Hôm nay,  

Đi Thay Thận Ở Trung Quốc

12/12/200500:00:00(Xem: 54165)
Người viết: Chu Tất Tiến

Bài số 893-1493-220-vb2121205

*

Nhà báo nhà văn Chu Tất Tiến là tác giả rất quen với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

*

Tôi bồi hồi nhớ lại lúc đứng trong bệnh viện, bên cạnh đứa cháu gái, lòng tràn đầy xúc cảm. Mới ngày nào còn lộng lẫy sắc hương, còn "nữ hoàng, công chúa", làm bao chàng trai mê say, điên đảo, giờ này đang đối diện với tử thần. Những sợi dây, ống thở, mạch điện bủa vây quanh người như hàng lưới nhện. Các biểu đồ, xanh đỏ, nhập nhằng. Những mũi tên điện tử nhấp nhô lên xuống. Người đến thăm bệnh thì hồi hộp theo dõi những y cụ đó, mong cho con số chỉ hơi thở tăng lên, chứng tỏ người bệnh đã tự thở được một mình mà không cần đến máy, nhưng bệnh nhân, cô cháu gái nhỏ bé của tôi, giờ đã không còn hay biết chuyện gì. Trí não đã mê mệt. Tim đập thoi thóp trong lồng ngực mỏng, bên trên khoảng bụng căng cứng, trương lên, dấu hiệu của sự suy gan. Sự ra đi của đứa cháu được tính từng giờ, vì các bác sĩ đang chiến đấu căng thẳng với căn bệnh và một vài vị đã muốn bó tay.

Sau khi cháu thay thận từ Trung Quốc về, tôi mừng là cháu đã được "cải tử hồi sinh." Ôm thân hình nhỏ bé của cháu trong tay, tôi vui sướng được một thời gian dài. Tạ ơn Trời. Cả hai thận cháu đã bị khô, nếu không được thay sớm, cháu sẽ phải trải qua con đường lọc máu đến mãn đời. Theo bác sĩ cho biết, người lọc máu có hy vọng sống được thêm từ 10 đến 15 năm nữa, tùy theo cơ thể. Vì cháu còn quá trẻ, tương lai đang tươi sáng, cháu nhất định không chịu cảnh nằm mệt mỏi như thế, nên có ghi tên vào danh sách những người chờ thay thận ở Mỹ. Điều này không giúp cháu được nhiều vì danh sách đã quá dài, nên đành nhờ một y sĩ giới thiệu con đường qua Trung Quốc thay thận.

Lần thứ nhất, sau cả tháng chờ đợi bên ấy, cháu phải trở về vì chưa có thận thích hợp mà số tiền mang theo thì đã cạn. Lần thứ hai, "may mắn" hơn, sang được vài tuần là có tin vui. Cháu đã được giải phẫu thay thận mới trong vài tiếng đồng hồ, và ra viện với nét mừng rạng rỡ.

Từ nay là hết ưu tư rồi. Hết đau đớn, hết bệnh hoạn. Tuổi trẻ lại được phục hồi với những sinh hoạt làm việc và vui chơi, giải trí. Cháu hân hoan như từ cõi chết mà sống lại. Mọi người đều vui theo cháu.

Bất ngờ, một hôm, cháu cảm thấy mệt lạ lùng. Không có sức để chạy nhẩy tung tăng nữa. Người nhà đưa cháu đi khám, và bàng hoàng nghe nói cháu bị "virus" Viêm gan B cấp tính, điều không tưởng tượng được, vì trước khi đi Trung Quốc, cháu có thử máu mà không tìm thấy "virus" Viêm gan B. Như vậy, là khi giải phẫu, cháu đã bị tiếp máu hay bị lây Viêm gan B, loại đang hoạt động (active).

Chỉ trong vài tuần, cháu suy sụp rất nhanh. Giờ đây, các bác sĩ đã nói lời khuyên chuẩn bị cho sự ra đi của cháu với gia đình, nếu không có phép lạ.

Và, phép lạ đã đến.

Có lẽ vì tính khí quật cường của cháu, không chịu thua số mệnh, nên dù trong cơn mê, cháu vẫn cố gắng thở một mình, nên từ từ chỉ số thở nhích lên, nhích lên nữa. Bác sĩ điều trị ngạc nhiên, vội vã đi thảo luận với những y sĩ khác, và một phương pháp điều trị mới đã được áp dụng. Dần dần, cháu đã nhúc nhích được tay chân, và cử động được đôi môi khô cứng.

Sau gần hai tháng được chích đủ loại thuốc, cháu đã được dìu ngồi lên, và ăn uống chút ít. Tuy nhiên, cháu rất yếu đuối, mỏng manh, cần sự giúp đỡ từ những họat động nhỏ. Nhưng, trên hết, là cháu đã thắng được Thần chết lần thứ hai. Đó là chuyện không thể xẩy ra với bất cứ ai khác.

Từ kinh nghiệm của cháu, bản thân tôi, một người không có may mắn được học Y khoa, đã cảm nghiệm được đôi điều quan trọng trong vấn đề bảo vệ sức khỏe.

-Nước giữ cho thận được khỏe, vậy nên uống nhiều nước. Những người uống ít nước, thường bị sạn thận. Cô cháu tôi lại hoàn toàn chê nước. Cháu sợ đi đó, đi đây, sẽ gặp trở ngại cho con gái, nên cả ngày chỉ có ăn canh, và uống rất hạn chế. Tôi có giục cháu uống nhiều nước, "đừng để giống như chú, bị sạn thận đau đớn vô cùng", cháu cứ cười, và hứa sẽ uống, nhưng rồi đâu lại hoàn đó. Mãi cho đến khi cháu bị khám phá ra thận bị khô, cháu mới tập uống nước, thì đã trễ.

- Nước cũng làm tiêu hóa dễ dàng, người bị táo bón, cứ uống thật nhiều nước, cũng có thể được thông. Trường hợp bị tiêu chẩy, uống nước sẽ giữ cho cơ thể khỏi bị khô, vì khi tiêu chẩy, nước trong cơ thể bị trút ra ngoài. Nhiều người bị tiêu chẩy không chết vì nhiễm trùng mà chết vì thiếu nước. Muốn cho mau hết tiêu chẩy, chỉ cần pha một lít nước với một muỗng (càphê) muối và tám muỗng đường. Một ngày uống từ một đến hai lít nước như thế, cơn tiêu chẩy sẽ cầm ngay và không phải uống thuốc Tây, có thể bị táo bón sau khi đi chẩy.

Ngoài ra, gặp trường hợp thận bất trị, có thể "thử" thay đổi cách dinh dưỡng, may ra có kết quả. Trước hết là cứ uống nước thật nhiều, đồng thời áp dụng ăn kiêng, bớt thịt, cá, gạo, dầu, (tuyệt đối không ăn mỡ), mà thêm thật nhiều rau, quả, đậu nành. Sau chừng một vài tuần, áp dụng phương pháp gạo lức, muối mè trong vòng vài tuần lễ. Khi ăn, phải nhai thật chậm, cho cơm tan đi trong miệng rồi hãy nuốt. Nhưng nhớ là khi ăn kiêng như vậy, cơ thể rất yếu, không thể hoạt động mạnh được, không chạy, nhẩy, tập thể dục, mà chỉ áp dụng phương pháp hít thở theo Tài Chi mà thôi. Nếu hoạt động mạnh, có thể bị xỉu. Giữ việc ăn gạo lức muối mè như thế vài tuần rồi trở lại tiếp tục ăn uống kiêng khem, nghĩa là ăn rau, đậu, trái cây nhiều mà bớt thịt, cá, cơm gạo. (Không thể ăn gạo lức muối mè trường kỳ, vì có thể bị kém thị giác.) Biết đâu lại chẳng mang lại hiệu quả nào đó cho trái thận đã suy.

-Muốn thay thận bên Trung quốc, phải chấp nhận rủi ro. Khoa học trong những nước Á Châu Cộng Sản, dù cho văn minh đến đâu, cũng vẫn bị kiềm hãm, vì lý do chính trị. Nhiều phương tiện không được áp dụng, chỉ sợ bị "Tư Bản khống chế!" Nếu có cởi mở, lại bị nạn tham nhũng xâm nhập. Vì hệ thống tư pháp nằm trong tầm kiểm soát của chính trị, nên không được thể kết án hoặc ngăn ngừa tội phạm một cách hữu hiệu. Quyền thế vô song của những nhân vật chính trị lại dư sức bao che cho những kẻ có liên hệ. Nên những sinh hoạt khoa học nhất là y khoa cứ bị trì kéo, thiếu tự do để phát minh, nhưng dư thừa kẽ hở cho tham nhũng, cho những hoạt động có hại như dùng thận tử tù để buôn bán mà không kiểm tra chất lượng, không bảo đảm an toàn khi giải phẫu, và trên hết là không có hệ thống thưa kiện. May nhờ, rủi chịu. Chết bỏ, coi như số xui. Do đó, kẻ xấu thì nhiều, người có lương tâm thì ít. Chỉ có một hy vọng mong manh làm chỗ dựa cho người ta bám víu: đó là lợi nhuận.

Những người giao phó số mạng mình cho họ thí nghiệm thường tin rằng: Nếu họ muốn có nhiều tiền, họ phải làm tốt để kiếm thêm khách hàng nữa. Làm xấu thì mai mốt, không còn khách hàng! Tuy nhiên, thực tế, vẫn luôn có người liều mạng đến làm và chấp nhận hên xui. Cho nên, phải phân tích kỹ vấn đề trước khi quyết định những công việc liên quan đến tính mạng. Nhất là qua Trung Quốc để thay gan, thay thận.

Chu Tất Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,348,235
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến