Hôm nay,  

Thái Sơn Trên Lòng Đất Mỹ

21/06/200700:00:00(Xem: 126161)

Người viết: Mây Bạt

Bài số 1268-1879-584vb2110607

*

Tác giả tên thật là Nguyễn Cảnh, cựu sĩ quan VNCH, cựu tù Cộng sản.  Vào năm 1989, khi nước Mỹ đón những người H.O. đầu tiên đền định cư, nhật báo PEOPLE, tại Muskegon City, thuộc tiểu bang Michigan đã dành trọn một trang đầu cho bài phỏng vấn người sĩ quan miền Nam ,  do nhà báo Nancy Stier thực hiện. Trong bài viết cho dịp 30 tháng Tư năm 2006, tác giả đã kể lại chuyện trên. Sau đây là bài viết mới của ông, nhân dịp Ngày Lễ Cha đang trở lại.*

Mặc dầu tuổi thơ qua mau, tôi tưởng chừng như khoảng cách, ngày ba tôi ra tù, tôi tròn 11 tuổi, giờ thì gia đình tôi sống trên đất Mỹ, tôi đã 38 cái tuổi xuân xanh.

 Tôi nhớ như nét mực in, chưa phai mờ theo năm tháng, khi nghĩ về quê hương nước Việt mến yêu, và ngày ba tôi lê gót ra khỏi tù, ba tôi nói gì và làm gì. Cho dầu tuổi 11 là lứa tuổi thả diều bắt dế, nhưng cái gọi là "Giải Phóng" đã làm cho hàng triệu gia đình Miền Nam, tan nhà nát cửa, khiến một đứa trẻ như tôi lúc đó, cho đến nay vẫn chưa thể quên được cái mùi chua chát, đáng ca. Kể từ khi ba tôi bước chân vào tù cọng sản,  mẹ tôi phải tảo tần nuôi chồng, xuôi ngược nuôi con, tôi vừa lên 4, phải lo chăm giữ ba em nhỏ giúp mẹ, có những lúc, tôi bị mẹ tôi đánh những trận đòn tơi tả, vì không làm tròn bổn phận. Mẹ tôi đánh tôi, rồi mẹ tôi ôm tôi vào lòng mà khóc nức nở.

 Làng tôi nghèo lắm, nằm sát bên đường tỉnh lộ bảy, con đường mà ngày trước Miền Nam dùng để rút quân. Sau ngày thống nhất đất nước, làng tôi thuộc vùng quê nghèo thêm  xơ xác hơn. Đặc biệt dân làng nơi đây, không có ai liên hệ đến rễ cái, rễ chùm, hay rễ phụ đối với con cháu "Bác".

Vì thế tình thương người "trong cuộc," ai ai cũng yêu thương, và muốn bày tỏ lòng yêu thương với mọi người, nhất là người có cùng chung một hoàn cảnh.

Buổi sáng hôm ấy, mẹ tôi ra chợ mua thúng bán bưng, ở trong nhà, chỉ có bốn anh em tôi và ông nội chúng tôi. Mắt ông tôi lúc đó đã mờ, ông bảo chúng tôi, "cháu ra đóng cửa lại, để ông ăn mày thấy nhà đóng cửa khỏi tới ăn xin!” Tôi làm theo lời nói ông tôi, và đứng sau khe hở tấm cửa, nheo mắt nhìn người đàn ông nọ, vai mang cái bị, tay kia cầm gậy bước khập khễnh, đang hướng về cửa ngỏ nhà ông nội tôi. Tôi la lên "ba chúng con về ông nội ơi! Ba con về mà, con không lầm! không phải người ăn xin đâu"!

Thế là ông cháu, cha con nhảy vào ôm chầm lấy nhau, bên ngoài cửa. Những giọt nước mắt nhớ thương cũng là giọt nước mắt vui mừng đang trùng phùng, nay không còn là giấc mơ nữa. Ông nội nhìn ba tôi sót thương "Con  nay đã thân tàn ma dại".

Ngày ba tôi về cả nhà quên ngủ, nửa đêm chuyện nước chuyện tù, bà con xóm làng đến thăm chật chiếu, kẻ đem cho sắn, người đem cho khoai, cho chuối, cho dừa v.v... Anh em tôi giành nhau mà đứng trong lòng ba, tôi âu yếm nắm lấy tay ba, tôi tưởng chừng, như cầm phải một miếng sắt, đen nhám xù xì, chứ  không còn như bàn tay thuở nào.  Tôi sờ xuống hai đầu gối, đầu gối cũng xơ cứng, đen thui thủi như hai cục than hầm. Ba tôi nói như kể chuyện vui, "ngày nầy qua tháng no trong tù, ba đã phải khum lưng quỳ gối, để tay móc vào hang cua, ổ rắn, cải thiện cho bao tử , nên đầu gối vậy đó."   

 Dù tháng năm đã qua đi, nhưng nhắc đến những lời nầy, mắt tôi  không tránh khỏi rưng rưng.

Bà con làng xóm đến mừng ngày về của ba tôi. Nhưng, chắc  không ai mừng bằng mẹ tôi, khi có ba tôi bên cạnh mẹ, thêm đôi bàn tay, để cho chúng tôi có được bữa cơm no bụng, có những chiếc áo che thân. Tuy rằng, sáng cháo, trưa khoai, chiều lại cơm độn mì, chúng tôi cũng cảm thấy ấm lòng, khi được nhìn thấy cha mẹ đầy đủ bên cạnh. Và rồi sau đó có chương trình H.O. dành cho gia đình cựu tù nhân cải tạo.

Đã 18 năm qua, gia đình chúng tôi tỵ nạn trên đất Mỹ, dù quê mẹ xa thẳm nghìn trùng, song trong tôi, không bao giờ quên những bất hạnh  mà ba mẹ tôi gánh chịu khi còn ở VN. Tuy tuổi đời các anh em chúng tôi còn non trẻ, song cảnh đời gian khổ, đã làm cho chúng tôi cảm thấy già hơn trước tuổi. Vì thế , tôi có thể phân biệt, đâu là tủi nhục đời cha, đâu là khổ đau thân mẹ.

Khi ở quê hương, cuộc sống đạm bạc, ba tôi cũng đi khiêng thuê vác mướn, bữa vơi bữa đầy. Thế nhưng, cha tôi vẫn giữ được cái tính nhân đức làm người, đem trải tình thương đến những người bất hạnh.

Một người thầy giáo, quê  Quảng Bình, vừa ra trường, bổ nhiệm vào dạy học ở Sông Cầu thuộc tỉnh Phú yên, trên đường đi, bị kẻ gian trấn lột, chỉ còn một bộ quần áo trong mình. Đến nơi dạy học, ba tháng cũng chưa có lương, thầy chỉ có một bộ đồ đi dạy học, ngày kia qua tháng nọ. Trường cũng không ứng tiền trước cho thầy, các thầy giáo ở đây, mạnh ai nấy lo, các học sinh học lớp thầy dạy, về báo với phụ huynh, tự động kẻ ít người nhiều, biếu thầy may áo quần. Ba chúng tôi không đóng góp tiền biếu thầy, nhưng mời thầy vào nhà chơi và ba tôi nói, "mặc dầu tôi với thầy, trước đây hai giới tuyến khác nhau. Song hoàn cảnh hiện tại của thầy, gia đình chúng tôi muốn giúp thầy về cơm nước, gia đình chúng tôi ăn gì thầy ăn nấy, cho đến khi nào thầy lãnh lương có thể tự túc được thì thôi.

Nhà giáo vốn người mô phạm, thầy xem ba mẹ tôi như anh chị của thầy, mỗi tháng thầy lãnh phiếm mua thực phẩm, như dầu ăn, đường, vải mặc v.v..Thầy muốn đáp lễ trả ơn, thầy giao hết các phiếu thực phẩm đó cho ba mẹ tôi xử dụng, ba mẹ tôi nhất quyết từ chối, để lại cho thầy bán  cho người khác, lấy tiền chi tiêu lặt vặt.

Ba mẹ tôi, thường nói với chúng tôi rằng "ba mẹ giúp ai, không mong người đó trả ơn, nhưng một mai nầy, các con đi đâu, hay làm ăn lưu lạc xứ người, gặp phải hoạn nạn, thì sẽ có kẻ khác giúp lại, ba tin chắc rằng nhân tốt thì gặp quả tốt".

 Tuổi đời ba tôihiện nay là tuổi sống tính từng tháng. Mỗi khi ngồi vào bàn, ba tôi thường nói "con hơn cha là nhà có phúc, tấm lòng các con như tờ giấy trắng, trong vắt như pha lê. Mai nầy các con càng thêm tuổi, ba sẽ mong các con, đời được bình yên, trên đường đời không gặp chông gai như đời ba đã chịu., Tương lai đang chờ đón các con, trên một đất nước nhiều cơ hội. Cho dù, các con không làm được việc lớn, để "lưu danh thiên cổ," thì ít ra các con cũng làm được những việc hữu ích cho xã hội mai sau, để trước khi ba vĩnh biệt, ba còn được nhìn thấy các con, hạnh phúc sum vầy. Chỉ cần vậy là các con  đã hiếu trả ơn đền, đối với đấng sinh thành của các con rồi đó".

Vừa đến Mỹ đúng một năm, ông nội chúng tôi mất. Người cháu gọi ba tôi bằng cậu, từ Việt Nam báo tin buồn trên. Tin buồn đến trễ, song cũng làm cho ba tôi không tránh khỏi cơn bi thống.

Ngày trước khi ra đi, ông nội tôi không chịu đi với gia đình chúng tôi, sợ rằng cọng sản lừa phỉnh, lỡ có gì, còn có chỗ nương tựa, vào tù cả đám là khốn kiếp hết.

Tới được nước Mỹ, ngay ngày đầu định cư, Ba nhắc cả nhà là "vạn sự khởi đầu nan", bắt chúng tôi phải học ăn học nói, học gói học mở. Ba mẹ tôi tìm việc làm ngay, anh em chúng tôi ngoài việc đến trường, còn thức dậy sớm đi bỏ báo, phụ giúp ba mẹ tôi mua được chiếc xe làm phương tiện di chuyển.

 Cho dù xe cũ đối với người, nhưng là xe mới đối với gia đình tôi, vì lẽ, "của không ngon nhà khó cũng ngon" cha tôi thường bắt chúng tôi rửa xe tuần 2 lần. Có khi xe lau chùi xong, kính xe vẫn thấy lốm đốm mốc. Thấy vậy ba tôi la rầy " tụi con, ăn thiệt làm dối," ông đứng nhìn, bắt chúng tôi rửa lại, nhưng rồi xe cũng không sạch.

Ông Mỹ cạnh bên thấy vậy, đem cho một ít nước xà phòng dùng rửa xe, và  chai xịt  loại class cleaner. Và nói "nước ở đây, mặc dầu có máy lọc, song chất vôi vẫn còn, nên có rửa sạch, nó vẫn còn chất xam xám bám vào xe, nếu không dùng loại nầy.” Ba tôi nghe nói, cảm ơn người hàng xóm, và biết rằng ba đã la oan chúng tôi, và nói "ba tưởng như nước ở vùng quê nhà mình, ba la oan tội nghiệp cho các con".

Trên đất Mỹ, ba tôi có lối suy nghĩ về người dân bản xứ, theo đúng nghĩa về sự giàu sang đối với họ, vì lẽ  cuộc sống đầy đủ tiện nghi, họ thường ở nơi các thành phố lớn, họ có bạn bè người thân, cùng một giai cấp phong lưu. Song, họ chỉ bày tỏ tình yêu chân thành, đối với loài chó loài mèo, còn đối với người không cùng chung giai cấp, họ cũng có tấm lòng tốt. Nhưng, họ sinh ra lòng hoài nghi đến mọi người chung quanh, do bởi tội trạng của xã hội xảy ra bất thường, họ sợ liên lụy đến điều bất an, chẳng may đem đến, nên họ có lối sống độc lập, họ muốn tách rời với mọi tầng lớp dưới ho .

Ở vào tuổi về vườn,  bắt đầu công việc chính là dẫn cháu đến trường, ba tôi nhớ lại ngày còn thơ ấu, lúc buổi tựu trường, "mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi..." mà nhà văn Thanh Tịnh cách đây non thế kỷ đã tả. Giờ phút nầy, ba tôi lại thế bà nội tôi, nắm lấy tay cháu, đón đưa các cháu đến trường, ngày hai buổi đi về.

Ngoài việc làm nói trên, ba tôi còn say mê trao đổi tư tưởng qua mạng lưới internet. Ba tôi tiếp tục viết, viết để nói lên nỗi lòng của kẻ lưu vong, Ba tôi hy vọng, chỉ cần được một người nào đó đọc đến, cũng là niềm vinh hạnh và an ủi, cho những gì ba tôi muốn đóng góp, để bày tỏ tâm tư với những người cùng chung cảnh ngộ .

Không có núi nào cao bằng ngọn núi Everet ở Ấn Độ, và không có đáy biển  nào sâu bằng đáy biển ở vịnh Mandanao của Philippines. Thế mà cũng có kẻ trèo đến tận đỉnh, lặn xuống tận đáy thăm dò. Nhưng, tấm lòng của cha ông, chú bác, còn cao hơn núi, lớn hơn biển cả, không thể đo bằng thước, tính từng miles được.

Vì thế, không có hình bóng nào đẹp bằng hình bóng ba, nên người xưa có nói "con có cha như nhà có nóc". Người ta thường ca tụng, công cha như núi Thái Sơn, chúng tôi cảm thấy, trên đất Mỹ hôm nay, đã có vô số tấm lòng người cha VN, là những biểu tượng tinh thần của Núi Thái Sơn trên vùng đất Mỹ vậy.  

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,031,661
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến