Hôm nay,  

Nhà Anh, Nhà Em, Nhà Đôi Ta

27/12/200300:00:00(Xem: 387370)
Người viết: KAREN N. NGUYEN
Bài tham dự: 430-968-V4171203

Tác giả Karen N. Nguyen, sinh năm 1962, hiện là một pharmacist, làm việc và cư trú tại Virginia. Cô đã góp nhiều bài đặc biệt cho giải thưởng viết về nước Mỹ. Bằng lối viết trực tiếp, giản dị mà tinh tế, mỗi bài viết của cô là một đề tài riêng biệt, sống động đặc biệt. Sau đây là bài viết mới nhất của cô, một truyện ngắn về đời sống hôn nhân hợp chủng.
*
Tức ơi là tức, nhà gì mà chỗ nào cũng đầy đồ, giữ thì không xài, bỏ thì không được, chán muốn chết. An vừa càu nhàu trong lòng, vừa đi từ góc này đến góc khác trong nhà để tìm mấy món đồ cần dùng. Hai đứa làm đám cưới đã 3 tháng rồi mà đến giờ đồ đạc của An đa số còn nằm trong mấy cái vali và túi xách chất ở góc kẹt trong nhà Jim!
Thật ra An đâu phải là người vô gia cư, sống lang bạt kỳ hồ nay đây mai đó đâu kia chứ. An có nhà hẳn hoi kia kìa. Mấy năm trước, ở nhà thuế mãi mỗi năm đến mùa khai tax lại chẳng thấy lợi lộc gì, An nghe theo lời cố vấn của bạn bè mua một cái condo để ở. Mua nhà xong chừng nửa năm thì An bắt đầu quen Jim. Từ lúc An quen Jim đến lúc Jim ngỏ lời cầu hôn là cả một thời gian dài, đủ để đồ đạc trong cái condo của An sinh sôi nảy nở ra như một hàng tạp hóa nhỏ. Và bây giờ thì đa số của An vẫn còn ở tại nhà An, nản hết sức! Phải hai nhà gần nhau cho cam, đằng này nhà An cách nhà Jim đến gần 30 miles, lái vù vù ngoài highway mà không kẹt xe cũng mất hơn 40 phút mới tới được.
Sau ngày hai đứa đính hôn, Jim đã ra điều kiện với An: "Anh không có ý định dọn đi đâu hết. Anh không muốn bán căn nhà đang ở. Em đồng ý lấy anh thì mai mốt đám cưới xong em sẽ dọn qua ở bên nhà anh, còn nhà em thì túy ý em định đoạt, muốn cho thuê hay muốn bán tùy em". Lấy chồng thì phải khăn gói theo chồng. An nghĩ vậy. Thành ra An đồng ý với đề nghị của Jim ngay. An đồng ý dọn qua bên nhà Jim mà quên bẵng đi một chuyện quan trọng là nhà Jim, cái townhouse 4bedroom, 3 badroom finished basement, chỉ có một người ở mà phòng nào cũng chật ních đồ là đồ. Quên bẵng đi là Jim không hứa hẹn gì về chuyện dọn dẹp nhà cửa để An đem đồ của mình qua hết. Há miệng mắc quai!
Tính An ngăn nắp đâu ra đó. An không màng đồ furniture đắt tiền, cầu kỳ sang trọng, nhà cửa đồ đạc rẻ tiền An cũng chịu, miễn sao sạch sẽ, gọn gàng đâu ra đó là được. Cái mà An sợ nhất là đồ đạc chất đống để bụi bậm nhện giăng, nhìn là muốn ngộp thở, chưa nghĩ tới chuyện ở luôn trong môi trường như vậy, đi ra đi vào khó chịu không để đâu cho hết!
Ngày xưa lúc mới quen Jim, nếu bước vào nhà chàng mà thấy đồ đạc ngổn ngang như bây giờ chắc là An đã ca bài "ba mươi sáu chước, tẩu vi thượng sách" từ lâu rồi. Nhà Jim ngày xưa cũng gọn ghẽ, ngăn nắp lắm. Rồi bố Jim qua đời để lại một căn nhà đầy ắp đồ tích lũy sau hơn bốn mươi năm cho Jim và cô em gái tùy nghi định liệu. Mẹ Jim đã mất vài năm trước đó. Và thế là đồ đạc từ nhà bố mẹ Jim cứ từ từ, từ từ đổi hộ khẩu đến ở tại nhà Jim. Thùng giấy này kế tiếp thùng giấy kia, mỗi lần Jim về thu xếp dọn dẹp nhà cửa bố mẹ chàng để chuẩn bị bán căn nhà đó thì lại chở đồ đạc về chất đầy trên chiếc xe hơi của chàng.
An biết là Jim thương bố chàng nhiều lắm. Nghe Jim kể ngày xưa Jim mua nhà này, ông cụ lặn lội đường sá lái xe cả 7, 8 tiếng đồng hồ đến thăm Jim, chở theo trên xe không biết bao nhiêu là đồ nghề để phụ sơn phết lại căn nhà của cậu con trai đầu lòng. Jim từng hãnh diện chỉ cho An xem cái phòng ăn ông cụ sơn, những chiếc lá thanh mảnh như lá trúc tỉ mỉ vẽ lên mấy vách tường là dấu vết còn lưu lại của bàn tay tài hoa của bố Jim. Jim từng tự hào chỉ cho An xem cái lò sưởi ông cụ sơn màu xanh da trời nhạt điểm những hoa văn thanh thoát màu trắng tựa như những đóa quỳnh. Rồi Jim chỉ cho An xem mấy cái tủ trong bếp, theo lời chàng kể thì ông cụ mất cả tuần lễ nhuộm cho mấy cánh cửa bằng gỗ có cái màu nâu đỏ ánh lên sóng sánh như rượu vang trong ly để dưới ánh đèn.
Bố Jim mất, mọi góc trong căn nhà của Jim đều gợi lên hình bóng của ông cụ, An biết vậy. An tôn trọng ý định của Jim khi chàng kiên quyết không muốn bán ngôi nhà chàng đang ở. An thông cảm với Jim khi thấy chàng không muốn bỏ đi những vật dụng bố mẹ chàng dùng ngày xưa. Những nỗi đau của Jim trước cái chết của bố mẹ chàng, bao giờ mới nguôi ngoai"
An không có cơ hội gặp mặt mẹ của Jim. Bà mất trước khi An và Jim quen nhau. Mất thình lình vì heart attack không có dấu hiệu gì báo trước. Jim thuật cho An nghe, chàng bận rộn công việc ở chỗ làm, mấy tuần liền không có lúc rảnh rỗi gọi điện thoại thăm mẹ. Vả lại Jim nói chàng định lấy vacation 2 tuần về thăm bố mẹ chàng, lúc đó dư dả thời gian để chuyện trò. Đùng một cái mẹ Jim mất Jim ray rứt không nguôi, vì gần 6 tuần chàng có bao nhiêu là cơ hội gọi điện thoại thăm mẹ mà không bao giờ gọi viện lẽ bận ở chỗ làm, và rồi chẳng bao giờ chàng có dịp nghe tiếng nói của mẹ chàng nữa hết. Sau khi mẹ Jim mất, chàng gọi điện thoại thăm bố thường xuyên hơn. Nhiều lần An đến nhà Jim nghe Jim và ông cụ nói chuyện điện thoại khá lâu, hai người có khá nhiều điều tương đắc.
Mùa football năm kia, Jim dẫn An về quê chàng xem football, tiện thể giới thiệu An với bố chàng. Bố của Jim An thấy trong mấy cái hình treo ở nhà Jim, là một ông cụ phương phi tốt tướng, gò má đầy căng, chọn đóng Santa mùa Christmas là hợp vô cùng. Jim bảo với An là sau khi mẹ chàng qua đời chừng nửa năm thì ông cụ bị heart attack, may là qua khỏi được nhưng sau đó người ông cụ sút đi rất nhiều. Đến lúc An gặp bố Jim thì mới thấy rõ điều Jim nói. Ông cụ già hom hem mở cửa cho An và Jim không còn giống những hìnhAn thấy ở nhà Jim chút nào hết. Ông cụ chỉ còn là cái bóng, nữa cái bóng của ngày xưa mà thôi. Hai gò má hóp, da nhăn nheo, bước đi yếu ớt, chậm chạp vô cùng. Chỉ có đôi mắt sáng, tinh anh, hói hỉnh là còn giống với ảnh chụp mà thôi. Ngày hôm đó An và Jim theo bố Jim ra thăm mộ mẹ chàng. Bên cạnh phần mộ mẹ Jim, bố Jim đã dành cho mình một chỗ. Trong ánh nắng chiều ở nghĩa tranh, bóng Jim và bóng bố chàng chiếu nghiêng nghiêng xuống thảm cỏ xanh, dáng người con cao ráo, vững chãi, dáng người bố ốm yếu, mong manh.
An và Jim đi ăn tối với bố Jim, ngày hôm sau hai đứa còn đi ăn sáng với ông cụ trước khi ra về. Lúc gọi món ăn sáng. Anh nhớ đến món khoai tây chiên có dạng những sợi nho nhỏ đan vào nhau mà tiếng anh là gì thì bỗng nhiên An quên mất. Nhìn vào menu, thấy có mấy options để lựa, trong đó có grit và hashbrown. Cuối cùng An order món grit để rồi thấy hai mắt tròn xoe của Jim nhìn mình. Jim hỏi An, you có sure là muốn ăn món đó hay không và An gật đầu chắc như đinh đóng cột dù thật sự trong lòng đang đánh trắc nghiệm a, b, c xem cái món khoai tây chiên An thích tiếng Anh gọi là gì. Hỏi Jim ngay trước mặt bố Jim thì An sợ bố Jim sẽ cười chê cái vốn tiếng anh chưa đầy ba lá mít của An, sợ sẽ để lại ấn tượng không đẹp về An với ông cụ, sợ ông cụ sẽ bàn ra không đồng ý cho Jim quen Anà.
Tim An thót lại khi món ăn được dọn ra. Những sợi khoai tây chiên giòn vàng rụm đan vào nhau như một tấm lưới mà An mong chờ không thấy đâu hết. Trước mặt An là một cái chén nhỏ có mòn gì màu trắng sền sệt như cháo đặc, một món ăn An chưa thử bao giờ. An không kìm được, quay qua Jim nói nhỏ với Jim là An không có ý định order món này, để rồi thấy Jim cười thích thú. Jim nói với An vậy thành ra hồi nãy anh mới hỏi, hồi đó tới giờ em toàn order hashbrown thôi. Chết, mình order lộn rồi, An kêu thầm trong bụng. Quê quá xá là quê. An cảm thấy choáng váng. Nhìn qua bố Jim, ông cụ cười hiền hòa, bảo An cứ ăn thử món grit đi cho biết. Cả Jim và bố chàng đều cười khi thấy An nếm thử món grit rồi nhăn mặt vì An không thích và rồi An cũng cười theo. Giá An hỏi Jim ngay từ đầu thì có phải đỡ quê hơn nhiều không chứ!
Ngồi ăn chung với bố Jim từ hôm trước tới giờ. An để ý ông cụ ăn uống vẫn còn được khá nhiều, nhưng sức khỏe có vẻ sa sút quá đỗi. Mẹ Jim mất đi, có lẽ nữa hôn nữa xác của ông cụ cũng đi theo bà luôn rồi chăng" Lúc Jim lái xe về bố chàng còn đứng tựa cửa vẫy tay theo. An liếc nhìn Jim, thấy mắt chàng đỏ hoe. Chàng khóc lặng lẽ, nước mắt chảy dài đọc theo gò má.
An chỉ gặp bố Jim chỉ một dịp duy nhất đó thôi. Ông cụ nói với Jim sẽ thu xếp nhà cửa trên đó rồi sẽ dọn xuống ở với chàng một thời gian, còn hứa là sẽ giúp chàng thay mấy cánh cửa trong nhà, chuyển từ cửa kim loại qua loại cửa gỗ mà chàng thích. An với Jim đo kích thước mấy cánh cửa. Đi cả mấy tiệm Home Depot lựa tới lựa lui mãi mới tìm được mấy cánh cửa vừa ý. Đợi bố anh xuống chơi, Jim hào hứng nói với An rồi bố anh sẽ chỉ cho em và anh cách nhuộm màu mấy cánh cửa này nữa, ông cụ nhuộm màu gỗ sành lắm.
Mơ ước, tính toán, mong chờ, mọi thứ tan như bong bóng xà phòng mấy tuần sau đó.
Trời mùa thu, bố Jim ra vườn quét dọn đám lá rụng, bị cảm lạnh. Cảm lạnh dây dưa chuyển qua sưng phổi ông cụ ngày kia khó thở quá, kêu xe cứu thương chở vào bệnh viện rồi qua đời trong nhà thương. Cô em gái Jim nghe tin bố vào nhà thương thì lái xe vào, nhưng đã quá trễ khi cô vào đến bệnh viện thì ông cụ đã qua đời nửa tiếng trước đó. Jim gọi điện thoại cho An, báo tin bố chàng mất, giọng sũng nước mắt.


Nguyện vọng của bố Jim là được hỏa táng sau khi ông qua đời, sau đó được chôn tro của ông xuống phần mộ sát với mẹ của Jim. Tưởng đơn giản mà không phải vậy. Nhà thờ của bố mẹ Jim không cho chôn tro xuống đất, chỉ cho chôn người mà thôi. Vậy là cuối cùng Jim mang bình đựng tro cốt của bố về nhà mình. Trên cái bệ lò sưởi sơn màu xanh da trời nhạt điểm những hoa văn màu trắng bố Jim vẽ ngày nào, bây giờ có cái bình sứ kiểu Nhật bản màu xanh sậm chứa di hài của bố Jim.
Hóa ra là sau khi mẹ Jim mất. Bố Jim không có thu gọn nhà cửa gì cả. Mọi thứ còn y nguyên như lúc bà còn sống, đồ đạc, quần áo, giấy tờ mọi thứ còn y vậy. Và bây giờ Jim và cô em gái là người thu xếp, dọn dẹp đồ đạc trong nhà. Thùng giấy này nối tiếp thùng giấy kia về xếp dài dài trong nhà của Jim.
Bố Jim mất đã gần hai năm. Nửa năm sau khi ông mất, Jim ngỏ lời cầu hôn An và An nhận lời. Hai đứa làm đám cưới một năm sau đó. Gần hai năm, gần 24 tháng nhưng Jim vẫn không thu xếp lại những cái thùng giấy trong nhà chàng. An cứ nghĩ là Jim cuối cùng sẽ tìm chỗ cất những cái thùng chứa đầy kỷ niệm của bố mẹ chàng, nhưng đợi mỏi cả cổ mà không thấy động tĩnh gì hết. Sau đám cưới khi An khăn gói dọn qua ở tại nhà Jim mọi chuyện "vũ như cẩn".
Mấy đứa bạn thân bảo với An, mày có phước lắm đó, lấy ông chồng nhiều tình cảm thương bố thương mẹ quá xá như vầy. Thế nào ông xã mày cũng thương mày theo cấp số nhân cho xem. Bố mẹ Jim mất rồi, Jim không thương vợ là mày thì thương ai, tụi bạn An bảo vậy. Nhưng thương vợ mà không dọn được một cái tủ cho vợ để đồ, để vợ tự xoay xở với mấy cái vali và mấy cáu túi giấy, lấy đồ ra, cất đồ vô loay hoay ở góc kẹt trong nhà hoài, vậy mà thương vợ hay sao chứ" Nhiều lúc An tức quá xá mà không nói với Jim được.
Đi ra đi vào, đụng mất cánh cửa tủ An với Jim mua mấy năm trước ở Home Depot giờ xếp ở trong góc này, đụng một lô thùng giấy ở góc kia, đụng mớ quà đám cưới họ hàng, bạn bè cho An và Jim nằm chất đồng ở góc khác. An khó chịu khôn tả, không có cái tủ, cái kệ nào trong nhà Jim còn chỗ chứa cả. Quay chỗ này, quay chỗ kia, toàn thấy thùng là thùng chứa đồ của bố mẹ Jim. Người đã khuất, thương nhớ cách mấy đau khổ cách mấy cũng phải nhớ đến người còn sống chứ. An nghĩ hoài mà không biết nói bóng gió cách nào cho Jim hiểu là An cần có chỗ để cất đồ đạc của mình, để đồ trong túi giấy và vali An cảm thấy nó tạm bợ quá đỗi. Ngày còn bé nghe Mai Lệ Huyền hát bài "Túp lều lý tưởng" An vẽ vời trong trí về ngôi nhà trong bài hát, có tre xanh làm mành, có không gian rộng thoáng, có trúc xinh mọc ngoài cửa, có đàn con trẻ xinh xinh chạy chơi vòng quanh và bây giờ thì thực tế hoàn toàn trái ngược với mơ ước trẻ thơ của An! Nhà như vầy mà nghĩ tới có baby là An thấy muốn nghẹt thở, nhét An vào là đã chật quá xá cỡ rồi. Poor baby, điều này chắc chẳng bao giờ An muốn có baby hết cả, chỗ đâu mà sống, chỗ đâu mà thở kia chứ. Tức Jim quá xá đi. Bao giờ Jim mới nghĩ tới An kia chứ!
An thèm quay trở lại căn condo của mình vô cùng. Nhỏ thì nhỏ thật, nhưng đó là nhà của An, căn nhà An tằn tiện ky cóp mà mua được. Căn nhà An đã sống mấy năm trời và đã có bao kỷ niệm với nó. Những lúc tìm quần áo xếp trong vali, An nhớ ơi là nhớ cái walk-in closet trong phòng master bedroom nơi An cất quần áo, mùa nào góc đó, muốn lựa kiểu nào, màu nào cũng chẳng mất thời gian bao nhiêu cả. An nhớ hai cái tủ dresser chứa quần áo, nhớ mấy cái tủ chứa hồ sơ giấy tờ và đồ trang điểm của An, nhớ cái bàn với cái computer An hay dùng để check email, nhớ cái balcony An hay ra ngồi đọc sách những buổi chiều mùa thu trời mát dịu, nhớ và nhớà An nhớ cái không gian thoáng mát ở nhà An, nhớ đến nỗi nhiều lúc chỉ muốn lái xe quay về đó ngay lập tức, rồi chợt nghĩ ra là bây giờ mình đã có chồng, chẳng lẽ không kèn không trống bỏ chồng mình mà về nhà mình hay sao kia chứ, rồi lại thôi, không lái xe đi dù trong lòng rất muốn. An vẫn chưa trả xong cái condo của An, mỗi tháng mỗi gởi tiền cho mortgage company là nỗi đau lòng, vì trả tiền mà đâu có ở trong nhà đó đâu kia chứ. Tụi bạn An xíu An thuê storage room cho hết đồ đạc của An ra đó, rồi cho thuê nhà của An, vậy là tiện lợi mọi bề, chừng nào Jim dọn xong nhà thì An dọn đồ mình qua, khỏe re. tụi nó đứa nào cũng lấy chồng trước, rồi vợ chồng tụi nó mới mua nhà rồi từ từ mua sắm đồ đạc trong nhà. Chẳng đứa nào rơi vào trường hợp của An và Jim, ai cũng có nhà riêng. Có đồ đạc đầy nhà, rồi bây giờ lại thêm đồ đạc của bố mẹ Jim, gộp mấy nhà làm một không ai chịu bỏ đồ đạc của mình hết vậy là biết làm sao"
Hôm nay giữa tuần nhưng là ngày nghỉ của An. Jim đã đi làm. An quyết định thu xếp một phần đồ đạc của Jim cho gọn lại để tìm chỗ cất đồ của An. Trong cái bedroom thứ nhì một cái closet khá lớn. An mở tủ, thử tính toán xem có chỗ nào trống cho An cất mấy vali và túi xách của An vào lại đụng một mớ thùng giấy nằm chễm chệ trong tủ!
An nhấc thử một thùng xuống thấy nhẹ tênh. Cái gì bên trong vậy kìa, sao Jim không thu xếp lại cho bớt lỉnh kỉnh. An tự hỏi. An mở thử nắp thùng giấy nhìn vào bên trong. Bên trong thùng là mấy cái hộp nhỏ, một cái áo trẻ con màu trắng có kết ren, và một đôi giày trẻ con bé tí xíu thắt nơ xa tanh trắng. An mở thử một cái hộp thấy có một tấm thiệp trong đó kẹp bên trong là một lọn tóc trẻ con vẫn còn ánh màu vàng mượt như tơ, dòng chữ trên tấm thiệp rất thanh nhã, duyên dáng: chữ viết của mẹ Jim. Tấm thiệp ghi lại kỷ niệm của Jim ngày Jim làm lễ rửa tội ở nhà thờ. Trong một cái hộp khác có một số hình của gia đình Jim: cảnh gia đình sum họp bên cây thông mùa giáng sinh, cảnh Jim và cô em mở quà, cảnh gia đình đi chơi ở 1 bãi biển nào đó, hình mẹ Jim nấu ăn trong bếp hình bố Jim chơi với 2 chú chó trong sân, hình Jim lúc cỡ 9, 10 tuổi chụp với 1 chú mèo calico có 2 mắt trong veo như thủy tinh xanh, cái mũi hồng hồng ươn ướtàAn cất cái thùng vào chỗ cũ. Kỷ niệm của Jim và gia đình, An chỉ mới xem qua nhưng nghĩ lại lòng đã thấy nao nao. An chỉ mới gặp bố Jim có 1 lần mà thôi nhưng ánh mắt hiền từ, nụ cười đôn hậu, những câu nói đùa rất có duyên của ông cụ, An không quên đượcà.
Trong cái thùng thứ nhì, An thấy có mấy cái áo T shirt còn mới tinh chưa cắt nhãn. Dòng chữ trên áo đập vào mắt An: "Proud to be a father" size large cũng có, size extra large cũng có. Bố Jim mua cho mình mà không có mặc chăng" An tự hỏi" Nhưng rồi nhìn kỹ mấy món đồ khác trong thùng. An bổng nãy ra câu hỏi khác ở trong đầu. Trong thùng có khá nhiều đồ chơi trẻ con rất dễ thương, cũng còn mới tinh, chưa tháo khỏi hộp bao giờ. Có cả mấy bộ chén dĩa và muỗng nĩa nhỏ xíu cho trẻ con dùng tùy theo lứa tuổi, màu sắc sặc sỡ tươi vui. Những món đồ của trẻ con này là dành cho ai, An thắc mắc. Nếu mua để cho mấy đứa cháu của Jim con của em gái Jim thì sao lại không đưa mà lại cất vào thùng" Hai đứa cháu của Jim tuổi cũng đã khá lớn rồi đâu cần mấy bộ chén nĩa nhỏ xíu này nữa đâu, An nghĩ vậy. Rồi An tự hỏi không lẽ bố mẹ Jim thầm mong chờ Jim lập gia đình để ông bà có cháu ẵm bồng, và nỗi mong ước này nhiều đến nỗi ông bà mua sẵn đồ chơi cho những đứa cháu tương lai, mua sẵn áo cho Jim trong tương lai ông bà mong sẽ biết đâu Jim được lên chức "bố bầy trẻ". Những câu hỏi của An không có lời giải đáp.
Bố Jim đã mất, mẹ Jim đã mất chỉ còn lại một chút hình ảnh, chút kỷ niệm của hai người chứa trong những cái thùng giấy trong nhà Jim. Những thùng giấy ấy An biết Jim không muốn lìa xa, những cái rương càng mở ra thì An càng biết thêm một chút về bố mẹ chồng của mình, gia đình chồng mình, chồng của mìnhà.Một ngày nào đó biết đâu có thể Jim sẽ cho An xem những gì chứa trong đó. Biết đâu chừng An có thể sẽ không bao giờ biết những cái thùng giấy đó chứa gì. An quyết định không đụng chạm gì nữa đến những cái thùng cất trong tủ của Jim, xếp trong những căn phòng trong nhà Jim. An đậy nắp thùng lại cất vào closet. Khép cửa closet lại. Đợi Jim.
Mấy tuần sau, một ngày thứ bảy đến Jim và An được nghỉ. Jim nói với An để rồi anh sẽ xem lại đồ trong mấy cái thùng giấy trước khi đem chúng cất vào storage. Có thể anh sẽ bỏ một mớ đồ trong đó, anh dọn mấy cái thùng về mấy năm rồi chứ có rất nhiều thùng anh không biết tọ chúng chứa cái gì, Jim nói với An, chỉ nhìn đến mấy cái thùng giấy đó là anh nhớ đến bố mẹ anh qua đời, anh cứ chần chừ mãi không dọn dẹp lại nhà cửa. Em không giận anh chứ"
Giận Jim ư" An có bực mình thật, nhưng bây giờ thì cơn giận của An đi đâu mất biệt rồi. An nói với Jim "I love you" Jim cứ từ từ thu xếp hai đứa còn một đời để sống với nhau kia mà. Rồi bất chợt An nghĩ tới mấy món đồ chơi trẻ con mới tinh khôi trong thùng, đến những cái áo sweatshirt mới tinh có dòng chữ "Proud to be a father" mà không rõ Jim có biết hay không. Bây giờ thì đến lượt An không muốn dọn cái thùng giấy đó ra khỏi nhà chút nào hếtø.

Tháng 10/2003
Karen N. Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,108,866
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến