Bài số 381-919-vb2201003
Tác giả Nguyễn Hữu Thời trước 75 là giáo chức, quân nhân quân lực VNCH. Hiện ông cư trú tại Nam Cailornia và là chuyên viên điện toán, Sypris data systems co Monrovia, CA. Ông đã góp nhiều bài đặc biệt cho giải thưởng viết về nước Mỹ. Bài viết nào của ông cũng thể hiện một cái nhìn tử tề với cuộc sống, cách sống của người Việt tại Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
*
Tùng hối hả lái xe chạy nhanh về nhà. Chàng cố tới nhà trước 3 giờ chiều để còn kịp đón cu Quỳnh và sửa soạn bữa cơm tối. Thường thì 5 giờ rưỡi Liên vợ chàng mới về đến nhà.
Tùng bị lay off đã gần ba tháng nay mặc dù chàng đã làm cho hãng này trên mười năm rồi. Hãng Tùng làm có trên hai ngàn nhân viên nên lần lay off này thật là ồ ạt, ồn ào. Hơn 2/3 nhân viên của hãng bị cho nghỉ việc. Ra đi lần này cũng có nhiều người bạn cùng làm chung Dept với Tùng, có người thâm niên hơn, có người chưa qua khỏi thời gian thử thách (probation) sáu tháng. Hãng mất contract tháng trước là tháng sau họ liền layoff nhân viên ngay để khỏi phải trả lương tháng kế tiếp.
Mỹ là một nước kỹ nghệ tân tiến, nhiều khi việc làm đến thật nhiều, nhân viên phải làm cả ngày lẫn đêm, ngày làm ba ca, làm thêm giờ phụ trội, nhưng cũng có nhiều khi việc làm trốn đi đâu, lúc đó thì chủ hãng chỉ có sa thải nhân viên có khi còn đóng cửa hãng nữa. Người Mỹ họ rất thực tế, thực tế đến nỗi cứ tưởng họ không còn tình cảm gì nữa. Hãng hết công việc dù ta có giỏi dang cho mấy, chuyên cần cho mấy, lo lắng công việc của hãng một cách tích cực cho mấy đi nữa và xem việc của hãng như việc nhà mình mà người Mỹ gọi là "company man" nhưng khi công việc hết là phòng nhân viên gọi đưa cho hai cái check kèm theo lời nói cám ơn và có nhân viên an ninh của hãng hộ tống đưa ra khỏi hãng ngay không cho ta kịp chào ai để từ giã.
Tùng rơi vào trường hợp trên mặc dù chàng là một trong những kỹ sư nòng cốt của hãng. Tùng ăn lương tháng, ngày làm tám tiếng nhưng nhiều khi công việc cần gấp chàng vẫn ở lại làm mười hay mười hai tiếng mỗi ngày là thường. Nhiều người Mỹ bạn đồng nghiệp với Tùng cho chàng là tên khùng "crazy" và thường bảo chàng tội gì ở lại làm chùa cho hãng nhưng Tùng là người đam mê việc mình làm và thường cố gắng tìm tòi, nghiên cứu hầu có những sáng kiến mới để đem lại nhiều lợi nhuận tốt cho hãng.
Người Mỹ khi mất việc thường kéo theo sự mất nhà, mất xe và vợ chồng thường hay lục đục rồi đưa nhau ra tòa ly dị là chuyện thường thấy xảy ra ở đây. Nhưng đối với người Việt Nam mình chuyện mất Job kéo theo chuyện mất nhà, mất xe là một điều hiếm có vì đa số người Việt nào khi sống được ở đất nước này họ cũng đã trải qua nhiều cay đắng, mất mát, đau khổ, chia ly ngăn cách nên họ đã gặt hái được nhiều kinh nghiệm để thoát hiểm.
Tùng cũng đã rút được nhiều bài học của những người đi trước nên chàng lúc nào cũng thủ sẵn mười tháng tiền nhà trong account saving và không bao giờ đụng đến. Tùng thường nói với vợ: "Em có xài gì thì cứ xài nhưng đừng bao giờ đụng đến account emergency đó nhé!" Tùng nghĩ nếu mình có mất Job thì ta ăn tiền thất nghiệp để đi kiếm Job mới có tiền để dành kia đem trả tiền nhà hàng tháng, nếu hết tiền để dành, hết tiền thất nghiệp thì kêu gọi bà con, bạn bè, anh chị hiện còn đi thuê đến cho share phòng rồi tiếp tục đi lùng kiếm Job mới và chấp nhận làm bất cứ việc gì dù công việc mới có ít lương bỗng hơn, nhọc nhằn hơn không thích hợp với mình nhưng cần có công việc làm và tiếp tục đi kiếm việc khác thì dễ được thu nhận hơn vì khi phỏng vấn ta thấy mình tự tin hơn, không thấy khớp khi ngồi trước mặt những phỏng vấn viên vì mình nghĩ rằng nếu không được việc thì ta vẫn đang có Job có lương kia mà nên trả lời rất tỉnh, rất tự tin và những người phỏng vấn viên họ rất thích đều đó.
Tùng tốt nghiệp kỹ sư điện và điện toán (Electrical and computer engineering) ở đại học Berkely đã hơn mười năm nay và được tuyển chọn giúp việc cho hãng này từ khi ra trường đến giờ. Tùng là một kỹ sư giỏi, năng động và có tiếng của hãng lại thêm tính nết hiền lành, nhỏ nhẹ, khiêm nhường nên được mọi người ở đây kính nể và thương mến. Tuy nhiên những điều đó không là cái lý do để công ty giữ Tùng lại khi họ đã mất contract. Ban giám đốc hãng không bao giờ để nhân viên đến sở ngồi chơi đọc báo và trả lương. Nhưng Liên vợ chàng thì không nghĩ như vậy, nàng cứ bảo đó là điều xui xẻo cho gia đình và cho là Tùng có vấn đề gì với hãng đây. Mỗi khi nàng đi làm về câu đầu tiên nàng hỏi Tùng là:
- Hôm nay anh đi kiếm Job có hy vọng gì không"
Hoặc nàng nhìn quanh quẩn khắp nhà tỏ vẻ khó chịu rồi nói:
- Nhà cửa sao mà bề bộn, bê bối và dơ dáy quá! Về tới nhà là thấy chán như cơm nếp…
Tùng mới biết cung cách đối xử khác thường của vợ như vậy từ hôm mất việc đến giờ chứ từ trước đến nay cứ xuôi chèo mát mái nên chàng không hiểu nhiều về cá tính đặc biệt của vợ mình. Tuy Tùng đã cưới vợ gần năm năm rồi và bé Quỳnh đã lên bốn tuổi nhưng hai vợ chồng ít có dịp ngồi bên nhau nói chuyện nhiều nên sự thông cảm, chia xẻ những ngọt bùi ít khi xảy ra vì mỗi người đều bù đầu với công việc ở sở, chiều về tắm rửa lo ăn xong là lăn đùng ra ngủ. Thứ bảy, chủ nhật là đi chợ, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa còn thì giờ đâu mà có những giây phút bên nhau để tâm sự và hiểu nhau hơn, thông cảm nhau hơn….
Những tháng ngày thất nghiệp là những giây phút khó chịu nhất trong đời chàng vì Tùng tự cho mình là kẻ vô dụng. Đã thế chàng thường nghe những lời nói dằn vặt, than thở, khó khăn của vợ và nhìn mặt vợ lúc nào cũng lạnh lùng, xa lạ. Tùng cứ canh gần đến giờ Liên đi làm về nhà là Tùng xách xe chạy loanh quanh làm như mình đi kiếm việc đâu đó để tránh mặt Liên và để khỏi nghe câu hỏi của nàng như kinh nhật tùng hàng ngày: "Hôm nay anh đi kiếm Job có hy vọng gì không" hoặc nàng than thở "Tháng này tiền điện tăng" hay phân bì "hai vợ chồng con Vân (em ruột Liên) sướng ghê! Chúng nó vừa đi nghỉ hè ở Âu Châu về đó, số tôi sao đen quá ngày ngày kéo cày trả nợ".
Từ hôm Tùng bị layoff đến giờ tính ra cũng gần 3 tháng rồi không ngày nào là Tùng không xách xe đi kiếm việc, nhưng điền bao nhiêu cái đơn, gởi đi bao nhiêu cái resume rồi có thấy tăm hơi gì đâu. Tiền phụ cấp thất nghiệp chỉ còn ba tháng nữa nhưng Tùng không lo lắm là vì chàng có cách nếu cùng lắm là trở lại làm nghề cắt cỏ hay rửa chén cho nhà hàng là những công việc mà chàng hồi mới đến Mỹ đã vừa đi làm vừa đi học. Thỉnh thoảng chàng vẫn gặp lại những bạn đồng nghiệp xưa họ vẫn còn rủ rê chàng trở lại nghề cũ. Có lần chàng đem chuyện đó nói với Liên, nàng tỏ ra khó chịu và còn mai mỉa. Hôm qua Tùng đem chuyện gặp Jose bạn đồng nghiệp cắt cỏ hồi chàng mới đến Mỹ kể lại cho Liên:
- Em ạ! Hồi chiều anh đi ngang qua đường Orange Grove có thấy Jose đang cùng với mấy người Mễ cắt cỏ ở góc đường Hill & Orange Grove anh có dừng lại nói chuyện, nó mừng lắm và nói lâu quá mới gặp lại anh và hỏi anh đang làm gì, anh trả lời đang thất nghiệp nó bảo nếu anh còn thích nghề cắt cỏ thì ngày mai đi làm với nó. Em nghĩ sao!
- Người ta càng ngày càng đi lên. Anh càng ngày càng đi xuống. Anh còn liên hệ trò chuyện với bọn đó làm gì" Sao không làm quen với những người khá hơn để mình còn có dịp vươn lên nữa chứ! Anh làm tôi thất vọng lắm. Tôi thật khó ăn, khó nói với bạn bè và mất mặt với họ hàng lắm đó!
- Đâu phải đi lên, đi xuống gì đâu! Sao gọi là mất mặt. Ở xã hội Mỹ này nghề nào cũng thật đắng quý mà, miễn là mình có việc đi làm thì tốt rồi, đâu phải ngồi chờ sung rụng. Có việc dù là làm việc gì đi nữa ta vẫn thấy hãnh diện và được sự kính nể của mọi người và anh thấy thích thú hơn là ăn không ngồi rồi. Sao em gọi những người bạn đồng nghiệp cũ của anh là "bọn này, bọn nọ" và tỏ vẻ khinh thường vậy" Em có biết không họ là những người tốt đó. Em lúc nào cũng tỏ ra không vui từ khi anh bị thất nghiệp đến giờ.
- Vui sao nổi! Dì Tư hôm nay điện thoại vào sở cho tôi hay là cuối tuần này sẽ qua góp tiền để gởi về cho bác hai xây mộ ông cố đó! Còn nữa, cô Chín mới gởi thư tay qua xin mấy ngàn để sửa lại căn nhà đó anh đã biết chưa! Thôi thôi tôi không muốn nói, muốn nghe gì nữa.
Vừa nói nàng vừa dùng dằng quay lưng đi vào phòng và đóng sầm cửa lại. Còn một mình nơi phòng khách Tùng miên man nghĩ ngợi.
Lạ nhỉ! Theo nền văn hóa lâu đời và tập tục của nước ta, người phụ nữ Việt nam khi đã trở thành người vợ, người mẹ thường họ quên mình mà hy sinh, lo lắng cho chồng cho con. Gần đây, biết bao những bà vợ của những cựu tù nhân chính trị VNCH đã nêu ra bao gương sáng cho các thế hệ sau này. Chồng bị CS giam giữ tù đày, họ ở nhà tần tảo buôn thúng bán bưng hoặc làm ruộng làm rẫy, khó nhọc chịu đựng nuôi nấng, dạy dỗ con cái nên người lại còn dành ra chút đỉnh lặn lội đi thăm chồng nữa. Họ đã nhịn ăn, nhịn mặc hy sinh cả tuổi thanh xuân của mình, những mơ ước những nhu cầu của tuổi trẻ để lăn xả vào cái xã hội đảo lộn, hỗn loạn hiện tại để tìm sinh lộ cho chồng con. Còn khi xưa bà vợ ông Tú Xương "quanh năm buôn bán ở ven sông..nuôi nổi năm con với một chồng" thì sao" Còn ông Tú Xương thì đi thi rớt lên rớt xuống, thất nghiệp liên miên…vì vậy, hôm nay ta mới có những bài thơ bất hủ của ông để lại cho hậu thế. Những người đàn bà đó đúng nghĩa là những bà vợ, bà mẹ Việt Nam anh hùng. Thật đáng trọng đáng quý biết là dường nào!
Nhưng với Liên thì khác. Chồng vừa thất nghiệp có mấy tháng nàng đã tỏ ra lạnh lùng, khó khăn. Khi ngủ thì nằm sấp hoặc nằm nghiêng xây mặt vào tường. Tùng hỏi chuyện thì trả lời nhát gừng. Tùng âu yếm choàng tay qua hôn vợ trước khi rơi vào giấc ngủ thường bị Liên hất tay ra và nói:
- Để yên cho tôi ngủ sáng mai còn có sức đi làm.
Thật là đồng sàng di mộng. Hôm nay Tùng mới biết rõ vợ mình xem trọng hình thức bên ngoài, có nhiều tham vọng và ích kỷ. Nàng thường nói xa, nói gần là nàng thiếu may mắn trong hôn nhân và thường so bì với những cô bạn có chồng ăn nên, làm ra….
Một cuốn phim như đang quay chậm lại trong ký ức chàng: Nhớ lại sau khi tốt nghiệp ra trường và tìm được việc làm ngay lại có người bà con giới thiệu làm quen với gia đình Liên. Thấy Liên hợp nhãn và có chút nhan sắc là Tùng ưng ý liền và vội vã làm quen. Sau vài lần chàng mời Liên đi ăn, đi xi nê là xin cưới ngay, không tìm hiểu cặn kẽ tính nết người vợ tương lai của mình nên giờ đây chàng cảm thấy là mình quá nông nỗi, vội vã trong hôn nhân nhưng khi đã hợp hôn với nàng rồi có thêm cu Quỳnh nữa tình yêu vợ con ngày càng thấm thía. Chàng cố chịu đựng, nhẫn nhục và mong sớm kiếm được việc khác hầu tìm lại không khí yên lành như xưa. Nhưng tiếc thay sự cố gắng chịu đựng của Tùng cũng không đem lại kết quả như chàng mong đợi.
Còn về phần Liên khi chấp nhận về làm vợ Tùng thì nàng cũng đã đến tuổi cập kê mà cha mẹ quá nghiêm khắc, gìn giữ, trông chừng và không muốn nói là kèm kẹp nữa nên cha mẹ ngỏ ý là bên nhà Tùng muốn dạm hỏi Liên là nàng chịu ngay để có dịp thoát khỏi vòng tay kiềm tỏa của gia đình cái đã. Còn chuyện tình yêu đôi lứa nàng sẽ tính sau. Nàng hy vọng tình yêu sẽ đến sau hôn nhân như ông bà tổ tiên chúng ta thuở xưa đó. Nàng còn thấy ở Tùng là một kỹ sư ưu hạng có bằng MS của ngành học lại đang được hãng trả học phí cho chàng ghi tên học tiếp lên PhD. Nàng đã xây bao mộng đẹp nơi Tùng.
Đùng một cái Tùng thất nghiệp. Liên cạn nghĩ nên đâm ra hoảng hốt và thất vọng, chán nản.
*
Càng ngày Liên đi làm về càng trễ hơn. Ban đầu nàng thường giải thích là hôm nay bị kẹt xe hoặc thấy hàng sale nên cùng các cô bạn đi shopping hay ghé lại nhà dì Vân có chuyện….
Hôm qua em gái Tùng tên Hương có ghé qua nhà thăm chàng và trong câu chuyện Hương tỏ ra nghiêm trọng khi đề cập đến Liên:
- Anh Tùng! Trưa hôm qua em đi ăn lunch với các cô bạn cùng sở ở tiệm Joe's Seafood em thấy chị Liên đang ngồi ăn với một ông Mỹ lạ ở trong góc nhà hàng nhưng chị ấy không trông thấy em.
- Bạn bè cùng sở rũ đi ăn lunch với nhau là chuyện thường, có gì đâu mà em quan tâm vậy.
- Nhưng em liếc thấy họ có vẻ thân mật và âu yếm nhau lắm.
Tùng mĩm cười trách nhẹ em.
- Nè! Nè cô bé. Sao em tò mò vậy. Đừng bao giờ tưởng tượng xa vời và đừng bao giờ nghĩ bậy cho chị dâu em nhé! Anh giận đấy. Hương cong cớn
- Em có nghĩ bậy gì đâu. Thấy sao nói vậy thôi mà. Anh đừng để "mất trâu rồi mới làm chuồng" nói xong Hương giận lẫy và hối hả bỏ đi.
Tùng không quan tâm, không để ý gì đến những lời em gái chàng nói, một lòng tin vợ. Nhưng hai tháng sau như thường lệ Liên ở sở làm về nhà đi thẳng lại phòng khách và mời Tùng đến nói chuyện, nàng đi thẳng vào vấn đề:
- Anh Tùng! Như anh đã rõ chúng ta đã thành hôn 5 năm rồi và càng sống chung với nhau tôi thấy giữa anh và tôi không hợp nhau nên tôi đề nghị chúng ta nên chia tay nhau êm đẹp.
Tùng thật thà đáp:
- Em nói chuyện gì nghe lạ vậy"
Liên sửa lại thế ngồi thẳng và nét mặt tỏ ra nghiêm trang hơn:
- Tôi không nói đùa. Đó là sự thật đấy. Ngày thứ hai tuần sau anh và tôi ra văn phòng luật sư Trừng ký giấy tờ là xong ngay. Mọi việc tôi đã thu xếp đâu vào đó cả rồi.
Tùng chới với và nét mặt tái hẳn đi. Giọng chàng lạc hẳn:
- Em đã suy nghĩ kỹ chưa và em đã thưa chuyện này với ba mẹ chưa"
- Sao giờ này anh còn trẻ con quá vậy" Đã lớn đã ra làm ăn lâu rồi mà mỗi chút mỗi thưa trình với cha mẹ sao"
Tùng yên lặng, chịu đựng và chấp nhận một sự thật quá phũ phàng, quá sức tưởng tượng của chàng.
*
Sau khi chia tay với Tùng, Liên dọn về ở hẳn với Ed người Mỹ mà Hương có lần gặp đi ăn trưa với Liên ở nhà hàng Joe's đấy. Nhiều lần Liên đề nghị Ed nên hợp thức hóa cuộc sống chung này bằng một đám cưới đàng hoàng và làm giấy hôn thú nhưng Ed viện đủ mọi lý do để trì hoãn:
- You vội gì, đằng nào chúng ta cũng là vợ chồng kia mà. Em không thấy có biết bao cặp vợ chồng người Mỹ ăn ở với nhau có một, hai con rồi họ mới làm đám cưới sao"
Liên thầm nghĩ và yên trí rằng: "Từ từ cũng chẳng sao. Cá đã cắn câu rồi thì chạy đâu cho khỏi. Dẫu sao Ed cũng có một sản nghiệp lớn. Ed có nhiều bất động sản ở Malibu, nhiều căn phố cho thuê, nhiều account saving, nhiều loại bảo hiểm, nhiều cổ phần rải rác trong công ty, hối thúc quá ông ta đi tìm bạn gái khác thì mình mất cả chì lẫn chài, xôi hỏng bỏng không vv…" Ed thường nói ông ta đi làm để giết thời giờ chứ với tài sản hiện có của Ed thì ăn xài tới đời cháu, đời chắc cũng chưa hết. So với Ed tài sản Tùng đâu có thấm thía gì. Chàng chỉ có được cái bằng kỹ sư và chỉ biết cặm cụi làm việc. Còn cái nhà thì đứng tên hai người và còn nợ nhà băng tới 25 năm nữa. Chiếc xe Camry đời 96 của Tùng thì lúc chạy, lúc ngừng. Thỉnh thoảng phải câu bình nói mới chịu nổ máy.
Hôm Liên mới dọn nhà về ở với Ed, người con gái riêng với người vợ trước của Ed đã ly dị từ lâu tên là Janet có đến chúc mừng và hai người trẻ gặp nhau chuyện vãn rất là tương đắc, vui vẻ. Nhưng Liên đâu biết rằng Janet là cố vấn tài chánh cho Ed và luôn luôn can ngăn Ed làm hôn thú với Liên, làm đám cưới với Liên. Có lần Janet nói với Ed:
- Daddy đã lớn tuổi rồi lại sắp hưu trí nữa, cặp người bạn gái trẻ cho vui thì được. Có họ để dung dăng, dung dẻ an hưởng tuổi già, có người săn sóc cho Dad khi tối lửa tắt đèn, mưa giông, gió bão đau ốm cô đơn thì được, chứ Dad dính vô chuyện làm đám cưới, làm hôn thú với họ thì phiền não, rắc rối cho Dad sau này lắm đó.
- Sao con lại nói vậy"
- Chuyện cũng đơn giản thôi Dad ạ. Con xin phép được nói thắng xin Dad đừng giận nhé. Một ngày đẹp trời nào đó, họ chán Dad họ đòi ly dị thì Dad phải chia gia sản cho họ, phải cấp dưỡng cho đến khi họ lấy chồng khác. Nhưng thường thì họ không lấy chồng chính thức đâu mà chỉ cặp bồ thôi thì dad cũng phải nuôi dài dài đấy. Dad không thấy chuyện OJ Simpson sao! Và tài sản của dad đâu bằng OJ và Dad đâu có nổi tiếng như OJ. Hơn nữa, con thấy cô Liên còn quá trẻ so với tuổi của dad. Cô ấy nhỏ hơn ba lại còn đẹp nữa. Cô ấy dám bỏ chồng theo dad khi biết dad lớn gấp đôi tuổi cô ấy. Lại thêm, dad không phải là một tài tử xinê đang ăn khách, một thiên tài âm nhạc, văn chương, thi phú gì, lại càng không phải là một nhà chính trị đang lên, khoa học gia tên tuổi. Dad cũng không phải là một chàng "good looking" đẹp lão… dad lại thường đau ốm và cái chuyện sex của dad đâu có bằng thanh niên đồng tuổi với cô ấy. Vậy thì cô ấy nhìn vào cái gì để yêu dad đây" Có phải là những bất động sản của dad ở Malibu, những số tiền những cổ phần của dad ở rải rác các công ty không"
- Con nhỏ này lắm chuyện. Đi chỗ khác chơi đi. Để cho tao yên.
Tuy nhiên, những lời can gián của Janet làm cho Ed suy nghĩ và anh chàng cứ cù cưa chuyện đám cưới, làm hôn thú với Liên….
*
Còn một tuần nữa là đến ngày kỷ niệm hai năm hai người dọn về ở với nhau thì Ed lăn đùng ra chết trong một cơn đau tim dữ dội.
Trong di chúc của Ed đã viết từ trước khi gặp Liên chưa có sửa đổi gì để có tên Liên trong đó. Tất cả đều để tên Janet. Liên liền bị cảnh sát của tòa án đưa giấy yêu cầu dọn ra khỏi nhà trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Riêng Tùng và cu Quỳnh đã dọn qua ở New York liền sau khi chàng ly dị với Liên từ hai năm trước. Chàng được hãng Kodak tuyển chọn làm Chief Engineer một Division của hãng khi vừa sắp chấm dứt lãnh phụ cấp thất nghiệp sáu tháng.
Nguyễn Hữu Thời