Hôm nay,  

Ngủ Mớ Trên Đất Mỹ

26/03/200700:00:00(Xem: 28343)

Tác giả: Trương Ngọc Bảo Xuân

Bài số 1226-1837-544vb2260307

*

Bà Trương Ngọc Bảo Xuân là tác giả đã được trao tặng giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2001, với bài viết "32 Năm Người Mỹ và Tôi". Đây không chỉ là chuyện về một người, một gia đình, mà còn là những ghi nhận sống động, sâu sắc về cả một giai đoạn lịch sử khai sinh cộng đồng Việt tại Mỹ. Cho tới nay, tác giả Trương Ngọc Bảo Xuân vẫn liên tục góp nhiều bài viết giá trị cho giải thưởng. Hiện bà cư trú tại Boat City, Marina del Rey, California; Công việc: giám khảo của Bureau of Barbering & Cosmetology (Nha Khảo Thí ngành Thẩm Mỹ) tại Los Angeles, California.

*

Khi mua căn nhà nầy, sân sau còn một cây cổ thụ walnut hai ngừơi ôm mới giáp vòng. Cái gốc của nó, sần suì, nổi lên có vòng, chỗ thì phình lên, chỗ thì hủng vô, hình dạng như mấy gốc cây me, cây đa cổ thụ mà hồi còn nhỏ ở nhà quê mình thường sợ muốn chết đó, đi ngang là nhắm mắt, sợ ma nhảy ra bắt mình đem dấu!

Dọc theo bờ từơng còn nguyên một hàng, những gốc cây cổ thụ walnut cắt ngang sát mặt đất.

Chủ nhà cũ nói hồi xưa đất nầy của người Mễ. Họ sinh sống bằng nghề trồng và lấy hột walnut, nhiều tai nạn đã xẩy ra.

Mấy bữa nay gió mạnh quá, tuốt lá rụng đầy sân. Mai mốt  khoẻ khoẻ phải ra quét cho sạch mới được...

Cả ngày nay tôi uống thúôc, uống cho đủ thuốc nên ngầy ngật khó chịu quá. Ăn uống thì miệng mồm lạt nhách hà.

Tối, còn một viên phải uống vì là thuốc trụ sinh, bác sĩ dặn phải uống cho hết số thuốc, sợ bị nhiễm trùng vì tôi mới đi rút gân máu cái răng cấm bên trái.

Gần cả đêm cứ ngồi dậy đi tiểu. Đầu nhức băng băng, bụng cồn cào khó chịu quá, sau cùng tôi ngốn đại vô nửa trái chuối nuốt thêm vô hai viên Motrine 800 mới nhắm mắt được.

Mới nhắm mắt được một chút thì nghe tiếng con em tôi, Kim Loan, réo nheo nhéo như tiếng mèo kêu:

- Lẹ lên bà. Lẹ lẹ lên, vô lấy phòng rồi đặng sửa soạn đi chơi chớ.

Cả đại gia đình tôi đi du lịch. Dễ gì có một chuyến đi đủ mặt cả nhà như vầy ta" Má tôi, thằng em trai cũng có mặt (thằng nầy ít chịu đi đâu chung với mấy con chị lắm mà lần nầy nó cũng đi theo, chaaaa, nhớ mua vé số, thế nào cũng trúng số!) Hết thẩy gia đình mấy chị em cùng đi trong chuyến nầy.

Nhỏ Mai, cháu tôi, nói:

- Con phải năn nỉ dữ lắm ông xếp cằn nhằn dữ lắm mới cho con nghỉ đó nha.

Ngọc Anh (em kế tôi, má của Mai) nói giọng binh con:

- Ối con làm việc giỏi mà, lâu lâu cũng phải nghỉ xả hơi chớ. Ổng cằn nhằn cho ổng cằn nhằn. Có mất việc đâu mà sợ, con!

Con Mai cùng với đám chị em bạn dì của nó ùa đi. Đi đâu tôi cũng khỏi hỏi làm chi. Vợ chồng tôi, vợ chồng mấy đứa em với Má tôi cùng nhận phòng. Soạn quần áo đồ đạc ra treo, máng, để vô tủ. Phải đem quần áo ra máng lên cho đở nhăn vì tính ở đây cả tuần lận mà.

Người ta sao mà đông. Mùa nầy là mùa gì mà ngừơi ta đi chơi dữ vậy cà"

Aaaạa..... Cuối mùa hè chuyển qua mùa Thu, công chức được nghỉ nhiều ngày lễ, mùa đi chơi là phải rồi.

Lăng xăng líu xíu một hồi, tự nhiên nghe loa phóng thanh đâu ồn ào vang vang ngay trên đầu:

"Xin chú ý. Xin chú ý. Chúng tôi rất tiếc phải thông báo cùng tất cả quí vị quan khách, xin vui lòng ở trong vòng thành của khách sạn vì ngoài trời đang có cơn biến động. Khi thời tiết thay đổi sẽ loan báo với quí vị quan khách sau.

Xin chú ý. Xin chú ý. Chúng tôi.....

Mấy chị em tụi tôi chưng hửng. Trời. Mới đi chơi ngày đầu mà bị cái gì ám rồi. Hừm. Thế rồi mấy chị em, cả nhà tụ lại nói dóc. Ờ, họ biểu ở trong vòng thành của khách sạn chớ đâu có cấm mình ra khỏi phòng đâu" tội gì mà ru rú trong phòng" Thôi, tụi mình ra ngoài phòng khách của khách sạn ngồi chơi, nghe ngóng tình hình luôn.

Người sao mà đông. Họ đi lũ lượt trên đường, trong hành lang dài mút mắt, từơng màu trắng, trên sàn trải thảm, màu trắng, bước chân phập phồng như đi trên mây. Êm sao là êm như đi trên mây. Lạ thiệt nha. Khách sạn hạng gì mà thảm lót không giống ai. Như là bước lên đống "ra" trải giường, bên dưới độn bằng bông gòn" như đi trên mây!

Mấy chị em tôi vừa đi vừa nói rôm rả vừa cừơi dòn tan ...

Tôi nhìn ra ngoài cửa sổ.

Aaaa... tôi hiểu tại sao người ta nói thời tiết bị biến động là gì rồi. Ngoài trời tranh tối tranh sáng. Trên trời vần vũ, gió thổi tạt, mây quần quần màu xám xám đen đen lẫn lộn. Nhìn đằng xa thấy rõ ràng một cụm mây xoáy như cơn lốc như ngừơi ta bỏ cả bầu trời vô máy quây sinh tố, chính giữa là một đốm đen hun hút.

Mới nhìn thoáng qua thì y như cái mặt quỷ.

Aaaa... tôi nhớ rồi. Đó, điểm đen đó các nhà bác học không gian kêu là Black Hole. Trời. Black Hole là vậy sao ta" Nhìn mắt thường thấy cũng đâu có gì là đáng sợ đâu ta. Vậy mà họ làm quá, chỉ vậy thôi mà cũng bắt mình không được ra khỏi khách sạn!. Uổng một ngày đi chơi. Ngừơi Tây phương hay làm quan trọng hóa vấn đề. Chợt nhớ, tôi la lên:

- Ối. Cái nầy là Nguyệt Thực chớ gì. Bên nước tôi có hoài. Tôi thấy vụ mặt trăng ăn mặt trời nầy mấy lần rồi.

Thế là tôi nằm đại xuống thảm. Êm quá xá là êm. Như nằm trên mây! cả người tôi nhẹ. Nhẹ như đám mây!

Người sao mà đông. Họ cứ lũ lượt đi qua đi qua. Có hai cô gái Mỹ, ngừơi thon thon nhỏ nhỏ bận đồ đầm, đi ngang tôi một nàng tự nhiên cất tiếng rống lên ca:

“I love you

I love you

Don t matter where you go

I follow I follow

Always follow you....

Follow you where are you goooo...”

 Đang mơ màng lơ lửng, bực mình, nhăn mặt, nhíu mày, tôi la lên:

- Ê. Ca dở ẹc mà ca hoài.  Nín đi. Nín đi mầy.

Cô nàng xây lại. Cô nàng liếc xuống. Vì lúc đó tôi đang nằm dưới thảm ngó lên, cô nàng đứng ngay đầu tôi nói:

- Đây nầy. Nghe nầy.

Rồi cô nàng phun phì phì, "xì" ...  hơi độc ra.

Tôi ngồi dậy rượt theo.

Đang trên đừơng phập phồng, bổng ai níu tay tôi. Ngó lại tôi thấy một ngừơi đàn bà, một người đàn bà Mễ, một tay nắm tay tôi, một tay nắm tay một đứa bé. Con gái, bận áo đầm. Con nhỏ ngước nhìn tôi bằng đôi mắt thiệt to, nâu đen thăm thẵm, hàng lông mi dài cong vút đụng lên mí trên. Con nhỏ ngộ quá. Mà sao cặp mắt nó buồn tối quá... Mái tóc dài, mấy lọn quăn xoắn xoắn trên trán, hàng tóc mai cong ấp vô hai bên gò má phính phính. Một chùm tóc cột ngược trên đỉnh đầu bằng sợi dây thun. Mà sao... cái áo đầm nó bận sao thấy dơ dơ"...

Ngừơi đàn bà, khi tôi nhìn kỹ hơn một chút thì thấy bà đang bận cái áo giống như ngừơi đang nằm trong nhà thương. Bà có đôi mắt màu nâu đậm, tóc đen, mặt mày cũng không già không trẻ. Bà nắm tay tôi rồi nói:

- Tôi đang sửa soạn vô phòng mổ thì ngừơi ta bắt tôi đi ra. Vậy tôi gởi con tôi lại cho cô. Làm ơn giữ nó dùm cho tôi vô phòng mổ.

Tôi nhìn kỹ hơn nữa. Cái áo bà bận là áo màu xanh lợt có bông chấm chấm nhỏ nhỏ. Trên mặt bà lại có mấy sợi giây mấy ống nhựa trong trong chằng qua chéo lại. Vậy thì, bà nầy rõ ràng đang nằm nhà thương.

Ủa sao kỳ vậy ta" Đang trong khách sạn sao có mùi nhà thương"

Ừa, bà gởi thì tui giữ. Tôi vói tay nắm tay cháu bé. Cháu dễ thương quá, nắm tay tôi, dựa vô mình tôi, chăm chăm ngó tôi, một cách tín cẩn.

Chúng tôi theo đoàn người lũ lượt đi tới tới nữa. Hết con đường hành lang, ra tới phòng khách. Ngừơi ta đâu mà đầy phòng, kẻ đứng người ngồi, kẻ đang đứng nhận phòng chộn rộn tại quầy, nhân viên làm việc lăng xăng ồn ào tíu tít.

Ủa mà lạ! Người nhà của tôi đâu mất tiêu, chỉ còn mình tôi đang nắm chặt tay đứa bé"

Lại có một nhóm bác sĩ (tôi biết là bác sĩ vì họ đang bận áo trắng đồng phục của bác sĩ) đang ngồi tụ tập vừa tranh luận gì đó vừa nhìn vừa chỉ trỏ ra ngoài trời.

Tôi nhìn theo.

Trời đang tranh tối tranh sáng bổng dưng như có ai cầm cây gạt nước khổng lồ, như cây gạt nước trên kiếng xe hơi mà gạt ngang, từ tối âm u, bổng trời đất bừng sáng trưng.

Tất cả những quần mây đen tan đâu mất. Mất luôn cái mặt quỷ. Rồi tôi thấy tôi đang đứng kế bên cái gốc cây cổ thụ ngoài sân sau.

Tôi nắm chặt tay cháu bé, tai tôi nghe tiếng em nói:

- Oh.... sooo pitiful*...

Tiếng chuông đồng hồ báo thức ré lên, mắt tôi bừng mở, bàn tay tôi còn nắm chặt bàn tay nhỏ xíu của đứa nhỏ, bên tai còn vẵng tiếng nó nói. Tiếng nó nói nhưng giọng thì giọng của ngừơi lớn, giống như có ai đó thấy tình cảnh của em mà cất tiếng than:

- Oh... sooo pitiful...

... Mình mẫy tôi cứng hết. Tôi cố sức lăn qua một cái. Tỉnh táo.

Bàn tay mặt của tôi còn nắm chặt.

Bên tai tôi còn nghe văng vẳng tiếng em bé nói...

...

Thì ra chỉ là một giấc mơ. Có phải ảnh hưởng của thuốc làm tôi chiêm bao. Chiêm bao mà sao rõ ràng quá thế" Sao tôi còn thấy rõ ánh mắt van lơn của ngừơi mẹ, sửa soạn vô phòng mổ, gởi đứa con gái nhỏ xíu, chỉ cở bốn năm tuổi là cùng, cho tôi, đặt bàn tay nó vô bàn tay tôi, khi tỉnh giấc, bàn tay tôi còn như nắm bàn tay nó"

*so pitiful: ôi sao tội nghiệp quá.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,265,615
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến