Hôm nay,  

Ngủ Mớ Trên Đất Mỹ

26/03/200700:00:00(Xem: 28346)

Tác giả: Trương Ngọc Bảo Xuân

Bài số 1226-1837-544vb2260307

*

Bà Trương Ngọc Bảo Xuân là tác giả đã được trao tặng giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2001, với bài viết "32 Năm Người Mỹ và Tôi". Đây không chỉ là chuyện về một người, một gia đình, mà còn là những ghi nhận sống động, sâu sắc về cả một giai đoạn lịch sử khai sinh cộng đồng Việt tại Mỹ. Cho tới nay, tác giả Trương Ngọc Bảo Xuân vẫn liên tục góp nhiều bài viết giá trị cho giải thưởng. Hiện bà cư trú tại Boat City, Marina del Rey, California; Công việc: giám khảo của Bureau of Barbering & Cosmetology (Nha Khảo Thí ngành Thẩm Mỹ) tại Los Angeles, California.

*

Khi mua căn nhà nầy, sân sau còn một cây cổ thụ walnut hai ngừơi ôm mới giáp vòng. Cái gốc của nó, sần suì, nổi lên có vòng, chỗ thì phình lên, chỗ thì hủng vô, hình dạng như mấy gốc cây me, cây đa cổ thụ mà hồi còn nhỏ ở nhà quê mình thường sợ muốn chết đó, đi ngang là nhắm mắt, sợ ma nhảy ra bắt mình đem dấu!

Dọc theo bờ từơng còn nguyên một hàng, những gốc cây cổ thụ walnut cắt ngang sát mặt đất.

Chủ nhà cũ nói hồi xưa đất nầy của người Mễ. Họ sinh sống bằng nghề trồng và lấy hột walnut, nhiều tai nạn đã xẩy ra.

Mấy bữa nay gió mạnh quá, tuốt lá rụng đầy sân. Mai mốt  khoẻ khoẻ phải ra quét cho sạch mới được...

Cả ngày nay tôi uống thúôc, uống cho đủ thuốc nên ngầy ngật khó chịu quá. Ăn uống thì miệng mồm lạt nhách hà.

Tối, còn một viên phải uống vì là thuốc trụ sinh, bác sĩ dặn phải uống cho hết số thuốc, sợ bị nhiễm trùng vì tôi mới đi rút gân máu cái răng cấm bên trái.

Gần cả đêm cứ ngồi dậy đi tiểu. Đầu nhức băng băng, bụng cồn cào khó chịu quá, sau cùng tôi ngốn đại vô nửa trái chuối nuốt thêm vô hai viên Motrine 800 mới nhắm mắt được.

Mới nhắm mắt được một chút thì nghe tiếng con em tôi, Kim Loan, réo nheo nhéo như tiếng mèo kêu:

- Lẹ lên bà. Lẹ lẹ lên, vô lấy phòng rồi đặng sửa soạn đi chơi chớ.

Cả đại gia đình tôi đi du lịch. Dễ gì có một chuyến đi đủ mặt cả nhà như vầy ta" Má tôi, thằng em trai cũng có mặt (thằng nầy ít chịu đi đâu chung với mấy con chị lắm mà lần nầy nó cũng đi theo, chaaaa, nhớ mua vé số, thế nào cũng trúng số!) Hết thẩy gia đình mấy chị em cùng đi trong chuyến nầy.

Nhỏ Mai, cháu tôi, nói:

- Con phải năn nỉ dữ lắm ông xếp cằn nhằn dữ lắm mới cho con nghỉ đó nha.

Ngọc Anh (em kế tôi, má của Mai) nói giọng binh con:

- Ối con làm việc giỏi mà, lâu lâu cũng phải nghỉ xả hơi chớ. Ổng cằn nhằn cho ổng cằn nhằn. Có mất việc đâu mà sợ, con!

Con Mai cùng với đám chị em bạn dì của nó ùa đi. Đi đâu tôi cũng khỏi hỏi làm chi. Vợ chồng tôi, vợ chồng mấy đứa em với Má tôi cùng nhận phòng. Soạn quần áo đồ đạc ra treo, máng, để vô tủ. Phải đem quần áo ra máng lên cho đở nhăn vì tính ở đây cả tuần lận mà.

Người ta sao mà đông. Mùa nầy là mùa gì mà ngừơi ta đi chơi dữ vậy cà"

Aaaạa..... Cuối mùa hè chuyển qua mùa Thu, công chức được nghỉ nhiều ngày lễ, mùa đi chơi là phải rồi.

Lăng xăng líu xíu một hồi, tự nhiên nghe loa phóng thanh đâu ồn ào vang vang ngay trên đầu:

"Xin chú ý. Xin chú ý. Chúng tôi rất tiếc phải thông báo cùng tất cả quí vị quan khách, xin vui lòng ở trong vòng thành của khách sạn vì ngoài trời đang có cơn biến động. Khi thời tiết thay đổi sẽ loan báo với quí vị quan khách sau.

Xin chú ý. Xin chú ý. Chúng tôi.....

Mấy chị em tụi tôi chưng hửng. Trời. Mới đi chơi ngày đầu mà bị cái gì ám rồi. Hừm. Thế rồi mấy chị em, cả nhà tụ lại nói dóc. Ờ, họ biểu ở trong vòng thành của khách sạn chớ đâu có cấm mình ra khỏi phòng đâu" tội gì mà ru rú trong phòng" Thôi, tụi mình ra ngoài phòng khách của khách sạn ngồi chơi, nghe ngóng tình hình luôn.

Người sao mà đông. Họ đi lũ lượt trên đường, trong hành lang dài mút mắt, từơng màu trắng, trên sàn trải thảm, màu trắng, bước chân phập phồng như đi trên mây. Êm sao là êm như đi trên mây. Lạ thiệt nha. Khách sạn hạng gì mà thảm lót không giống ai. Như là bước lên đống "ra" trải giường, bên dưới độn bằng bông gòn" như đi trên mây!

Mấy chị em tôi vừa đi vừa nói rôm rả vừa cừơi dòn tan ...

Tôi nhìn ra ngoài cửa sổ.

Aaaa... tôi hiểu tại sao người ta nói thời tiết bị biến động là gì rồi. Ngoài trời tranh tối tranh sáng. Trên trời vần vũ, gió thổi tạt, mây quần quần màu xám xám đen đen lẫn lộn. Nhìn đằng xa thấy rõ ràng một cụm mây xoáy như cơn lốc như ngừơi ta bỏ cả bầu trời vô máy quây sinh tố, chính giữa là một đốm đen hun hút.

Mới nhìn thoáng qua thì y như cái mặt quỷ.

Aaaa... tôi nhớ rồi. Đó, điểm đen đó các nhà bác học không gian kêu là Black Hole. Trời. Black Hole là vậy sao ta" Nhìn mắt thường thấy cũng đâu có gì là đáng sợ đâu ta. Vậy mà họ làm quá, chỉ vậy thôi mà cũng bắt mình không được ra khỏi khách sạn!. Uổng một ngày đi chơi. Ngừơi Tây phương hay làm quan trọng hóa vấn đề. Chợt nhớ, tôi la lên:

- Ối. Cái nầy là Nguyệt Thực chớ gì. Bên nước tôi có hoài. Tôi thấy vụ mặt trăng ăn mặt trời nầy mấy lần rồi.

Thế là tôi nằm đại xuống thảm. Êm quá xá là êm. Như nằm trên mây! cả người tôi nhẹ. Nhẹ như đám mây!

Người sao mà đông. Họ cứ lũ lượt đi qua đi qua. Có hai cô gái Mỹ, ngừơi thon thon nhỏ nhỏ bận đồ đầm, đi ngang tôi một nàng tự nhiên cất tiếng rống lên ca:

“I love you

I love you

Don t matter where you go

I follow I follow

Always follow you....

Follow you where are you goooo...”

 Đang mơ màng lơ lửng, bực mình, nhăn mặt, nhíu mày, tôi la lên:

- Ê. Ca dở ẹc mà ca hoài.  Nín đi. Nín đi mầy.

Cô nàng xây lại. Cô nàng liếc xuống. Vì lúc đó tôi đang nằm dưới thảm ngó lên, cô nàng đứng ngay đầu tôi nói:

- Đây nầy. Nghe nầy.

Rồi cô nàng phun phì phì, "xì" ...  hơi độc ra.

Tôi ngồi dậy rượt theo.

Đang trên đừơng phập phồng, bổng ai níu tay tôi. Ngó lại tôi thấy một ngừơi đàn bà, một người đàn bà Mễ, một tay nắm tay tôi, một tay nắm tay một đứa bé. Con gái, bận áo đầm. Con nhỏ ngước nhìn tôi bằng đôi mắt thiệt to, nâu đen thăm thẵm, hàng lông mi dài cong vút đụng lên mí trên. Con nhỏ ngộ quá. Mà sao cặp mắt nó buồn tối quá... Mái tóc dài, mấy lọn quăn xoắn xoắn trên trán, hàng tóc mai cong ấp vô hai bên gò má phính phính. Một chùm tóc cột ngược trên đỉnh đầu bằng sợi dây thun. Mà sao... cái áo đầm nó bận sao thấy dơ dơ"...

Ngừơi đàn bà, khi tôi nhìn kỹ hơn một chút thì thấy bà đang bận cái áo giống như ngừơi đang nằm trong nhà thương. Bà có đôi mắt màu nâu đậm, tóc đen, mặt mày cũng không già không trẻ. Bà nắm tay tôi rồi nói:

- Tôi đang sửa soạn vô phòng mổ thì ngừơi ta bắt tôi đi ra. Vậy tôi gởi con tôi lại cho cô. Làm ơn giữ nó dùm cho tôi vô phòng mổ.

Tôi nhìn kỹ hơn nữa. Cái áo bà bận là áo màu xanh lợt có bông chấm chấm nhỏ nhỏ. Trên mặt bà lại có mấy sợi giây mấy ống nhựa trong trong chằng qua chéo lại. Vậy thì, bà nầy rõ ràng đang nằm nhà thương.

Ủa sao kỳ vậy ta" Đang trong khách sạn sao có mùi nhà thương"

Ừa, bà gởi thì tui giữ. Tôi vói tay nắm tay cháu bé. Cháu dễ thương quá, nắm tay tôi, dựa vô mình tôi, chăm chăm ngó tôi, một cách tín cẩn.

Chúng tôi theo đoàn người lũ lượt đi tới tới nữa. Hết con đường hành lang, ra tới phòng khách. Ngừơi ta đâu mà đầy phòng, kẻ đứng người ngồi, kẻ đang đứng nhận phòng chộn rộn tại quầy, nhân viên làm việc lăng xăng ồn ào tíu tít.

Ủa mà lạ! Người nhà của tôi đâu mất tiêu, chỉ còn mình tôi đang nắm chặt tay đứa bé"

Lại có một nhóm bác sĩ (tôi biết là bác sĩ vì họ đang bận áo trắng đồng phục của bác sĩ) đang ngồi tụ tập vừa tranh luận gì đó vừa nhìn vừa chỉ trỏ ra ngoài trời.

Tôi nhìn theo.

Trời đang tranh tối tranh sáng bổng dưng như có ai cầm cây gạt nước khổng lồ, như cây gạt nước trên kiếng xe hơi mà gạt ngang, từ tối âm u, bổng trời đất bừng sáng trưng.

Tất cả những quần mây đen tan đâu mất. Mất luôn cái mặt quỷ. Rồi tôi thấy tôi đang đứng kế bên cái gốc cây cổ thụ ngoài sân sau.

Tôi nắm chặt tay cháu bé, tai tôi nghe tiếng em nói:

- Oh.... sooo pitiful*...

Tiếng chuông đồng hồ báo thức ré lên, mắt tôi bừng mở, bàn tay tôi còn nắm chặt bàn tay nhỏ xíu của đứa nhỏ, bên tai còn vẵng tiếng nó nói. Tiếng nó nói nhưng giọng thì giọng của ngừơi lớn, giống như có ai đó thấy tình cảnh của em mà cất tiếng than:

- Oh... sooo pitiful...

... Mình mẫy tôi cứng hết. Tôi cố sức lăn qua một cái. Tỉnh táo.

Bàn tay mặt của tôi còn nắm chặt.

Bên tai tôi còn nghe văng vẳng tiếng em bé nói...

...

Thì ra chỉ là một giấc mơ. Có phải ảnh hưởng của thuốc làm tôi chiêm bao. Chiêm bao mà sao rõ ràng quá thế" Sao tôi còn thấy rõ ánh mắt van lơn của ngừơi mẹ, sửa soạn vô phòng mổ, gởi đứa con gái nhỏ xíu, chỉ cở bốn năm tuổi là cùng, cho tôi, đặt bàn tay nó vô bàn tay tôi, khi tỉnh giấc, bàn tay tôi còn như nắm bàn tay nó"

*so pitiful: ôi sao tội nghiệp quá.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,284,024
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến