Hôm nay,  

Trận Chiến Cờ Vàng

12/01/200400:00:00(Xem: 249670)
Người viết: Hải Triều Lại Thế Lãng
Bài số 443-981-Vb8040104

Tác giả Hải Triều Lại Thế Lãng là người góp số lượng bài viết lớn nhất cho giải thưởng viết về nước Mỹ. Ông hiện cư trú ở tiểu bang Vermont, nhưng lưu tâm tới sinh hoạt của người Việt khắp nơi. Cuộc đấu tranh cho lá cờ vàng tại nươc Mỹ và nỗ lực an ủi phần nào anh chị em thương phế binh VNCH ở quê nhà là hai đề tài được ông chăm chú khích lệ nhất. Nhân dịp cuối năm, ông dành thì giờ tổng kết một năm vận động cho lá cờ vàng quốc gia tại khắp nơi. Bài viết thật là một tài liệu quí cần được lưu giữ và phổ biến trong sinh hoạt cộng đồng Việt khắp nơ. Bài đăng ba kỳ.
*

Vào dịp Tết Nguyên đán Nhâm Ngọ năm ngoái, cộng đồng nguời Việt hải ngoại đã đón nhận một tin vui làm nức lòng mọi người. Đó là việc một bản dự thảo luật do dân biểu Bob Hull thuộc tiểu bang Virginia đệ trình có nội dung cho phép lá cờ vàng ba sọc đỏ được treo trong các buổi lễ công cộng và tại các trường học trong tiểu bang, đã được Hạ Nghị Viện của tiểu bang này thông qua với tỷ lệ 68/27 ngay hôm trước Tết, 31-1-2003.
Trong phần giới thiệu dự luật HB 2829 của mình, dân biểu Bob Hull nhấn mạnh rằng "Lá cờ vàng ba sọc đỏ của VNCH tượng trưng cho sự tự do dân chủ. Việc treo cờ VNCH cũng là cách tỏ lòng tưởng nhớ và vinh danh các quân nhân Hoa kỳ đã hy sinh khi chiến đấu tại Việt Nam mà trong đó có hơn 1300 chiến binh của tiểu bang Virginia. Lá cờ VNCH cũng là biểu tượng của khối người Việt tỵ nạn Cộng sản hiện cư ngụ tại tiểu bang, những người đã bỏ nước ra đi để tránh sự đàn áp của chế độ Cộng sản. Do đó chúng ta không thể để một quốc gia bên ngoài, không đóng thuế ở tiểu bang Virgibia mà lại có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt chính trị, dân chủ và quyền tự quyết của người dân Virginia". Tiếc rằng Thượng nghị viện tiểu bang vì bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp của CSVN và bị áp lực từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đã cố tình kìm giữ không chịu đưa bản dự luật ra thảo luận trong thơì gian luật định khiến cho bản dự luật bị mất hiệu lực.
Tuy nhiên việc lần đầu tiên một dự luật vinh danh lá cờ vàng ba sọc đỏ được thông qua tại một bộ phận lập pháp cấp tiểu bang, dù không thành công, đã là phát súng lệnh mở đầu cho trận chiến cờ vàng đã và đang diễn ra ngày càng sôi nổi và đem lại thành qủa thật rực rỡ.
Thật vậy, không bao lâu sau khi dự luật bị khai tử, khi mà CSVN còn đang hí hửng ăn mừng vì đã dùng đòn phép ngoại giao để ngăn chặn được dự luật công nhận cờ vàng ba sọc đỏ tại quốc hội tiểu bang Virginia thì liền đó tại những nơi khác, nhiều hội đồng thành phố đã thông qua những bản nghi quyết công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tuợng của người Việt hải ngoại. Và cũng kể từ đó liên tục từ tiểu bang này sang tiểu bang khác, hết thành phố này đến thành phố khác, không tháng nào mà không có vài ba nơi ra nghị quyết công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ, biểu tượng của chính nghĩa, tự do, dân chủ và nhân quyền.
Ngày19-2-2003 tại Westmin ster, California, nghị viên Andy Quách (nay là Phó Thị trưởng) thành công trong việc vận động Hội đồng Thị xã sở tại thông qua bản nghị quyết vinh danh lá cờ vàng ba sọc đỏ. Bản nghị quyết mang số 3250 đã được thông qua với đa số tuyệt đối, không có phiếu chống. Nội dung của bản nghị quyết viết "XÉT RẰNG: Chế độ đương quyền Cộng Sản Hà Nội vẫn tiếp tục thể chế độc tài do một chính quyền thối nát, không do dân bầu, luôn trắng trợn vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo của người dân; XÉT RẰNG: Đại đa số người Mỹ gốc Việt đã phải rời quê hương đều không chấp nhận hay tha thứ chế độ Cộng Sản Việt Nam; XÉT RẰNG: Người dân VNCH chưa hề chiến bại nhưng vẫn bất khuất chống Cộng và đồng lòng tranh đấu cho Tự Do; XÉT RẰNG: Tiểu bang California là nơi sinh sống có đông người Mỹ gốc Việt nhất trên toàn nước Mỹ; XÉT RẰNG: Thành phố Westminster là nơi có tỷ lệ cư dân người Mỹ gốc Việt cao hơn bất cứ thành phố nào ở California và bất cứ thành phố nào trên nước Mỹ; XÉT RẰNG: Người dân VNCH đã anh dũng chống xâm lăng Cộng Sản Bắc Việt. Họ là dân Việt tị nạn tới Mỹ và định cư tại thành phố Westminster, California. Họ phải được vinh danh và ghi nhớ những hy sinh của họ. Lá cờ tượng trưng Quốc Gia Việt Nam phải là Quốc Kỳ VNCH; XÉT RẰNG: Lá cờ của người Việt Tự Do là Quốc Kỳ VNCH, ba sọc ngang màu đỏ trên nền vàng; XÉT RẰNG: Lá cờ của chế độ độc đảng đương quyền cai trị Việt Nam là lá cờ của một guồng máy cầm quyền, chứ không phải là lá cờ của một Quốc Gia; XÉT RẰNG: Nghi thức văn hóa và lịch sử của dân Việt phải được đón mừng và vinh danh với lá cờ của Quốc Gia Việt Nam, chứ không phải bằng lá cờ của bọn độc tài, phản bội, chối bỏ lịch sử và văn hóa sáng ngời; XÉT RẰNG: Lá cờ VNCH vừa nhắc nhở đến hiểm họa Cọâng Sản vừa khẳng định cảnh giác chống độc tài dưới bất cứ hình thức nào và tích cực ủng hộ cho nhân quyền. NAY QUYẾT ĐỊNH: Thành Phố Westminster long trọng công nhận Quốc Kỳ VNCH là lá cờ chính thức của Người Việt Hải Ngoại , với nền vàng, ba sọc đỏ là lá cờ chính thức đại diện cho tập thể người Việt hải ngoại. Quốc Kỳ VNCH được phép treo trên các công ốc sở hữu hoặc thuộc thẩm quyền của thành phố Westminster; hoặc trong các lễ hội của người Mỹ gốc Việt do thành phố bảo trợ và cấp giấy phép. Hội Đồng Thành Phố Westminster kêu gọi các giới chức lập pháp của tiểu bang thông qua một đạo luật công nhận Quốc Kỳ VNCH là lá cờ chính thức đại diện cho tập thể người Mỹ gốc Việt hải ngoại. Đồng thời kêu gọi các học khu địa phương cũng sẽ chuẩn thuận một Nghị quyết tương tự, công nhận Quốc Kỳ VNCH là lá cờ chính thức được treo tại các trường học".
Ngày 11-3-2003 tại Garden Grove, California, nơi luật sư Trần Thái Văn làm phó thị trưởng, đã diễn ra một buổi điều trần sôi nổi về việc công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ chính thức của cộng đồng người Việt tại Garden Grove. Buổi điều trần để thông qua bản nghị quyết đã diễn ra trước sự hiện diện của hàng trăm người Việt và Mỹ đến tham dự. Có tất cả 17 người ghi tên phát biểu trong đó 8 người là người Mỹ, 9 người là người Việt. Luật sư Trần Quý Toàn là người phát biểu đầu tiên trong số người Việt, tiếp đó là cô Tammy Trần, bà Minh Nguyệt, ông Phạm Hòa, ông Lê Khắc Lý, bà Xuân Vũ, bà Trần Thanh Hiền, ông Nguyễn Phương Hùng... Trong số những người Mỹ phát biểu có một số là cựu chiến binh và có người còn cầm cờ vàng ba sọc đỏ khi lên phát biểu. Ngoại trừ hai người Mỹ phản đối hoặc không ủng hộ, số còn lại 15 người đều ủng hộ mạnh mẽ đề nghị của nghị viên Mark Rosen, tác gỉa của bản nghị quyết. Kết qủa là bản nghị quyết mang số 8486-03 đã đượcHội đồng thành phố gồm toàn thể nghị viên, thị trưởng và phó thị trưởng đồng thanh chấp thuận trước sự hân hoan của những người hiện diện.
Mười ngày sau khi Garden Grove thông qua nghị quyết vinh danh cờ vàng, Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Lãnh sự CSVN ở San Francisco chuyển lá thư của Nguyễn Tâm Chiến, Đại sứ CSVN yêu cầu thành phố Garden Grove xét lại nghị quyết trên nhưng ông Thị trưởng Bruce Broadwater đã trả lời rằng "Cùng là công dân Mỹ, chúng tôi cùng chung các quyền căn bản, mà một trong những quyền này là quyền tự do lựa chọn. Một sự lựa chọn có thể có kẻ không thích, nhưng điều đó không có nghĩa là bất hợp pháp hay sai quấy".
Ngày 14-4-2003 tại thành phố Falls Church thuộc tiểu bang Virginia đã thông qua bản nghị quyết mang số TR03-17 do chính ông Thị trưỏng Gardner soạn thảo và đệ trình trước Hội đồng Thành phố Falls Church. Bản nghị quyết đã được đem ra thảo luận và biểu quyết trước sự tham dự của nhiều đại diện các đoàn thể như đại diện cộng đồng Việt Nam Washington DC, Maryland và Virginia, Liên hội Cựu Chiến sĩ VNCH, Hội Hải quân Hàng hải miền Đông Bắc Hoa Kỳ, Hội Võ bi Quốc gia Đà lạt, Chi hội Mũ Đỏ vùng Hoa Thịnh Đốn, Tổng đoàn Thanh niên Đa hiệu, Đài Á châu Tự do, Chương trình Truyền hình Việt ngữ VATV, Đài Tiếng nói Việt Nam Hải ngoại và một số đồng hương đến từ Washington DC. Đặc biệt Dân biểu Bob Hull của tiểu bang Virginia, tác gỉa bản dự thảo luật HB2829 đã được thông qua tại Hạ Viện tiểu bang Virginia cũng có mặt. Hội đồng thành phố đã nghe ý kiến của cô Lữ Anh Thư, ông Nguyễn Quyền, ông Võ Thành Nhân và Dân biểu Bob Hull về ý nghĩa của lá cờ vàng ba sọc đỏ cùng những đóng góp tích cực của người Mỹ gốc Việt cho thành phố Falls Church và đất nước Hoa Kỳ. Cuộc biểu quyết đã được thực hiện bằng hình thức minh danh đầu phiếu. Toàn thể nghị viên và ông thị trưởng đã lần lượt hô "Yes" khi được bà thư ký Hội đồng thành phố xướng danh và như vậy bản nghị quyết đã được đồng thanh thông qua.
Bản nghị quyết của thành phố Falls Church có nội dung như sau: " Xét rằng thành phố Falls Church là nơi của sự phát triển quan trọng về thương mại của người Việt được biết là Trung Tâm Eden tức là một trong những nơi lớn nhất cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở vùng duyên hải phía Đông Hoa Kỳ; Xét rằng cộng đồng người Mỹ gốc Việt qua Trung Tâm Eden đã đóng góp đáng kể cho thành phố Falls Church cả về kinh tế lẫn văn hóa; Xét rằng rất đông người Mỹ gốc Việt rời khỏi Việt Nam sau khi Saì gòn sụp đổ vào năm 1975 đều không dung thứ chế độ Việt Nam hiên tại hay nhìn nhận lá cờ của họ; Xét rằng rất đông người Mỹ gốc Việt đã chọn cờ vàng ba sọc đỏ như là biểu tượng của cộng đồng ngưòi Mỹ gốc Việt; Xét rằng tính ngược lại từ năm 1948 lá cờ vàng ba sọc đỏ đã có một lịch sử lâu dài tại Việt Nam và là một biểu tượng rộng lớn hơn của sự phục hồi, tự do, và dân chủ tiêu biểu cho di sản văn hoá của cộng đồng người Mỹ gốc Việt; Xét rằng người Mỹ gốc Việt sinh sống và làm việc tại thành phố Falls Church đã chứng tỏ niềm ao ước của họ là lá cờ vàng ba sọc đỏ được công nhận như là lá cờ chính thức của cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Do đó giờ đây, Hội đồng Thành phố Falls Church, Virginia quyết nghị công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ như là lá cờ chính thức của cộng đồng người Mỹ gốc Việt và được tung bay bên cạnh lá cờ Hoa Kỳ tại Trung Tâm Eden trong thành phố Falls Church".
Ngày 15-4-2003 tại San Jose, California trong một phiên họp của Hội đồng thành phố với sự hiện diện của khoảng trên 500 người Việt, một bản nghị quyết công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ cũng đã được toàn thể nghị viên trong Hội đồng thành phố thông qua. Bản nghị quyết ghi rằng "... Thành phố San Jose công nhận quốc kỳ VNCH trước đây là lá vờ của người Việt Nam tự do sẽ được tung bay trên bất cứ cơ sở tài sản nào của thành phố, trong bất cứ những diễn biến sinh hoạt nào của cộng đồng người Mỹ gốc Việt do thành phố đứng bảo trợ đúng theo những qui định phép tắc hiện hành"
Ngày -4 tại Santa Ana nơi có trên 28,000 cư dân Mỹ gốc Việt đã ra nghị quyết công nhận và vinh danh lá cờ vàng ba sọc đỏ. Trong phần mở đầu bản nghị quyết viết "Hội đồng thị xã Santa Ana tin rằng cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Santa Ana cần đựơc vinh danh và chào mừng bằng cách công nhận lá cờ Dân chủ và Tự do Việt Nam".
Nội dung nghị quyết gồm ba điểm "1- Hội đồng thị xã ủng hộ người Mỹ gốc Việt tại Santa Ana và chính thức công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ còn có tên là lá cờ Dân chủ và Tự do Việt Nam là lá cờ chính thức của cộng đồng người Mỹ gốc Việt đang cư ngụ ở Santa Ana. 2- Hội đồng thành phố cho phép lá cờ Dân chủ và Tự do Việt Nam được treo tại bất kỳ lễ hội nào của người Mỹ gốc Việt tại Santa Ana mà cần giấy phép của thị xã. 3- Hội đồng thị xã khuyến khích các viên chức của các học khu có học trò Santa Ana, các vị dân cử tiểu bang California và quận Cam hãy công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ như là lá cờ chính thức của cộng đồng Mỹ gốc Việt tại Santa Ana, những người đã chiến đấu sát cánh với quân đội Mỹ để chống lại làn sóng của quân Cộng sản xâm lược".
Ngày 6-5-2003 tại thành phố Milpitas thuộc tiểu bang California, nơi có trên 30,000 người Việt cư ngụ đã thông qua nghị quyết mang số 7300 công nhận cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của người Việt tại đây. Buổi họp đã diễn ra tại trụ sở của Hội đồng Thành phố dưới sự chủ toạ của ông Thị trưởng Jose Estenes và với sự hiện diện của khoảng 500 đồng hương Việt Nam. Trong phần phát biểu có hai người Mỹ bày tỏ ý kiến không tán thành tuy nhiên sau phần phát biểu của nhiều người Việt như cựu Thiếu tướng Bùi Đình Đạm, ông Đỗ Hùng, ông Phạm Quốc Hùng, một cựu quân nhân Lực Lượng Đặc Biệt v.v. đã có sức thuyết phục khiến toàn thể nghị viên, ông Thị trưởng và Phó Thị trưởng đều đồng thanh chấp thuận bản Nghị quyết.
Ngày 23-5-2003 tại quận hạt Santa Clara gồm 15 thành phố phía Bắc California đã có cuộc bỏ phiếu thông qua bản nghị quyết do Giám sát viên Pete Mc Hugh đệ trình trước Ủy ban Tài chánh. Dự thảo nghị quyết trên đã được đưa ra bỏ phiếu chung quyết và thông qua tại Hội đồng Giám sát ngày 3-6. Đây là lần đầu tiên một quận hạt công nhận cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ của cộng đồng người Việt tại điạ phương. Bản nghị quyết ghi rằng "Hội đồng Giám sát viên Quận hạt Santa Clara công nhận lá cờ của VNCH cũ, có ba sọc màu đỏ nằm trên nền màu vàng là lá cờ chính thức của người Mỹ gốc Việt tại Quận Santa Clara". Bản Nghị quyết còn qui định "Lá cờ của VNCH cũ có thể được treo trên bất cứ công ốc nào của Quận hạt và tại bất kỳ sự kiện nào của người Mỹ gốc Việt do Quận hạt kiểm soát hay bảo trợ, hoặc bất cứ nhiệm vụ nào do cộng đồng người Mỹ gốc Việt tổ chức tại cơ sở của Quận hạt miễn là sự kiện đó được bảo trợ bởi Hội đồng Giám sát hoặc thành viên Hội đồng, hay Ban Điều hành và thích hợp với sắc luật về treo cờ và các điều kiện của giấy phép cấp cho sự kiện".
Ngày 28-5-2003 tại thành phố Saint Paul thuộc tiểu bang Minnesota, Hội đồng Thành phố đã thông qua bản nghị quyết công nhận cờ vàng ba sọc đỏ. Bản nghị quyết nhận định rằng " Nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay không tôn trọng dân chủ, độc đảng, không tôn trọng luật pháp, vi phạm các quyền tự do của người dân; Và xét rằng những người Mỹ gốc Việt đã bị bắt buộc phải rời bỏ đất nước Việt Nam ra đi vì sợ những chiến dịch trả thù và khủng bố của nhà cầm quyền Việt Nam sau khi Sài gòn thất thủ vào năm 1975". Bản nghị quyết qui định "Lá cờ vàng ba sọc đỏ được phép treo trên các công ốc sở hữu của Thành phố, trong các buổi lễ do cộng đồng người Mỹ gốc Việt tổ chức đúng theo qui định của Thành phố".
Ngày 6-6-2003 tại thành phố Holland thuộc tiểu bang Michigan, trong một phiên họp thường lệ của Hội đồng Thành phố, nghị viên Isarael đã đọc bản nghị quyết đã được toàn thể 12 nghị viên đồng thanh thông qua công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ. Trong buổi lễ trao bản nghị quyết cho đại diện cộng đồng Việt Nam, ông Thị trưởng Albert H. McGeehan đã phát biểu "Chúng tôi xin chúc mừng tất cả qúy vị và toàn thể Cộng đồng Việt Nam. Lẽ ra ngày vui này đã xảy ra từ lâu rồi. Tuy nhiên sau cùng thì chính nghĩa quốc gia của qúy vị đã đưọc vinh danh. Hãy giữ vững Gía trị và Niềm tin Chính nghĩa của qúy vị". Sau lời chúc mừng của ông Thị trưởng, bà Huỳnh Thu Lan, Chủ tịch Cộng đồng đã đọc lời cám ơn ông Thị trưỏng và các nghị viên đồng thời bà cũng trao tặng thành phố Holland lá cờ vàng ba sọc đỏ để ghi nhớ ngày lịch sử này.
Ngày 18-6-2003 tại Houston thuộc tiểu bang Texas Hội đồng thị xã đã biểu quyết chấp nhận cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ biểu tượng cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Houston. Trong cuộc biểu quyết, 12 trong số 14 nghị viên của Hội đồng đã bỏ phiếu chấp thuận bản nghị quyết cho phép lá cờ vàng ba sọc đỏ được quyền treo trên các công sở, nơi công cộng và trong các buổi lễ hội tại Houston. Đây là kết qủa do sự vận động tích cực của bà chủ tịch Nguyễn Kim và các thành viên trong ban chấp hành Cộng đồng cùng với sự đóng góp tích cực của ông Nguyễn Quốc Việt, ông Phạm Quốc Hùng cùng quý vị trong Ủy ban Bảo toàn Đất tổ khu vực Texas và vùng Trung Tây Hoa Kỳ.
Ngày 7-7-2003 Hội đồng thành phố Pomona thuộc tiểu bang California tuyên bố sẽ ban hành bản nghị quyết vinh danh lá cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ chính thức duy nhất đại diện cho tập thể người Việt tỵ nạn Cộng sản tại thành phố Pomona nói riêng và tại hải ngoại nói chung. Bản nghị quyết này đã được Hội đồng thành phố chấp thuận trong một phiên họp kín trước đó. Để tỏ lòng biết ơn, các nghị viên Andy Quách (Westminster), Trần Thái Văn (Garden Grove), ông Lê Quang Tích và bà Madelain Lài đã bày tỏ lòng biết ơn đối với ông Thị trưởng và 6 nghị viên và các nhân viên trong Hội đồng Thành phố đã dành mọi sự dễ dãi và thiện cảm cho cộng đồng Việt nam.
Cũng ngày 7-7-2003 tại thành phố Fairfax thuộc tiểu bang Virginia đã diễn ra cuộc biểu quyết chấp thuận nghị quyết vinh danh cờ vàng ba sọc đỏ và công nhận đây là lá cờ chính thức của cộng đồng người Việt tại Fairfax. Bản nghị quyết đã được thông qua với đa số tuyệt đối. Phát biểu trước những người Việt Nam có mặt, một nghị viên nói rằng "Chúng tôi xin chúc mừng quý vị và toàn thể cộng đồng Việt Nam. Hội đồng Thành phố công nhận lá cờ Việt Nam Tự do là lá cờ chính thức của người Mỹ gốc Việt tại thành phố này".
Ngày 15-7-2003 tại tiểu bang Louisiana, Thống đốc Mike Foster đã ký ban hành đạo luật SB 839 công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của người Việt Nam tại tiểu bang Louisiana. Ông Huỳnh Hồng Quân chủ tịch Cộng đồng Việt Nam Louisiana là người đã tích cực vận động cho sự ra đời của đạo luật này. Đầu tiên Đại diện Cộng đồng được mời đến điều trần trước quốc hội tiểu bang, sau đó là những vận động liên tục và âm thầm trong chính giới và cuối cùng đạo luật được thông qua. Đạo luật mang số SB 839 do Nghị Sĩ Jon Johnston đệ trình viết rằng: "Cờ của VNCH- Nam Việt Nam trước đây được tiểu bang Louisiana chính thức công nhận là lá cờ duy nhất được trưng bày trong tiểu bang". Văn kiện trên viết tiếp "Quốc Hội (tiểu bang Louisiana) nay công nhận rằng những người dân của Việt Nam Cộng Hòa, thường được gọi là Miền Nam Việt Nam, đã dũng cảm chiến đấu chống lại cuộc xâm lăng của Cộng Sản ở miền Bắc. Quốc Hội biết rằng những người tị nạn đến Hoa Kỳ từ VNCH và định cư ở tiểu bang Louisiana xứng đáng được vinh danh và ghi nhớ đối với các sự hy sinh của họ. Do đó, lá cờ duy nhất biểu tượng cho nước Việt Nam được phép treo trong các cơ quan công quyền và hệ thống học đường trong tiểu bang chỉ là lá cờ của VNCH ngày trước."
Buổi lễ ký ban hành đạo luật đã diễn ra trước sự hiện diện của đông đảo người Việt đến từ thành phố New Orleans và những người sinh sống tại thủ phủ Barton Rouge cùng với sự có mặt của các tổ chức như Liên minh Việt Nam Tự do, Liên minh Dân chủ Việt Nam, các hội đoàn cựu quân nhân và cơ quan truyền thông Việt ngữ tại địa phương. Khi nghị quyết này được nghị sĩ Jon Johnston đệ trình đã có những vận động nói rằng việc thông qua dự luật này sẽ làm cho Hà Nội tức giận và sẽ ảnh hưởng đến mậu dịch cùng các mối liên hệ khác với tiểu bang nhưng đạo luật vẫn được Thống đốc Mike Foster ban hành sau khi được thông qua tại luõng viện quốc hội với tỷ số áp đảo: 90/8 tại Hạ nghị viện và 36/0 tại Thượng nghị viện tiểu bang. Louisiana được coi là tiểu bang đầu tiên trong 50 tiểu bang đã ban hành luật công nhận cờ vàng ba sọc đỏ bất chấp những lời đe dọa và áp lực từ bên ngoài vì nguyện vọng chính đáng của những người Việt Nam không chấp nhận Cộng sản.
Ngày 30-7-2003 tại thị xã Boston thuộc tiểu bang Massachssetts Hội đồng Thị xã đã thông qua bản nghị quyết cho phép lá cờ vàng ba sọc đỏ còn được gọi là lá cờ của Di sản và Tự do được treo tại thành phố này. Bản dự thảo Nghị quyết được bà nghị viên Maureen E. Feeney đệ trình và được 12 nghị viên khác cùng đứng tên bảo trợ. Trong cuộc minh danh đầu phiếu, tất cả 12 nghị viên có mặt đều đồng thanh chấp nhận bản Nghị quyết và sau đó một nghị viên vắng mặt cũng đã ký tên vào bản Nghị quyết. Như vậy là nghị quyết đã được thông qua với tỷ lệ 13/13 phiếu thuận, không có phiếu nào chống.
Bản Nghị quyết viết "Xét rằng: Có đông người Mỹ gốc Việt đã chọn thành phố Boston làm nơi sinh sống; VÀ Xét rằng: Cộng đồng Mỹ gốc Việt tại Boston đã đóng góp lớn lao cho đời sống văn hóa, tôn giáo, chính trị và kinh doanh của Boston; VÀ Xét rằng: Đại đa số người Mỹ gốc Việt tại Boston đã chọn Lá Cờ Di Sản và Tự Do nền vàng sọc đỏ làm biểu tượng cho cộng đồng Mỹ gốc Việt; VÀ Xét rằng: Lá cờ vàng với ba sọc đỏ này được đón nhận rộng rãi bởi vì lịch sử lâu dài của nó như 1 biểu tượng của sức năng động, tự do và dân chủ trong cả Việt Nam và các cộng đồng Mỹ gốc Việt khắp Boston và nơi khác; VÀ Xét rằng: Người Mỹ gốc Việt ở Boston và Thành Phố Boston hãnh diện treo lá Cờ Di sản và Tự Do này bên cạnh các lá cờ của Thành Phố Boston và cờ Hoa Kỳ tại khu thị chính Boston City Hall Plaza để bày tỏ sự hỗ trợ cho tự do và dân chủ tại quê hương gốc của họ và để phản đối các vi phạm các dân quyền và nhân quyền căn bản do CSVN vi phạm; NÊN BÂY GIỜ Nghị Quyết Rằng: Hội Đồng Thành Phố Boston ủng hộ việc công nhận lá Cờ Di sản và Tự Do như biểu tượng chính thức của cộng đồng Mỹ gốc Việt ở Boston và để biết rằng chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ nỗ lực của họ để đòi hỏi tự do và dân chủ ở quê hương gốc của họ; VÀ THÊM NỮA Nghị Quyết Rằng: Hội Đồng Thành Phố Boston khuyến khích treo cờ tiếp và tôn trọng lá Cờ Di sản và Tự Do tại khu thị chính Boston City Hall Plaza và trên tất cả các buildings và nơi chốn thuộc sở hữu thành phố khi thích nghi, và chúng tôi khuyến khích các thành phố và thị trấn khác và cả tiểu bang Massachusetts hãy cùng làm thế; VÀ THÊM NỮA Nghị Quyết Rằng: Hội Đồng Thành Phố Boston chống lại bất kỳ hành vi hay bản văn nào chống lại cộng đồng Mỹ gốc Việt ở Boston - một cộng đồng đóng góp quá nhiều cho sức sống và sự ổn định của các khu phố chúng ta."


Được biết ông Đặng Văn Kim, người được đề cử làm Trưởng ban Vận động Nghị quyết Cờ Vàng tại Boston đã cùng với những vị lãnh đạo khác trong Cộng đồng tích cực làm việc để đạt được thành quả như trên. Ủy ban đã tiếp xúc với bà Nghị viên Maureen Feeney để xin ý kiến và yêu cầu bà bảo trợ. Ủy ban cũng đưa cho bà xem những nghị quyết đã được thông qua tại các thành phố khác để bà hiểu rõ vấn đề hơn. Ngoài việc nhờ bà Feeney, Ủy ban còn soạn văn thư gửi riêng cho từng nghị viên để vận động họ hỗ trợ. Theo tin thì bản Nghị quyết dự trù sẽ được đưa ra thảo luận trong khoảng đầu tháng 9 nhưng vì muốn đẩy mạnh công việc này nên trong phiên họp ngày 24-7-2003 Hội đồng yêu cầu có ít nhất 1,000 chữ ký để Hội đồng có thể xét khẩn cấp theo luật của Thị xã. Đến ngày 28-7-2003 tức là chỉ 4 ngày sau, Ủy ban Cờ Vàng Boston đã vận động được 1,500 chữ ký và vấn đề Cờ Vàng đã được ghi vào nghị trình để đem ra thảo luận và thông qua vào ngày 30-7-2003.
Khi được hỏi liệu các nghị viên có rút lại chữ ký khi gặp phải áp lực của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hay sự can thiệp của CSVN hay không thì bà Maureen E. Feeney đã trả lời dứt khoát rằng : Là thành viên của Hội đồng Thành phố, khi ký tên để ban hành một Nghị quyết nào đó thì phải biết rõ việc mình làm, không nên làm xong rồi nói là chúng tôi không biết rõ lá cờ vàng ba sọc đỏ là gì... Vì vậy không thể có việc Hội đồng Thành phố Boston ký tên rồi lại phủ quyết. Và đúng như lời tuyên bố đanh thép của bà, sau khi Nghị quyết được ban hành, CSVN đã hai lần cử phái đoàn đến gặp Hội đồng Thành phố để xin rút lại nghị quyết công nhận cờ vàng ba sọc đỏ nhưng cả hai lần phái đoàn của CSVN đều nhục nhã ra về trước ý chí cương quyết của các nghị viên thành phố Boston.
Cũng ngày 30-7-2003 tại Sacramento, thủ phủ của tiểu bang California, Hội đồng Thành phố gồm 8 nghị viên và ông Thị trưởng đã họp và biểu quyết chấp thuận với tỷ lệ 9/9 phiếu thuận. Đến ngày 26-8-2003, Ủy ban Phát huy Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tại thành phố chính thức nhận được bản Nghị quyết từ Tòa Thị chính. Ngay ngày hôm sau 27-8 đích thân ông Dave Jones Phó Thị trưởng cùng với Ủy ban Phát huy cờ Vàng Ba Sọc Đỏ đến đài phát thanh Việt ngữ địa phương để chính thức công bố trên làn sóng phát thanh việc Thị xã ban hành Nghị quyết công nhận cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng chính thức của người Mỹ gốc Việt tại Sacramento.
Ủy ban Phát huy Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tại thành phố Sacramento được hình thành vào tháng 2/2003 gồm ông Nguyễn Kỳ Zdương (Trưởng ban), ông Trần Văn Ngà (Phó ban), và ông Allen Hoàng (Tổng Thư ký) đã âm thầm hoạt động để đạt được thành quả trên. Khởi đầu là trong dịp kỷ niệm 5 năm của tạp chí Tiếng Vang và nhân có sự hiện diện của ông Dave Jones, Phó thị trưởng, Ủy ban đã trao tận tay ông bản thỉnh nguyện thư với 1,100 chữ ký của đồng hương cư ngụ trong thành phố để xin Hội đồng Thành phố ban hành nghị quyết công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ chính thức của những người Việt tỵ nạn Cộng sản đang cư ngụ tại thành phố. Rút kinh nghiệm ở những nơi khác, dù bản Nghị quyết đã được thông qua từ cuối tháng 7 nhưng Ủy ban vẫn giữ im lặng cho đến ngày Nghị quyết có hiệu lực mới chính thức loan báo.
Ngày 19-8-2003 -Đúng ngày Hà Nội gọi là lễ lớn kỷ niệm cách mạng thang Tám- Hội đồng Thành phố El Monte thuộc quận Los Angeles, tiểu bang California đã bỏ phiếu với tỷ lệ 5/5 để công nhận cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của Cộng đồng Việt Nam tại thành phố này. Nghị quyết này thành hình là nhờ sự vận động của bác sĩ Nguyễn Xuân Vinh, Chủ tịch Hội đồng Chấp hành Cộng đồng Việt Nam Los Ageles; cựu Đại tá Phạm Văn Thuần, Chủ tịch Hội đồng Quản trị và các thành viên khác trong Cộng đồng như các ông Bùi Ngọc Long, Nguyễn Trọng Liên, Lê Hoa, Nguyễn Văn Đột, Paul Chang, Phan Đình Ứng, Trần Ngọc Thành và bà Đồng Thị Minh Nguyệt và với sự khuyến khích của nhiều đồng hương và các đoàn thể trong vùng Los Angeles như Hội Cựu Tù nhân Chính Trị Los Angeles, Hội Cao niên Việt Mỹ vùng San Gabriel, tuần báo Sài Gòn Times, báo Thời Luận, và với sự đóng góp của rất nhiều thiện nguyện viên khác.
Trong buổi điều trần, ông Thị trưởng Ernest Gutierrez đã mời bác sĩ Nguyễn Xuân Vinh, ông Mạc Phi Hùng (một cư dân thành phố El Monte), ông Nguyễn Nam Lộc, Giám đốc Văn phòng Di trú và Tỵ nạn thuộc cơ quan USCC Los Angeles, và Nghị viên kiêm Phó Thị trưởng Garden Grove Trần Thái Văn lần lượt lên trình bày về lý do và mục đích xin thành phố chấp nhận cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng chính thức của người Mỹ gốc Việt tại thành phố El Monte.
Ngày 15-9-2003 tại thành phố Rowley thuộc tiểu bang Massachusetts ông Thị trưởng Attilio J. Paglia đã ký nghị quyết vinh danh lá cờ Vàng và công nhận lá cờ này là biểu tượng của cộng đồng người việt tại đây. Một phái đoàn từ các thành phố lân cận như Lowell Lawrance, Randolph, Evertt, Boston do ông Hà Văn Hải, Hội trưởng Hội Cựu Sinh Viên sĩ Quan Trừ bị Thủ Đức hướng dẫn đã đến phòng khánh tiết của thành phố Rowley để nhận Nghị Quyết cờ Vàng. Mở đầu buổi lễ ông thị trưởng ngỏ lời cám ơn Cộng đồng Việt Nam đã cộng tác với thành phố và nói " ... Quyết định hỗ trợ cho Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ bằng cách công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng chính thức của cộng đồng, cũng như vinh danh những nỗ lực của cộng đồng trong công cuộc đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt nam".
Ngày 16-9-2003 tại thành phố Garland thuộc tiểu bang Texas đã diễn ra buổi lễ ban hành Nghị quyết công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của người Mỹ gốc Việt tại đây. Tham dự buổi lễ này có các thành viên trong Hội đồng Quản trị Cộng đồng, quý vị đại diện các Hội đoàn, quý vị bô lão, các anh chị em trẻ và còn có sự hiện diện của các vị đại diện Ban Chấp hành hai cộng đồng người Việt quốc gias vùng Dallas, Fort Worth. Trong diễn văn đọc trước các nghị viên của Hội đồng Thành phố và quan khách cùng quý vị đại diện Cộng đồng, ông Thị trưởng nói "... Sau gần 30 năm đến định cư tại đất nước này, những người Mỹ gốc Việt, khởi đầu từ những bàn tay trắng, họ đã đóng góp rất nhiều cho sự phồn vinh của thành phố chúng ta nói riêng và tiểu bang Texas nói chung. Hôm nay tôi thay mặt các nghị viên của Hội đồng thành phố, ký tên ban hành nghị quyết công nhận lá cớ Vàng là biểu tượng chính thức của cộng đồng người Mỹ gốc Việt cư ngụ trong thành phố Garland".

Ngày 16-9-2003 cộng đồng Việt Nam tại thị xã Tumwater thuộc tiểu bang Washington đã hân hoan đón mừng nghị quyết mang số R2003-013 có nội dung vinh danh và công nhận lá cờ vàng bá sọc đỏ là biểu tượng chính thức của người Mỹ gốc Việt tại địa phương. Ông Vũ Anh Tuấn cùng với nhiều tổ chức thuộc cộng đồng người Việt trong vùng đã bỏ nhiều công sức vận động cho nghị quyết này. Ông Tuấn đã được ông Thị trưởng Ralph C. Osgood mời phát biểu trong buổi điều trần trước Hội đồng Thành phố. Ông Vũ Anh Tuấn đã trình bày trước các nghị viên của Hội đồng Thành phố rằng "Sự chấp thuận của quý vị về bản nghị quyết này đối với Cộng đồng Việt Nam chúng tôi mang nhiều ý nghĩa". Ông cũng tâm sự trước cử tọa rằng như bao nhiêu người Việt Nam khác, ông rời khỏi Việt Nam bỏ lại tất cả ngoại trừ một trái tim tràn đầy hy vọng và tình yêu tự do và lá cờ vàng ba sọc đỏ chính là thông hành của những người tỵ nạn đến đất nước Hoa Kỳ tự do này. Sau ông Vũ Anh Tuấn, ông Schwartz một cựu quân nhân cho biết đã từng chiến đấu ở Việt Nam trước năm 1975 cũng được ông Thị trưởng mời phát biểu. Khác với ý kiến của ông Tuấn, ông Schwartz không đồng ý bản nghị quyết và cho rằng việc thông qua nghị quyết có thể tạo thành một tiền lệ cho những đòi hỏi khác. Sau phần phát biểu của hai người vì không còn ai phát biểu nữa nên ông Thị trưởng Ralph C. Osgood yêu cầu các nghị viên biểu quyết. Kết quả là toàn thể 6 nghị viên và ông Thị trưởng đều đồng thanh chấp thuận bản nghị quyết.
Đây là lần đầu tiên nghị quyết vinh danh cờ vàng ba sọc đỏ được thông qua tại một thành phố thuộc tiểu bang Washington. Tiểu bang này có thành phố Seattle kết nghĩa với thành phố Hải Phòng của CSVN và ông Thống đốc tiểu bang là người có chiều hướng muốn làm ăn với CSVN. Được biết hôm 15-9-2003 tức là chỉ một ngày trước khi bản nghị quyết được đưa ra thảo luận thì Bạch Ngọc Chiến, tùy viên báo chí Tòa Đại sứ VNCS tại Washington DC đã gửi cho ông Thị trưởng Ralph C. Osgood một lá thư nhằm ngăn cản bản nghị quyết. Chiến kể lể rằng "... Kể từ khi chính phủ hai nước ký hiệp định bang giao chính thức vào ngày 12-7-1995, chúng tôi đã không ngừng thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Thành phố Seattle của quý vị đã kết nghĩa chị em với thành phố Hải Phòng của chúng tôi. Bên cạnh đó cũng chính tại tiểu bang Washington này, ông Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến của chúng tôi đã cùng ông Thống đốc Gary Locke làm lễ bàn giao chiếc boeing 777-ER đầu tiên cho Việt Nam...". Tuy nhiên ông Thị trưởng Ralph C. Osgood và các Nghị viên của Thành phố đã giữ vững lập trường hỗ trợ cho cộng đồng Việt Nam tại Tumwater.

Cũng ngày 16-9-2003 tại thành phố Malden thuộc tiểu bang Massachussetts, nơi có khoảng 3,000 người Việt cư ngụ, Hội đồng Thành phố đã biểu quyết với tuyệt đại đa số công nhận cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng chính thức của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại đây. Dự thảo nghị quyết được hai nghị viên Matin J. Gately và Michael T. Sheehan đồng bảo trợ. Phát biểu trong buổi họp, ông Martin J. Gately nhấn mạnh đến sự đóng góp của người Mỹ gốc Việt vào sự phát triển của thành phố cũng như sự hội nhập vào các sinh hoạt của chính quyền địa phương. Về phần Nghị viên Micheal T. Scheehan thì nói rằng nhiều người đã hy sinh cho lá cờ vàng ba sọc đỏ. Do đó lá cờ này không những là biểu tượng cho người Việt Nam mà hơn nữa còn tượng trưng cho lý tưởng tự do dân chủ mà nhiều người đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu để bảo vệ lý tưởng đó. Ông Đặng Kim, đại diện Cộng đồng, được mời phát biểu sau đó đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của lá cờ vàng ba sọc đỏ đối với người Mỹ gốc Việt. Ông nói những người Việt đã phải rời bỏ quê hương, tài sản và những người thân yêu để chạy trốn chế độ Cộng sản độc tài thì cờ vàng ba sọc đỏ là tài sản duy nhất mà họ còn có được trên con đường tìm tự do dân chủ. Vì vậy việc vinh danh lá cớ là một nguện vọng vô cùng chính đáng. Thành công này là nhờ sự vận động khéo léo và kín đáo của những người nhiệt tâm như bà Mary Đầy Lê cùng với sự sự hỗ trợ của ông Lê Anh và Ủy ban Vận động Cờ Vàng Massachssetts cũng như đồng hương ở Malden và ở các thành phố lân cận.
Ngày 30-9-2003 tại Grand Rapids thuộc tiểu bang Michigan, ông Thị trưởng John H. Logie cùng với tất cả 4 nghị viên trong Hội đồng Thị xã đã ký tên công bố một văn thư gửi cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt loan báo việc Thị xã công nhận cờ vàng ba sọc đỏ là "biểu tượng chính thức của Hy vọng và Tự do" của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Grand Rapids. Văn thư nhấn mạnh "Chúng tôi rất vui mừng cùng quý vị đề cao biểu tượng sự thích ứng, tự do và dân chủ của người Việt ở đây cũng như ở bất cứ nơi nào khác. Cuộc chiến đấu bền bỉ và dũng cảm cho Tự do và Dân chủ của quý vị là nguồn hứng khởi cho tất cả các dân tộc yêu chuộng tự do và lá cờ của quý vị đã kiêu hãnh nói lên di sản đó". Cách đây 3 năm, ngày 15-7-2000, ông Thị trưởng John H. Logie cũng đã công bố bản tuyên ngôn công nhận ngày này là ngày người Việt tỵ nạn đến lập nghiệp tại Michigan.
Ngày 7-10-2003 tại Quincy thuộc tiểu bang Massachussetts, trong một phiên họp thường lệ, Hội đồng Thành phố đã biểu quyết công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ với số phiếu tuyệt đối 9/9. Buổi họp này đã diễn ra trước sự hiện diện đông đảo của người Việt tại địa phương và các cơ quan báo chí truyền thông của người Việt trong vùng. Trong buổi họp, ông Daniel Raimonde, Chủ tịch Hội đồng Nghị viên tuyên đọc bản nghị quyết. Tiếp đến ông Hà Văn Hải, Chủ tịch Ủy ban Đấu tranh cho Nhân quyền tại Việt Nam được mời để trình bày về ý nghĩa của lá cờ Vàng và gia đình ông Nguyễn Hiệp, cựu tù nhân chính trị, đã trình bày về sự đóng góp của cộng đồng người Việt tại địa phương. Sau đó là cuộc biểu quyết và tất cả các nghị viên đã chấp thuận về hai đề nghị: 1- Công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng chính thức của cộng đồng Việt Nam tại thành phố Quincy 2- Một buổi lễ thượng kỳ sẽ được tổ chức tại tòa Thị sảnh của thành phố ngày 18-10-2003.
Ngày 20-10-2003 tại thành phố Doraville thuộc tiểu bang Georgia, Hội đồng thành phố đã thông qua bản nghị quyết công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ. Trong phiên họp, với sự tham dự của khoảng 100 đồng hương đại diện các hội đoàn, đoàn thể cùng quý vị thân hào nhân sĩ trong cộng đồng, Anh Vũ Bão Kỳ (Cố vấn Tổng thống về Cộng đồng Người Mỹ gốc Á và Đảo quốc Thái Bình Dương), Trưởng ban của Ủy ban Vận động Cờ Vàng tại Atlanta đã trình bày ý nghĩa của lá cờ Vàng trước ông Thị trưởng và 6 nghị viên trong Hội đồng Thành phố và kêu gọi họ thông qua bản nghị quyết. Kết quả ông Thị trưởng và tất cả 6 nghị viên của Hội đồng thành phố đã bỏ phiếu chấp thuận, không có phiếu chống.
Ngày 3-11-2003 Hội đồng hai Thành phố Norcross và Clarkston thuộc tiểu bang Georgia đã thông qua bản nghị quyết công nhận cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của người Việt tại hai địa phương này. Trong các phiên họp tại hai nơi này cô Phan Tố Quyên, anh Nguyễn D. Anh Phúc, anh Nguyễn Hữu Trường, ông Lê Văn Dương và ông Nguyễn Bảo Kỳ đã trình bày ý nghĩa của lá cờ vàng ba sọc đỏ cũng như ước vọng tự do dân chủ của người Việt Nam và kêu gọi các nghị viên thông qua nghị quyết này. Kết quả là tất cả nghị viên của hội đồng hai thành phố đã bỏ phiếu chấp thuận bản nghị quyết, không có phiếu chống.
Ngày 11-11-2003 Hội đồng Thành phố Arlington thuộc tiểu bang Texas đã biểu quyết chấp thuận với tỷ lệ 9/9 công nhận cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng chính thức của cộng đồng người Việt cư ngụ tại thành phố Arlington. Buổi lễ trao nghị quyết trên được tổ chức tại Trung tâm Phước Lộc Thọ Arlington vào sáng thứ Bảy 22-11-2003.
Cũng có tin các thành phố Lacey, WA (ngày 9-10-2003), Olympia, WA (ngày 21-10-2003), Rainier, WA (ngày 28-10-2003) và Marina, CA (ngày 18-11-2003) đã ban hành nghị quyết công nhận cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của nhười việt tại các nơi này.
Ngoài ra, Đảng Bộ Đảng Cộng Hòa tiểu bang Washington, tiểu bang California và Chi Bộ Đảng Cộng Hòa quận Pierce thuộc tiểu bang Washington cũng ra các nghị quyết công nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ là cờ của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại các địa phương này.
***
Trận chiến cờ vàng hiện vẫn còn đang tiếp diễn. Kể từ chiến thắng đầu tiên khi Thị xã Westminster ra nghị quyết công nhận cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của người Việt tại thành phố này, trận chiến cờ vàng đã lan rộng khắp nơi. Tính cho đến nay, sau chưa đầy một năm kể từ ngày dự luật công nhận cờ vàng ba sọc đỏ được thông qua tại Hạ Nghị Viện tiểu bang Virginia đã có 1 tiểu bang, 1 quận hạt, 28 thành phố, 2 Đảng Bộ Cộng Hòa cấp tiểu bang và 1 Chi Bộ Đảng Cộng Hòa cấp quận hạt ban hành đạo luật hay nghị quyết công nhận cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Trận chiến cờ vàng càng giành được nhiều thắng lợi thì CSVN càng tức tối, chống phá điên cuồng, tìm mọi cách từ vuốt ve mua chuộc đến làm áp lực với bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cùng các chính quyền tiểu bang và thành phố nhằm ngăn chặn việc vinh danh cờ vàng.
CSVN viện cớ rằng chế độ VNCH đã tan rã rồi thì lá cờ vàng ba sọc đỏ không còn tồn tại nhưng họ quên rằng lá cờ đó đã có từ lâu đời và đã in sâu trong tâm khảm của những người Việt không ưa thích Cộng sản. CSVN nói rằng cờ đỏ sao vàng mới là tiêu biểu cho đất nước Việt Nam nhưng người Việt Nam nào lại không biết lá cờ đó chỉ là cờ của đảng Cộng sản mà người dân bị bắt buộc phải thừa nhận chứ trong thâm tâm chẳng có ai muốn nhìn thấy nó. Cờ đỏ sao vàng hay còn gọi là cờ máu đã gây khiếp sợ cho người dân Việt Nam vì nó đi đến đâu là gieo rắc kinh hoàng, gây cảnh tang thương, đưa đến chết chóc, tù đầy và khổ ải.
Ở tại nước Mỹ, lá cờ đó chỉ được treo tại Tòa Đại sứ CSVN ở Washington DC và ở Tòa Tổng lãnh sự San Francisco và nó cũng chỉ đại diện cho nhóm người làm việc tại hai nơi này chứ nó không đại diện cho ai cả, người Việt ở Mỹ chỉ trân quý cờ vàng ba sọc đo. Cờ đỏ sao vàng tuy cũng được treo tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York nhưng trong các cuộc diễn hành văn hóa quốc tế trong mấy năm gần đây những người đến dự khán chỉ nhìn thấy cờ vàng ba sọc đỏ ở trong đoàn diễn hành chứ chẳng thấy bóng dáng lá cờ máu của CSVN. Điều này cho thấy trên phương diện ngoại giao thì cờ đỏ sao vàng là cờ của nhà nước CSVN nhưng trên thực tế chính Liên Hiệp Quốc cũng phải thừa nhận cờ vàng ba sọc đỏ mới thực sự tiêu biểu cho cộng đồng người Việt hải ngoại.
Thế nhưng luận điệu của CSVN cũng đã phỉnh gạt được một số viên chức Mỹ trong các ngành hành pháp và lập pháp trong chính quyền trung ương và tại một số địa phương khiến cho trận chiến cờ vàng có lúc đã phải khựng lại ở một vài nơi và không đạt được kết quả trịêt để.
Ngày 21-3-2003 Dân biểu Ken Maddox thuộc Hạ viện tiểu bang California cho biết ông đã đệ trình hạ viện tiểu bang này bản dự thảo nghị quyết mang số ACR- 68 yêu cầu tiểu bang California chính thức công nhận "Cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng cho ước vọng Tự do, Dân chủ và Hòa bình của cộng đồng người Mỹ gốc Việt". Khi Nguyễn Tâm Chiến gửi thư yêu cầu ông ủng hộ CSVN ông đã thẳng thắn trả lời rằng "Cộng sản đã cưỡng chiếm Miền Nam Việt Nam gây tang thương cho hàng triệu người dân lành vô tội. Vì vậy tôi không bao giờ chấp nhận hay ủng hộ chế độ đang áp bức hành hạ dân chúng" Nhưng thật đáng tiếc, một số người khác đã không có lập trường như ông khiến cho dự luật ông đệ trình đã không được chấp nhận.
Ngày 14-4-2003 có tin 19 Thượng Nghị sĩ của tiểu bang Washington đã chính thức bảo trợ một nghị quyết vinh danh lá cờ vàng ba sọc đỏ nhưng dự thảo nghị quyết đó đã không có cơ hội trở thành có hiệu lực chấp hành.
Ngày 3-6-2003 trong một phiên họp, Hội đồng Thành phố Oakland dự kiến sẽ thảo luận nghị quyết công nhận cờ vàng ba sọc đỏ nhưng ông Thị trưởng Jerry Brown đã phải cho gác lại cuộc thảo luận vì bị bà nghị viên Jane Brunner phản đối, cho rằng "Đề tài này gây nên chia rẽ trong cộng đồng" (luận điệu của CSVN) và một nghị viên khác là bà Nancy Nadel nói là mới nhận được một email của một người Việt (chắc là người của tòa Tổng lãnh sự CSVN tại San Francisco) nói rằng lá cờ "không thể hiện chủ quyền đất nước Việt Nam, nó chỉ đại diện cho một chế độ bù nhìn của Hoa Kỳ trong thời chiến tranh Việt Nam mà thôi".
Nhưng thiệt hại nặng nhất trong trận chiến cờ vàng là ở San Francisco, nơi có tòa Tổng lãnh sự CSVN. Theo tin tức thì ngày 17-7-2003 toàn thể 11 nghị viên của Hội đồng Giám sát của thành phố này đã chấp nhận bản nghị quyết do bà nghị viên Fiona Ma đệ trình có nội dung vinh danh lá cờ vàng ba sọc đỏ. Việc soạn thảo và vận động cho bản nghị quyết được tiến hành trong âm thầm nhưng tin tức đã được loan tải rộng rải khi bản nghị quyết được thông qua khiến cho CSVN kịp thời phản công. Trong thời gian bản nghị quyết chờ Thị trưởng thành phố ký ban hành, CSVN đã phản ứng mạnh mẻ, từ thành Hồ kết nghĩa với San Francisco đến Bộ Ngoại giao CSVN, cho đến tòa Đại sứ CSVN ở Washington DC và Tòa Tổng Lãnh sự CSVN ở San Francisco đều ra sức vận động, đe dọa và làm áp lực với tòa Đại sứ Mỹ ở Hà Nội, với Bộ Ngại giao Hoa Kỳ và thành phố San Francisco đòi hỏi phải ngưng việc ký ban hành bản nghị quyết. Những vận động này đã khiến cho 8 trong số 11 giám sát viên trở cờ muốn hủy bỏ bản nghị quyết mà chính họ đã ký tên thông qua, tạo điều kiện thuận lợi cho thị trưởng Willie Brown (lúc đó sắp về hưu) dùng quyền phủ quyết bản nghị quyết trong lúc chỉ còn 3 giờ đồng hồ nữa thì văn bản này trở thành có hiệu lực chấp hành.
Sở dĩ việc vận động cho nghị quyết cờ vàng đã không thành công ở một số nơi vì các viên chức tại quốc hội tiểu bang hay các nghị viên trong hội đồng thành phố cho rằng cờ vàng ba sọc đỏ là cờ của một chế độ không còn nữa. Vì vậy thật là hữu lý khi có những ý kiến cho rằng tạm thời chúng ta nên tránh gọi cờ vàng ba sọc đỏ là cờ VNCH mà nên gọi là lá cờ Di Sản, cờ Truyền Thống, cờ Dân Chủ, cờ Tự Do như một số nơi đã làm và đã thành công. Chúng ta cũng cần làm rõ để người Mỹ hiểu được rằng chúng ta vận động vinh danh cờ vàng là để thúc đẩy công cuộc đấu tranh đòi hỏi tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam . Người Mỹ cũng ôm ấp những lý tưởng đó nhưng họ không muốn ủng hộ cho một chế độ đã không còn tồn tại. Sau cùng, dù nhiệt tâm với lá cờ vàng thân yêu, chúng ta không nên để cho người Mỹ hiểu lầm rằng chúng ta coi trọng cờ vàng ba sọc đỏ hơn là quốc kỳ của nước Mỹ.
Như bất cứ một trận chiến nào khác, trận chiến cờ vàng cũng cần được tiến hành trong kín đáo và khôn khéo, cần giữ được yếu tố bất ngờ để đối phương không kịp phản ứng và cũng cần phải thay đổi chiến thuật cho phù hợp với tình hình thì mới gặt hái được thành quả mỹ mãn. Ước mong trận chiến cờ vàng sẽ ghi nhiều chiến công trong năm Giáp Thân .
Hải Triều

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,175,395
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ XVIII. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Stephen Paddock, kẻ vừa xả súng tàn sát ở Las Vegas ngày 01 tháng 10, đã đặt phòng tại khách sạn Blackstone cao 21 tầng, nhắm xuống lễ hội âm nhạc Lollapalooza ở Chicago trong tháng 8 vừa qua. Đó là nội dung bài viết mới của Nguyễn Anh Nguyên. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là con của một sĩ quan Võ Bị Đà Lạt, ra đời trong mùa hè đỏ lửa, từng có hơn một năm sống tại Chicago. Bài viết mới của ông đề cập tới việc
Tác giả định cư tại Mỹ 24 năm, tốt nghiệp đại học tổng hợp, hiện đang là cộng tác viên của một đài truyền hình nhưng chỉ mới bắt đầu dự viết về nước Mỹ từ Tháng Bảy 2017, với bút danh Như Nguyện, bài “Nước Mẹ, Nước Con.” Bài viết thứ ba của cô là chuyện dân Mỹ tự nguyện xếp hàng hiến máu, sau vụ thảm sát tại Las Vegas.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, bài mới của tác giả mo tả nhiều chi tiết sống động, hữu ích.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Thăm dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ ba của ông là một chuyện tình nhẹ nhàng.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức ĐN từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Bài viết mới của tác giả nói lên đời sống chật vật của những người Việt tị nạn đầu tiên trên đất Mỹ, đồng thời đề cao tình yêu và sự ngưỡng mộ của mình đối với nước Mỹ. Bài nầy là chuyện tiếp nối cho tự truyện “Du Học Mỹ Năm 1975”. Tác giả tham dự VVNM năm 2015, được giải Danh Dự năm 2016 và giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả năm2017. Lúc còn trẻ tác giả là một chuyên viên kỷ thuật. Khi về hưu ông tiêu khiển với thú viết truyện. Ông đang định cư ở Orange County.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về một ngày thu, cảm tác lúc giao mùa.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Với cách viết như nói chuyện trực tiếp, bà vui vẻ tự sơ lược về mình: Đinh Nguyễn Thi ở nhà gọi là The. Có chồng hai con. Năm nay mới 61 tuổi. Học xong lớp 9 trường làng. Ở nhà được cha mẹ nuôi. Qua Mỹ năm 1985, sau đó 3 năm có người đòi rước về nuôi đến nay.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến