Hôm nay,  

Con Tàu Định Mệnh Và Hải Tặc

26/05/200700:00:00(Xem: 126433)

Người viết: Trần Đông Nam

Bài số 1271-1882-587vb7260507

  *

Tác giả Trần Đông Nam hiện là cư dân San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện kể về chuyến tàu vượt biển  khởi hành từ Rạch Giá ngày 13 tháng 7 năm 1981. Sau hai lần cướp bóc, hãm hiếp, giết chóc, bọn hải tặc còn phá cho tàu chìm trước khi bỏ đi. Nhân chứng vụ hải tặc là kẻ sống sót duy nhất trong số 53 thuyền nhântrên tàu, nhờ bám được miếng ván trôi trên biển và được tàu dầu của Mỹ vớt. 

*

Liếc nhìn quanh như sợ có công an rình rập, nhất là sợ người hàng xóm cạnh nhà thường hay để ý nhất cử nhất động của láng giềng. Đây là một lối kiểm soát dựa vào yếu tố "nhân dân làm chủ" để bắt đám dân bị trị  phải tự cột chặt và xiềng xích nhau bằng tình báo an ninh kiểu "tam tam chế", nhà này kiểm soát nhà kia, nếu thấy có gì khả nghi liền báo cáo công an khu vực theo dõi bám sát điều tra. Sau cái liếc mắt e ngại, Vỹ cầm một cây vàng mỏng vánh, lén lút qua tay chị Bảy và ra dấu cất kỹ.

Vỹ kề miệng định thổi tắt cây đèn dầu trên bàn bị gió tạt đùa ngọn lửa tỏa sáng lung linh. Chị Bảy đưa tay ngăn lại:

- Đừng. Anh cứ để tự nhiên.

  Vừa nói chị Bảy Bét lén đưa cây vàng lá qua tay chồng, nháy mắt cho anh Bảy lòn đi ra cửa sau cho phi tang tông tích, phòng khi bất ngờ công an xô cửa xông vào nhà khám xét hộ khẩu.

   Vỹ nhắc anh chị Bảy, một lời giao phó định mệnh:

- Tui có bao nhiêu tài sản chừng đó tin tưởng giao hết cho anh chị. Xin cố gắng lo cho. Vợ chồng tui và hai đứa con tui rất tôi nghiệp. Có gì không xuôi chuyện chắc là tui tự vận.

Nghe nói chị Vỹ động lòng khóc thút thít:

- Đi em tin chắc là được. Mình ăn hiền ở lành Trời Phật dòm xuống phù hộ cho mình. Anh đừng nói vậy không nên.

Chị Bảy Bét ghé vô tai Vỹ nói nhỏ nhưng rất quả quyết:

- Anh Tư đừng lo. Tụi tui làm ăn đàng hoàng mà! Đã mười mấy hai mươi chuyến, chuyến nào cũng trót lọt. Tụi tui qua mặt công an cái rụp. Chuyến đi thành công, qua bển làm ăn khá khiển, gửi về cho vợ chồng tui thêm, nhớ nghen.

Nín lấy hơi, chị Bảy đánh đòn phé tố:

- Thì anh chị Tư cứ nghĩ lại nếu sợ thì thôi, tôi về. Đi vượt biên ai dám ép.

Anh Vỹ hoãng hốt rút lại lời nói nhát gan:

- Nói là nói vậy thôi. Chớ tui nhất quyết đi thì đi. Ở với tụi này rồi cũng sẽ chết. Không chết trước thì cũng chết sau. Thà đi!

Anh Vỹ còn lo xa:

- Tui có cần đem thuốc uống say sóng gì không" Sao tui lo quá!

Chị Bảy không dám cười lớn, nói trấn an:

- Anh khéo lo xa thì thôi. Chủ tàu, tài công họ lo đầy đủ hết rồi. Họ còn lo hơn anh nữa đó. Chuyến này đánh chuyến chót tài công đem vợ con đi theo luôn. Anh Tư cứ yên chi lớn.

   Chiều chập tối đèn điện thành phố mới vừa lóe ánh sáng vàng vọt ở ngoài đường lộ trong khi đó tại một con hẻm cụt, vô trong một con đường mòn của Saigon, nay gọi là đường liên xóm của thành phố Hồ Chí Minh, trong căn nhà lá nhỏ một bên chủ bên khách chụm đầu vào nhau bàn bạc vừa mặc cả tổng số cây vàng để mua một chuyến vượt biên. Ba cây vàng cho một đầu người. Đưa đủ số lượng ở tại Sài Gòn thì được bớt nửa cây. Họ nói nhanh rút nhanh còn lẹ làng hơn tụi Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đi đánh Hội Đồng Xã. Anh Vỹ tiễn chân khách ra cửa còn hỏi vói thêm quần áo trang bị:

- Tụi tui mặc quần áo gì cho không bị khả nghi"

- Ừ cứ mặc đồ thường. Hàng ngày mặc đồ gì thì cứ giữ thứ đó. Giản dị thôi. Như thường ngày đi làm vậy. Nhớ là đừng đội nón lưỡi trai, dân Rạch Giá họ sẽ biết ngay mình ở Sài Gòn xuống

Vỹ nói đúng ý.

- Chị Bảy Bét mới thật là một chuyên viên vượt biên! Tui hên lắm mới gặp được chị.

 *

Bắt đầu từ 11 giờ đêm, từng nhóm 5,3 người len lỏi trong vườn mía từ từ chui ra có mặt tại tụ điểm. Đủ hạng người Nam, Trung, Bắc, đàn ông đàn bà, nam, nữ, ông già bà cả. Người cụ bị áo quấn, người xách túi xách hoặc giỏ đi chợ đựng đồ ăn giống như người đi chợ, có lẽ họ ngụy trang che mắt công an hoặc người địa phương không biết họ toan tính vuợt biên. Tụ điểm là một khoảng trống nằm trong khu vườn mía. Mía nhổ sạch chỉ còn lại các gò đất lỏm chỏm để đám đông không đụng chạm lá mía cắt da và tránh tiếng đông xào xạc. Cả bọn không ai bảo ai đều im thin thít. Nhưng hồi lâu lại có tiếng người đàn bà rầy con:

- Đi ỉa lại không đi trước bây giờ phải làm sao" Khổ cho tui quá! Đồ quỷ!

Trong bóng đêm có tiếng người tặc lưỡi, gầm gừ:

- La um chết cả lũ bây giờ. Cho nó ỉa đại trong quần đi. Để thúi còn hơn đi ra ngoài kia cho công an bắt.

Rồi lại có thêm tiếng khóc ưng ức của người con gái. Một người dọa nạt:

- Muốn chết hay sao, bịt miệng nó lại đi các ba các má!

- Đi vượt biên sao chị lại khóc"

- Em nhớ má em.

- Rời! Thật là trẻ con!

Trong bóng tối mờ mờ trăng,Vỹ thấy ông bạn vừa kêu "trời" có mang khẩu súng K-54 thả xệ ngang hông. Vỹ đoán biết chính gã là công an làm việc cho quận huyện gì đây nhưng đã thông đồng "bán bãi" làm lơ cho đám vượt biên trốn ra khơi.

   Tới giờ đã định, đám người lạ trong đó có anh chị Bảy Bét tới dòm  từng người nhận diện và thu lại thẻ mua giấy tàu của khách hàng, đó là hộp lưỡi lam hiệu Bà Đầm. Ở đằng xa, con tàu lù lù xuất hiện tức thì đám đông không ai bảo ai tua túa chạy vụt tới để giành sự may mắn lên ngồi được trên tàu mới chắc ăn "Hàng Vượt Biên Thứ Thiệt".

Tàu rời bến đậu, mọi người thở phào nhẹ nhõm. Kẻ ngồi người đứng giống như đám mía lau cắt trong vườn mía kia thả ra biển lững thững như đám lục bình trôi. Con tàu đang theo dòng nước trôi dạt thong dong không khác nào một chiếc tàu đưa người du lịch khoan thai ngoạn cảnh, chớ không có tính cách trốn chạy của con tàu vượt biên đúng nghĩa. Vỹ lo sợ không tưởng tượng được vì đây lại là con tàu vượt biên vì nó nhỏ thó dài chỉ độ 13 thước. Không mui. Không thuyền trưởng. Không lương thực. Không thuốc men. Vậy mà chuyên chở 53 mạng người, vách tàu chỉ còn cách mặt biển không hơn một gang tay. Ban tổ chức họ là ai" Chở đám người này đi đâu" Một lát nữa phong ba của đại dương sẽ cuốn đám người dại khờ bỏ tiền ra để chôn lấp mạng mình trong lòng biển cả"

Chiếc tàu không ống khói trôi tà tà trên mặt đại dương phản chiếu ánh trăng soi rọi mặt biển như tấm lụa xanh xanh óng ánh. Người người mở mắt thao láo nhưng lòng họ chết điếng bởi sự yên lặng đến lạnh lùng của vực sâu và biển cả. Đang lặng thinh bỗng nhiên có tiếng người đàn ông khàn giọng chửi thề:

- Đ M! Chết hết một máy xăng rồi.

Có tiếng chân rần dẫm lên be tàu cây chạy lẹt xẹt chạy về hướng đuôi tàu, nói xen vô:

- Liệng mẹ nó cái máy cal xăng đi.

- Ừ, còn lại cái máy dầu liệu đi nỗi không"

Nửa tuyệt vọng nửa như người bị chìm bám được ván gổ:

- Nổi hay không nổi thì sao chớ" Còn cách nào hơn nữa"

- Ừ!

Vỹ tiến lại gần anh tài công ngồi ở vàn đuơi tàu hỏi tìm sự thật:

- Sao anh không giữ lại cái cal xăng để khi nào sửa lại được máy thì có xăng dùng"

- Máy vô nước rồi còn giữ lại làm gì cho nặng ghe.

Bây giờ Vỹ đã sáng mắt, họ đưa mình đi ghe nhưng lúc còn ở trên bờ lái buôn khoe khoang đi tàu cho lực lưỡng và được lòng tin của khách. Vỹ vẫn không chán nản góp ý:

- Tôi là thợ máy, đâu anh đưa tôi dụng cụ để tôi mò mẫm sửa chữa thử coi.

Anh tài công loay hoay lấy một vật bằng sắt nhét dưới khoang ghe lẹ làng đưa qua tay Vỹ:

- Có cái kềm mũi nhọn được không"

- Trời! Chỉ một cái kềm con thì làm gì vặn được các ốc voi. Cụ bị đơn giản như vầy thì vượt biên nỗi gì"

Lúc đó trời mờ sáng, Vỹ thấy rõ viên tài công là một người đàn ông tuổi khoảng 30, óm nhom, tóc dài quá mép tai. Một mắt lé ngó trái thấy bên mặt. Hắn mặc cái áo thun màu xám nhà binh để lòi cánh tay xương xẩu suông đuộc như cái que củi chấp nối với một cán cây điều khiển bánh lái chân vịt. Vỹ nhìn mà thương hại cho anh tài công, thân xác bé nhỏ, tài năng thấp kém lại đảm đang việc lớn quá sức mình. Vỹ một mình cười lớn, đám người trên ghe đangVỹ tưởng rằng ông này bị tuyệt vọng đến cuồng trí chớ có biết đâu rằng họ bị Vỹ cười chê mọi người có mặt tại đây, kể cả Vỹ, đều ngu si giao tính mệnh cho một gả tài công có tiếng mà không có miếng, vì gả chẳng biết định phương hướng và xử dụng hải bàn thì có khác nào đi vào chỗ chết.

Mạng người có số. Cũng có thể trong 53 người trên chuyến ghe vượt biên này không có số bị tù cộng sản nên rạng sáng ghe đã chạy ra ngoài hải phận quốc tế. Như một buổi tiếp rước náo nhiệt tại khải hoàn môn. Họ vui cười la ó. Có người ca hát vỗ tay reo hoặc đánh tay vào bao bị làm nhịp cho các điệp khúc, hát hò vô tận, như đã đạt được sự thành công trong chuyến hải trình lên được mảnh đất tự do.

   Vui tới đó rồi ngưng lại đó vì chuyến đi còn tiếp tục. Biển rộng bao la bao trùm một chiếc ghe cỏn con. Có khác nào con kiến vàng nhỏ nhí đeo trên chiếc lá thả trôi trên con sông cái. Xa thăm thẳm. Ghe vẫn trôi theo giờ khắc định mệnh, đủng đỉnh lần hồi đo từng gang tấc đại dương. Bắt đầu có người trên ghe bị say sóng ụa mửa, tay móc họng cho nôn ọe. Ở đây tiếng người rên như bị cúm. Kia, lại có tiếng khóc của trẻ nít đói bụng. Mọi nhu cầu không được thỏa mãn nhưng cũng qua đi vì mọi người đã mệt lả và thiếp dần. Như lớp cá mòi đóng hộp, mọi người nằm sát bên nhau, ôm ấp nhau tìm hơi ấm và sức sống hui hắt của sức kiết và hơi tàn. Lâu lâu một cơn sóng tạt qua để rửa rái lớp người hôi thối vì sự đóng cặn của bụi cát, mồ hôi, bã ói và tổng hợp của cứt đái gia vị trên thân thể da thịt của lớp cá mòi gần nhu sìn thúi.

  Họ lại thức dậy. Người mắt trổm lơ. Kẻ tóc tai rủ rượi. Trưa biển nóng ác nghiệt. Đàn ông cởi trần có người tháo bỏ quần dài. Đàn bà con gái có người bị nóng biển hành hạ bứt rứt giựt đứt nút áo lúc nào không hay để thân thể lồ lộ đi tới đi lui trên một thân ghe tròng trành điên đảo. Không khác nào một khu người điên có mặt trên biển, chỉ có một mặt trời chứng kiến .

Giông tố chưa tới nhưng tàu cướp đã tới gần. Từ đàng xa một con tàu chạy xồng xộc tới càng lúc càng nhanh. Một đám đực rựa đứng trước mũi tàu la hét rần rần. Chúng nói gì với nhau bằng tiếng Thái chí chóe như bầy khỉ ở rừng già.Tới gần mới thấy thằng nào thằng nấy như mình mẩy đen thui như quét lọ, tay chân kệch cỡm, dân đánh cá nên tên nào cũng lực lưỡng, sức lực mạnh bạo. Chúng chỉ mặc một cái quần xì trông thấy cái gò bắp cải trước mặt ai cũng kinh hồn vì biết chắc chắn là bọn cướp, nói đúng là gặp hải tặc rồi. Nói đến hải tặc dân mình ở Việt Nam đều rợn tóc gáy vì nói đến hải tặc là hiếp dâm, giết người. Biết vậy như khi ở xứ mình không ai màng tới thảm trạng tang tóc đó, vì thật sự nghe nói nhưng chưa ai chứng kiến hình ảnh rùng rợn và khủng khiếp như hôm nay đám người Việt đi vượt biên là nạn nhân của vụ hải tặc.

   Chúng hô hố nhảy bươn qua ghe vượt biên làm cho chiếc ghe lắ lư, nước biển có dịp đổ vào tràn đầy như cơn nước dẫn thủy nhập điền. Tiếng khóc, tiếng kêu trời.Van xin , cầu nguyện. Không được 5 phút tất cả đàn ông đàn bà người Việt trên ghe đều bị chúng ra lệnh cởi trần truồng để chúng khám vàng bạc nữ trang. Có tiếng khóc ré. Nhìn lại ở trên ván đầu ghe một tên hải tặc Thái đang đè một cô gái Việt làm tình túi bụi như một con voi rừng. 1 tên, 2 tên, 3 tên cả lũ chúng noi gương xấu xa làm việc dâm ô táo bạo trên ghe. Không ai dám trở tay vì số người trên tàu của họ rất đông và toàn bộ là đàn ông dữ tợn. Một người đàn ông Việt lui cui tìm vật gì dưới khoang ghe bị một tên Thái mới làm tình xong nhìn thấy lại gần bưng hỏng anh lên và quăng xuống biển. Có tiếng người la chói lói có lẽ là vợ của anh ta vừa bị hãm hiếp xong chưa hết khiếp đảm thì hốt hoảng thấy cảnh chồng mình bị quăng xuống biể . Chồng bị ngoi ngóp bơi theo ghe, nhưng ghe đã chạy xa bỏ anh ở lại với sóng biển vừa lên ngọn cuồng phong.

Bọn hải tắc tiếp tục bày nhiều cảnh khủng khiếp. Một ông trạc tuổi 50 có bịt cái răng vàng ở hàm trên, bị một tên cướp Thái bắt ông nhe răng, nó lấy cái búa bổ vào hàm để bươi lấy cái răng vàng. Chúng lượm được cái răng vàng trong khi không ai còn thấy đó là cái mặt người mà chỉ hình dung được đây là cái tô vun máu. Một đứa bé 2, 3 tuổi đang ôm bú sửa mẹ, cuối cùng cũng bị một tên hải tặc kéo lôi xệch đứa bé ra khỏi vú mẹ liệng xuống biển như trò chơi ném dĩa bay vèo trên mặt nước, rồi quay lại ôm thân thể người đàn bà xé tẹt chiếc quần xi-líp để hành lạc trước mặt mọi người. Một cô gái lõa lồ mới vừa bị chúng hãm hiếp xong còn quá khiếp đảm vội ôm một người thanh niên đứng gần bên để mong được che chở và tránh được cảnh bị chúng bề hội đồng tập thể. Nhưng bọn cướp Thái chưa chịu tha.  Chúng men tới gần kêu hai người ra, buộc là vợ chồng thật sự thì hãy làm tình trước mặt mọi người chúng mới tin là vợ chồng thật. Chúng hả hê tom góp vàng bạc, thỏa mãn khoái lạc nhục dục rồi giục nhau trở lại tàu đánh cá của chúng. Tưởng vậy là yên nhưng vài tên Thái còn sót lại kêu hai thanh niên Việt Nam còn trẻ lại gần rồi bất thần chúng xô ngã xuống biển.

Tàu cướp Thái đi xa, còn lại trên biển một quang cảnh tang thương. Khóc lóc. Rên xiết. Kêu trời. Kêu Phật. Óan Chúa. Oán Thần. Có người lên cơn điên cười khóc rũ rượi. Có người nhẩy ùm xuống biển tự tử làm tung  nước bắn lên ghe. Không ai can gián. Cũng không ai còn sức tiếc thương. Số người còn lại trên ghe là hiện thực của vết ô nhục còn xót lại trên mặt biển.

Chiếc ghe vô danh không người lái tiếp tục trôi tới phía trước, vật vờ theo định mệnh.  Thêm một đêm rồi thêm một ngày, chẳng biết bao lâu, lại  một tàu cướp khác xuất hiện. Tàu bọn cướp này lớn hơn, bọn hải tặc cũng đông hơn. Những người sống sót còn trên chiếc ghe trôi dạt đã kiệt sức. Mọi sự mặc tình. Bọn hải tặc dữ tợn như sói rừng. Cảnh tượng ô nhục lại tiếp diễn. Đàn bà con gái bị hãm hiếp. Búa rìu đập đầu đàn ông. Xô người xuống biển.

Trước khi rời chiếc ghe tả tơi, lần này bọn hải tặc còn ra sức đập phá chiếc ghe cho tan nát. Ghe bể, từng mảnh  ván ghe bềnh bồng. Một số sống sót trong đám thuyền nhân rải rác trên mặt biển rán tìm bám từng miếng ván. Họ ngoi ngóp và lần lượt chìm sâu. Và rồi  tất cả dấu vết của con tàu định mệnh biến mất trên mặt biển. Màn đêm trở về bao trùm lên mặt nước đại dương.

*

Một người duy nhất sống sót trong đám 53 người vượt biên ra khơi ngày 13 tháng 7 năm 1981 có tên trong giấy An Sinh Xã Hội của Mỹ ghi là Nguyễn Cảnh Vỹ.

Hồ sơ lý lịch tại sở Di Trú INS ghi rõ hơn, ông Vĩ là thuyền nhân "Boat people" đi tàu vượt biên bị chìm, may mắn bám được một tấm ván trôi nên sống sót và được một tàu Mỹ làm việc ở dàn khoan dầu ngoài khơi cấp cứu.

Tại Department of Social Security thì ghi hồ sơ tên Vỹ bằng tiếng Mỹ:

Marriage status: single

Realation: None

History of health: Mental

Chuyện thật về số phận con tàu định mệnh ấy xảy ra thế nào không còn ai biết đến.   Giống như số phận cả ngàn con thuyền, hàng trăm ngàn thuyền nhân đã chìm sâu trong đại dương, tất cả chìm dần vào lãng quên.

Chứng nhân duy nhất về con tàu bị hải tặc kể trên  không ai khác hơn là ông Nguyễn Cảnh Vỹ, giờ đây chỉ là một cái xác mất hết hồn vía.

Với giấy tờ lý lịch được cấp phát, ông Vỹ được người Mỹ và nước Mỹ nhân đạo chấp thuận cho ông lãnh tiền bịnh Social Security Income ngay từ lúc bước vào đất Mỹ tìm "Tự Do."

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,252,069
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới về cuộc diễn hành được coi là đẹp nhất của nước My. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Bài mới, bắt đầu phần “dựng nghiệp”.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Năm Mậu Tuất sắp hết, mời đọc bài viết với nhiều nụ cười, tiễn chân chó cưng.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là tự truyện về mùa Giáng Sinh 1975.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014.
Nhạc sĩ Cung Tiến