Hôm nay,  

30 Năm Đóng Tầu Chiến Mỹ

20/02/200700:00:00(Xem: 137168)

Người viết: Chu-Mai, Thượng-Châu

Bài dự Viết Về Nước Mỹ 2006,

(trích báo xuân Việt Báo Đinh Hợi)

*

Tác giả Chu-Mai, Thượng Châu, cư dân San Diego, cựu sĩ quan VNCH. Trước 1975,  tại Saigon, ông là Phóng Viên Hình Ảnh Chiến Trừơng Đài THVN9 và đồng thời là ký-gỉa các nhật báo Hòa-Bình, Xây Dựng, Tự Do... Tới Mỹ trong đợt đầu Di Tản Tị Nạn Cộng Sản 30 tháng 4 năm 75. Hiện nay, ông là một giới chức chỉ huy nhiều chuyên viên  kỹ nghệ nặng trong ngành đóng tàu Hoa Kỳ, thuộc hãng Đóng Tàu Nassco, General Dynamics tại San Diego, Ca, USA.  Sau đây là bài Viết Về Nước Mỹ thứ hai của ông.

*

Hạ Thủy Chiến Hạm USNS Alan Shepard

Buổi lễ hạ thủy Tàu Chiến T-AKE 3 vào lúc 9 giờ sáng ngày 6 tháng 12 năm 2006 tại hãng đóng Tàu Nassco,General Dynamics, thuộc quận hạt San-Diego, Ca, USA, dứơi quyền chủ tọa của Cựu Thống Đốc New Hampshire, John Sununu. Về phía tứơng lãnh Hải Quân Mỹ có Tứơng Charles S Hamilton,Tứơng Robert D Reilly. Hình: Vợ chồng ngừơi viết hân hạnh tham dự buỗi lễ Hạ Thủy Tàu USNS Alan Shepard T-AKE 3, và đựơc phép chụp hình lưu niệm.

Đây là chiếc thứ 3 của Project T-AKE đã đựơc hoàn tất. Chiếc tàu này Bộ Quốc Phòng Mỹ đặt tên là USNS Alan Shepard, khoa học gia  đầu tiên ngòai không gian của Hoa Kỳ. Tàu dài 690ft, ngang 30ft, cao 106 ft.Tàu nặng 41 ngàn metric tôn. Tốc độ di chuyển 20 hải lý một giờ.Có khả năng chuyên chở 6 ngàn 700 Metric Tôn vật dụng bom đạn tiếp tế. Nứơc biến chế 52.800gallons. Dầu chuyên chở đễ tiếp tế hạm đội  hải quân 23.450 Barrels. Trong ngày hạ thủy có đông đủ đài CNN, Fox, CBS, NBC, ABC trực tiếp truyền hình tin tức trên tòan nứơc Mỹ.

Tiếp theo, chiếc thứ 4 theo chương trình, sẽ hạ thủy trong vòng 19 tuần sau ngày New Year 2007.

*

Thấm thoát đã ba mươi năm trôi qua, kể từ cuối năm 1977, khi tôi đựơc tuyển vào hãng  đóng tàu lớn nhứt nứơc Mỹ: Nassco, ở San Diego, California, USA. Đây là một kỹ nghệ nặng trực thuộc hãng mẹ General Dynamics, chuyên sản xuất,  sửa chữa tàu ngầm nguyên tử, hàng không mẫu hạm, và chiến hạm hộ tống trang bị nhiều loại vũ khí tối tân nhứt toàn cầu.

Khi thế giới đi vào thời kỳ chiến tranh lạnh, tài giảm binh bị, Nassco là hãng đóng tàu duy nhứt ở miền Tây Hoa Kỳ có khả năng đóng tàu cho Hải Quân USA và đóng tanker chuyên chở dầu cho những công ty dầu khí như BP (Bristh Petroleum, mà qúi vị thấy qua thương hiệu Arco). Mỗi tàu dầu rộng bằng hai sân football. Cao bằng bin đinh 10 tầng. 

Nassco đã biến chế hai tàu cũ thành hai tàu bịnh viện: Mercy và Comfort với đầy đủ trang bị máy móc mổ xẻ, x ray, phòng Lab, thuốc men dồi dào như một bệnh viện trên đất liền. 

Tàu bệnh viện Mercy đã đi cứu giúp nạn nhân sóng thần Tsunami ở Nam Á hồi năm kia. Tôi nhớ có thấy hình tàu bệnh viện Mercy trên trang đầu báo xuân Việt Báo năm Ất Dậu 2005. Chiếc Comfort hiện ở Virginia, miền Đông.

Ngòai ra, Nassco còn đóng tàu đặc biệt dùng để đặt và trục dây cáp Optics điện tử dứơi lòng đại dương cho cơ quan tình báo CIA.

Và, hẳn không ai quên tàu dầu Exxon Valdez đụng đá ngầm, vỡ đáy, dầu thô tràn ngập mặt biển phía trên Alaska làm thiệt hại môi sinh nặng nề, từng gây chấn động thế giới, làm cả quốc hội lẫn dân Mỹ lo sốt vó, cách đây một phần tư thế kỷ.  Chiếc tàu thiếu may mắn này cũng do Nassco đóng và sửa chữa mà hiện giờ còn hoạt động trong tình trạng tốt

*

 

Giữa năm 1976, tôi dọn về San Diego. Một năm sau khi học Mesa College, thấy có thông báo "job opening" ở hãng đóng tàu Nassco, tôi bèn nạp đơn "cầu-âu", chứ không nghĩ mình sẽ đựơc nhận, với một lý do dễ hiểu: Tôi không phải là dân Hải Quân.

Đợt dân Việt  tị Nạn đầu tiên vào làm hãng tàu Nassco là những sĩ quan Hải Quân VNCH đi Mỹ tu nghiệp hàng hải quân sự bị kẹt lại vì Saigon sụp đổ 30-4-75. Họ làm đủ ngành: Electrical, Radar, Pipe, Sheet-Metal, Tank-Test, Welder, Carpenter, Way-Men, Driver, Forlift, Crane-Rigging. . .

Lúc tôi nạp đơn xin việc, chỉ có ba ngành cần tuyển dụng ngừơi: 1) Sheet Metal, 2) Pipe, 3) Welder. Tôi chọn ưu tiên Sheet-Metal chỉ vì thấy số 1, chứ trong đầu tôi không hề có một ý niệm nào về ngành này.

Khi đựơc phỏng vấn khảo hạch, tôi thẳng thắn trình bày khả năng anh ngữ mình có, và hứa hẹn sẽ cố gắng tối đa như "nhảy dù cố gắng" để học hỏi trau dồi thêm, nếu đựơc nhận.  Tôi nhớ bà Mỹ phỏng vấn tôi tên Joe Cook, đã qua đời hơn chục năm nay. 

Bà Cook đưa Sheet-Metal Book cho tôi đọc mừơi phút, rồi lấy lại để sang một bên, xong hỏi tôi chung quanh vấn đề tôi vừa đọc qua.  Tôi trả lời khá trôi chảy. 

Kế đó, bà đưa cho tôi hai tờ giấy có những bài toán cộng trừ nhân chia và phân số bắt tôi tính toán và cho đáp số trong vòng năm phút.  Tôi đỗ Tú Tài ban B, trứơc khi đi Thủ Đức, cho nên coi như trúng tủ.  Tất cả những câu hỏi đều đáp số đúng 100%.  Tuy nhiên, Bà Joe Cook cho biết sẽ gửi tôi đi thụ huấn chuyên ngành Sheet-Metal trong vòng bốn tháng, nếu pass, sẽ đựơc nhận đi làm.  Trong lúc đi học đựơc trả tiền, mỗi ngày 40 đô la.  Chẳng cần suy nghĩ lâu lắc, tôi OK cái rụp.  Đậu rớt hạ hồi phân giải.

Bốn tháng qua đi nhanh chóng. Khi thi ra trừơng,trong số hai mươi bốn ngừơi, tôi may mắn đỗ đầu, có hai ngừơi rớt và hai ngừơi đựơc cho học lại khoá sau.

Khi mang thùng đồ nghề Sheet-Metal trình diện Nassco với hơn hai mươi ngừơi Mỹ to lớn, hầu hết da trắng, chỉ có một chàng đen và một lai Mễ, tôi đựơc giữ lại Sheet Metal Shop để phục vụ tại đó. Trong thời gian này, tôi đựơc biết Đại Tá Hải Quân V-S, làm bên điện, Đại Tá H-T-T, Chỉ Huy Trửơng Lục Quân Công Xửơng VNCH, làm chung Sheet-Metal Shop, sau lên làm Boss và đã qua đời cách đây không lâu.

Ba năm sau, tôi chuyển vào văn phòng lên làm Lay-Out Sketcher, phải học thêm 3D đễ sử dụng máy móc điện tử vẽ, trứơc khi fill-in data để CNC cắt Metal form thành ống và nối kết lại để trở nên hệ thống dẫn gió gắn trên tàu (chuyên môn gọi ventilation system).

Tôi còn nhớ, nhà văn Lê Tất Điều một thời vào đây làm, khoảng một năm, trứơc khi chuyển sang ngành hành chánh an sinh xã hội của địa hạt San Diego.

Nhà văn gốc sĩ quan Hải quân VNCH Phan Lạc Tiếp vào làm ngành Pipe một thời gian, sau lên làm Boss, và vì chạy theo tiếng gọi từ thiện ông đã bỏ Nassco để đi lái tàu vớt ngừơi trên biển Đông qua chương trình nhân đạo do Bác Sỉ Nguyễn Hữu Xương sáng lập, với con tàu Ánh Sáng mà Dương Phục cũng có dự phần. 

Trong thập niên 80-90, rất nhiều sĩ quan cấp tá, cấp úy của VNCH vào làm việc cho hãng đóng tàu Nassco. Có nhiều ngừơi từ trên quận Cam hàng ngày lái xe xuống đây làm.   Nhưng  đến nay đại đa số đã chuyển nghề, đổi sang địa ốc hoặc làm Loan-Officer cho các nhà băng.

Hiện nay, có khoảng 40 ngừơi Mỹ gốc Việt là nhân viên cơ hữu của hãng đóng tàu Nassco, có thâm niên từ mừơi năm trở lên.  Và, có ba ngừơi đã trên 30 năm phục vụ, hai ngừơi phụ trách về kỹ thuật hiện đại và một ngừơi đang ở trong chức vụ chỉ huy hoàn tất giai đọan cuối cùng của  ventilation system trứơc khi tàu hạ thuỷ để sea trail mấy đợt rồi bàn giao cho cơ quan đặt hàng.  Một trong ba ngừơi là kẻ viết bài này.

Ngoài số nhân viên cơ hữu, hãng đóng tàu Nassco còn thuê mứơn rất nhiều "sub-Contractor"như PCI, US Joiner, IMIA... để lo những dịch vụ insulation, thiết kế dụng cụ nhà bếp, nhà bàn bằng stainless steel và nhứt là phải sơn nhiều lớp loại sơn bảo vệ tàu chống rỉ sét hư hại bởi nứơc biển.

Rất nhiều ngừơi Việt làm cho các hãng thầu "sub-Contract".  Có lối 100 ngừơi Việt làm việc dứơi dạng này.  Lương họ khá cao, khoảng 28 $US một giờ, đựơc thuê motel cho ở hai ngừơi một phòng không phải trả tiền, nhưng không có bảo hiểm sức khoẻ, rủi ro bị thương hoặc vi phạm an toàn kỷ luật là bị chế tài ngay tại chỗ, lần đầu vi phạm nghỉ ba ngày không lương, tái phạm tùy theo tội nặng nhẹ, có thể bị đuổi ngay lập tức.  Hầu hết, những Ngừơi Việt làm "Sub-Contract" còn trẻ trung, tuổi chưa qúa 40. Trong nhiều dịp tiếp xúc với tôi họ cho biết năm nào  cũng về VN, ăn chơi vi vút cả  tháng dài gối đầu vào dịp nghỉ lể cuối năm, từ Noel đến sau Tết Tây.

Họ có thẻ ID tạm thời, chỉ có gía trị trong vòng một năm, và không có clearance security. Đại đa số ngừơi Việt làm"Sub-Contract" phục vụ trong ngành hàn. Ca ngày, làm việc bắt đầu tù 6.30 AM cho đến 3.00PM. Ca hai bắt đầu từ 4PM cho đến 12 giờ khuya.

Những công nhân Việt thừơng tụ hội riêng rẽ một nơi nói chuyện trong lúc nghỉ xả hơi. Giờ ăn trưa dở bới đủ lọai thức ăn  đặc thù "giao chỉ" từ mắm muối, cá kho rau sống,  kể cả trái cây như mít, soài riêng cũng có luôn.

Không cần nói tiếng Mỹ, cũng không có gì trở ngại, vì ngừơi cai qủan ca đêm về ngành hàn cũng là VN. Họ họp chợ với nhau hàng ngày, ăn nói vui vẻ ồn ào, hút thuốc khói bay mịt mùng cả  một vùng rộng,  chửi thề đủ kiểu, đủ giọng,  một số nói rặt giọng "đồng chua nứơc mặn"của miền Bắc. Trong số này, có một phụ nữ VN hàn rất giỏi. Ngừơi này đựơc chỉ định tăng phái nhiều nơi trong shipyard.

Nói một cách gọn gàng gần gụi dể hiểu, thợ hàn như là ngừơi thợ may, nối kết những Unit nhỏ thành Block, hàn Block này với Block khác thành Grand Block và cuối cùng thành chiếc tàu khổng lồ. Hàn khó nhứt là vỏ tàu dầy cộm hơn một Inch rất là chắc chắn.

Hàn xong, có kỹ thuật X ray kiễm soát, rà tìm xem có lổ mọt hay không. Vai trò của thợ hàn rất là quan trọng. Nassco, GD luôn luôn thiếu thợ hàn, nhiều lúc phải thông báo tuyễn thợ hàn trên cả toàn nứơc Mỹ. Một số đông VN từ vùng Mississippi, New Orleans cũng bỏ nghề biển qua San-Diego làm thợ hàn.

Hãng đóng tàu Nassco hoạt động liên tục 24 giờ. Ca ba làm từ nửa đêm cho đến 6 giờ sáng. Phần lớn ca ba là những ngừơi  phục vụ về ngành bảo trì máy móc cơ phận cần trục và hệ thống điện tử cho cả shipyard. Có một ngừơi VN phục vụ ngành này. Anh mới vừa về Rạch Giá, lấy vợ Việt Nam.

*

Nassco có tất cả khoản 5 ngàn nhân viên. Lối một ngàn ngừơi lo về phần hành chánh, cứu thương y tế, phòng ngừa hỏa họan. Khoảng  năm trăm ngừơi phụ trách phần hành Planning, order supply material. Số còn lại bao gồm engineer và production.

Về khu vực sản xuất(production)hiện tại đựơc cãi tỗ giãm thiễu gía vốn bắt đầu từ cuối năm 2006, sheet metal shop và pipe shop bị dẹp lấy đất mở rộng công việc On Block, nhiều Unit có thễ khởi sự cùng lúc, giúp việc nối kết On Board thành chiếc tàu vĩ đại đựơc nhanh chóng hơn. Trong qúa khứ, một năm Nassco đóng ba tàu, sang năm 2007 dự trù sẽ đóng bốn tàu vừa quân sự lẫn dân sự.

Hai shop bị dẹp, số chuyên viên hai ngành sheet metal và pipe đựơc phân phối tăng cừơng On Block và On Board. Công việc của hai Shop này đựơc"sub" cho Nam Hàn và những hảng thầu Mexico. Kho chứa vật liệu, dụng cụ đựơc dời về khu biên giới Mễ giá thuê rất rẻ. Hàng ngày, có trailer kéo đồ vào hãng nừơm nựơp.

Ngoài ra, Nassco cũng sử dụng phương tiện chuyên chở tàu hỏa và tàu thủy để di chuyển những cần trục khổng lồ và bộ phận to lớn của phòng máy đặt làm từ những quốc gia bên Âu châu như  Anh, Thụy Điễn, Đức... Và, nhờ hệ thống điện tử tinh vi, cao tốc Nassco ở San Diego nhưng có khã năng liên lạc bao quát  tòan thế giới để đặt hàng. Nhiều vật liệu nặng, không quan trọng đựơc đặt làm từ China.

Đặc biệt, Nassco còn đưa ngừơi mở những lớp đào tạo chuyên môn, huấn luyện thợ phục vụ cho hai ngành pipe và ventilation ở Mexicali với ngạch lương tương đối thấp hơn những nhân viên cu.

Chế độ nghiệp đòan theo đừơng lối tự nguyện, ai muốn gia nhập thì đóng tiền, ai không muốn tham gia cũng chẳng sao, vẫn đi làm việc như thừơng. Hầu hết, ngừơi Việt "sub-Contract" không tham gia nghiệp đòan. Chả bù hồi thời tôi mới vào làm, Union mạnh, ai không đóng tiền nghiệp đòan, không đựơc phép đi làm. Có phải ít đâu, hơn 30 đô la một tháng. Nay khác hẳn, ngừơi nào làm giỏi đựơc giữ, ngừơi làm dở sẽ bị cảnh cáohoặc sa thải. Mới vào hay làm lâu năm đều đuợc đồng đều quyền lợi, đối xử ngang nhau. Mỗi tháng hai lần, giới chức chỉ huy phải cho điễm chuyên viên căn cứ theo khả năng làm việc của họ, bao gồm sự có mặt thừơng xuyên, và chuyên cần trong lảnh vực sản xuất toàn hảo. Nhân viên bị điểm thấp sẽ bị gọi đi họp tham vấn, khuyến cáo.

Ngừơi Việt phục vụ ở hảng đóng tàu Nassco, GD rất siêng năng, cần mẫn, luôn luôn đựơc lòng Boss, mỗi khi cần gọi ngừơi làm over-time, giới chỉ huy thừơng thích gọi VN, vì những ngừơi này luôn luôn có mặt đúng giờ, làm việc đáng tin cậy.

Ở Block, Unit Job đặt trong vị thế lộn ngựơc (Up Side Down), nhân viên làm việc gồm các ngành nghề phải phối hợp với nhau vật liệu nào làm trứơc, vật liệu nào phải làm sau để cho khỏi trở ngại, khó khăn. Giới chức chỉ huy họp thừơng nhựt với nhau để sắp xếp, yểm trợ cho phù hợp với chương trình đã đựơc đúc kết và phát hành mỗi sáng thứ hai hàng tuần. Họp nhiều ngành chuyên môn dứơi sự chủ tọa của Manager, HOẶC General Supervisor chuyên môn.

Đầu tuần, thứ hai bận rộn nhứt, họp hành công việc Open hoặc phải dời đỗi ngày vì trở ngại. Giữa tuần, thứ tư thì họp kiễm tra vật dụng thiếu đũ cần order cái gì, hoặc giã báo cáo thất thoát, mà Tôi hay gọi đùa MIA (Missing In Action). Thứ năm mỗi tuần phải họp duyệt xét quyết định việc nào chậm trễ cần phải làm OverTimeWeekend. Thứ sáu phải từơng trình công việc đã tiến triễn tỉ lệ bao nhiêu. Việc nào xong rồi phải làm thủ tục  đóng (Close). Công việc này gọi là Job Report hàng tuần, không thể nào chậm trễ. Vì thứ hai sẽ hiện lên Data Sheet Green Bar, nôm na gọi là Bible. Cả shipyard căn cứ vào đó để làm việc và điều động nhân viên sao cho phù hợp với nhu cầu đòi hỏi.

Họp hành như thế cũng chưa đủ. Mỗi buỗi sáng, trứơc sáu giờ phải mo email để xem bố cáo về an toàn(safety) hoặc gĩa lịnh lạc update. Nhiều khi khẩn cấp tập họp để nghe President GD từ Wasington DC nói chuyện bằng phương tiện teleconference.

Khi phần vụ On Block hoàn tất, Grand Block đựơc hai Big Crane câu lên, đặt để On Board. Phần vụ này rất nguy hiễm. Mỗi khi Big Crane di chuyễn từ Block lên tàu, mọi ngừơi phải tránh xa, còi hụ vang  báo động cho tất cả biết để kịp thời tránh né. Có một lần, ca đêm, dây cáp đứt nguyên Block hằng mấy trăm tấn rớt xuống lún sâu cả  chục thứơc đất. May mắn không có ai bị gì cả.

Nói về an toàn trong kỹ nghệ nặng đóng Tàu, cơ quan Osha bắt buộc ưu tiên hàng đầu phải là safety, thứ đến mới công việc làm. Mỗi buỗi sáng, có năm phút họp hội thảo bàn luận an toàn. Tôn chỉ an toàn đựơc bắt đầu từ mỗi ngừơi thợ. Và, tất cả những giới chức chỉ huy phải có bổn phận duy trì kỹ luật an toàn. 0 tolerance, nhờ vậy hiểm tai nghề nghiệp ngành này giãm thiễu một cách  rõ rệt trong những năm gần đây.

Phụ trách công việc On Board là giữ nhiệm vụ hoàn thành chiếc tàu. Tất cả những Unit hay Grand Block đựơc nối kết từng cơ phận với nhau theo đúng chiều hứơng và quality.

“Do right first time and quality” là phương châm đựơc lập đi lập lại hàng ngày sau khi bàn thảo vấn đề an tòan buổi sáng. Và không cần biết ai làm sai, On Board phải sửa đúng, không tranh cãi hoặc chỉ tay kẻ vạch,mà tôi gọi là Finger Game..

Tất cả, vật liệu đưa tới đựơc Crane câu lên tàu và chuyễn tới địa điễm. Những vật liệu cần kíp, không thể chờ Crane, đôi khi phải uyễn chuyễn cho hai ngừơi vác lên tàu, mà trong các cuộc họp Tôi thừơng nói đùa đưa đồ lên bằng cách"Hồ Chí Minh Trail".

Sau vụ tàu Exxon đụng đá ngầm, dầu đổ tràn trên mặt biễn làm ô nhiễm môi sinh, quốc hội Hoa Kỳ ban hành luật mới buộc tất cả những tàu bè vào hải cảng Mỹ phải là Double Hull. Luật này đã có hiệu lực, cho nên những hãng dầu đã mua Design của Nassco và ký hợp đồng đóng tàu mới theo tiêu chuẩn luật định của Mỹ. Hảng dầu BP đã nhờ Nassco đóng 4 chiếc tàu chuyên chở dầu lấy tên Alaska, và chiếc cuối cùng đã đựơc chấp nhận cách đây hai tháng. Chương trình mới đóng tàu chuyên chở đủ lọai cho Los Angeles sẽ khởi công vào giữa năm 2007, dự dịnh hoàn tất chiếc đầu tiên vào năm 2008.

Chương trình đóng tàu hải quân Hoa Kỳ nằm dứơi tên T.A.K.E gồm 10 chiếc đã hoàn tất hai chiếc. Chiếc thứ ba vừa hạ thuỷ cách đây ba tuần lễ, vào ngày 6 tháng 12 năm 2006 và đựơc đặt tên USNS Alan Shepard, ngừơi Mỹ đầu tiên bay ra ngoài không gian.

Buỗi lễ hạ thủy T.A.K.E 3, mà tôi đã góp nhiều công sức, đã diễn ra vô cùng trọng thể, được đặt dứơi quyền chủ tọa của John Sununu, Cựu Thống Đốc tiểu bang New Hampshire, ngòai ra còn có sự hiện diện đông đảo tứơng lảnh Hải Quân Hoa Kỳ. Trong ngày này, tất cả nhân viên đựơc phép nghỉ để hứơng dẩn thân nhân trong gia đình đi xem tàu hạ thủy.

Chiếc thứ Tư sẽ hoàn tất dự trù hạ thủy trong vòng 19 tuần lễ kễ từ sau tết tây 2007.Và, chiếc thứ năm đã đựơc đặt móng, bắt đầu khởi công xây dựng từ cuối năm 2006.

Chiến hạm Hải Quân mới nhứt lọai T.A.K.E lớn ngang ngửa với loại hàng không mẫu hạm chuyên chở trực thăng, rất nhiều ngõ ngách, cabin, hơn chục tầng cách biệt, và  có bãi đáp cho trực thăng phía cuối tàu. Với 30 năm thâm niên trong nghề, tôi có thể nhìn trên Screen là nhận ra chỗ nào. Chỉ cần kiễm kê lại bỡi Blue Print là đích xác vị trí. Nhìn số Comparment ở mỗi phòng là Tôi hình dung ra nơi đó một cách rõ ràng, và hứơng dẩn Boss đi thanh tra công việc không hề sai lạc.

Nói một cách nôm na gần gụi, chiếc tàu như là nhà của Tôi. Mỗi ngày, tối thiểu đi dạo khắp mọi nơi trên tàu hai lần, một lần sáng và một lần chiều. Thừơng ngày, ít nhứt phải lên năm cầu thang độ chừng 100 step để đến Main Deck họp hành nhân viên trong ngành chuyên môn của mìnn, sau đó phải tự đi duyệt xét lượng giá công việc của nhân viên làm có đúng tiêu chuẩn để Pass và Navy chấp nhận.

Thang tàu thẵng tắp, độ nghiêng 75, tôi leo lên hàng chục cái để tới Pilot House  nhìn bao quát chiếc tàu, phóng nhãn quang nhìn ra Thái Bình Dương qua hứơng Conorado Island thật là tuyệt đẹp trong ngày trời trong sáng. Vào những ngày mưa mù, đứng trên đỉnh cao, gần ống khói tàu to lớn, trong phòng lái, nhìn ra ngoài trời có cảm giác ở tận trên mây,  ra ngòai, đưa bàn tay ra là hốt lấy sương mù lạnh lẽo để cảm nhận cái  tĩh mịch bao la của trời đất.

*

Cách đây  32 năm, vào ngày 28 tháng 4 năm 75 rời Saigon bằng xà lan Mỹ, theo đừơng nứơc sông Lòng Tảo ra Vũng Tàu, và đựơc vớt lên tàu Mỹ. Khi lên tàu, ngừơi Việt tị nạn nằm chen chúc như cá hộp.  Sinh sống chật vật trong bốn ngày, ba đêm trên tàu, thiếu mọi tiện nghi. Tôi có ác cảm với tàu thủy. Không ngờ, qua Mỹ tôi lại làm việc cho hãng đóng tàu.  Việc làm lúc khởi đầu nghĩ  là tạm bợ, nhưng ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm, tôi đã có một thâm niên hơn 30 năm và còn tiếp tục, chưa biết bao lâu, tùy theo sức khỏe bản thân trời cho.

Ai than thở vì công ăn việc làm, riêng tôi đã thức ngộ có thễ nói là mình "enjoy với job" và vì thế bà vợ đã nhiều lần mỉa mai "Sao không ở luôn trong hãng, về nhà làm gì!" Lắm hôm, tôi mang cả giấy tờ liên quan đến công việc về nhà để làm cho thật hoàn chỉnh đúng theo ý mình muốn.

Nhân dịp đầu năm, tôi cũng không quên cám ơn Nassco, GD đã trực tiếp giúp tôi “hữu sản hóa” có nhà và nuôi dưỡng hai con thành đạt mỹ mãn trong đừơng học vấn, một đứa MBA 31 tuổi, một đứa sắp tốt nghiệp y khoa UCSD, 26 tuổi chuẩn bị vào chuyên môn ngành mổ tim mạch, riêng vợ tôi đã hưu trí non ở nhà trên 5 năm nay.

Xin cám ơn đất nứơc Mỹ đã cho tôi cơ hội phục vụ, và có dịp chứng tỏ bản chất cần cù đa năng đa hiệu của một cựu quân nhân trong tập thể VNCH.

Sau biết bao biến cố tang thương, nhìn lại đời mình, tôi càng vững tin vào giá trị của  tự do mà  cộng đồng người Việt đã dứt khoát chọn lựa, sẵn sàng trả giá bằng mạng sống.  Với niềm tin ấy,  người viết này xin gửi tới quí vị lời cầu chúc an vui và năm mới tốt đẹp.

CHU-MAI, THƯỢNG CHÂU

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,267,381
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến