Hôm nay,  

Bà Bẩy Đi Làm Ở Mỹ

09/05/200600:00:00(Xem: 112912)

Người viết: Trịnh Thanh Hưng<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Bài số 1005-1614-327-vb3090506

 

*

 

Đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Trịnh Thanh Hưng. Mong sẽ nhận thêm bài mới và địa chỉ liên lạc và sơ lược tiểu sử của tác giả.

 

*

 

Sau những chặng bay dài mệt mỏi, cuối cùng bà Bảy cũng đến được nước Mỹ.  Giữa lúc bà ngơ ngác, mệt nhọc trong ánh đèn chói chan nơi nhận hành lý, bà nhận được cái choàng vai của một người.  Bà cứ ngỡ cô nhân viên IOM đến giúp đỡ, như bà đã gặp ở phi trường <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Los Angeles. 

 

"Mẹ không nhận ra con hả"”

 

Trời ơi! Con Thu,  con gái bà. Đứa con gái 17 tuổi vượt biển từ 19 năm trước. 

 

Hai mẹ con ôm nhau, nước mắt chảy dài, nức nở.  Mừng vui, cảm động.  Bà có nghĩ đến cảnh nầy, nhưng không ngờ nỗi xúc động thật lớn lao. 

 

Một cô Mỹ trắng choàng vai hai mẹ con, đưa giấy lau nước mắt, nói nhẹ nhàng.  Một cô Mỹ đen cao lớn tươi cười, nói một tràng ríu rít.  Bà hiểu họ chia vui sự sum họp của gia đình bà, bà cảm ơn, cảm ơn.... Họ thật dễ thương, dễ mến.  Buổi đầu gặp gỡ, nước Mỹ đã chào đón thân ái thế đó!

 

Ngày còn ở VN, bà ao ước gặp lại con sẽ được hãnh diện con tặng qùa bằng những bằng cấp học vị mà nó đã đạt được.  Bây giờ, món quà cô Thu tặng mẹ lớn lao hơn nhiều: Bốn đứa cháu ngoại và thằng rể Mỹ lai cao lớn bậm trợn nhưng hiền khô. Đứa cháu gái đầu lòng xấp xỉ tuổi mẹ nó ngày rời VN. 

 

Thôi thế cũng được. Bà Bẩy tự nhủ. Sau những gian nguy, chết chóc, hãi hùng của những ngày lênh đênh trên biển, sau những long đong, vất vả của cuộc sống trên đất Mỹ, con bà cũng tạo được một mái ấm gia đình. 

 

Những ngày đầu bà Bẩy vui vẻ đi đây đi đó. Thấy gì cũng lạ, cũng đẹp, nhưng cái cảm giác lớn nhứt bà có là thấy mình  an toàn.  Không bị hạch xách, không bị hỏi han, điều tra, điều này điều nọ, bị sợ sệt khi phải đến cơ quan công quyền mà bà đã gặp phải ngày xưa.... Trong bữa ăn tại nhà con gái, có đông đủ những người thân, bà suôi nhẹ nhàng nói với bà "Em đang làm hãng may đồ chơi thú nhồi bông, một giờ 7 đồng.  Công việc cũng nhàn hạ, may đường thẳng rất dễ.  Nếu chị muốn làm, em sẽ giới thiệu, hãng cũng đang cần thợ."  Bà nghe và vui mừng. 

 

Lúc còn ở VN, bà biết may nón bằng máy bán công nghiệp, đạp lên con cóc điện, lúc nhà chuyển về vùng Quân Trường Quang Trung Hóc Môn.  Chỉ e ngại máy công nghiệp điều khiển bằng bàn chân và đầu gối chưa quen.  Bà cũng muốn liều gan thử một phen xem sao.  Hơn nữa, chị Mai một người quen cùng làm hãng may nói vô để bà đi làm và chở dùm xe đi cho cô bạn. 

 

Con Thu cũng động viên:

 

"Có việc làm mẹ đỡ buồn, mà mẹ may được không""

 

"Chắc mẹ may được". 

 

Những ngày đầu tiên đi làm, bà nôn nao không ngủ.  Phải để đồng hồ báo thức 6 giờ, lo vệ sinh, ăn uống, mang cơm theo ăn trưa và đợi chị Mai đến rước. 

 

Nhóm may có 8 người  toàn nữ đủ màu da sắc tộc, có 2 người giữ công việc lột ra bề mặt sau gặp kiếng già để cố gắng giữ cho đường may ngay ngắn.  Nhưng gay go là các con thỏ, con gấu với lỗ tai tròn nhỏ.  Tập trung căng thẳng, nước mắt tuôn chảy làm bà nhức đầu, hoa mắt. 

 

Mắt bà đã mổ cườm, có đặt thủy tinh thể nhân tạo ở VN, nhưng vẫn không thấy sáng rõ như hồi thời trẻ, hay như hồi bà may nón.  Bà có đôi mắt đẹp, hai mí rành rạnh.  Đôi mắt, hồi trẻ, đã từng làm nhiều người điêu đứng, trong đó có ông lão nhà bà. Con Thu xin chồng đi cắt mắt hai mí, phàn nàn sao con hổng giống mẹ có mắt hai mí và đẹp như mẹ, lại giống ba một mí, hổng vừa ý chút nào. 

 

Bà suôi lo việc đếm vải mẫu phân phối cho nhóm may.  Vô tình hay cố ý, bà suôi bỏ vào hộp của bà các mẫu lổ tai tròn, nhỏ, khó, nhiều đường may vòng.  Cô gái Mễ trẻ tuổi, may giỏi, ngồi đối diện thường lấy một xấp mẫu, may dùm bà rồi bỏ nhanh vào hộp, cô ta nói "Thấy bà mày mò tội nghiệp qúa!"

 

Cô Hi phụ trách chung được chủ tin cậy, xem xem các mẫu và động viên bà "Bác may cũng được lắm, cố gắng nữa là được".

 

Bà suôi có vẻ rất thân và được lòng cô Hi.  Bà thường cho quà mấy đứa con cô Hi, bồng đứa bé đưa ra xe cô Hi khi tan sở.  Giờ nghỉ, bà suôi ngồi ăn một mình lặng lẽ, cách xa các đồng nghiệp đang cười nói vui vẻ. 

 

Trên đường về nhà, chị Mai nói " Cô Năm sao lại đưa chị may mấy mẫu khó quá.  Tôi có nói nên đưa mấy mẫu đường thẳng dễ may.  Cô Năm nói: "Làm thợ thì phải biết may hết.  Không gì dễ bằng may mấy lỗ tai (!)"  Tôi nghe hết dám có ý tiếp" 

 

Bà im lặng suy nghĩ.  Chi Mai nói tiếp "Con Nhung người Việt, đẻ mổ mới 2 tháng phải đi làm, than phiền với tôi, cô Năm nói với cô Hi chê nó làm biếng, lánh nặng tìm nhẹ, cô Hi nói nếu vậy thì cho nghỉ.  Cô coi cô Năm ác quá, nỡ đập bể chén cơm con đang ăn.  Tu hành, đi chùa mà sao lòng dạ ác quá". 

 

Bà Bảy nói chậm rãi "Tôi đã cố gắng nhiều nhưng sợ không vừa ý cô Hi.  Tôi muốn đi làm để có chút đỉnh gởi về cho vợ chồng thằng con trai bên nhà sống khó khăn."

 

"Chị đừng lo, tôi luôn cố gắng giúp chị. Tôi đi một mình cũng phải đổ xăng, có chị cùng đi có bạn, ông nhà tôi yên tâm lắm, chị đừng ngại."

 

Ngày thứ 11, cô Hi cầm mấy mẫu may săm soi rồi nói "Bác may hư nhiều quá, bác phải may kỹ hơn mới được.  Hàng hư nhiều ông chủ không vừa lòng."  Bà bật nói giọng đứt quãng "Tôi đã cố gắng nhiều nhưng kết quả xấu vì mắt già yếu, tôi báo với cô ngày mai tôi xin nghỉ luôn." Cô Hi buông "Tuỳ bác". 

 

Chiều về, trên xe chị Mai nói "chị nghĩ buồn quá!" Bà nhìn phía trước nói:

 

"Thôi, số mình phải chịu nghèo vậy"

 

“Tôi nghe cô Năm nói với cô Hi, tôi đưa bả vô làm nhưng đừng vì nể gì hết.  May không được thì đuổi.  Tại sao cô Năm không giúp đỡ chị"”

 

"Chắc họ muốn đì mình dằn mặt."

 

"Tôi sẽ mang "séc" trả lương cho chị, chắc tuần sau có". 

 

Ngày thứ ba tuần sau, chị Mai ghé nhà nói với bà "séc đã có, tôi có hỏi đem séc về cho chị, nhưng cô Hi nói sẽ gởi về chị, sao lạ quá!" 

 

Qua một tuần trông đợi, thằng rễ đưa cho bà "sec" nói "Má con gởi sec trả lương cho mẹ."

 

Con Thu cầm tờ sec lật qua lại, ngạc nhiên "Ủa sao cái đuôi không có, làm 11 ngày mà chỉ có 216 đô.  Anh hỏi má sao kỳ vậy""

 

"Anh không biết, má đưa sao anh đưa vậy."

 

Bà làm một bài toán đơn giản: làm 11 ngày có thứ bảy làm thêm (Overtime) trừ thuế bà cũng lãnh được hơn 500 đô.

 

Con Thu cằn nhằn:

 

"Cái gì kỳ vậy, tưởng bà nhà quê VN mới qua, không biết gì rồi trả sao cũng được.  Anh phôn lên hãng may coi tụi nó trả lời sao."

 

Rề rà mãi mấy ngày sau, thằng rể mới điện thoại hai, ba lần mới gặp kế toán.  Kế toán có vẻ ngạc nhiên và nói sẽ hỏi lại.  Hơn một tuần sau, thằng rể đem về đưa cho  cái séc nữa. 

 

Con Thu cầm lên nói "280 đô, làm ăn gì mờ má qúa.  Anh có hỏi má tại sao kỳ vậy""

 

"Anh không biết, má đưa sao anh đưa vậy." 

 

Từ ngày ấy, bà suôi không đến nhà con dâu. 

 

Hơn 2 tuần sau, một chiều, chị Mai ghé nhà thuật chuyện trong hãng cô Hi và bà suôi nhiều lần gây gổ, căng thẳng, to tiếng. Bà suôi làm đơn tố cáo cô Hi sau đó nhưng không được chủ giải quyết và bà suôi bị chủ đuổi việc.  Cô Hi nói với chị Mai tu hành, ăn chay tâm tánh phải thuần hậu.  Bây giờ tôi sợ mấy người đó qúa.  Chủ đã trực tiếp nắm quyền điều động công nhân.  Cô Hi bị chủ rầy một vài trận nặng nề, và cuối cùng cô ta cũng làm đơn xin nghỉ, chấm dứt những ngày to tiếng, ra uy ở hãng may. 

 

Nghe xong, bà chép miệng "Hại người, cuối cùng mình cũng không được cái gì, cùng là đồng hương ở xứ người đáng lẽ phải thương nhau, giúp đỡ nhau, chớ ai nỡ hại nhau.  Mình thua người Tàu.  Họ đoàn kết, tương trợ, che chở, giúp đỡ nhau rất tận tình."

 

Chị Mai nói:

 

"Sống ở Mỹ trên mười mấy năm, tôi thấy người Việt mình vậy đó, người tốt ít gặp."

 

Bà Bảy cười vui "Tôi đã gặp chị đây nè!"  Mọi người cười xoà.  Con Thu nói "Mẹ nghỉ vài ngày nữa cho khỏe, để con tìm trẻ cho mẹ coi giúp, có tiền chút đỉnh và bận rộn với tụi con nít mẹ đỡ nhớ VN, nhớ cháu nội.  Bên đây, bịnh vô nhà thương chi phí nặng lắm, không trả nổi.  Mẹ đi làm, vợ chồng con sợ mẹ bịnh vô cùng."

 

À! thì ra con và rể bà không muốn bà đi làm.  Bà mặc cảm là gánh nặng cho con nên muốn đi làm. Tụi nó muốn bà ở nhà lo cơm nước và trông chừng tụi nhỏ.  Thu đi làm từ 8 giờ sáng đến hơn 8 giờ tối mới về tới nhà.  Nên ngoài công việc bếp núc, bà phụ dọn dẹp quét nhà, xếp quần áo cho cả nhà để đỡ đần cho con. 

 

Thu nói "Khi mẹ chưa qua con cực lắm, làm đến 1 giờ khuya mới đi ngủ."

 

Con cháu gái út thỏ thẻ "Hồi ngoại chưa qua má mì rầy chưởi dữ lắm.  Tụi con sợ im re hè!"

 

"Chắc tại tụi con lười biếng quá, không giúp đỡ gì cho má mi chớ gì""

 

"Hà, hà, hà..." 

 

Qua mấy tháng, bà thấy con cực khổ quá.  Nhớ lại ngày ở VN nhận tiền con gởi về bà mới thấy xót xa, tội nghiệp.  Thu dặn dò bà làm bếp phải thế này, thế nọ, không ướp hành, ít tỏi, không mặn, phải ngọt ngọt.  Bà nghe lời làm theo ý con.  Tụi  nhỏ ăn kém, đồ ăn dư phải đổ bỏ.

 

Lần lần, bà không nghe theo Thu, nêm nếm, nấu ăn theo kiểu VN của bà, thằng rễ ăn cơm xong, vỗ bụng "No quá, điệu này chắc lên "phao" vùn vụt.”

 

Tụi nhỏ khen "Ngoại làm đồ ăn ngon qúa. Hồi đó, má mì nấu ăn không ngon.  Tụi con ăn đồ nhà hàng ngán chết luôn." 

 

Không có tiền cũng thấy bứt rứt. Thằng cháu ở Atlantađiện thoại rủ bà qua coi con cho nó, kiếm tiền về VN dưỡng già.  Bà giao động cũng muốn phiêu lưu một chuyến.  Con cháu út nói "Không cho ngoại đi, ngoại đi chắc con chết đói quá!"

 

Bà thở dài, ứa nước mắt. 

 

Nhà nầy còn cần bà.  Con bà cần một chỗ dựa tinh thần sau gần 20 năm xa bà.  Bà không còn mặc cảm là gánh nặng cho con.  Bà còn giúp ít cho nó nhiều lắm...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,312,826
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông sanh năm 1962, sanh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Sang Mỹ năm 2006, hiện cư ngụ tại Quận Cam Nam Cali. Đã làm nhiều nghề để sinh sống. Hiện nay là nhà báo tự do.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông được ghi lời đề tặng trang trọng:
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vinh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Mong ông tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Thêm một bài mới, Sau bốn năm ngừng viết, Họp Mặt Cựu HS Tân Hiệp. Kiên Giang Tại Georgia.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài đăng hai kỳ.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện cập nhật mùa bão, xin phổ biến kịp thời.
Nhạc sĩ Cung Tiến