Hôm nay,  

Tuỳ Bút Trên Bục Giảng: Từ Esl Tới Vsl

14/02/200500:00:00(Xem: 105565)
Người viết: VU DAO
Bài số 684-1260-31-vb7-120205

Tác giả Vu Anh Dao, 40 tuổi, cư dân Des Moines, Iowa, hiện là Chemical Engineer tại Compressor Controls Corporation. Ông cũng là giáo viên tình nguyện dạy tiếng Việt tại chùa Hồng Anh. Sau đây là bài viết đầu tiên của ông.

Sáng hôm nay trời rất lạnh, chiếc máy sưởi nhỏ treo trên tường hình như đang chạy liên tục hết công suất vì căn phòng học dã chiến của chúng tôi vẫn còn lạnh.
Không khí se se lạnh làm những đôi má của các học sinh nhỏ dễ thương ửng hồng, hồng như đôi má của cô gái Đà Lạt gánh hàng la gim đi cho kịp buổi chợ sớm. Mùi thơm của các món đồ chay vẫn còn phảng phất trong phòng những phút đầu của bữa học hôm nay. Vài tiếng trẻ nhỏ cười đùa và bàn tán với nhau về trò game boy mới mà chúng mới có được. Chợt tiếng cô Lý vang lên nhắc nhở “Các con không nói tiếng Anh trong lớp”. Các em tạm dừng trò chuyện và chăm chú vào bài vở.
Lời nhắc nhở nhẹ nhàng của cô chợt làm tôi nhớ lại những buổi học ESL (English as Second Language) đầu tiên khi đặt chân đến quê hương thứ hai này. Tôi còn nhớ các thầy Marty, Dick, John và cô Mary cũng hay thường nhắc nhở chúng tôi, “Don’t speak Vietnamese in the class, please”. Họ muốn chúng tôi học được tốt tại trường Proteus.
Những người Việt chân ướt chân ráo đến với xứ sở xa lạ này, được gặp nhau, được trò chuyện với nhau, được kể những chuyện quê xưa là niềm vui không thể kể xiết nên cũng giống như các cháu bây giờ chúng tôi cũng thường hay quên lời nhắc nhở đó. Chúng tôi được may mắn nhận được sự dạy dỗ và dìu dắt của những thầy cô rất tốt và nhiệt tình hiếm có đã dần dần làm quen với cuộc sống, ngôn ngữ và văn hoá của xứ sở có nhiều dân tộc nhất trên thế giới này.
Thời gian trôi qua, nhiều ngườI ra đi từ mái trường Proteus với những hành trang khác nhau. Có người tìm được việc làm thích hợp. Có người tiếp tục học tập ở những trường Ðại Học hay Cao đẳng. Có người an cư ở những tiểu bang ấm áp hơn. Có người do công việc đã phiêu bạt đến những thành phố sung túc hơn.
Và cũng có nhiều người vẫn yêu mến mãnh đất hiền hoà này với không nhiều sự thay đổi giống như câu chuyện của thầy Marty nói về Des Moines ngày nào. Thầy nói quê thầy ở tận Los Angeles, California nhưng thầy cảm thấy an lành hơn với cuộc sống ở đây. Nơi mà sau mùa đông, người ta ra đồng gieo những hạt bắp xuống, rồi đợi cây non mọc lên, tưới nước và phân. Đến khi trái bắp chín, họ lại ra đồng với những xe hái bắp tự động. Sau đó họ lại ra đồng dọn dẹp đồng ruộng. Năm sau vẫn tiếp tục công việc như những năm trước mà chẳng hề có sự thay đổi lớn lao nào. Chúng tôi không quên được động tác vui của thầy Marty khi diễn tả về Iowa farmers.
Trở lại với các em học sinh của chúng tôi, những đứa trẻ lớn lên ngay mảnh đất lạnh lẽo và thời tiết khắc nghiệt vào mùa đông này. Có thể nói đây là quê hương của các em, vì thật sự những gì các em biết ở đây nhiều hơn là quê cha đất tổ Việt Nam của mình. Các em được học tập với nền giáo dục tiên tiến của đất nước hàng đầu trên thế giới, thật sự các em đã hoà nhập vào cuộc sống ở nơi này. Nhưng sự yêu thích nguồn gốc và ý chí dân tộc cộng với sự động viên của cha mẹ, các em đã chịu khó muốn được học tiếng mẹ đẻ.


Có người sẽ ngạc nhiên và cảm thấy tức cười khi họ nghe con cháu người Việt chúng ta học VSL (Vietnamese as Second Language). Thật sự là vậy, tiếng Việt đối với các em Việt Nam sinh ra hoặc lớn lên ở đây là ngôn ngữ thứ hai. Học tiếng Việt đối với các em cũng là vấn đề khó khăn không kém học bất cứ một ngoại ngữ khác nào. Tiếng Anh đối với các em chỉ là chuyện dễ dàng như bẻ cây mà thôi.
Chúng tôi rất cảm kích các bác ở Chùa Hồng Ân. Các bác cũng rất thương con cháu và tạo điều kiện tối đa để phục vụ cho các cháu học tiếng Việt và cố gắng giúp đỡ cho lớp học từ bàn ghế, phòng học, đến dụng cụ sách vỡ, lớp học được liên tục vào mỗi sáng Chúa Nhật hàng tuần.
Mỗi khi tập cho các em đánh vần và đọc những chữ khó, nghe giọng nói ngọng nghịu với những âm tiếng chẳng đúng dấu như những bạn người Mỹ nói tiếng Việt của mình, chúng tôi cũng hơi chạnh long cảm thông cho sự cố gắng của các cháu. Cái khó khăn đó chúng tôi cũng đã từng vượt qua khi học những bài học Anh văn đầu tiên lúc bước chân lên đất nước này.
Cũng giống như các em, chúng tôi cùng gia đình các em đều mong ước những em nhỏ này khi lớn lên, sau này dù có học vị cao hơn với nền giáo dục Âu Mỹ vẫn có thể viết được ngôn ngữ Việt Nam thân yêu của mình.
Chúng ta cũng không biết là tương lai sắp tới thì những thế hệ người Việt sống trên đất nước Hoa Kỳ này thế nào. Con cháu chúng ta khi lớn lên hoà nhập vào xã hội này có còn giữđược tiếng nói của dân tộc Việt Nam, có còn gìn giữ được phong tục tập quán hay lễ nghi dân tộc mình không. Hay chúng ta sẽ nghe nhiều những tiếng Hello, Goodbye giống như điệp khúc trong bài nhạc mà Elvis Phương từng hát.
Chúng ta cũng có thể hình dung và cảm thấy rất buồn khi mà thế hệ con cháu chúng ta chỉ biết nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh, không còn nhớ một từ ngữ của tổ tiên, không đọc được một trang báo Việt Nam. Hoặc không còn nhớ đến những tập quán tốt đẹp của dân tộc mình thì thật sự chúng ta rất buồn. Học một ngoại ngữ nào khác là một điều không mấy dễ dàng, con cháu chúng ta cấn phải có ý chí, được sự ủng hộ nhiệt tình với tinh thần tự hào dân tộc của các bậc cha mẹ, ông bà.
Tục ngữ Việt Nam có những thành ngữ rất hay như là “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Mọi thứ ban đầu sẽ không ít khó khăn, nhưng cùng với con cháu, chúng ta phải trì chí để truyền đạt được những gì mà dân tộc bốn ngàn năm văn hiến lưu giữ. Ngôn ngữ chính là chìa khoá để giao lưu, trao đổi và giữ gìn những cái cao quý đó. Nói đến đây chắc có lẽ mọi người cũng thấy được sự quan trọng trong việc dạy và học tiếng Việt cho con cháu mình.
Được học nhiều với những nền giáo dục khác nhau, nhưng chúng tôi lúc nào cũng học hỏi và cố gắng làm theo sự tận tâm, nhiệt tình của những thầy cô xưa của mình với mọi phương cách mong sao các cháu tiếp thu được những gì chúng ta mong muốn truyền đạt. Đương nhiên chúng ta cũng không thể áp dụng cách giảng dạy cứng rắn, hoặc nhồi nhét mọi thứ với cường độ chóng mặt cho các cháu được.
Với việc trang bị đầy đủ sách vở, tạo niềm vui thích thú trong học tập, cũng như mở lớp với nhiều trình độ khác nhau cộng với việc duy trì lớp học liên tục sẽ động viên phần nào sự cố gắng học hành của các cháu. Dù rằng các cháu còn một số hạn chế trong việc tiếp thu vì thời gian học tập trong tuần không nhiều. Chúng ta rất muốn con cháu chúng ta thế hệ sau này vẫn được tiếng Việt, ngôn ngữ của ông cha và cả nền văn hoá Việt Nam. Chúng tôi nghĩ đó cũng là tâm nguyện chung và là niềm tự hào của người Việt xa xứcủa chúng ta.

Vu Dao

Ý kiến bạn đọc
11/04/202404:09:21
Khách
natural remedies sunburn <a href=""> https://forums.dieviete.lv/profils/127605/forum/ </a> prickly heat remedy
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,573,282
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình". Bài mới nhất của tác giả là một du ký về Prague, trước đây là thủ đô Tiệp Khắc, nay thuộc cộng hòa Czech. Đây là nơi có khu thương mại Việt lớn nhất Âu châu.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả là một du ký kể về chuyến du lịch Thụy Sĩ trên tuyến xe điện kỳ thú có tên Bernina Express.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”, kể chuyện tác giả bay đến thăm đôi bạn Mỹ bảo trợ tại vùng vịnh Tillamook, Oregon.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ tư của ông là chuyện tình của một người... trúng số.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, tại Việt Nam cô học đại học tổng hợp ngoại ngữ. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và tác giả đang làm công việc thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Mong Quynh Gibney tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến