Hôm nay,  

Chuyện Tháng Tư: Mai Vàng Trước Bão

25/04/200600:00:00(Xem: 111853)

Người viết: THÙY DƯƠNG <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Bài số 993-1602-315-vb3250406

 

*

 

Tác giả định cư tại Hoa Kỳ từ 1987, hiện là một bác sĩ đang hành nghề tại quận <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Cam. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là "Hạnh phúc rất đơn giản" kể chuyện về cách nhìn, cách nhận chân hạnh phúc của người phụ nữ Việt tại Hoa Kỳ qua ba hoàn cảnh sống khác nhau. Sau đây là bài viết thứ năm của bà.

 

*

 

Hơn ba mươi năm đã trôi qua từ ngày đất nước hết chiến tranh thế mà tôi vẫn còn tưởng như mới  xảy ra ngày hôm qua. 

 

Dù sống khá lâu trên đất  người, đã nhận nước Mỹ làm quê hương nhưng trong trái tim tôi vẫn dấu kín một phần cho đất mẹ Việt Nam và hôm nay giữa những ngày tháng tư, trái tim của tôi lại có dịp thổn thức lên, tôi lại nhớ đến những kỷ niệm, những họ hàng, chòm xóm thân quen  và tự dưng tôi nhớ đến một cô bạn  thuở nhỏ mà thảm kịch của đời bạn đã gắn liền với sự thăng trầm của đất nước Việt Nam thân thương của tôi .

 

Hồi còn nhỏ chúng tôi thường bị các thầy giáo Việt văn bắt học thuộc lòng những đoạn văn hay như bài Lá Rụng của Khái Hưng với "Trời cuối thu vàng úa nhuộm một màu buồn vô hạn ...", hay "Tôi sinh ra đời dưới một ngôi sao xấu..." của Vũ Trọng Phụng. 

 

Những bài học thuộc lòng này vẫn còn hằn in trong đầu tôi dù trải qua hàng chục năm như không có gì thay đổi được, mùa thu phải có lá rụng, phải buồn, lá thu cũng có những tâm trạng khác nhau, hay trên đời này những em bé mồ côi là bắt buộc có những ngôi sao xấu chiếu tướng. 

 

Mới đây thôi khi Liên Tâm, người bạn cũ thời trung học cùng chồng về Calichơi trong dịp Giáng Sinh có ghé thăm tôi.  Thế là hai đứa lo ba hoa chích choè, lung tung đủ chuyện như chúng tôi chưa có dịp nói cả năm, rổn rảng mày tao chi tớ, để mặc cho hai ông chồng ngồi nhâm nhi ăn uồng trong nhà hang, không ngờ rằng hai bà xã của mình lắm chuyện đến thế. 

 

Trong những câu chuyện từ trên trời xuống dưới đất, Liên Tâm có nhắc đến Hoàng Mai với tôi: "T. à, mày biết không, con Mai vừa bị stroke, bán thân bất toại đó mày." Thăm hỏi về Mai xong, chúng tôi cũng nói sang chuyện khác, nhưng khi về nhà, câu nói của Liên Tâm cứ ám ảnh tôi mãi.

 

Nói theo câu văn Vũ Trọng Phụng ngày xưa, thật đúng là "Mai sinh ra đời dưới một ngôi sao xấu.” Có lẽ trong đời tôi chưa gặp ai có nhiều tai ương bất hạnh như cô bạn Hoàng Mai của tôi.

 

Có những người bạn cùng lớp thời niên thiếu sau vài chục năm không gặp vì trí óc cằn cỗi hay sao đó, có đứa tôi đã quên mặt, đứa thì quên tên, nhưng cái tên Lê thị Hoàng Mai chắc hẳn các bạn trong lớp và ngay cả cùng trường chẳng mấy ai quên được, bởi vì Hoàng Mai rất nổi tiếng ở trường trung học Trưng Vương của chúng tôi. 

 

Trong bảy năm mài đũng quần với nhau chưa bao giờ nó nhường hạng nhất cho ai, ngay cả Bích Ngà, con bạn thân nhất của nó.  Mai học giỏi tất cả mọi môn, từ Toán, Lý, Hoá chẳng ai làm đúng mà nhanh như nó, đến Sử, Điạ, Sinh vật chưa ai thuộc bài kỹ như nó, còn môn Văn thì khỏi nói, bài luận của Mai vẫn được thầy cô dùng làm bài mẫu trong lớp tôi, ngay cả cho các lớp khác nữa. 

 

Mai rất nhỏ con nên lúc nào  cũng ngồi bàn nhất, đối diện với bàn giáo sư, nó chẳng cần phải giành chỗ như chúng tôi trong ngày đầu niên học. 

 

Tuy nhỏ con nhưng Mai có vẻ chững chạc hơn tất cả chúng tôi nên chức trưởng lớp cũng thuộc về nó trong những lần bầu bán.  Mà nhỏ Mai có uy thật, những giờ không có thầy cô vì bệnh, vì bận hay đi họp, cả lớp được thể nhao nhao nói chuyện như vỡ chợ.  Đang ồn ào, chồm trước, quay sau nói chuyện như thế mà Mai chỉ nhắc nhở "Xin các bạn giữ im lặng" là chúng tôi nghe lời nó, vội ngồi ngay ngắn lại. 

 

Học hành giỏi dang, thầy yêu bạn mến, vậy mà khuôn mặt của nó lúc nào cũng buồn và khắc khổ chứ chẳng vô tư, ngây thơ và phá hơn quỷ như chúng tôi. 

 

Rồi một hôm tình cờ tôi phát hiện lý do tại sao Mai lại "già" trước tuổi hơn tụi tôi.  Hôm đó tôi theo mẹ thăm gia đình người anh họ ở khu cư xá sĩ Quan Hải Quân nằm dưới gốc chân cầu Thị Nghè, tò mò nghe tiếng trẻ em đang học toán trong một căn nhà nhỏ, tôi nhìn vô xem, bỗng giật mình vì cô giáo kèm trẻ không ai khác hơn cô bạn Hoàng Mai của mình.  Ông anh họ của tôi cho biết ba của Mai là trung úy Hải Quân đã tử nạn trong một chuyến tuần duyên, để lại năm con nhỏ cho vợ là giáo viên tiểu học. 

 

Chồng chết, tay xách nách mang năm đứa con nhỏ không ai trú ngụ, thế là gia đình nó được cho vào ở một căn nhà nhỏ xúi, thấp lè tè trong góc kẹt mà chẳng có gia đình sĩ quan nào muốn ở, bức tường còn nham nhở những viên gạch đỏ chưa đắp vôi.  Má của Mai mở thêm lớp dạy trẻ em trong xóm và nó cũng trở thành thầy giáo kèm trẻ như mẹ. 

 

Tôi không hiểu làm sao mà Mai có thể đảm đương vừa việc nhà vừa việc trường một cách xuất sắc như thế trong khi lũ chúng tôi còn mãi vui đùa, hò hét, nhõng nhẽo đòi cha mẹ quần là áo lượt thì nó phải cùng mẹ làm cha, bương chãi với cuộc đời để nuôi dưỡng đàn em thơ.  Tôi cảm thấy phục Hoàng Mai nhiều hơn nữa.

 

Hình như ông trời nghĩ cuộc đời Mai chưa đủ khổ, sự sụp đổ của miền Nam năm 75 làm đôi vai bé bỏng của nó lại gầy hơn, oằn thêm lên cùng với sự cơ cực của cả nước, nhất là những gia đình có thân nhân cộng tác với "Mỹ Ngụy" mà ba nó là ngụy quân. 

 

Thỉnh thoảng ngồi nhai bo bo, ngoặm khoai sùng đến mỏi cả hàm, xót cả bao tử, đôi khi tôi nghĩ đến cô bạn của mình và thầm thắc mắc không hiểu làm sao gia đình nó sống được.  Hàng xóm của nó người vượt biên, người học tập, người về vùng kinh tế mới, những gia đình còn lại trong xóm làm gì có tiền cho con em học thêm tư gia nữa chứ khi cơm còn chưa đủ ăn, áo chưa đủ mặc.  Vậy mà Mai vẫn tốt nghiệp trung học phổ thông với hạng xuất sắc. 

 

Vào cuối năm của bậc trung học, Mai rủ tôi học chung, cùng ôn tập để thi vào Y khoa.  Học với nó cho vui chứ dân nguỵ như nó với tôi thì ai cho vào học cơ chứ.  Dù biết như vậy, Mai vẫn học một cách tận tình, nó bảo tôi:  "Mình phải học T. à, nếu có rớt mình cũng không ân hận là không phải do mình thiếu cố gắng, chỉ lo đổ thừa đó bạn."  Rồi hai chúng tôi cùng nộp đơn thi. 

 

Cuối cùng tôi nhận tờ báo kết quả, tay run run mở phong thư, tôi đậu Y khoa, một điều không ngờ tới. Mừng cho mình mà lo cho bạn, không biết kết quả của Mai ra sao"  Nếu tôi rớt thì dễ quá, tôi sẽ đạp xe uà đến nhà bạn để ... khóc với nó.  Giờ thì tôi chỉ ngồi đợi, mong nó đến. 

 

Và Mai đến thăm tôi một tháng sau.  "T. à, mừng cho bạn nhé, Mai được nhận vô trường trung học sơ cấp ở Tây Ninh.  T. cũng mừng cho mình nhé, mình cũng sẽ có một nghề để nuôi thân, sẽ có gạo ăn, mà nghề gõ đầu trẻ có lẽ đã định sẵn cho mình rồi, T. hả" "

 

Dù vậy, tôi biết Mai sẽ buồn lắm, nó mộng làm thầy thuốc từ lâu lắm rồi, dạy học cũng chỉ là nghề bất đắc dĩ của nó thôi.

 

Tôi vào Y khoa, cũng phải vật lộn với bài vở chuyên môn, học tập chính trị, đi nhà thương, đi thực tế ở vùng kinh tế mới, còn Mai về Tây Ninh, chúng tôi bặt tin từ ấy.  

 

Qua Bích Ngà, cô bạn thân của nó, tôi được tin Mai đã lập gia đình với người bạn cùng lớp và dự định ở luôn tại Tây Ninh.  Bỗng một hôm, Mai gõ cửa nhà tôi, khuôn mặt thiểu não, thiếu ngủ mắt sâu hoắm:

 

- "T. ơi, có cách nào giúp được con mình không""

 

- "Sao hở Mai" "

 

- "Thằng bé con mình bị giựt làm kinh, vào Nhi Đồng 2, họ cho về, bây giờ nó lại bị giựt làm kinh nữa, Mai chở nó vô lại Nhi Đồng rồi."

 

Tôi vội vã theo Mai vào bệnh viện, nhờ chị Bác sĩ quen lâu năm thu xếp nhận thằng bé vào khu săn sóc đặc biệt.  Lần trước, thằng bé dưới sự điều trị của các bác sĩ ngoài bưng về, chẩn đoán bé sốt làm kinh xong cho về trong khi nó bị chảy máu trong não do dùng phấn rôm giả, có pha thêm thuốc giết chuột để có mùi thơm do các anh ba tàu Chợ Lớn sản xuất. 

 

Vitamin K và huyết tương được truyền cho thằng bé, nhưng chảy máu não nhiều quá và để quá lâu nên để lại di chứng liệt một bên chân cho thằng bé. 

 

Không những số làm thầy giáo đã định sẳn cho Mai mà số phải làm cha trời cũng giành riêng cho nó thì phải.  Chồng của Mai dứt áo ra đi, để lại cho Mai đứa con tật nguyền.

 

Định mệnh cứ gõ cửa đời Mai cứ hai lần một.  Trời đã định sẵn cho Mai làm nghề giáo hai lần, làm cha hai lần, và tai nạn với bác sĩ "ngoài ấy" cũng hai lần.  Tôi cứ rủa thầm chồng của Mai sao quá tệ bạc, nỡ lòng nào bỏ đứa con tật nguyền cho vợ sao đành.  Gặp Bích Ngà, tôi như có dịp trút sẵn cái bực tức của mình vào bạn. 

 

Bích Ngà lẳng lặng nghe tôi tràng giang đại hải, kết tội chồng của Mai, cuối cùng khẽ nói:

 

- "Chồng của nó cũng không đến nỗi nào đâu mày, tại gia đình chồng bắt đó."

 

- "Gia đình mình bắt thì bắt chứ, quyền quyết định chính là của mình chứ."

 

- "Mày không biết đó thôi, chồng Mai là con trai một, thằng bé bây giờ lại tàn tật, mà Mai nó không thể có con nữa."

 

- "Làm sao không thể có con nữa, Mai nó mới hơn hai mươi thôi mà, bệnh nhân của tao có người bốn mươi mấy còn sanh đó mày."

 

Bích Ngà tỉ tê cho tôi thêm một tai ương khác của Mai do lỗi người thầy thuốc của họ gây ra. Mai rất nhỏ con, chì cao hơn một thước tư chút xíu nên khung chậu rất nhỏ so với bào thai.  Bác sĩ sản khoa cứ bắt rặn sanh thường cả ngày trời nên đến khi thai đừ, tim thai yếu mới cho mổ lấy thai.  Trong lúc mổ, họ lại không khử trùng tốt để nhiễm trùng tử cung nên Mai bị cắt bỏ tử cung. 

 

Gia đình chồng khó chịu với Mai về vụ không sinh sản thêm được, nhưng chồng nó cương quyết không bỏ vợ, vịn lẽ vẫn có con trai nối giòng.  Bây giờ con của họ bị tàn phế, chồng của Mai phải nghe Mai than vãn mỗi ngày, ngày này sang ngày khác nên cuối cùng phải chia tay với vợ. 

 

Bao nhiêu tai ương chụp xuống đời Mai nhưng tôi thấy bạn vẫn tranh đấu với định mệnh. Đôi khi tôi thấy Mai đèo con đến nhà thương tập vật lý trị liệu cho thằng con vô tội của mình.  Tôi thầm nghĩ, tánh Mai cương quyết, nhẫn nại mới có đủ sức sống, đi làm để nuôi con, chứ nếu tôi rơi vào trưởng hợp của nó, chắc phải điên lên mà thôi.

 

Định mệnh hình như theo đuổi cô bạn của tôi như hình với bóng, mà đã có hình thì phải có bóng, tai ương cứ tiếp tục tái diễn với nó.  Đứa con duy nhất của Mai bị liệt một chân bây giờ đến phiên nó bán thân bất toại.  Không biết lần này định mệnh có làm kiệt quệ đời Mai chưa"  Rồi ai sẽ bảo bọc thằng bé"  Rồi Mai sẽ làm gì để sinh sống"  Rồi ai sẽ chăm sóc hai mẹ con" 

 

Mai ơi, tên của bạn là Hoàng Mai, cánh mai vàng mang lại sự rực rỡ cho mùa xuân, vậy mà mày sanh nhằm giờ nào, ngày nào để ngôi sao chiếu mệnh làm bóng đen che phủ cả đời Mai vây"  Để cánh mai vàng phải tả tơi trong bão táp của mùa đông băng giá"  Nếu có trời, có thượng đế, tôi nghĩ ngài đã quá bất công cho đời Mai, một phụ nữ thông minh, hiếu thảo, cương nghị, đảm đang sao lại gánh vác nhiều tai hoạ đến thế. Đã qú đủ rồi. Xin ngài hãy ngừng thử thách cô bạn Hoàng Mai của tôi.

 

Cầu mong Mai bình phục sau cơm stroke này.

 

Tôi thành tâm cầu nguyện cánh mai vàng của tôi có được một tương lai xán lạn hơn.

 

Thuỳ Dương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,071,831
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến