Hôm nay,  

Cộng Sản Dạy Tôi Về 30 Tháng Tư

04/05/200700:00:00(Xem: 159631)

Người viết: Kim Trần

Bài số 1256-1867-572vb6040507

*

Sinh năm 1983, học ngành sư phạm tại Cal State, Kim Trần là tác giả trẻ tuổi nhất trong 12 tác giả vào chung kết Viết Về Nước Mỹ 2005 với bài viết ngắn nhất, 727 chữ, "Những bài học đầu tiên về nước Mỹ". Bài viết mới đây của cô, tự truyện "Người Yêu Tôi: Một Con Nghiện" là một trong những bài viết đang lôi cuốn bạn đọc. Lần này, là tâm sự của cô về ngày 30 tháng Tư.

*

Sáu năm trước...

Mười tám năm sau khi ra đời tôi mới tìm ra câu trả lời cho điều thắc mắc tôi đã mang trong lòng từ lúc còn bé "cộng sản là gì"".

Tôi đã khóc khi biết được sự thật. Nhắc đến, tôi không sao quên được ánh mắt sửng sốt của cô giáo dạy lớp tiếng Việt ở Golden West College dành cho tôi khi đọc bài viết thi học kỳ một vơí đề bài "hãy viết lên cảm xúc của em về ngày 30 tháng 4".

Là một học trò giỏi mới từ Việt Nam sang định cư tại Mỹ, tôi đã mỉm cười khi đọc đề bài, cắm cúi viết đầy cả hai trang giấy dù cô chỉ yêu cầu một trang. Tôi là người đầu tiên nộp bài, hồi hộp chờ đợi kết quả...

Cô giáo có vẻ giật mình và xúc động mạnh khi đọc bài tôi, gọi tôi lên và hỏi "ai dạy em như thế hả" Tại sao em lại viết như thế"".

Thật sự lúc đó tôi không hiểu cô nói gì, chỉ biết tôi đã cố gắng dùng lời lẽ tốt đẹp nhất nói lên cảm giác của tôi về 30 tháng 4- "ngày đại thắng" của dân tộc Việt Nam, tôi đã ca ngợi Bác Hồ và miêu tả sự hoành tráng của ngày vui mừng thắng lợi của đảng cộng sản Việt Nam. Tôi đứng như bất động, không hiểu tại sao cô giáo lại tỏ thái độ như thế. Tôi rụt rè trả lời "Em viết làm sao hả cô" Em được học sao viết vậy thôi...". Cô nhìn tôi khẽ lắc đầu và bảo tôi về bàn.

Sau đó cô giáo mở cuốn băng DVD của trung tâm Asia "Hành Trình Tìm Tự Do" cho cả lớp xem. Bước xuống bàn tôi, cô giáo nói "Em coi xong cuốn băng này sẽ hiểu tại sao cô lại có thái độ lúc nảy".

Tôi lặng lẽ xem, những giọt nước mắt của tôi không phải chỉ vì xúc động mà là nổi đau khi lần đầu biết được sự thật đau lòng: tôi, thành viên của cả một thế hệ trẻ thanh niên Việt Nam hôm nay- và nhiều thế hệ sau này nữa-, đã và đang bị nhồi sọ bởi một thứ giáo dục  hoàn toàn là dối trá mà không hề hay biết gì.

Khi tôi được sinh ra, miền Nam đã trải qua 7 năm bị đặt dưới ách toàn trị của chế độ độc tài. Những bậc phụ huynh trong các gia đình, sau khi từng lãnh nhiều biện pháp hà khắc của chế độ mới đã buộc phải giả câm, giả điếc. Vì cực nhọc mưu sinh, và cũng vì an ninh của chính con cái mình, hầu hết không thể vạch rõ cho con em biết mọi thứ dối trá  mà con em họ phải học trong trường lớp và sách vở tô hồng chế độ, đánh bóng lãnh tụ. 

Trong hoàn cảnh trên đây, đầu óc non nớt của cô bé con  là tôi khi rời quê nhà tới được nước Mỹ, vẫn ngây thơ tin vào những điều dối trá mình từng học.

Tôi đã xem những kẻ tôi tớ cho một chủ nghĩa ngoại lai, mang đủ thứ mưu ma chước quỉ của chúng về tàn phá đất nước, là cha già, là anh hùng dân tộc.  Chính cái chế độ kỳ dị ấy đã đầy ải hành hạ đồng bào tôi, gia đình tôi.

Ba mươi hai năm đã trôi qua trên từng mái tóc nhuốm bạc của những người dân tị nạn kể từ ngày mất Sài Gòn và miền Nam, thủ đô và đất nước thân yêu Việt Nam, với tôi giờ nổi đau ấy dường như mới xảy ra hôm qua. 

Qua cuốn DVD ấy, tôi biết được số lượng người Việt đã bỏ xác trên biển Đông, trong tay hải tặc đã không thể nào thống kê hết. Những trái tim tan nát sau những chuyến hải hành vô định trên biển Đông trùng trùng gió bão. Những bà mẹ quỳ lạy những tên hải tặc xin tha cho đứa con gái mười tám tuổi ốm o bịnh hoạn. Những giọt nước mắt và những lời van xin của mẹ không làm lay động tâm hồn của những người không chút lương tâm. Tiếng niệm Phật, lời cầu kinh lúc đấy không ai nghe thấy vì lúc đó không Chúa cũng chẳng có Phật, chỉ có những thân thể trần truồng máu me nhầy nhụa, những tiếng rên của những con người bất hạnh mà số phận của họ lúc ấy như "ngàn cân treo sợi tóc".  Trong đói khát lo âu, cuối cùng đến được trại tị nạn thì  trại đã chính thức đóng cửa, hay vì họ bị trục xuất trở lại Việt Nam Lần đầu tiên biết được lịch sử chuyến vượt biên hải hùng ấy cùng vô số những cái chết thương tâm, lòng tôi dấy lên một nổi đau khó tả.

Tôi nhớ lại,

... Cảm giác vui mừng và hân hoan đến thế nào khi đứng lên bục vinh dự nhận giải thưởng giải nhì môn văn học toàn quốc năm học lớp 9 ở Việt Nam. Tôi đã dùng hết mọi chữ nghĩa hào nhoáng tôi đạ học trong văn chương để viết lên bài văn gần như hoàn chỉnh nhất trong đời về đề tài "Ca ngợi hình ảnh Bác Hồ trong văn học Việt Nam."

Tôi đã viết rằng chủ tịch Hồ Chí Minh là một anh hùng giải phóng dân tộc, là bậc cha đáng kính của dân tộc Việt Nam, là biểu tượng của truyền thống kiên cường bất khuất trong lịch sử dựng nước và giữ nước, là tấm gương sáng của mọi tầng lớp, rằng ông là người thầy vĩ đại của nền cách mạng Việt Nam...

Bây giờ nhớ lại, trong tôi hình như có cảm giác mình bị xúc phạm và lừa gạt nặng nề. Tôi căm ghét những lời hoa văn ngày nào tôi viết.

Tôi lật lại từng trang của quyển tập Lịch Sử thời trung học ngày nào lúc còn ở Việt Nam được mang tận đây để làm kỷ niệm. Những dòng chữ nắn nót vẫn còn đậm mực ghi lại ngày 30 tháng 4 năm 1975 của bọn cộng sản đã lấy máu dân tô thắm lá cờ mừng chiến thắng.

Chúng miêu tả lại:

“... Sáng 30 tháng 4, dọc theo xa lộ Biên Hòa Sài Gòn bô đội ta tiến qua ào ạt theo một mục tiêu: Trung Tâm Sài Gòn. Tiếng súng, đạn pháo nổ vang, khói đen bao trùm. Những loạt đạn yếu ớt của "bọn ngụy quân ngoan cố" không lọt qua xe tăng của lữ đoàn 203 nhắm thẳng vào mục tiêu bắn rất đanh. "Bọn địch" hoảng sợ, tiếng súng của chúng câm bặt.

“... Bước qua đường Hồng Thập Tự, đội hình xe tăng của ta rẽ bên phải theo đại lộ Thống Nhất" Dinh Độc Lập kia kìa "Các chiến sĩ trong xe tăng reo lên, mắt vẫn chăm chú nhìn vào mục tiêu. Chúng tôi nhìn thấy toàn cảnh phủ tổng thống uy quyền. Lính ngụy quần áo rằn ri chạy nháo nhác tiếng đại bác, tiếng súng vang lên nhắm thẳng vào mục tiêu mà bắn.

“... Chúng tôi bất chấp lửa đạn, đổ ra đường hò reo chào đón bộ đội, bám theo xe tăng la hò "Hồ Chí Minh muôn năm, Cộng Sản muôn năm, bộ đội giải phóng muôn năm. Những giờ phút đó, dọc các dãy phố, cả một rừng cờ đỏ sao vàng mọc lên  chào mừng chiến thắng.

“... Lịch sử 30 tháng 4 mãi mãi ghi lại câu tuyên bố đầu hàng của đại tướng Dương Văn Minh: "Tôi đại tướng Dương Văn Minh, Tổng Thống chính quyền Sài Gòn, xin đầu hàng vô điều kiện quân giải phóng. Tôi kêu gọi chính quyền Sàigòn, từ Trung Ương đến địa phương, bỏ vũ khí đầu hàng Quân Giải Phóng!"  

“... Đây là cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng miền Nam khỏi đế quốc xâm lược, khỏi ách kìm hảm của Mỹ Ngụy và bè lũ ngụy quyền tai sai; rằng đây là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thiêng liêng của dân tộc Viêt Nam...”

Cứ cái giọng hợm hĩnh ấy,  sách vở giáo khoa của Cộng sản cho tới bây giờ vẫn tiếp tục nhồi nhét vào đầu những người tuổi trẻ biết bao điều dối trá.

Cô giáo đầu tiên của tôi   dạy lớp tiếng Việt ở Golden West College đã nhận xét rất đúng. Bi kịch lớn của dân tộc Việt Nam là kẻ không đáng thắng đã thắng. Sau khi đã làm tốn biết bao nhiêu xương máu của nhân dân,  kẻ thắng trận đã tiêu hủy luôn chế độ  dân chủ, tự do đa nguyên đa đảng và một nền kinh tế thị trường đã từng tồn tại ở miền Nam Việt Nam trước 75.  Hậu quả là 32 năm sau, hôm nay đây đất nước Việt Nam đang phải từng bước  đi lại ngay đúng con đường ấy.

Từ sau bài học về ngày 30 tháng Tư sáu năm trước, bản thân tôi sau khi tỉnh ngộ, đã tự tìm hiểu thêm khi nhìn lại tình hình Việt Nam hiện nay:

- Nhân dân bị lãnh đạo bởi một chế độ độc tài, phủ nhận tự do của người dân, thành lập nên chính sách chà đạp quyền căn bản nhất của con người."

-  Cho tới nay, hàng trăm, hàng ngàn tù nhân chính trị tù nhân tôn giáo giờ vẫn còn bị giam cầm trong những điều kiện vô cùng khốn khó. Cộng sản đã bắt bớ những người phát biểu bất đồng ý kiến thặm chí trên mạng internet. Đã không ít người âm thầm đấu tranh cho nền dân chủ nước nhà nhưng đã mấy ai thoát khỏi vòng kiểm soát. Tiêu biểu năm qua có ông Trương Quốc Huy vì tội theo dõi thảo luận dân chủ trên internet, kỹ sư công chánh Bạch Ngọc Dương về tội ký tên trong bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Việt Nam, ông Vũ Hoàng Hải bị đánh đập dã man vì đã ủng hộ bản tuyên ngôn tự do dân chủ. Danh sách những người như thế còn rất nhiều...

- Tất cả các tôn giáo buộc phải ghi danh với nhà cầm quyền Việt Nam xin phép hoạt động. Hàng trăm đơn xin hoạt động bị khước từ thẳng thừng, bị hoản hoặc trả lại. Năm ngoái, công an cộng sản đã đột nhập nhà thờ của hội thánh Menonite đập phá mặt tiền của nhà thờ.

- Công nhân Việt Nam không được thành lập các công đoàn tự trị, không có quyền tự do hội họp, đạo luật số 34 ngăn cấm tụ họp đông đảo nơi họp hội của nhà nước, của đảng, hội nghị quốc tế. Bạn tôi kể lại, năm ngoái trong khi tổng thống Bush đến thăm Hà Nội, cảnh sát đã hốt hết trẻ em sống bên lề đường và những người dân không nhà cửa nhốt vào trung tâm cải huấn, nhiều người trong số họ đã bị đánh đập, bỏ mặc cho đói khát bệnh hoạn và không có ngày về.

- Người dân không được bảo vệ trươc pháp luật, cảnh sát có quyền bắt bớ, cầm tù bất cứ kẻ nào có tình nghi không cần lý do. Hàng trăm tù nhân tôn giáo, tù nah6n chiíh trị đang bị giam cầm trong tù với điều kiện sống vô cùng khó khăn, có người bị đanh đập, hành hạ, tra tấn bằng điện giật.

- Đảng cộng sản Việt Nam giới hạn quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và cả tự do hội họp. Người dân không có quyền tự do ngôn luận, hàng ngàn sinh hoạt văn hóa thông tin bị cấm đoán, truyền thông bị kiểm duyệt, không cho phép báo chí đối lập hoạt động. Bác sĩ Phạm Hồng Sơn đã bị lãnh án 7 năm tù một ví dụ điển hình. Cộng sản Việt Nam còn kiểm duyệt mạng lưới internet, ngăn chặn website có nội dung chính trị, kiểm soát emails.

- Việt Nam nằm trong danh sách những quốc gia về tệ nạn mua bán tình dục, nô lệ tình dục. Bọn mất hết tính người thậm chí đã mua bán trao đổi trẻ em trên internet và qua đường dây mua bán mại dâm qua các nước lân cận.

Lời kết,

Dù đã 30 năm trôi qua nhưng đối với những người dân tị nạn Việt Nam, nổi đau ấy dù dã nhẹ hơn nhưng mãi mãi còn đọng lại dấu vết như một vết sẹo lớn ghi nhớ vết thương ngày nào.

Tôi biết có nhiều người đã hỏi bản thân mình: có nên tha thứ cho kẻ thù không" Có thể nào quên đi dĩ vãng không" Câu trả lời là: không thể quên, nhưng tôi nghĩ chúng ta có thể buông thả bớt những nổi niềm đau kổ ra khỏi tâm tư để trái tim của những người dân tị nạn bớt nhức nhói, quá khứ của ngày quốc hận năm nào chúng ta không cần phải quên, bởi vì không ai có thể quên được, mà chúng ta nên ghi chép lại trogn lịch sử, lưu truyền lại cho thế hệ sau. Quá khứ cho ta những bài học lịch sử nhân loại và nhiờ có những bài học này, người đời sau như tôi có thể học hỏi kinh nghiệm sống, hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc và những gì thế hệ trước đã phải trải qua để chuyển hóa tích cực cho tương lai. Có một điều tôi muốn nêu lên, dù 30 tháng 4 đã trở thành ngày của lịch sử đau htương và thù hận, nhưng tôi nghĩ, chúng ta nên ghi nhớ nhiều hơn căm thù bởi vì lòng hận thù dẫu sao cũng sẽ khơi dậy mãi trong lỏng nổi đau không bao giờ chấm dứt.

Tôi mong đất nước Việt Nam mình một ngày được tự do dân chủ toàn diện như một bài diễn văn tuyên thệ nhận chức lần hai, tổng thống Bush đã nói "tự do, theo đung nghĩa, phải được toàn dân chọn lựa, hy sinh để bảo vệ, và luôn được luật pháp tôn trọng. Quyền lợi của những sắc tộc thiểu số cũng phải được bảo vệ... Mục đích của chúng ta là giúp cho mọi người cất lên tiếng nói của chính mình, đạt được tự do cho mình, theo phương cách của mình."

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,994,411
Tác giả là cư dân miền Bắc California, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ, từng nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007 với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả đã dự Viết về nước Mỹ từ 2009. Ông cùng gia đình đến Mỹ từ 1994 theo diện HO, định cư tại Boston.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Nhạc sĩ Cung Tiến