Tác giả: Ngô Văn Thu
Bài số 5012-18-30712-vb6010617
Với bài viết “Tháng Tư, Tro Tràn Bay Trắng Đầu”, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị bắt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tháng Chạp, những ngày cuối năm Bính Thân đang bắt đầu. Đây là lúc bắt đầu nghĩ tới mâm cơm cuối năm và những nén nhang tưởng nhớ anh linh ông bà và biết bao người đã ra đi. Đã đúng mười năm qua, mỗi lần dọn mâm cơm cuối năm, tôi thường nhớ Mẹ Huế và thường khấn thầm là mời mẹ về với chúng tôi.
Câu chuyện của mẹ Huế là chuyện bà mẹ chung của anh em quân nhân VNCH thời chiến tranh ở Quảng Tín. Chắc nhiều bạn cũng còn nhớ như tôi.
Khi tôi cùng người bạn đến quán cơm của “Mẹ Huế” thì bàn trong, bàn ngoài của quán đã đông khách, đành phải chờ.
Quán cơm của “Mẹ Huế” được đông khách như vậy, vì quán không phải dựng lên để bán cho khách thập phương lỡ bước ghé vào, mà gần như riêng biệt bán cho quân nhân và các viên chức chính phủ, làm việc trong toà hành chánh tỉnh ra ăn mà thôi, nên không có bóng dáng thường dân vào quán.
Tôi không thuộc quân số của tiểu khu Quảng Tín, mà thuộc quân số của trung đoàn bộ binh, trung đoàn của tôi lại đồn trú trên lãnh thổ tỉnh Quảng Tín, cách thị xã Tam kỳ 13 km, nhưng vì có mấy trạm tuyển mộ tân binh và, trạm kiểm soát quân sự do tôi phụ trách, nên thường có mặt ở Tam kỳ.
Quán “Mẹ Huế” nằm trong một khu bình dân của thị xã Tam-kỳ, cách toà hành chánh tỉnh Quảng Tín vài cây số, tiện lợi cho quân nhân và viên chức từ toà tỉnh chạy xe ra ăn.
Không ai biết quán (cũng là nhà của “Mẹ Huế”) cất lên tự lúc nào trên khoảnh đất thoáng rộng, đủ chỗ cho hàng loạt xe honda đậu khi vào quán dùng cơm, lại có bụi tre phủ bóng mát trước nhà nữa.
Khi tôi biết được quán của “Mẹ Huế” và, thường xuyên đến ăn thì quán đã đông thân chủ.Tôi nhập cuộc vào chốn cơm hàng cháo chợ nầy, vì đời lính xa nhà. Lần hồi, cơ duyên đưa đẩy, tôi như chỗ người nhà của quán cơm “Mẹ Huế” luôn.
Tôi không biết tên của “Mẹ Huế”, chỉ nghe người ta kêu vậy tôi cũng đành theo khuôn phép đó. “Mẹ Huế” ước chừng năm mươi lăm, sáu mươi tuổi gì đó, thân hình “Mẹ Huế” trông mảnh khảnh, nhanh nhẹn so với tuổi đời của mẹ. “Mẹ Huế” lớn tuổi hơn đám khách chúng tôi khoảng mười lăm tuổi. Không thấy “Ba Huế”có mặt bên “Mẹ Huế”. Có lần không nén được nỗi buồn của mình vì tình duyên đứt đoạn giữa đường, ”Mẹ Huế” hé lộ đôi lời tâm sự. Mẹ kể: thời còn con gái, Mẹ có quán cơm bán lưu động trên tàu lửa xuyên Việt. Cuộc đời Mẹ đong đưa ngược xuôi trên con tàu, nay đây mai đó, ”sáng Huế, xế Quảng”. Và đã từng nhỏ giọt buồn cho từng ga, khi phải chứng kiến những cảnh đưa tiễn người thân đi xa. Nhất là thời chiến tranh bùng nổ mạnh trên đất nước.
Đã có hàng chục va-gon tàu, chở quân đội ra tiền tuyến, và cũng có hàng chục va-gon khác, chở thanh niên các miền vào quân trường huấn luyện. Rồi buồn thay! Có những lần tàu trở về, một vài va-gon đó, lại mang theo quan tài của người xấu số trong họ, đã ra đi ngày nào.B ài hát Biệt Ly của Doãn Mẫn thật thấm thía trong hoàn cảnh nầy. (Biệt ly tiếc thương từ đây….Ôi, còi tàu như xé đôi lòng…)
Mẹ kể là có lần trong số những quân nhân ấy có chàng trai hào hiệp đã cứu mẹ thoát một tai nạn, khi tàu bị mìn lật trên đoạn đường Lăng-Cô Huế. Người đó không ai khác hơn là chàng sĩ quan tùng thiết trên tàu lửa, người có nhiệm vụ bảo vệ tàu. Người ấy săn sóc cho Mẹ thật tận tình, không có ơn nghĩa nào đền đáp được. Thế rồi từ đó, hai người dành cho nhau nhiều cảm tình “đặc biệt”. Với hai đứa con, một trai 17 tuổi và một gái 15 tuổi ra đời, là kết quả cuộc tình đó.
Nói đến đây, ”Mẹ Huế” bỗng dừng lại, không kể tiếp phần cuối những ly kỳ, bí hiểm hơn, tại sao “Mẹ Huế” lại có mặt tại Tam kỳ nầy và, người hùng của “Mẹ Huế” sau đó đã bị mất tích trên chiến trường tết Mậu Thân Huế như thế nào (vì hết thời gian biệt phái qua đường sắt, nên phải trở về đơn vị tác chiến cũ). Hai đứa con của “Mẹ Huế”, chúng biết thân phận mồ côi cha, nên lo toan giúp mẹ mọi bề trong quán cơm.
Tuy là người Huế, nhưng ước chừng Mẹ không phải gốc chính Huế, nên nhiều khi “Mẹ Huế” nói chuyện, phát âm nhiều chữ hơi nặng không như Huế “đại nội”. Nhưng dù ở miền nào của Huế, món ăn của “Mẹ Huế” cũng có thứ đặc sản mắm ruốc đậm chất Huế.
Ban đầu ăn, bọn lính tráng chúng tôi thấy mùi hơi khó chịu vì chưa quen, nhưng “Mẹ Huế” cứ “chưng” hoài món hàng nầy vào các món ăn của Mẹ nên ăn riết đâm ghiền, không còn phàn nàn nữa.
Thực đơn, bữa ăn của “Mẹ Huế” dành cho thực khách, -đám thanh niên xa nhà như chúng tôi vẩn thường là: cá kho mặn, canh bầu hoặc dưa gang, hột vịt dầm nước mắm ớt và một dĩa thịt heo ba chỉ cuộn với rau sống chấm mắm nêm lỏng. Bọn “hạm ăn” chúng tôi tuổi ngoài đôi mươi, thấy món gì “Mẹ Huế” cống hiến trong bữa ăn cũng hài lòng khen ngon cả, vì sức trai, nhai đá cũng giòn kia mà.
Cứ thế “Mẹ Huế”, nay món nầy mai món khác, “vỗ béo” đàn con của Mẹ vì nghiệp nước phải xa nhà, không nơi nương tựa bữa ăn ấm cúng của gia đình. Đặc biệt có những bữa ăn không trùng ngày lễ lạt giỗ kỵ gì cả, thế mà bỗng dưng thịnh soạn hơn thường lệ. Có thịt heo quay, có cua biển luộc với dĩa muối tiêu chanh hấp dẫn, còn có tô cháo lươn da vàng ngậy trên bàn nữa. Ai nấy cũng lấy làm lạ tò mò hỏi nhau: Cái gì đây? Sinh nhật của Mẹ? hay tình yêu của Mẹ lên ngôi lần nữa? Sai bét hết, không có gì cả:Chỉ là, “Mẹ Huế”vừa gặp mặt ông Đề. Ông Đề đẹp trai của “Mẹ Huế”vừa cho Mẹ gặp mặt nên Mẹ vui, Mẹ hỉ xả “cúng dường” cho chúng sanh là chúng tôi một bữa ăn thật đặc biệt để góp phần vào thú vui riêng của Mẹ. (Hàng tuần “Mẹ Huế” đều vui chơi với việc đánh số Đề).
Chúng tôi thường bảo nhau: cầu cho “Mẹ Huế” gặp ông Đề hoài hoài để tụi mình sướng. Song tiếc thay, đôi khi trông mặt “Mẹ Huế” cũng eo xèo buồn, vì lý do: ông Đề bận đi vication xa, không cho “Mẹ Huế” gặp hên như những lần trước nữa. Trông “Mẹ Huế” buồn mà chúng tôi cũng buồn lây, vì thiếu “hàng xịn” trên mâm cơm.
“Mẹ Huế” tính tình hào phóng, có đồng nào ngoài khoản tiền căn bản mồ hôi nước mắt của mình làm ra là Mẹ “xả láng” với tụi tôi ngay. “Mẹ Huế”có thói quen: dù phải bận rộn với công việc, nhưng trên môi của “Mẹ Huế” lúc nào cũng gắn chặt điếu thuốc lá cẩm lệ của Quảng Nam. Mẹ luôn nheo nheo đôi mắt để tránh làn khói mỏng tỏa ra từ điếu thuốc. (Chính gia đình tôi đã góp phần thú vị nầy vào đời sống của “Mẹ Huế”. Trước khi bị gọi vào quân trường SQBB/Thủ Đức, tôi là người quản lý của gia đình, phân phối thuốc lá Cẩm Lệ-Quảng Nam-Đà-Nẵng đi khắp miền Trung). Nay không ngờ, “Mẹ Huế” lại là khách hàng của tôi và, tôi lại là khách hàng của Mẹ qua mâm cơm nầy.
Tôi không biết có lần nào trong mâm cơm chúng tôi ăn, có “độn”tàn thuốc lá của “Mẹ Huế”vào không, vì môi “Mẹ Huế” luôn gắn chặt điếu thuốc, nhưng nếu chẳng may, có bị “độn” đi nữa thì cũng chẳng ai bị ngộ độc, vì thuốc lá được bào chế với hương liệu không có hoá chất độc hại như ngày nay, mà toàn là thảo mộc qúy, tinh chiết ra để ướp thuốc cho thơm ngon mà thôi.
Bữa cơm ngon là vậy, còn nước uống thì sao. ”Mẹ Huế” rất tươm tất chuyện nầy. Mẹ thường cho thực khách uống nước chè lá tươi, mà phải là chè lá của núi rừng quận Tiên Phước Quảng Nam nổi tiếng Mẹ mới vừa lòng. Mẹ nói uống chè xanh dễ tiêu thực. Do đó, một khạp nước chè tươi được kê sát với bụi tre đổ bóng mát trước cửa. Không biết Mẹ có nghiên cứu điạ hình, địa vật trước không, chứ đặt khạp nước nơi đây quả là đúng vị trí chiến thuật, chiến lược”. Vì ăn xong, người người đều đổ mồ hôi, ra đây vừa nhâm nhi ly chè tươi, vừa hưởng được làn gió mát từ bụi tre tạt vào thì hỏi, còn gì thỏa lòng cho bằng.
Quán “Mẹ Huế”gần như có thực đơn bốn mùa: Mùa xuân khi nhà vườn có cải con còn non, ”Mẹ Huế”cho ăn thịt heo luộc cuốn với cải, khế lát, chuối chát, bắp chuối xắt mỏng, rồi chấm với mắm nêm nguyên chất đang còn con mắm cơm đỏ ửng. Tất cả được cuộn tròn vào bánh tráng mỏng, rồì được đưa vào miệng, cắn một miếng, lật thế nhai, nghe giòn tan cọng cải đang trộn với mùi gia vị tỏa ra thấm vào lưỡi, nồng nồng cay cay, khiến mọi cảm giác của tứ chi lâng lâng tê dại. Ôi, đâu còn món cao lương nào cỡ triều đình sánh kịp.
Mùa hè “Mẹ Huế” lại cho ăn đổi bữa các loại cá: nào cá thu, cá ngừ, cá chuồn, cá hố. Nào kho, nào chiên, nào hấp, món nào cũng “đắm đuối” khẩu vị thực khách cả. Ngoại trừ cá sấu. (Có lần tôi hỏi đùa “Mẹ Huế”. Chừng nào Mẹ cho ăn cá sấu đây, nghe xong Mẹ rùng mình nói:- ăn cá sấu, chết không đầu thai lại kiếp người được, vì cá sấu ăn thịt người, chẳng lẽ chúng ta ăn chúng ta sao mà đòi ăn thứ dại đó. Ghê qúa!
Đầu mùa thu, khi các loại bí, bầu, su, mướp còn sum- sê lủng lẳng trên giàn thì “Mẹ Huế” lại cho ăn các thổ sản đó.
Đông về, ”Mẹ Huế” lại thay món, cho ăn các loại mắm: mắm dưa, mắm cải, mắm cá chuồn và đặc biệt là mắm cá sặc ở Miền Nam.
Tóm lại. “Mẹ Huế” đem tất cả sở trường của người đầu bếp có kinh nghiệm lâu năm trong nghề ra phô diễn tài nghệ, mà giá ăn thjì vừa hợp cho kiểu tiền lính tính liển, thử hỏi làm sao quán của “Mẹ Huế” không đông khách cho được.
Đám khách trẻ chúng tôi nhờ có quán cơm của “Mẹ Huế”mà được an ủi phần nào thân phận kẻ xa nhà. Một năm chỉ được vài ngày phép eo hẹp, hiếm hoi với gia đình. Thời gian còn lại chỉ trông cậy vào quán cơm của “Mẹ Huế”, ăn để khôn lớn với đời và chiến đấu với nghịch cảnh của chiến tranh.
Ngoài chúng tôi ra, quán cơm của “Mẹ Huế”, đôi khi cũng có những ngoại lệ khác như: đón vài khách đặc biệt nữa.
Khách đây là vài gia đình tử sĩ, từ xa về toà hành chánh tỉnh làm hồ sơ nhận xác chồng hay hồ sơ lãnh tiền tử tuất, nhưng gặp phải giờ cơm, nhân viên xã hội đưa họ đến quán “Mẹ Huế” để họ ăn tạm rồì trở vào làm tiếp.
Đối với loại khách đặc biệt nầy, “Mẹ Huế” không những tiếp đải ân cần mà còn không nhận tiền cơm nữa. Vô hình chung quán của ”Mẹ Huế” đã biến thành cơ sở xã hội thiện chí của gia đình quân nhân toà hành chánh hồi nào không hay. Tiếng lành đồn xa, ai nghe được cũng dành cho “mẹ Huế” lòng qúy trọng.
Tết năm nào không bận công tác đi xa. Vì quá lạc lõng, tôi tìm đến quán “Mẹ Huế” để hưởng ké tình xuân. Tuy quán đóng cửa, nhưng tôi vẩn được cho vào. Mẹ Huế tử tế cho ăn các món đặc sản xuân của Huế do tự tay Mẹ nấu nướng, thiết bày, cúng kiếng trong ba ngày tết cổ truyền.
Còn nhớ mùa xuân năm 1970, chiều ba mươi tết, sau công tác trở về từ quận miền núi Tiên Phước, tôi ghé quán MMẹ Huế” để biếu Mẹ chút quà lấy thảo: nào hồ tiêu, cau trầu tươi, chè lá xanh, mấy trái mít mật, mấy bẹ vỏ quế rừng thơm có tiếng (“Mẹ Huế” thường hay pha chút đỉnh quế vào tô nước chấm, vừa ngon vừa trừ được bệnh tháo dạ) cùng vài lít mật ong, thổ sản đặc biệt của rừng núi quận Tiên Phước.
Bước vào quán, tôi thấy trước cửa được bày biện một chiếc bàn tròn đầy đủ lễ vật, hoa quả cùng với mâm cơm thịnh soạn trông trang nghiêm, thành kính đang cúng. Hương, đèn cháy lung linh.” M ẹ Huế”trong chiếc áo dài lam, hai bàn tay chụm lại thành búp sen trước ngực, trong tư thế chánh niệm râm râm khấn vái, tưởng nhớ tới thằng Hiền, thằng Mân, thằng Ngoạn và thằng Tưởng cùng với mấy đứa nữa mà “Mẹ Huế” không nhớ hết tên, đã đến quán ăn của Mẹ, nhưng nay thì “chúng” đã ra đi vĩnh viễn không về nữa, thật tội nghiệp quá, Mẹ nói mẹ nhớ chúng nó quá.
Tôi nép mình bên “Mẹ Huế” yên lặng xúc động, vì cứ ngỡ mâm cơm chiều ba mươi tết của Mẹ, cốt yếu để cúng tổ tiên theo thông lệ rước ông bà mà thôi, nào ngờ mâm cơm nầy, Mẹ chỉ cúng để tưởng nhớ mấy “đứa con” lính, tứ xứ của Mẹ ngày nào.
Tôi cầm tay Mẹ, cử chỉ như đaị diện cho những anh linh bạn bè đã khuất, chuyển tải lòng biết ơn đến Mẹ. Vì trong thời gian và không gian lắng đọng của ngày cuối năm nầy, khắp mọi nhà, mọi miền, ai ai cũng bận tâm nghĩ đến tổ tiên ông bà mình, còn mấy ai nghĩ đến người khác. Duy chỉ có ”Mẹ Huế” ngoài việc cúng bái cho gia đình mình, lại còn nhớ đến anh em đồng đội của tôi nữa. Họ đang vùi thân trong lòng đất lạnh, nơi bìa rừng, bên hốc đá nào đó, vĩnh viễn xa lìa mùa xuân, dù mùa xuân của họ còn rất dài…
Mâm cơm của Mẹ Huế cúng, còn có ý nghĩa như ánh lửa hồng từ trái tim Mẹ tỏa ra làm ấm áp phần nào bao vong hồn đang lạc lõng ở cõi mù xa.
Qua đó, tôi cảm nghiệm được rằng “Mẹ Huế” tuy có đời sống bình dị, không điạ vị gì cao sang trong xã hội cả. Mẹ chỉ làm công việc bình thường mà không một ai khi đã học qua vở lòng “quốc văn giáo khoa thư” thuỡ thiếu thời đều rõ “Thấy người hoạn nạn thì thương, thấy người đói rét lại càng thương hơn” Do đó Mẹ đã trải trái tim Bồ-Tát của mình ra để bù đắp những mất mát to lớn mà các bà mẹ, bà vợ lính phải miệt mài gồng mình gánh chịu trong suốt chiều dài của cuộc chiến.
Thế rồi biến cố ba mươi tháng Tư xảy ra, mỗi người tan tác mỗi ngả.
Năm 2006, sau khi từ Mỹ về thọ tang mẹ ruột xong, tôi đón tàu lửa vào thị xã Tam Kỳ lân la tìm lại quán cũ của “Mẹ Huế”, để nhớ lại dĩ vãng ngày xưa, ngày mà “Mẹ Huế” luôn luôn tất bật lo từng bữa ăn cho chúng tôi.
Buồn thay, tất cả nơi đây nay đều xa lạ và ngỡ ngàng. Chỉ còn một nhân chứng sót lại cho biết: Sau một chín bảy lăm, ”Mẹ Huế” đã bị việt cộng bắt đi tù sáu tháng về tội “có liên hệ với chế độ nguỵ” Ra tù, Mẹ bị cưỡng bức đi vùng kinh tế mới ở Kontum. Do đã già yếu và buồn phiền, không chịu nổi cảnh sơn lam chướng khí, nên Mẹ đã chết trên vùng đất đau thương đó. Qua đi một đời người rộng lượng, cao cả đáng kính.
Thế là Mẹ đã bị những kẻ vô minh, nuôi lòng thù hận nhỏ nhen giết chết đời Mẹ.
Nay, sống trên đất Mỹ, hàng năm, tết nào tôi cũng có mâm cơm chiều ba mươi tết, để rước ông bà và, rước luôn “Mẹ Huế” về vui xuân với gia đình. Tôi coi “Mẹ Huế”cũng là ông bà của mình, để có dịp trả ơn “Mẹ Huế”. Xin “Mẹ Huế”chứng giám lòng thành của con.
Ngô Văn Thu
Bài số 5012-18-30712-vb6010617
Với bài viết “Tháng Tư, Tro Tràn Bay Trắng Đầu”, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị bắt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas. Sau đây là bài viết mới nhất.
* * *
Tháng Chạp, những ngày cuối năm Bính Thân đang bắt đầu. Đây là lúc bắt đầu nghĩ tới mâm cơm cuối năm và những nén nhang tưởng nhớ anh linh ông bà và biết bao người đã ra đi. Đã đúng mười năm qua, mỗi lần dọn mâm cơm cuối năm, tôi thường nhớ Mẹ Huế và thường khấn thầm là mời mẹ về với chúng tôi.
Câu chuyện của mẹ Huế là chuyện bà mẹ chung của anh em quân nhân VNCH thời chiến tranh ở Quảng Tín. Chắc nhiều bạn cũng còn nhớ như tôi.
*
Khi tôi cùng người bạn đến quán cơm của “Mẹ Huế” thì bàn trong, bàn ngoài của quán đã đông khách, đành phải chờ.
Quán cơm của “Mẹ Huế” được đông khách như vậy, vì quán không phải dựng lên để bán cho khách thập phương lỡ bước ghé vào, mà gần như riêng biệt bán cho quân nhân và các viên chức chính phủ, làm việc trong toà hành chánh tỉnh ra ăn mà thôi, nên không có bóng dáng thường dân vào quán.
Tôi không thuộc quân số của tiểu khu Quảng Tín, mà thuộc quân số của trung đoàn bộ binh, trung đoàn của tôi lại đồn trú trên lãnh thổ tỉnh Quảng Tín, cách thị xã Tam kỳ 13 km, nhưng vì có mấy trạm tuyển mộ tân binh và, trạm kiểm soát quân sự do tôi phụ trách, nên thường có mặt ở Tam kỳ.
Quán “Mẹ Huế” nằm trong một khu bình dân của thị xã Tam-kỳ, cách toà hành chánh tỉnh Quảng Tín vài cây số, tiện lợi cho quân nhân và viên chức từ toà tỉnh chạy xe ra ăn.
Không ai biết quán (cũng là nhà của “Mẹ Huế”) cất lên tự lúc nào trên khoảnh đất thoáng rộng, đủ chỗ cho hàng loạt xe honda đậu khi vào quán dùng cơm, lại có bụi tre phủ bóng mát trước nhà nữa.
Khi tôi biết được quán của “Mẹ Huế” và, thường xuyên đến ăn thì quán đã đông thân chủ.Tôi nhập cuộc vào chốn cơm hàng cháo chợ nầy, vì đời lính xa nhà. Lần hồi, cơ duyên đưa đẩy, tôi như chỗ người nhà của quán cơm “Mẹ Huế” luôn.
Tôi không biết tên của “Mẹ Huế”, chỉ nghe người ta kêu vậy tôi cũng đành theo khuôn phép đó. “Mẹ Huế” ước chừng năm mươi lăm, sáu mươi tuổi gì đó, thân hình “Mẹ Huế” trông mảnh khảnh, nhanh nhẹn so với tuổi đời của mẹ. “Mẹ Huế” lớn tuổi hơn đám khách chúng tôi khoảng mười lăm tuổi. Không thấy “Ba Huế”có mặt bên “Mẹ Huế”. Có lần không nén được nỗi buồn của mình vì tình duyên đứt đoạn giữa đường, ”Mẹ Huế” hé lộ đôi lời tâm sự. Mẹ kể: thời còn con gái, Mẹ có quán cơm bán lưu động trên tàu lửa xuyên Việt. Cuộc đời Mẹ đong đưa ngược xuôi trên con tàu, nay đây mai đó, ”sáng Huế, xế Quảng”. Và đã từng nhỏ giọt buồn cho từng ga, khi phải chứng kiến những cảnh đưa tiễn người thân đi xa. Nhất là thời chiến tranh bùng nổ mạnh trên đất nước.
Đã có hàng chục va-gon tàu, chở quân đội ra tiền tuyến, và cũng có hàng chục va-gon khác, chở thanh niên các miền vào quân trường huấn luyện. Rồi buồn thay! Có những lần tàu trở về, một vài va-gon đó, lại mang theo quan tài của người xấu số trong họ, đã ra đi ngày nào.B ài hát Biệt Ly của Doãn Mẫn thật thấm thía trong hoàn cảnh nầy. (Biệt ly tiếc thương từ đây….Ôi, còi tàu như xé đôi lòng…)
Mẹ kể là có lần trong số những quân nhân ấy có chàng trai hào hiệp đã cứu mẹ thoát một tai nạn, khi tàu bị mìn lật trên đoạn đường Lăng-Cô Huế. Người đó không ai khác hơn là chàng sĩ quan tùng thiết trên tàu lửa, người có nhiệm vụ bảo vệ tàu. Người ấy săn sóc cho Mẹ thật tận tình, không có ơn nghĩa nào đền đáp được. Thế rồi từ đó, hai người dành cho nhau nhiều cảm tình “đặc biệt”. Với hai đứa con, một trai 17 tuổi và một gái 15 tuổi ra đời, là kết quả cuộc tình đó.
Nói đến đây, ”Mẹ Huế” bỗng dừng lại, không kể tiếp phần cuối những ly kỳ, bí hiểm hơn, tại sao “Mẹ Huế” lại có mặt tại Tam kỳ nầy và, người hùng của “Mẹ Huế” sau đó đã bị mất tích trên chiến trường tết Mậu Thân Huế như thế nào (vì hết thời gian biệt phái qua đường sắt, nên phải trở về đơn vị tác chiến cũ). Hai đứa con của “Mẹ Huế”, chúng biết thân phận mồ côi cha, nên lo toan giúp mẹ mọi bề trong quán cơm.
Tuy là người Huế, nhưng ước chừng Mẹ không phải gốc chính Huế, nên nhiều khi “Mẹ Huế” nói chuyện, phát âm nhiều chữ hơi nặng không như Huế “đại nội”. Nhưng dù ở miền nào của Huế, món ăn của “Mẹ Huế” cũng có thứ đặc sản mắm ruốc đậm chất Huế.
Ban đầu ăn, bọn lính tráng chúng tôi thấy mùi hơi khó chịu vì chưa quen, nhưng “Mẹ Huế” cứ “chưng” hoài món hàng nầy vào các món ăn của Mẹ nên ăn riết đâm ghiền, không còn phàn nàn nữa.
Thực đơn, bữa ăn của “Mẹ Huế” dành cho thực khách, -đám thanh niên xa nhà như chúng tôi vẩn thường là: cá kho mặn, canh bầu hoặc dưa gang, hột vịt dầm nước mắm ớt và một dĩa thịt heo ba chỉ cuộn với rau sống chấm mắm nêm lỏng. Bọn “hạm ăn” chúng tôi tuổi ngoài đôi mươi, thấy món gì “Mẹ Huế” cống hiến trong bữa ăn cũng hài lòng khen ngon cả, vì sức trai, nhai đá cũng giòn kia mà.
Cứ thế “Mẹ Huế”, nay món nầy mai món khác, “vỗ béo” đàn con của Mẹ vì nghiệp nước phải xa nhà, không nơi nương tựa bữa ăn ấm cúng của gia đình. Đặc biệt có những bữa ăn không trùng ngày lễ lạt giỗ kỵ gì cả, thế mà bỗng dưng thịnh soạn hơn thường lệ. Có thịt heo quay, có cua biển luộc với dĩa muối tiêu chanh hấp dẫn, còn có tô cháo lươn da vàng ngậy trên bàn nữa. Ai nấy cũng lấy làm lạ tò mò hỏi nhau: Cái gì đây? Sinh nhật của Mẹ? hay tình yêu của Mẹ lên ngôi lần nữa? Sai bét hết, không có gì cả:Chỉ là, “Mẹ Huế”vừa gặp mặt ông Đề. Ông Đề đẹp trai của “Mẹ Huế”vừa cho Mẹ gặp mặt nên Mẹ vui, Mẹ hỉ xả “cúng dường” cho chúng sanh là chúng tôi một bữa ăn thật đặc biệt để góp phần vào thú vui riêng của Mẹ. (Hàng tuần “Mẹ Huế” đều vui chơi với việc đánh số Đề).
Chúng tôi thường bảo nhau: cầu cho “Mẹ Huế” gặp ông Đề hoài hoài để tụi mình sướng. Song tiếc thay, đôi khi trông mặt “Mẹ Huế” cũng eo xèo buồn, vì lý do: ông Đề bận đi vication xa, không cho “Mẹ Huế” gặp hên như những lần trước nữa. Trông “Mẹ Huế” buồn mà chúng tôi cũng buồn lây, vì thiếu “hàng xịn” trên mâm cơm.
“Mẹ Huế” tính tình hào phóng, có đồng nào ngoài khoản tiền căn bản mồ hôi nước mắt của mình làm ra là Mẹ “xả láng” với tụi tôi ngay. “Mẹ Huế”có thói quen: dù phải bận rộn với công việc, nhưng trên môi của “Mẹ Huế” lúc nào cũng gắn chặt điếu thuốc lá cẩm lệ của Quảng Nam. Mẹ luôn nheo nheo đôi mắt để tránh làn khói mỏng tỏa ra từ điếu thuốc. (Chính gia đình tôi đã góp phần thú vị nầy vào đời sống của “Mẹ Huế”. Trước khi bị gọi vào quân trường SQBB/Thủ Đức, tôi là người quản lý của gia đình, phân phối thuốc lá Cẩm Lệ-Quảng Nam-Đà-Nẵng đi khắp miền Trung). Nay không ngờ, “Mẹ Huế” lại là khách hàng của tôi và, tôi lại là khách hàng của Mẹ qua mâm cơm nầy.
Tôi không biết có lần nào trong mâm cơm chúng tôi ăn, có “độn”tàn thuốc lá của “Mẹ Huế”vào không, vì môi “Mẹ Huế” luôn gắn chặt điếu thuốc, nhưng nếu chẳng may, có bị “độn” đi nữa thì cũng chẳng ai bị ngộ độc, vì thuốc lá được bào chế với hương liệu không có hoá chất độc hại như ngày nay, mà toàn là thảo mộc qúy, tinh chiết ra để ướp thuốc cho thơm ngon mà thôi.
Bữa cơm ngon là vậy, còn nước uống thì sao. ”Mẹ Huế” rất tươm tất chuyện nầy. Mẹ thường cho thực khách uống nước chè lá tươi, mà phải là chè lá của núi rừng quận Tiên Phước Quảng Nam nổi tiếng Mẹ mới vừa lòng. Mẹ nói uống chè xanh dễ tiêu thực. Do đó, một khạp nước chè tươi được kê sát với bụi tre đổ bóng mát trước cửa. Không biết Mẹ có nghiên cứu điạ hình, địa vật trước không, chứ đặt khạp nước nơi đây quả là đúng vị trí chiến thuật, chiến lược”. Vì ăn xong, người người đều đổ mồ hôi, ra đây vừa nhâm nhi ly chè tươi, vừa hưởng được làn gió mát từ bụi tre tạt vào thì hỏi, còn gì thỏa lòng cho bằng.
Quán “Mẹ Huế”gần như có thực đơn bốn mùa: Mùa xuân khi nhà vườn có cải con còn non, ”Mẹ Huế”cho ăn thịt heo luộc cuốn với cải, khế lát, chuối chát, bắp chuối xắt mỏng, rồi chấm với mắm nêm nguyên chất đang còn con mắm cơm đỏ ửng. Tất cả được cuộn tròn vào bánh tráng mỏng, rồì được đưa vào miệng, cắn một miếng, lật thế nhai, nghe giòn tan cọng cải đang trộn với mùi gia vị tỏa ra thấm vào lưỡi, nồng nồng cay cay, khiến mọi cảm giác của tứ chi lâng lâng tê dại. Ôi, đâu còn món cao lương nào cỡ triều đình sánh kịp.
Mùa hè “Mẹ Huế” lại cho ăn đổi bữa các loại cá: nào cá thu, cá ngừ, cá chuồn, cá hố. Nào kho, nào chiên, nào hấp, món nào cũng “đắm đuối” khẩu vị thực khách cả. Ngoại trừ cá sấu. (Có lần tôi hỏi đùa “Mẹ Huế”. Chừng nào Mẹ cho ăn cá sấu đây, nghe xong Mẹ rùng mình nói:- ăn cá sấu, chết không đầu thai lại kiếp người được, vì cá sấu ăn thịt người, chẳng lẽ chúng ta ăn chúng ta sao mà đòi ăn thứ dại đó. Ghê qúa!
Đầu mùa thu, khi các loại bí, bầu, su, mướp còn sum- sê lủng lẳng trên giàn thì “Mẹ Huế” lại cho ăn các thổ sản đó.
Đông về, ”Mẹ Huế” lại thay món, cho ăn các loại mắm: mắm dưa, mắm cải, mắm cá chuồn và đặc biệt là mắm cá sặc ở Miền Nam.
Tóm lại. “Mẹ Huế” đem tất cả sở trường của người đầu bếp có kinh nghiệm lâu năm trong nghề ra phô diễn tài nghệ, mà giá ăn thjì vừa hợp cho kiểu tiền lính tính liển, thử hỏi làm sao quán của “Mẹ Huế” không đông khách cho được.
Đám khách trẻ chúng tôi nhờ có quán cơm của “Mẹ Huế”mà được an ủi phần nào thân phận kẻ xa nhà. Một năm chỉ được vài ngày phép eo hẹp, hiếm hoi với gia đình. Thời gian còn lại chỉ trông cậy vào quán cơm của “Mẹ Huế”, ăn để khôn lớn với đời và chiến đấu với nghịch cảnh của chiến tranh.
Ngoài chúng tôi ra, quán cơm của “Mẹ Huế”, đôi khi cũng có những ngoại lệ khác như: đón vài khách đặc biệt nữa.
Khách đây là vài gia đình tử sĩ, từ xa về toà hành chánh tỉnh làm hồ sơ nhận xác chồng hay hồ sơ lãnh tiền tử tuất, nhưng gặp phải giờ cơm, nhân viên xã hội đưa họ đến quán “Mẹ Huế” để họ ăn tạm rồì trở vào làm tiếp.
Đối với loại khách đặc biệt nầy, “Mẹ Huế” không những tiếp đải ân cần mà còn không nhận tiền cơm nữa. Vô hình chung quán của ”Mẹ Huế” đã biến thành cơ sở xã hội thiện chí của gia đình quân nhân toà hành chánh hồi nào không hay. Tiếng lành đồn xa, ai nghe được cũng dành cho “mẹ Huế” lòng qúy trọng.
Tết năm nào không bận công tác đi xa. Vì quá lạc lõng, tôi tìm đến quán “Mẹ Huế” để hưởng ké tình xuân. Tuy quán đóng cửa, nhưng tôi vẩn được cho vào. Mẹ Huế tử tế cho ăn các món đặc sản xuân của Huế do tự tay Mẹ nấu nướng, thiết bày, cúng kiếng trong ba ngày tết cổ truyền.
Còn nhớ mùa xuân năm 1970, chiều ba mươi tết, sau công tác trở về từ quận miền núi Tiên Phước, tôi ghé quán MMẹ Huế” để biếu Mẹ chút quà lấy thảo: nào hồ tiêu, cau trầu tươi, chè lá xanh, mấy trái mít mật, mấy bẹ vỏ quế rừng thơm có tiếng (“Mẹ Huế” thường hay pha chút đỉnh quế vào tô nước chấm, vừa ngon vừa trừ được bệnh tháo dạ) cùng vài lít mật ong, thổ sản đặc biệt của rừng núi quận Tiên Phước.
Bước vào quán, tôi thấy trước cửa được bày biện một chiếc bàn tròn đầy đủ lễ vật, hoa quả cùng với mâm cơm thịnh soạn trông trang nghiêm, thành kính đang cúng. Hương, đèn cháy lung linh.” M ẹ Huế”trong chiếc áo dài lam, hai bàn tay chụm lại thành búp sen trước ngực, trong tư thế chánh niệm râm râm khấn vái, tưởng nhớ tới thằng Hiền, thằng Mân, thằng Ngoạn và thằng Tưởng cùng với mấy đứa nữa mà “Mẹ Huế” không nhớ hết tên, đã đến quán ăn của Mẹ, nhưng nay thì “chúng” đã ra đi vĩnh viễn không về nữa, thật tội nghiệp quá, Mẹ nói mẹ nhớ chúng nó quá.
Tôi nép mình bên “Mẹ Huế” yên lặng xúc động, vì cứ ngỡ mâm cơm chiều ba mươi tết của Mẹ, cốt yếu để cúng tổ tiên theo thông lệ rước ông bà mà thôi, nào ngờ mâm cơm nầy, Mẹ chỉ cúng để tưởng nhớ mấy “đứa con” lính, tứ xứ của Mẹ ngày nào.
Tôi cầm tay Mẹ, cử chỉ như đaị diện cho những anh linh bạn bè đã khuất, chuyển tải lòng biết ơn đến Mẹ. Vì trong thời gian và không gian lắng đọng của ngày cuối năm nầy, khắp mọi nhà, mọi miền, ai ai cũng bận tâm nghĩ đến tổ tiên ông bà mình, còn mấy ai nghĩ đến người khác. Duy chỉ có ”Mẹ Huế” ngoài việc cúng bái cho gia đình mình, lại còn nhớ đến anh em đồng đội của tôi nữa. Họ đang vùi thân trong lòng đất lạnh, nơi bìa rừng, bên hốc đá nào đó, vĩnh viễn xa lìa mùa xuân, dù mùa xuân của họ còn rất dài…
Mâm cơm của Mẹ Huế cúng, còn có ý nghĩa như ánh lửa hồng từ trái tim Mẹ tỏa ra làm ấm áp phần nào bao vong hồn đang lạc lõng ở cõi mù xa.
Qua đó, tôi cảm nghiệm được rằng “Mẹ Huế” tuy có đời sống bình dị, không điạ vị gì cao sang trong xã hội cả. Mẹ chỉ làm công việc bình thường mà không một ai khi đã học qua vở lòng “quốc văn giáo khoa thư” thuỡ thiếu thời đều rõ “Thấy người hoạn nạn thì thương, thấy người đói rét lại càng thương hơn” Do đó Mẹ đã trải trái tim Bồ-Tát của mình ra để bù đắp những mất mát to lớn mà các bà mẹ, bà vợ lính phải miệt mài gồng mình gánh chịu trong suốt chiều dài của cuộc chiến.
Thế rồi biến cố ba mươi tháng Tư xảy ra, mỗi người tan tác mỗi ngả.
Năm 2006, sau khi từ Mỹ về thọ tang mẹ ruột xong, tôi đón tàu lửa vào thị xã Tam Kỳ lân la tìm lại quán cũ của “Mẹ Huế”, để nhớ lại dĩ vãng ngày xưa, ngày mà “Mẹ Huế” luôn luôn tất bật lo từng bữa ăn cho chúng tôi.
Buồn thay, tất cả nơi đây nay đều xa lạ và ngỡ ngàng. Chỉ còn một nhân chứng sót lại cho biết: Sau một chín bảy lăm, ”Mẹ Huế” đã bị việt cộng bắt đi tù sáu tháng về tội “có liên hệ với chế độ nguỵ” Ra tù, Mẹ bị cưỡng bức đi vùng kinh tế mới ở Kontum. Do đã già yếu và buồn phiền, không chịu nổi cảnh sơn lam chướng khí, nên Mẹ đã chết trên vùng đất đau thương đó. Qua đi một đời người rộng lượng, cao cả đáng kính.
Thế là Mẹ đã bị những kẻ vô minh, nuôi lòng thù hận nhỏ nhen giết chết đời Mẹ.
Nay, sống trên đất Mỹ, hàng năm, tết nào tôi cũng có mâm cơm chiều ba mươi tết, để rước ông bà và, rước luôn “Mẹ Huế” về vui xuân với gia đình. Tôi coi “Mẹ Huế”cũng là ông bà của mình, để có dịp trả ơn “Mẹ Huế”. Xin “Mẹ Huế”chứng giám lòng thành của con.
Ngô Văn Thu
Cảm ơn tác giả Ngô văn Thu câu chuyện cảm động những ngày giáp Tết. Mong anh sẽ tiếp tục viết thêm. Kính.
Xin chân thành cảm ơn tác gỉa Ngô Văn Thu.