Hôm nay,  

Phi Lạc Sang Mỹ

24/10/200300:00:00(Xem: 149756)
Người viết: TRẦN THÁI SƠN
Bài số 371-909-vb2061003

Tác giả viết bài này là một mục sư sinh năm 1948, vừa từ Việt Nam “tình cờ” tới Mỹ. Thư và bài được ông gửi qua e mail, viết từ Van couver tiểu bang Washington, nguyên văn như sau:
“Kính gửi Toà Soạn Việt Báo Miền Nam, Tình cờ đến Mỹ, được đọc quí báo, thấy có giải thưởng Việt Báo, tôi mạo muội viết một bài gửi đền, mong được góp một chút niềm vui với quí báo. Mục sư Trần Thái Sơn.”
Bài viết là lá thư kể chuyện nước Mỹ cho người bạn ở Việt Nam nghe, có cho biết ông sắp sang du lịch miền Đông nước Mỹ và hẹn sẽ kể tiếp.
Mong thêm bài viết mới của ông.
*
Bạn thân mến,
Thế là tôi cũng đến được Đất Mỹ và tôi muốn viết những điều mắt thấy tai nghe gởi đến bạn, để bạn có thể hình dung một chút về cái Đất Nước giàu có nầy. Sở dĩ tôi chọn đề tài là PHI LẠC SANG MỸ, là vì mấy hôm nay tôi chợt đọc một quyển sách nhắc đến một nhân vật của mấy mươi năm trước ở Việt nam quê mình, đó là ông Hồ Hữu Tường, người đã viết Phi Lạc sang Tàu, sang Tây gì đó, nếu ông còn sống chắc đã viết thêm Phi Lạc sang Mỹ. Vì vậy, tôi viết Phi Lạc sang Mỹ kể như là tiếp nối chuyện của ông Tường.
Bạn biết không, tôi đã chờ đợi cái ngày sang Mỹ nầy từ năm 1990, theo Chương trình mà người ta gọi là ODP, dịch theo tiếng Việt nam của mình là: Chương trình ra đi Trật tự. Nhưng vì cái hàng mà tôi xếp để ra đi có trật tự ấy dài quá, khiến tôi chờ mỏi mòn hơn mười năm. Bạn cũng biết là tôi vốn người thiếu kiên nhẫn, nên đến lúc được NVC báo tin, thì tôi hết muốn đi và từ chối không đi nữa. Khi tôi từ chối không đi nữa, thì cơ hội đi lại đến và tôi lại đi để có chuyện mà nói với bạn.
Chuyện tôi kể Phi Lạc sang Mỹ cho bạn nghe bắt đầu từ khi tôi đặt chân xuống phi trường OSAKA của Nhật bản. Lúc chờ làm thủ tục chuyển chuyến bay, tôi chợt nhận ra tôi đã đến một nước Tự Do, tôi muốn đứng ra giữa phòng chờ làm thủ tục la thật lớn hai chữ: TỰ DO! Nhưng chợt nhớ lại, mình còn phải về lại Việt nam. La lên liệu còn vô Việt nam được không" Không ở Mỹ được, không vô lại Việt nam được, thì ở đâu" Mà liệu người Nhật có hiểu được nỗi thèm khát Tự Do của tôi không, khéo họ lại cho rằng tôi bị thần kinh có vấn đề, chừng ấy lại rắc rối thêm. Nghĩ quanh quẩn, tôi lại làm theo lời khuyên của nhà thơ nào đó ở Việt nam - dĩ nhiên bạn biết là nhà thơ ấy làm thơ là để nói đến người em sầu mộng của nhà thơ, còn tôi mượn chữ EM trong bài thơ dí dỏm nầy là nói đến chữ TỰ DO. Em gái của tôi là Tự Do:
Em gái ơi, anh nhớ em,
Như con nít nhớ cà-rem vậy mà...
Nhớ em không biết để đâu,
Để ở trên đầu sợ gió bay đi.
Để trong túi áo cũng kỳ,
Lỡ đi đường rớt lấy gì chứng minh.
Thôi thì giả bộ làm thinh,
Hét lên 'Nhớ quá!
một mình nghe chơi.
Bạn yên chí, tôi chỉ hét lên trong lòng tôi thôi, nên tôi mới đi được đến Mỹ.
Đến MỸ! Cái từ ngữ hoa mỹ làm sao! Nhưng bất ngờ tôi thấy mấy anh Công an Mỹ những tiếng hò hét bảo: Xếp hàng, xếp hàng! Nước Mỹ Tự Do đây sao" Những hình ảnh trong ký ức tôi chợt hiện ra cảnh xếp hàng, những tiếng quát tháo của những người Công an, nhất là những năm tháng ở trong tù. Tôi chợt rùng mình. Không lẽ Tự Do là đây sao"
Sau bốn giờ đồng hồ, tôi mới được ra khỏi phi trường Los Angeles, phi trường của những Thiên thần, nhưng có lẽ họ không muốn nói đến Thiên thần với hình ảnh cứu giúp, nên họ gọi là phi trường L.A. Với trí óc ngu dốt tiếng Mỹ của tôi, đúng là phi trường LA (xin bạn đọc LA lần nầy theo tiếng Việt). Lần nầy tôi phải xếp hàng nữa để chờ lên một chiếc tắc-xi với tài xế là một người Mỹ ăn mặc lịch sự có chiếc cà-vạt nơi cổ. Tôi chợt nghĩ cũng có ngày người Mỹ lại phục vụ người Việt nam ngu dốt như tôi. Chiếc xe thật êm chạy trên con đường Freeway về nhà của con tôi. Ngắm nhìn cảnh lạ với hàng hàng xe hơi, không một chiếc xe gắn máy của Nhật hay của Trung quốc như ở Việt nam tôi, xe chạy phom phom êm ái làm sao.
Niềm vui của tôi chợt tắt. Tại sao à" Tại cái đồng hồ tính tiền của Tắc-xi. Nó cho tôi biết là tôi phải trả gần 90 đô-la. 90 đô-la! Bạn ơi, ngoài 90 đô-la, tôi còn phải boa cho tài xế. Thôi thì đi đứt 100 đô-la. Một số tiền nếu ở Việt nam sẽ giúp một Sinh viên đóng học phí một năm, hai công nhân làm việc cực nhọc một tháng, giúp ít nhất ba người nông dân nghèo quê tôi sống một tháng cơm no áo ấm.
Và tôi được bắt đầu hưởng những tiện nghi của nước Mỹ giàu có. Những vòi nước nóng, những chiếc nệm dầy êm ơi là êm. Còn máy lạnh máy 'hít' nữa. Điều mà tôi thích nhất là cái bầu không khí trong lành khiến tôi lúc nào cũng muốn hít thở thật sâu. Bạn biết không, tại Mỹ nầy tôi không phải mang khẩu trang, tôi đi cả ngày ngoài đường mà kính mắt của tôi vẫn còn sạch, không bị bụi đường, không bị khói xe. Tôi cũng không thể không nói với bạn về bầu không khí tinh thần nữa, tôi không phải khai tạm trú - như bạn biết tôi đã ở trong cái thành phố đông đúc tại Việt nam hơn 22 năm, mà chẳng có được một tờ hộ khẩu và cái mà tiếng Mỹ họ gọi là Ai-Đi Ka (ID card), lúc nào cũng phát hồi hộp khi nghe chó sủa.


Còn việc ăn uống nữa bạn ạ. Tôi được vào tiệm ăn Việt nam và gọi món ăn Việt nam. Bạn nhìn vào bảng thực đơn hàng bên trái với những món ăn rất là quen thuộc với người Việt ta. Nhưng khi bạn nhìn vào hàng bên phải, thì tôi bảo đảm bạn cũng như tôi sẽ thấy lạnh người, dù thời tiết ở cái xứ Mỹ nầy đang là Mùa Hè. Đó là giá tiền của món ăn, và bạn phải nhớ là tính tiền đô-la theo tỉ giá tiền Việt nam, thí dụ, một tô phở 5 hay 6 đồng thì rẻ chán, nhưng bạn nhân cho 1.500 theo tỉ giá đồng Việt nam thì tô phở sẽ là 75 ngàn hay 90 ngàn đồng Việt nam. Với số tiền đó bạn sẽ ăn được ít nhất 6 tô phở đặc biệt hay trên 15 tô phở bình dân khá ngon.
Có điều ngon thì ngon thiệt, nhưng mỗi lần ăn món gì tôi cứ bị nhắc nhở: coi chừng cholesterol, coi chừng béo phì, coi chừng lên cân, nhất là khi cầm lấy cái bánh kẹp thịt béo ngậy đặc sản của người Mỹ, làm mình mất ngon. Đáng sợ là mỗi khi có những thân hình béo phì như những võ sĩ Sumo chuyển động ngang qua lúc mình đang ăn, có người sẽ giới thiệu đó là thì tương lai của bạn.
Tôi cũng bắt chước đi chợ, những cái chợ mà Việt nam ta gọi là Siêu thị. Phải công nhận hàng hóa trong các chợ đầy ắp, đủ mọi thứ, mọi loại. Có những loại so với giá Việt nam thì rẻ lắm, nhưng ngược lại những món rất rẻ ở Việt nam mình thì lại rất đắt ở Mỹ. Tôi biết bạn rất quen với những củ khoai lang và tôi cũng biết bạn hầu như không bao giờ ăn. Thế mà ở nước Mỹ nầy tính ra phải 7 hay 8 mươi ngàn đồng một ký. Tôi mà biết như vậy, thà vứt hết quần áo lỉnh kỉnh, chở khoai lang qua bán lấy tiền mua lại quần áo mới mặc cho đã cuộc đời.
Vì công việc, nên tôi phải lên đường đi đến một thành phố khác của một Tiểu Bang khác. Tôi phải công nhận rằng các nhân viên phi trường thật lịch sự, khi họ biết tiếng Mỹ của tôi chỉ đủ cái lá mít, lập tức họ nhờ một người Việt ở đâu đó hướng dẫn, rồi một cô người Mỹ lại lịch sự với nụ cười không tắt trên môi, đưa tôi đến cổng ra phi cơ. Vậy mà họ còn 'thank you' tôi. Không phải tôi nói xấu xứ sở mình, cái kiểu lịch sự Mỹ nầy khó kiếm ở phi trường mình lắm phải không bạn.
Tôi lại phải nói với bạn cái nỗi niềm 'Hai Lúa' của tôi về sự lầm tưởng những ngôi nhà ở Mỹ. Nó đẹp lắm bạn ơi! Những cái nhà bạn và tôi thấy trong phim ảnh với những tầng cao ơi là cao, nó nằm ở một khu mà người ở đây gọi là khu downtown. Có nhìn tận mắt mới thấy nó hùng vĩ. Còn khu nhà ở thì không có những 'cái hẻm' (hay người Quảng nam ta gọi là 'cái kiệt'), lúc mới đến tôi nghĩ nó được xây dựng bằng bê-tông cốt sắt, hóa ra tất cả đều bằng gỗ thông và ván ép nhưng phủ một lớp chi giống như tô xi-măng vậy.
Xin lỗi bạn, tôi tiếc là không phải thi sĩ, họa sĩ hay văn sĩ để tả cho bạn xem cây cảnh ở xứ Mỹ nầy. Đà-lạt mình còn kém xa lắm, chỉ giông giống cái lạnh thôi. Có những loại hoa lạ và đẹp, những hàng thông cao vút xanh mướt bên cạnh những loại thông màu sắc khác nhau, thoạt nhìn tưởng như những cây thông giả trên đuờng Hai Bà Trưng Sàigòn. Ngay cả những hoa dại bên đường cũng đã là đẹp. Rồi lại Mùa Thu nữa. Tôi nhớ ai đó nói Trời làm Mùa Thu là dành cho Thi sĩ, quả đúng quá đi. Ban nghe nè, Mùa Thu với làn mưa nhè nhẹ, chắc chắn Sàigòn không có loại mưa nầy, nghe đâu ngoài Hà-nội gọi là 'mưa phùn'; lá trên những hàng cây bên đường (mà đường nào chẳng có cây), trên đồi, chuyển sang màu vàng len lỏi giữa màu xanh của loài thông không bao giờ rụng lá. Tôi chỉ có thể nói là đẹp lắm. Giờ tôi mới hiểu tại sao các Thi sĩ như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tản Đà, Huy Cận, Xuân Diệu, ... mê Mùa Thu - dù chỉ là Mùa Thu nơi xứ nghèo.
Nói với Bạn từ đầu thư đến giờ chỉ là một chút những gì nhìn thấy ở Miền Tây nước Mỹ. Còn khối chuyện để nói đầy thích thú như hệ thống giao thông với những đường hầm bảo đảm không lún sụt như cầu Văn Thánh xứ mình, những chiếc xe điện giá rẻ đến nỗi không cần người soát vé, những bãi biển với dòng nước lạnh ngắt, những ngọn núi phủ tuyết đẹp ơi là đẹp, những ngọn thác cao hùng vĩ.
Tuần sau tôi sẽ qua Miền Đông của nước Mỹ, chắc chắn lại sẽ có những chuyện kể cho Bạn nghe. Nhưng ngẫm lại quê hương mình, cũng sông cũng núi, cũng cây cỏ lá hoa, lại thấm đượm tình người rut thịt chôn nhau cắt rún, sao lại chẳng bằng xứ người ta" Cái câu nói: 'Không nơi nào đẹp bằng quê hương' không khéo phải sửa lại: 'Không nơi nào đẹp bằng xứ người'. Nói thì nói thế, khen thì khen thế, tôi vẫn muốn về với quê hương nghèo của mình, muốn được nhìn những đứa bé lặn li bờ sông mò tìm từng con ốc, con cá bé tí; nhìn những người nông dân mc mạc cả đời chưa biết một tô phở bình dân; nhìn những người lao đng ướt đẫm mồ hôi không hề được một cái insurance nào cho tương lai. Bạn hỏi tôi nhìn họ để làm gì à" Nhìn để ước mơ một ngày nào đó họ được như tôi đến xứ người ít hôm mà thèm khát cho một quê hương yêu dấu, rồi về kể cho nhau nghe như một truyện thần tiên.
Nếu câu chuyện của tôi có làm Bạn buồn chán, thì hãy tha lỗi cho tôi, một người lần đầu tiên sau gần sáu mươi năm được mở tầm mắt nơi xứ người. Hẹn gặp lại.
TRẦN THÁI SƠN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,949,043
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.