Hôm nay,  

Tuổi Biến Chứng

04/03/200700:00:00(Xem: 140605)

Tuổi Biến Chứng

Người viết: Xuân Mai

Bài số 1209-1820-527vb8040307

*

Tác giả Xuân Mai là một dược sĩ, làm việc tại Paris. Bà nói về bài viết: “Biến Chứng Của Tuổi Hồi Xuân” là một đề tài rất tế nhị. Và ghi thêm: Nhân vật trong câu chuyện là hoàn toàn hư cấu.

*

Đang trong tiệm Caroll, sung sướng vì tìm được hai món hàng ưng ý với giá mua thật rẻ, Phương thầm bảo « Số mình hôm nay hên thật. Thường vào cuối mùa Solde/Sale, kích thước mình rất khó tìm quần áo vừa cở mình. Thế mà Phương cũng tìm được một cái jupe trông rất lịch sự để mặc đi làm, và một áo đầm để mặc đi khiêu vũ vào buổi tối với ông Xã  ».

Phương vừa trả tiền ở caisse xong, bước rời khỏi tiệm, bất chợt đối diện với một phụ nữ độ lục tuần, ăn mặc rất thanh lịch, nhưng nét mặt ẩn chứa một nổi buồn khó tả, bà nhìn Phương và tươi cười hỏi:

- Xin lỗi, chị có phải là người Việt Nam không" 

Phương mỉm cười và đáp dạ phải.

-Chị đã gặp em một lần trong chỗ làm của em, lúc đó em đang bận với computer, một cô đầm đứng gần em tới bán thuốc cho chị. Thôi tụi mình xưng hô chị em cho dễ nói chuyện nhé, vì chắc chắn em nhỏ tuổi hơn chị nhiều . Chị tên Thu, còn em tên gì"

-À, chào chị Thu. Em tên là Phương .

-Em có muốn đi dạo qua các tiệm quần áo  với chị cho vui không, nếu không phiền gì em"

Phương cười, liền rảo bước bên cạnh chị Thu và nói:

-OK liền, chỉ sợ chị mỏi chân thôi. Em thích ngắm đồ mà không mua, chỉ mua những món hàng mà  mình rất thích, với giá phải chăng. Thế mà đôi khi còn lầm, vì tiếc tiền xài phí, mua  đồ về chỉ cất trong tủ áo, chẳng mặc bao giờ.

-Ngày xưa chị cũng như em vậy. Đời sống có rất nhiều thứ phải lo cho gia đình, mình phải biết tự kiềm chế bản thân.

-Quả thật chị nói đúng tim đen em đấy.

-Phương ạ, chị định mua một ít đồ lót cần dùng. Em biết tiệm nào chỉ dùm chị. Còn em có cần mua đồ gì nữa không "

-Đồ lót thường ngày chị mua ở tiệm Etam là được rồi.  Em còn mua vài đồ cho Ông Xã  và hai Cô Cậu cưng của em nữa.

Cuối cùng hơn một giờ đi bộ, chị Thu và Phương đã mua được những món hàng mong muốn. Giọng chị Thu mệt mỏi:

-Phương ơi, chị rã cả người, mệt quá, phải tìm một nhà hàng nào đó để nghỉ chân và ăn thôi. Chị mời em nhé.

Phương nói :

-Có nhà hàng self-service gần đây nếu chị muốn. Nhưng em không thích chị bao em đâu nhé, mạnh ai nấy trả, em thích sòng phẳng.

-Chị đồng ý ngay.

Bước tới nhà hàng self-service mỗi người tự lựa đồ ăn mình thích, rồi bỏ vào cái khay và tự ra caisse trả tiền.

Phương tìm được hai chỗ ngồi thoáng khí và riêng biệt, đặt đồ ăn xuống bàn và thả mình trên chiếc ghế một cách thong thả. Chị Thu ngồi đối diện với Phương và bắt đầu câu chuyện.

-Phương đã có gia đình và mấy cháu"

-Dạ em đã có gia đình và hai cháu. Còn chị"

Giọng chị Thu nghẹn ngào và nước mắt vội tràn ra khóe mắt:

-Chị và anh Dương, là tên Ông xã  của chị, đã xa nhau  10 năm rồi. Ngày ấy chị và ổng hầu như hằn học nhau mỗi ngày. Chị bước vào tuổi tắt kinh, tâm lý xáo trộn, bất thường, bị bịnh mồ hôi ra nhễ nhại mỗi ngày, thật khó chịu . Chính vào lúc này, chị khám phá ra người đàn ông bên cạnh mình rất tệ bạc, không muốn tìm hiểu vợ, chỉ muốn đổi đời bằng những cuộc vui chơi bên VN.

Sau vài chuyến về thăm VN, ổng qua đây đòi ly dị với vợ, để lập gia đình với cô gái bên VN mà nhỏ hơn ổng cũng hơn 30 tuổi, nghe đâu cô ta cũng là dân có ăn học, bằng tuổi con gái ổng. Nếu chị qua đời hoặc đã ly dị trước với ổng, vì không sống chung được với nhau lâu dài, chị đỡ buồn thân phận đàn bà hơn, vì lúc đó ổng một thân một mình thì có quyền bay nhảy, tự tung tự tác.

Đằng này chị đã hy sinh cả một đời son trẻ của chị, để lo cho 3 đứa con gái học ra trường rồi thành gia thất. Tại sao lúc các con còn nhỏ, ổng rất cần đến chị, ổng không dở chứng bạc bẽo để chị dễ giải quyết"

 -Các con chị phản ứng ra sao"

-Chị cô đơn lắm em ơi. Tuị nhỏ không những không nhìn mặt ba tụi nó, mà chúng cũng không thương chị. Tụi nó thấy cảnh vợ chồng chị, nên sợ lấy chồng VN lắm, đều lập gia đình với người bản xứ. Chúng nó thường chê và nói thẳng vào mặt chị rằng Mẹ là người đàn bà nô lệ của thời phong kiến, chỉ biết phục tòng Ông Chồng một cách vô điều kiện, theo rập khuôn bà già xưa, lo kèo nhèo vì những chuyện nhỏ không đâu vào đâu.

Mẹ nên mở mắt to ra, chẳng ai biết ơn Mẹ, mà họ còn chà đạp bản thân Mẹ thêm. Chúng con không thích đi theo vết xe cũ cuả một sự bóc lột trắng trợn, trong một xã hội toàn giả dối. Đời chúng con ở không được thì chia tay, nhưng không thảm khốc như trường hợp của Mẹ, cả một đời không biết sống cho mình, đừng dạy chúng con những điều không thật với lòng mình.

Chị Thu buồn bả nói tiếp:

Các Con Rể của chị cũng dễ thương lắm, nhưng tâm hồn chị quá VN, hàng rào ngăn cách về bất đồng ngôn ngữ và phong tục với các Con Rể và gia đình chúng nó, làm chị cảm thấy xa lạ và đau khổ quá.

Chị đã mất Chồng rồi mất luôn cả Con.

-Còn đời sống vật chất của chị ra sao" Phương hỏi.

-Cũng may mắn em ơi, chị cũng có tiền ra vô. Về vật chất thì dễ thở.

Nghe đến đây Phương thật mừng cho tuổi già của chị Thu, vội an ủi chị:

-Chị thấy không, Ông Trời không bỏ rơi một ai, nhất là chị lại là một người đàn bà Việt Nam hiền lành.

Về đàn ông VN và đàn ông bản xứ, thì em không đồng ý với quan điểm của các con chị. Ở đâu cũng có người tốt và xấu cả, mỗi dân tộc đều có ưu và khuyết điểm của riêng mình .

Nếu tuổi biến chứng của đàn ông hoặc đàn bà đã được chuẩn bị và giáo dục kỹ, sẽ bớt xảy ra những tai hại. Chợt nhớ ra một điều gì đáng nói, Phương tiếp:

-À, chị Thu có biết chuyện các bà VN vào tuổi hồi xuân, đã bỏ chồng con đang sống để thỉnh thoảng đi bụi đời, hưởng thụ với kép nhí bên VN không"

-Còn chuyện này nữa sao em"

-Hè 2004 em có vềVN thăm Me em 2 tuần, vì nghe Me em yếu.

Kẹt là mua vé gấp vào giờ cuối, lúc qua lại đây không có chuyến bay thẳng, phải ghé vài giờ tại phi trường ở Hà Nội. Em đi với cháu trai, hành lý đã gởi hết, chỉ còn mang sac tay và thong thả hai mẹ con đi dạo. Bữa đó trong lúc em đang đứng cạnh cháu trai, đằng sau em là hai chị VN cũng trạc tuổi như em vậy. Em thấy có một cậu VN trẻ, xứng tuổi em út mình, cao ráo, ăn mặc bảnh bao, một lúc đá lông nheo và tươi cười lẳng lơ với cả ba bà. Bực mình và muốn chỉ rỏ mình là ai, em nói to, sẳng giọng với con trai: Tí coi chừng cái sac tay kỹ cho mẹ!

Cậu thanh niên làm như không nghe em nói. Rồi nhanh nhẹn, như biết mục đích phải làm gì, cậu tiến lại sát hai chị kia, và bắt chuyện với một giọng rất nhỏ nhẹ.

“Hai cô về VN chơi có mệt không" ... Tôi tên là A. Còn hai cô, xin cho tôi biết quý danh"... Hân hạnh được làm quen, và làm tài xế cả ngày không công cho hai cô. Tôi sẽ rủ một anh bạn đi theo cho vui. Hai cô còn ở lại đây chơi bao lâu"..”              

Thấy hai chị đó có vẻ chịu đèn, vui vẻ một cách quá trớn..., em và cháu trai bèn bỏ đi chỗ khác.

-Đúng là một xã hội loạn cả.

-Trong tương lai cứ như thế mà phát triển, em nghĩ khái niệm về mái ấm gia đình của người đàn ông và đàn bà VN chúng ta cũng thay đổi theo chiều hướng xấu đó chị. 

Rồi như muốn cho chị Thu biết có những trường hợp ngoại lệ, Phương nói tiếp:

-Đi làm tiếp xúc với khách hàng, em nghe họ kể rất thành thật những cảnh vợ chồng  đáng thương tâm lắm, có những bà vợ  hoặc những ông chồng thật quái quắc . Đời sống vợ chồng là cả một nghệ thuật, chứ không phải là một sự áp đảo. Bởi vậy khi có dịp thuận tiện, những vợ chồng đó xa nhau rất lẹ không luyến tiếc, mình cũng nên thông cảm với họ.

Nghe tới đây, chị Thu lại khóc và giải thích với Phương:

-Em hiểu lầm chị rồi em ơi, gia đình chị ngày xưa rất hạnh phúc, tại chị gặp ông chồng không đàng hoàng, thích của lạ mà thay lòng đổi dạ đó thôi.    

-Em rất hiểu nỗi đắng cay của chị, hãy quên hết quá khứ và bắt đầu lại cuộc đời mới.

Và Phương an ủi:

- Chị nên có tinh thần cởi mở, nói chuyện trao đổi thoải mái, hãy liên lạc lại với các con của chị. Thời gian rồi chúng sẽ hiểu chị, khi chúng là Mẹ, và nhất là những lúc chúng gặp khó khăn trên đường đời. Chị sẽ thấy cuộc đời luôn đáng sống, phải tìm nguồn vui trong cuộc sống của riêng chị, bằng những môn giải trí mà chị thích như đàn, vẽ, thể dục, ... hoặc tham gia công tác thiện nguyện.

-Nãy giờ em toàn an ủi chị, Thu, mà chị thật lơ đểnh, quên hỏi đời sống của gia đình em.

-Cám ơn chị, gia đình tụi em tương đối khá hạnh phúc. Tình yêu vợ chồng phải được xây dựng trên căn bản là yêu thương, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. Đối với việc giáo dục tụi nhỏ bên đây, chúng em luôn học hỏi, tạo một nhịp cầu thông cảm hiểu biết giữa Cha Mẹ và các Con, làm sao chúng nó phải biết kính nể Cha Mẹ, nhưng cũng dễ dàng tâm sự với mình như một người bạn, điều này tụi em phải đọc sách thêm để tìm hiểu tâm lý trẻ con. Em luôn âu yếm, nói chuyện hàng ngày, thường hay đi dạo và tâm sự với chúng khi rảnh rổi. Hiện tại tụi con em học hành tốt, biết thương và hiểu Cha Mẹ chúng.

Chợt Phương giật mình, thấy mình như đi quá xa đề tài của câu chuyện, không chừng lời nói thật của mình lại làm tổn thương đến tình cảm chị Thu, và làm chị buồn hơn.

Phương chuyển hướng câu chuyện:

- Chị Thu, em tặng Chị vài lời hay ý đẹp trong bài nhạc "Mẹ" của Nguyễn đình Toàn, phổ nhạc từ thơ của Nguyễn Linh Diệu. Mỗi lần nghe bài hát này, em rất xúc cảm, rung động cả tâm hồn.

Mặc dù bài nhạc ca ngợi tình Mẹ, nhưng luôn gợi em nhớ đến Ba em, đã mất cách đây gần 7 năm. Hồi tưởng về một quãng đời tuổi thơ, với những công trình, và sự hy sinh cực khổ của Ba em, để  hướng dẫn và gầy dựng tương lai cho các con, ăn học thành người. Chị nghe bài nhạc sẽ thấy ngay một chân trời yêu thương được sống lại, và lòng sẽ lắng dịu.

Tình yêu thật sự là một vấn đề thuộc về tâm linh, mà ta nhận thức được, bằng sự cảm nhận rất nhậy cảm và trìu mến, dù thời gian có lùi dần trong ký ức.

"Trong đêm khuya  mẹ như ánh trăng rằm. 

Soi cho con bằng đôi mắt dịu dàng.

Hương bay quanh vai mẹ mát,

Suối  trong lời mẹ khuyên.

Ôi khi con nhìn mẹ khóc,

Mỗi giọt như mũi kim.

            ...

Sông mênh mông trời biển lớn,

Cũng không ngoài tình thương.

Mây âm u rừng ngã bóng,

Xuống lòng mẹ nhớ con."

Rồi Phương lấy Ipod từ trong sắc tay của mình, đưa cho chị Thu nghe bài nhạc này.

-Ôi bản nhạc cảm động quá. Chị Thu nói tiếp. Về nhà chị sẽ gởi tặng các con chị bài nhạc này.

Biết đâu từ lời và điệu nhạc hay này, sẽ là bước đầu đánh dấu một sự hàn gắn, tình Mẹ Con sẽ nồng ấm lại.

-Thôi bây giờ đã 3 giờ chiều rồi, chị em mình chia tay và gặp nhau lần sau chị nhé. Hôm nay ngày nghỉ, Phương phải về nhà lo cơm nước cho gia đình và chuẩn bị công việc trong tuần. Trời dạo này lạnh và ẩm ướt, nhiều người bị cảm cúm, chị nên cẩn thận sức khỏe.

-Chị đã chịu lạnh lẽo bao nhiêu năm rồi. Hôm nay tâm hồn chị được sưởi ấm bởi cuộc gặp gỡ với em, đó là diễm phúc cho chị. Cám ơn em rất nhiều.

-Em cũng cám ơn chị, đã cho em những kinh nghiệm trong cuộc sống.  Chúc chị bắt đầu với những ngày sắp tới thật đổi mới và vui tươi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,754,039
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến