Hôm nay,  

GỞI VÀO LÒNG ĐẠI DƯƠNG

09/03/200700:00:00(Xem: 122053)

GỞI VÀO LÒNG ĐẠI DƯƠNG

Người viết: Nguyễn Đại Toàn

Bài số 1214-1825-532vb6090307

*

Tác giả Nguyễn đại Toàn đã góp một số bài viết về nước Mỹ đặc biệt. Bài mới của ông lần này là để tưởng nhớ một nhà khoa học làm việc cho công ty Microsoft vừa mất tích trên biển Thái Bình Dương.

*

Một sáng thứ sáu đầu tháng hai, trời đầy sương mù, lạnh buốt, chiếc máy bay ER- 2, Loại máy bay nhỏ thám thính chỉ có một chỗ ngồi cho phi công của Trung tâm nghiên cứu Cơ quan không gian NASA rời phi trường Montain View, bay dọc theo ven biển miền Tây nước Mỹ để làn công tác chụp hình Đại dương.

Khác vơí những chuyến bay thông lệ có mục đích chụp sự chuyển động và biến thái của những sinh vật, rong rêu trong lòng Thái Bình Dương giúp các nhà nghiên cứu tìm cách tận dụng tài nguyên trong lòng biển. Lần này, bên cạnh những hình chụp thường xuyên, camera đặt biệt của NASA (có thể chụp được khoảng cách năm mươi ngàn (50,000) feet tất cả những vật nhỏ khác thường nằm trên mặt nước hay trong lòng Đại dương) còn chụp một phạm vi ven biển dọc theo chiều dài của California để hy vọng có thể tìm ra vết tích của ông James Gray, một nhà khoa học tài ba đã viết chương trình software cho hệ thống rút tiền ATM của các ngân hàng, và hệ thống bán vé máy bay online của các Công ty hàng không của Mỹ.

   Sáng Chủ Nhật cuối tháng Giêng, ông Gray rời nhà từ sớm, mang theo bình đựng tro hài cốt bà cụ thân sinh đem rải trên vùng biển quanh vùng đảo Farallon Islands như ước nguyện của người quá cố. Năm ngoái, bà cụ từ trần ở tuổi chín mươi bảy, đã dặn dò người con trai rất thông minh và có hiếu của mình là bà muốn hài cốt của mình được thiêu và được rải trên Thái Bình dương đi theo dòng luân lưu của lòng biển mênh mong. Là một nhà khoa học xuất chúng cũng là ngưới con có hiếu rất thương mẹ, Ông đem tro từ hài cốt bà cụ về nhà đặt ở chỗ trang trọng nhất trong phòng làm việc để có cảm giác mẹ vẫn hiện hữu ở quanh mình, mặc dù chỉ còn là tro tàn. Ông muốn giữ hài cốt của me với mình suốt đời, nhưng tôn trọng ước muốn của mẹ, một năm sau ngày bà cụ từ trần, ông đưa di hài của mẹ ra rải trên Thái Bình Dương, gởi tro tàn vào lòng đại dương như ước nguyện của người đưa ông vào đời.

Thay vì thuê một công ty may táng làm việc rải tro cốt trên biển. Ông Jim Gray đích thân mang tro cốt của bà cụ rải dọc theo ven biển. Sáng Chủ Nhật, trong cái rét mướt ẩm ướt của mùa đông ở ven biển, trong quần áo giữ ấm có mũ len đội đầu, ông trang trọng mang tro cốt của mẹ ra tàu Tenacious, một chiếc tàu màu đỏ dài 4 feet còn khá mới của mình. Muốn có những giờ phút rất riêng với hình hài còn lại của mẹ trước khi đưa  tro tàn của mẹ về với hư không và đại dương, ông đi một mình, không rủ ai, kể cả vợ hay những người bạn thân.

Cứ tưởng tượng hình ảnh một nhà khoa học ở độ tuổi ngoài sáu mươi, hãy còn khỏe mạnh và tinh anh, với bộ râu quai nón trắng, đội mũ len đỏ, trên chiếc thuyền lướt sóng ven biển, vừa giống ông già Noel, vừa giống hình ảnh của nhân vật chính trong "Ngư ông và biển cả" của văn hào Hemingway. "Ông già Noel" đặc biệt này không tặng quà cho các em nhỏ ngoan vào dịp lễ Giáng Sinh, mà đã viết được các chương trình software cho hệ thống máy rút tiền tự động ATM và hệ thống bán vé máy bay trên Internet đem lại sự tiện ích và thoải mái cho cả triệu người trên thế giới, nhất là ở Mỹ. "Ngư ông" của thung lũng điện tử cũng thăng trầm và sâu sắc không kém ngư ông trên những trang sách của Hemingway.

Khi tầm mắt không còn thấy bến đậu của những chiếc tàu cá nhân, không còn thấy một sinh vật nào ngoài những con hải âu, ông Jim Gray gọi về cho cô con gái bằng cái cell phone mang theo, cô không có ở nhà, ông chỉ chào hỏi qua loa với người con rể. Rồi ông đóng phone, thả hồn về với kỷ niệm từ thời thơ dại với bà cụ thân sinh, người đã đưa ông vào đời và nuôi dạy ông có được ngày hôm nay. Hẳn là trong không khí trong lành của biển, ở một nơi đất liền không còn trong tầm mắt, nhà khoa học lỗi lạc thấy mình vô cùng bé nhỏ trước thiên nhiên. Không giống những lần lái chiếc Tenacious ra khơi để thư giãn đầu óc sau những giờ phút trăn trở với những chương trình software viết dở dang, lần này ông Jim tiển hiện thân còn lại của Mẹ về với hư không và biển cả.

Đến gần chín giờ tối Chủ Nhật, ông Jim vẫn không về nhà như thông lệ mỗi lần đi chơi trên biển, ông vẫn về nhà sau khi trời sụp tối sau khi ông đã ngắm cảnh nặt trời lặn trên biển, trông như mặt trời từ từ chìm xuống đại dương. Bà Donna Carnes, vợ ông, gọi điện thoại cho ông, chuông điện thoại reng từ tiếng này tiếp nối sang tiếng khác, nhưng không thấy ông trả lời. Nhiều lần như vậy, bà đâm lo lắng bồn chồn, báo tin cho cảnh sát, nhờ nhân viên tuần tra ven biển tìm bóng dáng của ông và chiếc tàu Tenacious.

Lúc đầu, cảnh sát tuần tra ven biển chỉ tìm ông ở gần bờ bằng tàu và bằng trực thăng. Tối Chủ Nhật rồi ngày thứ Hai nặng nề trôi qua, phạm vi tìm kiếm được mở rộng, mở rộng, kéo dài từ San Francisco, đến Santa Monica, có lúc rộng đến một diện tích 35 ngàn square miles, nhưng bóng dáng người con có hiếu, nhà khoa học tài ba vẫn biệt tăm.

Bạn bè của ông, từ thời mới vài Đại học Berkeley đầu thập niên 60, đến những người bạn sau này ở các Công ty kỹ thuật lớn của Mỹ, hay những người bạn gặp gỡ ở các Conference của các nhà khoa học đều thu xếp thời gian và công sức để góp phần vào việc tìm kiếm ông Jim.

560,500 (hơn nửa triệu) hình chụp từ ba satellites của NASA đã được đưa lên website với một cái tên rất đơn giản và dễ nhớ "Search for Jim". Nhiều Công ty kỹ thuật lớn ở địa phương ngưỡng mộ tài năng của nhà khoa học đương thời tự nguyện góp máy móc và nhân lực của mình vào việc tìm kiếm bộ óc vĩ đại "đi biển" chưa thấy về.

Khi website "Search for Jim" bắt đầu hoạt động, hàng trăn ngàn người chưa bao giờ gặp ông Jim, nhưng ngưỡng mộ một bộ óc vĩ đại đã tham gia vào cuộc tìm kiếm bằng cách quan sát các hình satellites được chia thành những hình nhỏ ngay trên computer cá nhân của mình.

Hình của ông và chiếc thuyền Tenacious cũng được posted ở các phi trường lớn ở miền Bắc California và các thành phố ven biển để hy vọng có ai đó thấy được dấu tích của người kỹ sư xuất chúng này.

Mồi ngày trôi qua, hy vọng càng nhạt nhòa, nhưng cuộc tìm kiếm vẫn mở rộng về phía Nam, vượt qua biên giới Mỹ và Mễ, đến tận những làng chài lưới ở ven biển Mễ Tây Cơ. Rất nhiều người dù không biết chuyện nhưng vẫn thấy các flyer, loại cho "missing person", tìm người mất tích, có hình ông Jim đeo kính trắngvới bộ râu quai nón bạc và cái mũ đỏ rất giống Santa Claus ở các phi trường lớn ở miền Bắc California.

Một chương trình TV ở địa phương phỏng vấn người bạn thân từ thời cùng học UC Berkeley từ gần nữa thế kỷ trước với ông Jim, giúp chúng tôi biết thêm nhiều điều thú vị về nhà khoa học tài ba này.

Gần mười năm trước, lần đầu tiên tìm ra cách nghỉ ngơi cuối tuần gần với thiên nhiên, rất giống với quan niệm của những nhà nho Viêt Nam vài trăn năm trước "Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ, người khôn, người đến chốn lao xao", ông Jim mua một chiếc thuyền nhỏ, loại cá nhân rất cũ kỷ với giá sáu trăm đồng. Ông đem về, tự sửa chữa, thay thế một số thiết bị,và bắt đầu thưởng thức cảm giác "Ngư ông trên biển cả" vào mỗi cuối tuần. Chiếc du thuyền cá nhân cũ kỷ đã lấy của ông nhiều thì giờ và tiền bạc, nhiều hơn ông dự tưởng. Cuối cùng, nhận ra mua một chiếc thuyền mới có hiệu quả hơn và không mất thì giờ mày mò sửa chữa, ông đem thuyền ra rất xa, giữa Đại dương mênh mông, đục một lỗ to ở lòng thuyền để bỏ luôn lòng thuyền giữa lòng đại dương. Ông tính toán thời gian thuyền chìm, thời gian đi từ đất liền ra nơi thuyền sẽ đắm. Một người bạn của ông, cũng là một kỹ sư chuyên going thuyền ra biển chơi cuối tuần, sẽ ra đón ông vào thời gian và thời điểm hạ đã cùng hẹn. Tin ở kinh nghiệm đi biển của bạn , tin ở những tính toán chính xác của mình. Ông Jim ra giữa đại dương mênh mông, dục một lổ lớn ở lòng thuyền. Thuyền chìm dần xuống đại dương, hơn nữa tiếng trôi qua từ khi giọt nước đầu tiên tràn vào lòng thuyền giờ hẹn đã trôi qua gần một tiếng, bóng dáng chiếc thuyền của người bạn vẫn biệt tăm. Trơ trọi một mình giữa đại dương mênh mông, ông Jim bắt đầu cầu nguyện, và mặc áo phao (live vest) vào người, giống như hình ảnh trong phim Titanics. Thời gian chờ đợi trôi qua rất nặng nề, cuối cùng người bạn và con thuyền xuất hiện, đưa ông vào bờ an toàn. Từ hôm đó, ông đã có kinh nghiệm "đối diện với cái chết gần kề".

Chuyện đó vẫn được ông kể lại với những người bạn thân trong những lúc giải lao ở các Conference như một kinh nghiệm quý gia cho những người đi thuyền trên biển. Vốn ít nói và khiêm nhường, nhưng bao giờ ở những cuộc hội thảo của các kỹ sư điện toán, ông Jim luôn luôn là nhân vật mọi người muốn gặp, muốn học hỏi dù ông có là một "speaker" hay chỉ là một htam dự viên bình thường. Ông nổi tiếng như vậy không những vì hai chương trình điện toán đóng góp cho hệ thống máy rút tiền ATM của các Ngân hàng, và hệ thống bán vé máy bay online của các hãng máy bay, mà còn vì phần thưởng "AM Turing Award" (một phần thưởng tương tự giải Nobel cho ngành Computer Science)) vào năm 1998 từ công trình nghiên cứu tăng hiệu quả cho ngành E Commerce (Database and transaction processing research). Những kỹ sư điện toán dù mới ra trường hay đã có tuổi nghề bằng với tuổi của máy computer cá nhân đều coi ông là một niềm cảm hứng, một bậc thầy trong việc viết các software.

Vậy mà, bộ óc xuất chúng đó cùng với chiếc thuyền màu đỏ Tenacious đã có một cuộc hành trình trên biển không có ngày về, để lại sự thương tiếc cho tất cả mọi người.

Sau ngày ông mất tích một tuần, các tổ chức tìn kiếm của Cảnh sát và Chính phủ bỏ cuộc vì không tìm thấy dấu tích nào. Các nhà khoa học, các kỹ sư điện toán quý trọng ông, lập nên tổ chức "the Friend of Jim" tiếp tục tìm kiếm bằng các phương pháp kỹ thuật hiện đại nhất, được sự tự nguyện trợ giúp của văn phòng NASA ở Mountain View và hệ thống hiện đại nhất chụp hình từ vệ tinh của Công ty Google mở rộng cuộc tìm kiếm dọc theo ven biển Thái Bình Dương dọc miền Tây nước Mỹ đến tân ven biển Mexico trên một diện tích 132 ngàn square miles (gấp 4 lần diện tích tìmkiếm lúc ban đầu của Cảnh sát). Đó là một cuộc tìm kiếm tư nhân rộng lớn và tối tân nhất được thực hiện. Nhưng cố gắng và đóng góp thì nhiều nhưng kết quả vẫn là con số không, không có một vết tích nào của nhà khoa học và con tàu Tenacious màu đỏ.

Công ty Microsoft, nơi ông vẫn đang làm trước ngày mang hài cốt Mẹ ra biển thả trên Thái Bình Dương, đã chính thức thông báo về sự mất mát của người kỹ sư xuất chúng này, trong đó có một câu rất cảm động "... Tất cả chúng tôi sẽ nhớ mãi ông Jim cùng gia đình ông trong tư tưởng của chúng tôi". Microsoft còn muốn làm một lễ tưởng nhớ (Memorial Service) ông, nhưng gia đình ông, nhất là người bạn đời của ông, vẫn từ chối mọi cuộc phỏng vấn, cho rằng chỉ sau chưa đầy một tháng ông mất tích, còn quá sớm để làm lễ tưởng nhớ.

Mỗi lần đến rút tiền tại máy ATM, hay mua vé máy bay online, tôi vẫn chạnh lòng nhớ lại ông Jim Gray,và cầu nguyện cho bà Donna Carnes, vợ ông, đủ nghị lực để chịu sự mất mát lớn nhất của bà. Tôi tin chắc hình ảnh của ông Jim Gray và những đóng góp của ông sẽ mãi mãi có một chỗ đứng trong lòng cả triệu người trên thế giới mặc dù Thái Bình Dương có thể đã vĩnh viễn giữ lại nhà khoa học xuất chúng trong lòng mình.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,308,731
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo