Hôm nay,  

Thầy Tôi, Người Khai Hoang

03/03/200700:00:00(Xem: 155246)

THẦY TÔI, NGƯỜI KHAI HOANG

Người viết: Hoàng Yến

Bài số 1208-1819-526vb7030307

*

Tác giả Hoàng Yến đã góp một số bài viết về nước Mỹ đặcbiệt trong các năm trước. Sau đây là bài viết mới nhất.

*

Tôi không nói đến "khai sơn phá thạch". Tôi chỉ muốn nhắc về một người đã có công khai hoang những mảnh đất cuộc đời mới, gieo trồng những thân tâm mới trên đất Mỹ.

Bởi cơ duyên hay bởi tình cờ tôi đã gặp thầy trong một võ đường  tại Tacoma. Với dáng người thon gọn, vẻ mặt điềm đạm. Nụ cười rất tươi và hàm răng trắng như chưa hề ám khói thuốc. Gặp lần đầu, ít ai nghĩ người là một võ sư VOVINAM Hồng Đai Đệ Nhị Đẳng.

Trước khi ghi tên tôi vào danh sách môn sinh Thầy hỏi:

- Anh hãy cho tôi biết anh học võ để làm gì"

Không ngại ngần tôi đáp:

- Thưa thầy để tự vệ và để giúp người gặp nạn.

- Tốt! Tôi nhận anh.

Một thời gian sau, tôi có lần mời Thầy đi ăn tối để kỷ niệm ngày tôi trở thành môn sinh. Thầy cười tươi, từ chối bằng một lời mời thân thiện của tình thầy trò:

- Tôi có người bạn đến thăm tối nay. Hôm nào tiện anh ghé nhà. Đây là dịa chỉ của tôi ở TACOMA. Anh đến được không"

Chỉ chờ có thế tôi dạ liền.

*

Tôi tìm đến đúng địa chỉ và cửa mở bởi một người con gái. Thầy bước ra:

- Ồ! Tốt! Tôi vừa thoáng nghĩ giá mà anh đến thăm tôi  hôm nay ...

- Dạ! Con cũng mới tan trường về.

Nói chuyện không lâu chợt trời đổ mưa.

Thầy gật gù:

" Vũ vô kềm toả năng lưu khách". Rồi hỏi:

- Ở lại ăn tối với tôi nghe"

- Dạ.

Suốt bữa ăn Thầy kể tôi nghe những kỷ niệm hồi còn ở Việt Nam. Rồi những thăng trầm trong cuộc sống từ khi đến Mỹ. Điều quí báu hơn hết là tôi được hiểu biết nhiều hơn về VOVINAM. Thầy bảo:

- Học ngành nào, mình cũng cần biết đến lịch sử của ngành học đó. Đối với VOVINAM. Anh biết không" Hồi còn học Trung Học sinh ngữ 1 của tôi là Anh văn. Lớp bên cạnh có một Nữ Giáo sư da mới nhất.y Pháp văn. Giọng của cô ríu rít như chim hót. Cô thường kể chuyện kiếm hiệp của Kim Dung mỗi đầu giờ. Bọn con trai của lớp đó rất là thích thú. Ai cũng mê cô. Mê cách nói tiếng Pháp như chim hót của cô và tất nhiên họ giỏi luôn sinh ngữ.

Đó là những năm cuối thập niên 60. Đầu thập niên 70, ngành võ thuật được xếp vào chương trình cho các lớp sau Trung Học Đệ Nhất Cấp.

- Còn trước đó, thưa Thầy"

- Tôi được biết từ năm 1938 Võ sư Nguyễn Lộc đã lập ngành võ thuật ở Hà Nội. Cho đến năm 1954. Ngành võ thuật chia đôi. Một phần ở lại Miền Bắc: không phát triển. Một phần vượt vĩ tuyến vào Nam: phát triển rất nhanh. Từ 1954 đến 1975. Con số đã lên đến nửa triệu người.

Sau 1975, một lần nữa ngành võ thuật "vượt biên" theo dòng di tản và có mặt ở Pháp, Đức, Gia Nã Đại, Úc, Mỹ... Nhất là ở Mỹ nầy. Bây giờ, nơi nào cũng thấy Võ Việt Nam. Từ Massachusetts đến Florida. Từ Oklahoma đến Texas. Từ California đến Seattle - Washington State...

Tôi sốt ruột:

- Như vậy, VOVINAM đã có mặt khắp cùng:  từ Bắc đến Nam từ Đông sang Tây Nước Mỹ sao thưa Thầy"

- Phải! Anh biết không" Hồi xách vali ra phi trường Tân Sơn Nhất, trong đầu tôi có hai mục đích. Tôi tự dặn lòng khi sang đến Hoa Kỳ phải thực hiện cho bằng được.

Tôi ngắt lời, hỏi dồn:

- Chắc Thầy đã đạt được" Thưa Thầy.

- Đúng vậy! Thứ nhất là đến Mỹ tôi phải tiếp tục đi học.  Thứ hai, tôi làm công tác khai hoang để gieo trồng.

Tôi ngạc nhiên và thắc mắc:

- Chắc Thầy đã có nông trại rồi"

Thầy vẫn từ từ, chậm rãi nhìn tôi, cười nhẹ:

- Thứ nhất, tôi đã hoàn tất chương trình Đại Học tại Oklahoma State University. Còn điều thứ hai, tôi có chút kinh nghiệm nào về trồng trọt, chăn nuôi bò, heo, gà, vịt gì đâu. Tôi muốn dấn thân vào ngành võ thuật. Anh thấy đó, trên Thế giới người Đại Hàn rất hãnh diện về Taekwondo. Người Nhật tự hào về Judo, Karate. Anh Quốc cũng có môn võ thuật hấp dẫn khán thính giả toàn cầu đó là Boxing. Gần đây, Thái Lan  cũng có môn Kick Boxing. Thế thì tại sao người Việt Nam chúng ta không được quyền hãnh diện về VOVINAM. Tôi muốn phổ biến môn Việt Võ Đạo là như thế.

                                                               *                                                  

Mỗi buổi chiều đi làm về, Mẹ tôi đi ngay ra phía sau nhà, chăm sóc khu vườn rau quả. Gọi là khu vườn cho kêu chứ thật ra đó chỉ là vuông đất nhỏ được chia thành từng ô để trồng hẹ, bạc hà , cà tím, cà chua, rau quế, rau răm, húng cây, húng lũi, đậu bắp, ngò gai, ớt, hành hương, gừng, sả,v.v...

Người bảo" vui thú điền viên" là thế .

Nhớ hồi ở quê nhà. Vườn rộng, trồng đủ loại cây ăn trái và rau củ. Cả nhà tôi có bao giờ mó tay vào đâu. Qua Mỹ rồi mới thấy có được một mảnh vườn thật là quí làm sao! Bên hông nhà có một mảnh vườn con con khác. Trồng nhiều loại hoa: Mộc lan, địa lan, tóc tiên, bồ công anh, hồng, cúc trắng, cúc đồng tiền,. Có cả hổ bì, dương xỉ.

Mẹ tôi không có thú đi shopping. Người nói: chuyện đó dành cho giới trẻ.

Mặc dù thỉnh thoảng cũng đi vào Mall, Sear để ngắm hàng cho mãn nhãn. Có lần tôi mời Mẹ đi chơi bowling, Mẹ tôi cười mũi:

- Trò chơi đó dành cho người khoẻ. Me bây giờ "nắng không ưa, mưa không chịu, nhát gió, kỵ mù sương ". Vả lại, nâng thử trái banh 8 pounds ném đi là Me muốn té nhào theo.

Tôi chợt nhớ câu chuyện Hàn Bá Du khóc khi bị mẹ ông bắt nằm xuống để đánh đòn.Tiếng roi không còn vun vút. Lằn roi không để lại vết hằn. Ông biết sức khoẻ của mẹ yếu đi nhiều. Dù trước đó bị đánh đòn bao lần rất đau nhưng ông không hề khóc. Mẹ tôi còn nói:

- Bây giờ, phim cũng không hấp dẫn Me được. Không hiểu sao ngày trước có thể ngồi trong rạp Ciné ở Sàigòn cả 3 giờ đồng hồ để xem phim Cléopatre Nữ Hoàng Ai Cập. Tôi nghe nói mà thấy thương người hơn nhiều.Vì tôi vẫn nghĩ Mẹ tôi còn trẻ khoẻ.

Những người bạn của Mẹ tôi đến chơi nhà, thấy đám rau cứ đòi ăn chạo tôm, nem nướng. Đòi ăn bún bò Huế, bánh xèo. Còn than thấy rau tươi nhớ phở Hiền Vương. Nhớ hủ tiếu xương Trần Quý Cáp. Nhớ bún riêu, bún ốc chợ Cầu kho. Nhớ bò bía dọc đường Tự Do. Nhớ ơi là nhớ! Thành ra mỗi cuối tuần quí bà cứ đến thăm Mẹ tôi vui vẻ.

Một ngày kia...

Mẹ tôi đang ngồi nhặt những cây cỏ dại và cắt tận gốc những dây blueberry chợt nghe tiếng bình bịch,  bình bình như có vật gì nện vào tường. Người hỏi vọng vào:

- Quái! Hơn 5 giờ chiều rồi Quốc còn làm ồn cái gì vậy con"

Người mỉm cười khi thấy tôi đang tập võ. Lúc tôi nắm tay lại và đấm vào block lịch cách mạnh mẽ, dứt khoát. Mẹ tôi chau mày:

- Me thấy người ta hay đấm vào bao cát mà"

Tôi cười lúc mồ hôi chạy dọc thành dòng:

- Dạ phải! Nhưng Thầy Thọ  nói rằng con hãy cố tập đi. Mẹ thấy đó, bàn tay con từ nhỏ đến lớn quen cầm bút thôi. Bây giờ phải tập cho tay cứng. Văn ôn võ luyện mà mẹ. Con bắt đầu với nguyên block lịch nầy. Mỗi ngày con sẽ gỡ dần một tờ. Cho đến chừng không còn lại tờ lịch nào làm vật đệm thì nhất định tay con đủ sức chịu đựng một sự va chạm hay tấn công mạnh rồi đó Mẹ.

Bất ngờ tôi đề nghị:

- Mẹ có thích học võ không"

Mẹ tôi cười xoà:

- Chắc Mẹ đi học "vỏ cua" thì có.

Tôi lắc đầu:

- Con thấy bên cạnh phòng học của con có các  bà trung niên nữa.

- Họ học gì ở đó"

Tôi nói nhanh:

- Thầy con bảo tinh thần minh mẫn chỉ có trong một thân thể tráng kiện. Các cô gái trẻ và có điều kiện hay đến Thẫm Mỹ Viện để chăm sóc da mặt. Đến những nơi tập thể dục thẫm mỹ để chăm sóc thể hình cho ngực nở, eo thon.

Mẹ tôi đồng ý:

- Tất nhiên rồi. Nhưng con có biết là đến cái tuổi ngoài 40 thân thể người nữ dễ có nhiều thay đổi lắm không"

- Dạ! Thầy con thường nói với các bạn nữ là luyện võ nghệ có nhiều tiện ích lắm. Khi có tuổi các cô không sợ cơ thể dư chỗ không cần dư và thiếu chỗ không nên thiếu Mẹ à.

- Đó là nhờ người ta luyện tập từ khi còn trẻ.

Tôi nói như thuyết phục:

- Thầy con bảo: bước vào tuổi 50 là tập được rồi. Không sớm, không muộn. Đi những bước nhẹ . Luyện xoay người từ từ. Dùng gậy ở nhiều tư thế khác nhau cách chừng mực là đủ.

Tôi thấy người vui vui:

- Tự nhiên hôm nay mẹ con mình bàn về thân thể học. À! Sao chuyện gì con cũng nói Thầy Thọ bảo, Thầy Thọ bảo cả vậy" Kiểu nầy thẫm mỹ viện thể hình ít người đến thì người ta sẽ kiện thầy trò cậu đó à nghen. Ừ! Mẹ  sẽ đi học võ... Mẹ cũng rũ Bác Thành, Bác Luyện, Bác Diễm nữa...

Cả hai mẹ con cười vui.. Qua khoảng sân  gạch rộng để vào nhà , Mẹ tôi còn nói với:

- Chốc nữa vào nhà ăn phở nghe. Mẹ mới học được cách nấu phở nhanh hơn và ngon hơn của Bác Lãng đó.

*

Mới đó mà đã tròn hai năm. Sau ngày Mẹ tôi và tôi bước vào võ đường.

Từ ngày ấy, Mẹ tôi thay đổi nhiều những thói quen. Bữa sáng của tôi là một phần bánh mì chả hoặc phở gà. Đôi khi chỉ một ly sửa nóng. Mẹ tôi dành thì giờ đi bộ. Người rất siêng năng và tự kỷ luật bản thân. Mẹ  kể rằng: Hồi xưa, Bà Ngoại tôi sống trong thời chiến tranh. Nhà xa chợ đến nửa giờ đi bộ. Lại không có phương tiện giao thông nhiều như ngày nay. Có lẽ nhờ thế Bà tôi sống mạnh giỏi đến tuổi bảy mươi mà tóc chỉ pha sương. Chân vẫn khoẻ và lưng chưa còng xuống.

Lời khuyên của Thầy Thọ Mẹ tôi nhớ rõ. Ban đầu,  Mẹ tôi đi bách bộ chừng mười phút mỗi ngày. Tiếp đến đi rảo bước. Rồi chạy chậm... Rồi chạy nhanh... Thời gian luyện tập đã dài gần nửa giờ. Chạy bộ một lúc toát mồ hôi. Vào nhà tắm nước nóng mới thấy đời bỗng dưng đáng yêu và tuổi già dường như đến chậm.

Tôi vẫn thường nói vui với Mẹ tôi:

- Nhìn Mẹ bây giờ đâu có ai ngờ gần đến lục tuần. Sáng thức giấc một lúc là chạy bộ. Trưa trưa không ngủ lại ngồi vào computer xem tin tức toàn cầu. Xế chiều chăm lo cỏ cây hoa lá... Nhất Mẹ!

Mẹ tôi hỏi lại:

- Thế con có thấy thể lực dẻo dai hơn lúc làm bạch diện thư sinh không"

Rồi người cười dịu dàng:

- Rõ ràng VOVINAM đã đem đến một cuộc cách mạng tâm thân cho người nào chịu tìm cầu.  Những thế võ cho thanh niên, thiếu nữ. Những thế võ cho người già. VOVINAM  trong gia đình. VOVINAM trong các Hội Đoàn.  VOVINAM trong âm nhạc và nghệ thuật. VOVINAM có mặt khắp mọi nơi. VOVINAM quả là niềm hãnh diện cho dân tộc Việt Nam ngày nay trên toàn thế giới.

Viết những dòng nầy, tôi yêu VOVINAM và thật sự biết ơn Thầy tôi: Người Khai Hoang.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,798,096
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến