Hôm nay,  

Cuộc Đời Của Hồng

01/06/200500:00:00(Xem: 104091)

Người viết: THIÊN NGA
Bài số 759-1338-105-vb4010605

Tác giả tên thật là Nga Nguyễn, cư dân Tucson, tiểu bang AZ. Đây là bài viết thứ ba của bà. Tựa đề được đặt theo nội dung truyện kể.

Giữa trưa hè oi ả, trong cơn mơ vật vã Hồng đã nhìn thấy chồng, anh đang đứng tựa vào cây cột, nhìn nàng bằng ánh mắt sâu thẳm… Nàng mừng rỡ gọi và chạy đến, nhưng anh cứ lùi dần và quay lưng bỏ đi, bỏ mặc ngoài tai lời kêu gào của Hồng. Nàng cứ rượt mãi… mà anh cứ lui dần … lui dần … Bỗng nàng thấy mình trựơt té vào khoảng không, mênh mang bất tận và giựt mình tỉnh giấc.
Chỉ là giấc mơ thôi, nhưng có giọt nước mắt còn đọng ở khóe mi! Trong cơn mơ nàng đã khóc" Đó là giọt lệ báo trước: ngay buổi chiều hôm đó, một anh chiến binh tìm đến nhà báo tin: Chồng nàng đã tử trận!
Chàng nằm xuống! Nàng trở thành góa phụ, chỉ mới ở tuổi 23, đời sống có quá nhiều bất hạnh. Anh chết đi đã đem hết niềm tin và mộng tưởng của nàng xuống cửu tuyền, kỷ niệm mà anh còn sót lại … đó là thằng Tâm và con Hường, chúng nó còn chưa kịp nhớ mặt cha, thì cha đã ra người thiên cổ!
Việc gì rồi cũng sẽ qua, vết thương nào cũng phải có lúc lành, thời gian cứ lặng lẽ trôi… Vật đổi, sao dời, thời thế đổi thay! Từ sau tháng Tư 19075, cuộc sống ngày càng trở nên tàn bạo, khó khăn. Và rồi cũng như bao nhiêu người khác, nàng quyết định dắt díu hai con đi vượt biênm và rồi ba mẹ con định cư tại nước Mỹ.
Biết bao ngày tháng đã qua.
*
Sau một ngày dài làm việc, Hồng mệt mỏi đứng dậy với tay cầm lấy cái túi sách, tay kia lục tìm xâu chìa khóa, chuẩn bị bước ra về! Bỗng có tiếng gọi tên nàng nhẹ nhàng. Hồng giựt mình quay lại. Đứng trước mặt nàng là ông xếp người Mỹ đang mỉm cười dịu dàng. Ông ngỏ ý mời nàng dùng cơm chung tối nay. Sau vài giây suy nghĩ, nàng gật đầu dồng ý!
Cuộc tình ông và nàng nẩy nở kể từ buổi hẹn tối hôm đó! Ông thường đến nhà nàng vào những dịp cuối tuần, và có lần ông kể: vợ ông qua đời sau một cơn bạo bệnh, ông cũng đã từng sống trong vật vã, nhớ thương! Thời gian trôi qua… ông chưa tìm thấy cho mình một đối tượng thích hợp. Cho đến ngày đụng phải Hồng trong thang máy, thấy nàng lúng túng, đỏ mặt. Chỉ vậy thôi, mà theo lì ông kể, ông thyất trái tim mình bỗng đập rộn ràng trở lại, và kể từ lúc ấy ông chợt hiểu, đời ông đã tiêu vào tay nàng rồi!
Vài tháng sau… đám cưới được cử hành trong một ngày nắng ấm! Nàng hân hoan đứng bên chồng với nụ cười rạng rỡ, hôm ấy, thằng Tâm và con Hường bỗng trở nên hiền chi lạ! Chúng chẳng còn phá phách như mọi ngày. Ông yêu quí Hồng và đâm ra thương luôn hai đứa bé, ông thấy chúng thật đáng thương! Nhìn khuôn mặt xinh tươi của chúng, ông thấy mình thật có phước, "Lấy một mà đem về được những ba." Đó là điều ông đã vui vẻ nói với Hồng ngay từ khi ngỏ lời cầu hôn. Và cả hai đã cùng bật cười vì ý nghĩ ngộ nghĩnh đó.
Sống với nhau được vài năm… Hồng đâm ra buồn chán, bèn nảy ra ý định mua vài cái bàn máy may khuân về đặt trong căn nhà kho ở sân sau, rồi nàng chạy đi lấy hàng, sau đó mướn vài người thợ đến nhà may gia công!
Từ ngày có công việc làm nàng trở nên bận rộn, không còn thời gian dành riêng cho gia đình. Ba đứa con ngày càng lớn, (nàng đã sinh cho ông một cô con gái) tất cả chẳng cần đến sự quan tâm cuả nàng nhiều, chúng muốn gì nàng chiều theo cái nấy, đó chính là một sự đền bù, mà nàng thường nghĩ chúng rất là hài lòng!
Nhưng … nàng đã lầm!


Thằng Tâm bây giờ đã hai mươi bốn tuổi, nó yêu con Linda tha thiết, nó cảm thấy gia đình không có ai quan tâm đến nó, cha thì chết từ khi nó còn bé tí. Mẹ thì tối ngày lao đầu vào công việc, chẳng ai đoái hoài gì đến nó, có đôi lần nó gây gổ với con Linda, nó buồn suốt cả tuần… về nhà, muốn đem tâm sự cho mẹ biết, vậy mà mẹ có thèm nghe đâu" Lúc nào mẹ cũng nghĩ đến việc làm thôi, nó thấy cô đơn và buồn bã lắm! Nguồn an ủi của nó bây giờ chính là con Linda, vậy mà con Linda nó đã có bồ khác, nó chê thằng Tâm khờ và có phần hơi yếu đuối, nó đòi chia tay với thằng Tâm. Trong một phút hoảng loạn, điên cuồng, không được tự chủ, nó rút súng dấu trong người, bắn vào đầu con Linda, rồi quay súng trở lại, tự bắn vào đầu mình, cả hai đều chết, chết bằng cây súng mà thằng Tâm đã lén đánh cắp cuả người ba Mỹ!
Đang ngồi làm, Hồng được cảnh sát báo tin thằng Tâm đã chết, nàng rụng rời xỉu ngay xuống nền nhà. Ngày đám ma của thằng Tâm làm nàng buồn thê thảm! Cái đau của cảnh mất con, còn đau hơn gấp trăm lần nghe tin chồng tử trận! Nàng gục người xuống và một lần nưã vật vã khóc than. Tâm ơi là Tâm ơi… con nỡ bỏ mẹ mà đi… Tâm ơi…
Từ nhỏ đến lớn, con Hường rất là hiếu thảo, tuy đã lấy chồng, dọn đi ở xa, nhưng năm nào nó cũng thu xếp về với mẹ. Như thường lệ, con Hường cùng chồng và đứa con gái vừa lên năm tuổi rong ruổi đường trường lái xe qua thăm mẹ. Trên đường đi, chồng Hường vì ngủ gục, lạc tay lái, đâm xuống đường, lao thẳng vào gốc cây, cả hai vợ chồng cùng chết, còn đứa con gái chỉ bị xây xát nhẹ, vào nhà thương nằm vài ngày, rồi bình yên không sao hết.
Hồng bây giờ như người mất trí! Mất ăn, mất ngủ, cười nói một mình, đời nàng đã không còn hy vọng gì nữa, đứa con lai Mỹ cũng đã bỏ đi theo thằng bồ băng đảng chẳng thấy trở về! Nàng thầm trách mình thiếu bổn phận với con, và thường mơ thấy thằng Tâm con Hường về trong giấc ngủ, chúng nó cứ đứng nhìn mẹbằng đôi mắt buồn bã… nàng réo gọi đuổi chạy theo chúng… nhưng chúng cứ dửng dưng bỏ đi… bỏ đi…
*
Từ ngày biết vợ bị mất trí, ông buồn vô hạn! Ông quyết ý bằng mọi cách, phải tìm danh y tốt nhất, để chữa trị cho nàng.
Đời Hồng sao quá khổ, chồng chết ở tuổi đời còn quá trẻ, giờ lại mất nốt cả hai đứa con. Ông cảm thông với nỗi đau của nàng. Đời ông, sống và lớn lên ở một đất nước không có chiến tranh, cha mẹ ông chỉ có ông là người con duy nhất, ông bà qua đời, để lại cho ông một cơ nghiệp to lớn. Tuy giàu có, thế nhưng ông lại có tấm lòng nhân aí, ông đã từng hiểu thế nào là đau khổ cuả cảnh mất người thân!
Cưới được Hồng, ông chỉ muốn nàng dành thì giờ chăm sóc các con, ông muốn thấy nàng được sung sướng, an nhàn! Vậy mà… từ ngày bày vẽ công việc may vá, càng làm thì nàng càng đam mê, thậm chí còn bỏ bê luôn cả ông, dù ông khuyên bảo thế nào Hồng cũng chả nghe, giờ thì … Ông thầm thở dài… ông yêu nàng, niềm đau của nàng cũng chính là niềm đau xót của ông, có những đêm thấy nàng thét lên trong giấc ngủ, như vẫy vùng, như lặn ngụp trong đó, ông vội vàng quay qua ôm chặt lấy nàng vỗ về như một đứa trẻ con. Tinh thần vợ ông đang xuống thấp dữ lắm! Và ông biết, ông chính là cái phao cuối cùng trong đời của nàng, bằng mọi giá, ông phải cứu lấy nàng!
*
Nhờ sự chăm sóc tận tình của người chồng Mỹ, sau một thời gian dài điều trị, Hồng bây giờ đã tạm thời bình phục, mặc dù, đôi khi cũng còn thấy những cơn ác mộng!
Dù sao, bên cạnh nàng đã có người chồng hết lòng lo lắng, chăm sóc, yêu thương. Ônng thật là một người chồng tốt và giỏi chịu đựng!
Theo lời khuyên của ông, nàng vô đạo và cùng ông đi lễ mỗi tuần. Đứa cháu ngoại còn sống sót sau tai nạn, giờ chính là niềm an ủi cuối cùng. Trên mặt pháp lý, nàng đã chính thức nhận nó làm "con" của mình, nàng bán hết những bàn máy may, dành hết thì giờ săn sóc cho đứa cháu ngoại gặp nhiều "bất hạnh".
Mỗi tuần cùng chồng dẫn con đi lễ, tâm hồn nàng bây giờ đã tạm thời bình lặng! Nàng chợt hiểu ra, đời là vô thường. Sống đó! Chết đó! Tất cả đều do định mệnh sắp đặt sẵn, có mấy ai chọn được cho mình một tương lai"
Với con tim run rẩy, yếu đuối, nàng âm thầm cầu nguyện…

Thiên Nga

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,065,653
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến