Nguyễn Hữu Thời là một tác giả kỳ cựu của giải thưởng Viết Về Nước Mỹ. Trước 1975, ông là cựu sĩ quan VNCH, cựu giáo chức. Hiện ông cùng gia đình cư trú tại Nam California và làm việc trong ngành điện toán. Sau đây là bài viết mới của ông.
*
Dã vội nghiêng đầu né qua một bên để tránh cái hôn đột ngột của Liên và chàng rất đỗi ngạc nhiên. Chàng nói:
- Em điên rồi sao" Sao em hành động sỗ sàng như vậy giữa phố chợ đông người. Mình là người Việt mà em dù quốc tịch ta hiện giờ là Tây hay Mỹ. Em không sợ người ta cười cho sao.
Liên dội lại và tỏ vẻ ngượng ngùng, nàng bước vội sang bên rồi quay lưng lại, vùng vằng bỏ đi ra chỗ bãi đậu xe, vừa đi nàng vừa lẫm bẫm: "Đúng là thằng cha nhà quê. Qua Mỹ đã gần 10 năm rồi mà chất nhà quê cũng còn trong thằng chả. Lúc nào cũng tỏ ra đạo đức, nghiêm trang. Chả đã ở trong nhà binh nhiều năm rồi mà cốt cách thầy giáo cù lần cũng còn y. Đồ gàn!". Nàng giận dỗi mở cửa xe bước mạnh vào và đóng sầm lại mở nhạc ngồi chờ.
Dã tần ngần đứng trước sân khu Phước Lộc Thọ nhìn ra đường Bolsa thấy xe cộ chạy qua lại tấp nập, ngoảnh lại phía sau thì Liên đã mất hút ở cuối bãi đậu xe sau khu thương xá rồi. Chàng nghĩ ngợi lung lắm. Có nên theo Liên ra bãi đậu xe để nàng đưa đi ăn, đi chơi đây đó như chương trình nàng đã dự định khi nàng điện thoại cho chàng buổi sáng nay lúc chàng còn ở nhà Triêm hay hủy bỏ cuộc hẹn hò hôm nay và tự kiếm phương tiện tự túc đi về. Chàng biết thế nào Liên cũng ngồi trong xe đợi chàng.
Phân vân một lát, cuối cùng chàng quyết định thả bộ dọc đường Bolsa.
Dã nhớ lại những năm 1956, 1957 tỉnh nhà của Dã chưa mở các lớp bậc trung học đệ nhị cấp. sau khi đỗ trung học đệ nhất cấp chàng phải khăn gói vào Saigon học bậc trung học đệ nhị cấp để thi tú tài. Cạnh nhà trọ học của Dã là gia đình ông bà Tư Cầm Đồ. Cái biệt danh "Cầm Đồ" người ta đặt cho ông bà Tư từ lúc nào Dã cũng không rõ. Nói tới tên ông bà Tư cầm Đồ những ai thường đỏ đen cờ bạc thời ấy đều biết rất rõ. Ông bà Tư có tới bốn tiệm cầm đồ rải rác từ đường Phùng Hưng, Chợ Lớn ra tới chợ Nancy góc đại lộ Trần Hưng Đạo và Cộng Hòa. Ông bà làm ăn giàu có, phát đạt nhưng ông trời hình như "đố kỵ" kẻ có lắm tiền nhiều bạc nên ông bà Tư hiếm muộn chỉ sinh ra độc nhất một người con là nàng Liên này thôi. Trái lại, để cho công bằng nhà anh Tám Ba Gác (nhà Dã ở trọ học) ông trời không cho anh của nhưng cho anh con. Anh chị Tám có tới chín đứa con vừa trai, vừa gái.
Ông bà Tư thấy Dã là người láng giềng hiền lành và cần cù chăm học những lúc rãnh rỗi ông bà thường qua lại làm quen trò chuyện với Dã và nhân thể gởi gắm cô gái cưng độc nhất của mình để Dã chỉ vẽ những bài tập làm ở nhà hay nhờ giảng lại một bài toán ở trường mà Liên không hiểu. Liên học lớp đệ lục còn Dã lớn hơn nàng năm tuổi và đang dọn thi tú tài I. Ông bà ta xưa thường nói: "Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén" cô nữ sinh mười lăm đang tuổi dậy thì và chàng Dã vừa hai mươi trông hình dáng nho nhã, thư sinh ở gần nhau mãi thì chuyện họ thương yêu nhau là thường. Nhưng chuyện đời lúc nào cũng bằng phẳng và êm đẹp như vậy đâu, và những mối tình học sinh ấy rất ít khi nên duyên vợ chồng.
Vừa đỗ xong tú tài phần hai Dã phải trở lại quê nhà ngoài Trung kiếm chân dạy giờ trường trung học đệ nhất cấp để phụ giúp gia đình. Thuở ấy dưới trào tổng thống Ngô Đình Diệm đậu được cái tú tài hai có thể xin dạy giờ ở bậc trung học đệ nhất cấp vì lúc ấy thiếu thầy giáo trung học trầm trọng. Tuy nhiên đôi uyên ương Dã Liên vẫn thơ từ liên lạc yêu đương hứa hẹn với nhau. Đùng một cái Dã nhận được lệnh gọi động viên, chàng giã từ nhà trường và học sinh để vào Thủ Đức. Tốt nghiệp Dã được gởi ra đơn vị tác chiến tận địa cầu giới tuyến. Những ngày tháng nối tiếp là những trận đánh đẫm máu của đơn vị Dã với công quân Bắc Việt. Tiểu đoàn Dã hành quân liên miên, trận chiến ngày càng khốc liệt những cánh thư của Dã và Liên trao nhau dần dần thưa đi và cuối cùng Liên mất hẳn liên lạc.
Ngày N năm 1965 địch xua nhiều trung đoàn chính quy tấn công biển người và tràn ngập căn cứ Ba Gia, tỉnh Quảng Ngãi của quân lực VNCH. Đơn vị đã được lệnh đem quân đến giải tỏa, trận chiến khốc liệt. cộng quân thiệt hại nặng nề và rút chạy về mật khu của chúng trên dãy Tràng Sơn bỏ lại rất nhiều xác chết nhưng tiểu đoàn của Dã cũng có nhiều chiến sĩ đã hy sinh và Dã bị thương trầm trọng được tải thương về Quân y Viện Duy Tân, Đà Nẵng. Thời gian Dã nằm dưỡng thương ở đây cũng là lúc ông bà Tư ép Liên phải lấy Lý Pan con một thương gia người Việt gốc Hoa giàu có ở Chợ Lớn. Hôm lễ cưới Liên, Dã còn đang nằm trong quân y viện chàng đọc tin chúc mừng của bạn bè, họ hàng hai họ từ các báo ở Saigon mới biết Liên đã lên xe hoa về nhà chồng.
Ra quân y viện Dã trở lại đơn vị cũ và tuyệt nhiên chàng không liên lạc lại với Liên vì chàng không muốn khuấy đục cái hạnh phúc của Liên đang có với chồng con. Hơn năm sau Dã gặp Giáng Tiên và yêu cô giáo trẻ ấy vừa tốt nghiệp đại học sư phạm Saigon và được bộ giáo dục bổ về dạy tại trường nữ trung học tỉnh lỵ nơi đơn vị chàng đóng quân. Cô giáo lấy chồng nhà binh thời chiến có mấy khi được ở gần chồng. Tuy vậy tình yêu của người lính chiến cùng cô giáo hậu phương đã cho họ những đứa con kháu khỉnh và thông minh.
Liên tiếp những tuần sau đó điện thoại nhà Dã cứ hai ba giờ sáng lại reo lên rồi cúp. Những ngày cuối tuần thì reo lên liên tục rồi ngưng, rồi reo làm Dã phải mua thêm cái "call ID" mới biết là Liên gọi phá. Dã liền đổi số điện thoại và để "unlisted" thì hai tuần sau Dã nhận được cái thơ của Liên đầy những lời lẽ hăm dọa lại kèm theo một miếng giấy tissue nhuộm đầy mực đỏ hay máu. Dã biết lần này Liên đã hết thuốc chữa rồi! Ở Mỹ mà hăm dọa người khác hay "sexual harassment" là tội hình chứ không phải chuyện đùa nếu nạn nhân đưa ra tòa thì kẻ hăm dọa không thể nào tránh khỏi tù tội Dã không nỡ làm vậy đối với Liên.
Mấy tuần sau đó Dã bàn với vợ chàng "quit job' và âm thầm thu xếp chuyện dời nhà và cùng Giáng Tiên dọn đi về một tiểu bang khác không rõ ở đâu trong cái nước Mỹ mênh mông rộng lớn này còn các con thì đã tốt nghiệp và mỗi đứa đều có công việc làm ở tận đâu đâu....
Nguyễn Hữu Thời