách cuộc đời sao đeo vào người tôi cái gông "cực".  Lắm lúc nhìn lại chặng đường ngắn mà tưởng chừng như quá dài ấy, tôi mừng thấy mình vẫn chưa ngừng đi tới.  Còn rất nhiều điều tôi mong muốn trong cuộc sống vẫn chưa có được, nhưng tôi tin nếu cố gắng một chút, tôi sẽ đạt được chúng, bằng chính năng lực mình.

"Đời là cuộc đấu tranh liên tục, nó luôn được cải biến với những thử thách mới và những ước mơ mới. Cứ vậy, sự sống cũng như ước mơ sẽ không ngừng sinh sôi. Đừng từ bỏ ước mơ.  Hãy cùng nó đi tới, đi tới mãi.” Tôi thường nhủ mình vậy và thích có ngàn ước mơ để theo đuổi hơn là chỉ một ước mơ để thành đạt rồi thôi.

Ý kiến bạn đọc
09/01/202003:38:30
Khách
Cam on tac gia da chia se su co gang cua minh. Co cong mai sac co ngay nen kim.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,312,826
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Thụy Nhã, sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, khi vừa học vừa làm “full time job” tại trạm kiểm soát hành khách trong phi trường Salt Lake City. Năm 2001, khủng bố cướp phi cơ tấn công nước Mỹ, cô viết “Check Point, Những Ngày Ta Mất Nhau” và nhận giải bán kết Vinh Danh Tác Phẩm. Bẩy năm sau, cô nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008, với bài “Chuyện của Cây Vông”. Tác giả tốt nghiêp cử nhân ngành tâm lý học và đã hoàn tất chương trình thạc sĩ (master) ngành điều dưỡng, chuyên về AGNP, hiện làm việc tại một bệnh viện và là cư dân Nam California. Bài sau đây, chuyện từ một dòng suối trên cao nguyên miền Nam tới Bolsa Chica, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 194, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài tiếp.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới, về chương trình Hospice cung cấp cho người bệnh trong tình trạng chờ mãn phần, không phân biệt tuổi tác, tình trạng gia đình hay lợi tức.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Nhạc sĩ Cung Tiến