Hôm nay,  

Ba Chị Em

18/08/200300:00:00(Xem: 155394)
Người viết: DTKN
Bài số 330-869-vb7160803

Tác giả DTKN cho biết bạn mới 20 tuổi, hiện là sinh viên tại thành phố Wellesley ở MA và đây là bài Viết Về Nước Mỹ thứ ba của bạn: chuyện buổi học đầu tiên của các em bé VN vừa chân ướt chân ráo tới Mỹ. Vẫn như hai bài trước, truyện kể của DYKN cho thấy cách nhìn và cách viết tinh giản hiếm có. Mong phần tiếp theo chuyện ba chị em đi học sẽ còn được kể tiếp.

1
Con bé vén tấm màn vải, nhìn ra đường, thở nhẹ. Trong bãi đậu xe của khu cư xá, lũ trẻ hàng xóm đang chờ nhau đi học. Chúng lê từng bước chậm rãi mặc những chiếc ba lô trên vai vỗ mạnh vào lưng, nghe lóc xóc, nặng nề. Rồi buồn chân, chúng chuyền nhau vỏ chai bia đang nằm trơ lặng gần bức tường gạch thấp tè, nứt đổ. Xoảng. Chúng ré lên cười thích thú khi những mảnh thủy tinh văng tung tóe. Da đám trẻ đen thui như bị ai trét bụi than lên người. Đứa cao nhất đám có mái tóc xù, cắt tròn vo như quả bóng căng. Đứa con gái đi sau cùng bện tóc thành nhiều bím, mỗi bím lại thắt một cái nơ khác màu.
Hôm nay con bé cũng sẽ đi học. Sẽ lần đầu tiên, cùng hai đứa em, đặt chân đến ngôi trường Mỹ. Con bé quyết định quành vào bếp, mở cặp lấy ra chiếc hộp nhựa, cất vào tủ lạnh. Chanh và Nam đang ngồi ăn kem, đồng loạt ngước mắt, 'Sao chị Hai bỏ cơm ở nhà"' Con bé không đáp mà đẩy hai đôi giầy về phía các em, 'Đứa nào chậm chị nói ba bỏ ở nhà, không cho đi học.'
Đúng 7:20, ông Thương đi làm về. Nhìn các con đã tươm tất, ngồi chờ ông trước cửa để đi khai học, bao mệt nhọc của ca làm đêm bỗng hóa thành nụ cười, nở rộ trên môi ông. 'Ba rửa mặt cái rồi mình đi ngay không lại trễ,' ông nói với các con. Trường học nằm gần khu cư xá, đi bộ chưa đầy mươi phút nhưng Chanh đã lẻn ra ngoài, chầu chực bên chiếc xe màu vàng nhạt của gia đình.
Lẽ ra con bé được vào lớp sáu, nhưng vì hai em, nó đành lùi lại một năm. Chanh học lớp bốn. Nhóc Nam lớp hai. Khi thủ tục nhâp trường đã hoàn tất, ông Thương xoa đầu Chanh và Nam, 'Hai đứa phải ráng học và nghe lời thầy cô.' Rồi quay sang nhìn con bé, ông cười hiền từ 'Nhớ trông nom các em con.' Con bé gật nhẹ. Nó đan những ngón tay vào nhau như tự trấn an bản thân. 'Ánh mắt của ba nó muốn nói, 'Đừng khóc Tâm ạ. Con khóc hai em cũng sẽ khóc theo.'
Bóng ông Thương đã khuất xa sau cánh cửa kính nâu mà con bé vẫn chưa buông lỏng đôi tay. Nó nhìn Chanh và Nam, 'Các em có... run không"' Nam lắc đầu. Chanh hỏi ngược, 'Chị Hai run hả"'
2
Khi Nam đã ăn hết cục kẹo nó đem theo từ nhà thì cánh cửa kính nâu lại bật mở, đón vào người đàn bà mặc áo đốm vàng và một cô bé bận váy xinh xắn. Họ đi đến nơi ba chị em con bé đang ngồi. 'Hi. Me là Nancy,' cô bé mặc váy giới thiệu. Con bé lóng ngóng kéo Chanh và Nam đứng lên. Những cặp mắt nhìn nhau ngơ ngác, bỡ ngỡ. 'You tên gì"' cô bé hỏi. 'Tâm. Còn... còn... bạn"' 'Nancy. Cái này là cô Judy. Teacher của you.' Cô Du-Đì cười thân mật. Con bé cũng nhoẻn miệng, gần như mếu.
Cô Du-Đì dẫn Chanh và Nam tới lớp trước. Chanh xốc cặp lên vai, cắm đầu đi một mạch đến chiếc ghế trống đầu tiên nó gặp được. Thằng bé gieo mình vào chỗ ngồi, đầu ngó thẳng về phía trước, cặp mắt mở to, đăm đăm nhìn lên bảng. Lòng bàn tay của Chanh nhũn lạnh. Quả tim đập phình phịch như muốn bắn ra khỏi buồng ngực vì lo, vì sợ, vì chợt thấy khác biệt, nhỏ bé, và cô độc làm sao giữa căn phòng đầy ắp tiếng nói cười xa lạ. Con bé nhìn Chanh; khóe mắt đã bắt đầu ươn ướt. Nó quay đi, kéo xệch thằng Nam theo. Đứa em nhỏ nắm ghì bàn tay của đứa chị, như sợ lạc nếu dù chỉ buông ra một giây ngắn ngủi. Đến lớp mình, Nam chần chờ giữa cánh cửa và bờ áo của chị. Mặt thằng bé đỏ ửng, thẹn thùng trước ánh mắt hiếu kỳ của những đứa trẻ trong lớp. Bà giáo phải ra tận ngoài, dìu kéo mãi Nam mới chịu vào.
Phần con bé may mắn hơn hai em, được học chung lớp lẫn ngồi chung bàn với Nan-Xi. Tuy tiếng Việt của Nan-Xi hơi lạ, nhưng con bé vẫn hiểu được đôi chút. Giờ đầu, cô Du-Đì đọc chuyện và cho đám trẻ viết một khúc ngắn cảm nghĩ về những gì mới được nghe. Con bé cũng lôi tập, vở, bút, thước ra, bày la liệt trên bàn. Nhưng khi đám trẻ hí hoáy viết thì nó chỉ có thể ngồi thừ, đảo mắt nhìn xung quanh lớp học. Tường bên trái treo một bản đồ lớn, muôn sắc màu. Bên trên tấm bản đồ cắm cờ Mỹ và còn có cái TV khá lớn, treo lơ lửng. Trường học ở Mỹ thật rộng rãi và đẹp. Đám học sinh trong lớp nom rất thông minh và chăm chỉ, đứa nào cũng cắm cúi viết bài.


Qua đến giờ Toán thì sự nhận xét của con bé có phần thay đổi. Ba mươi bài toán nhân rất dễ, thằng Chanh còn có thể đánh gục chúng cách ngon lành, nhưng lại làm khó nhiều học sinh lớp cô Du-Đì. Cục tẩy của Nan-Xi giao động liên tục. Mười ngón tay cô bé hết giơ lên lại cụp xuống, miệng lẩm bẩm gì đó mà con bé đoán là bảng cửu chương. Lòng con bé phơi phới hân hoan. Cuối cùng thì nó không còn cảm thấy... ngốc ơi là ngốc nữa rồi.
Nhưng niềm vui chưa trọn vẹn thì cô giáo của Nam đã đến tìm con bé, và ra hiệu cho nó đi theo bà ta ngay tức khắc.
Nam đang đứng ngoài lớp, thút thít khóc. Ngón tay trỏ của nó cuốn chặt mép áo đến nỗi máu dồn lên, đỏ hồng. Thấy chị, thằng nhóc òa to, vùi cả bộ mặt tèm nhem nước mắt, nước mũi, vô lòng con bé. Mái tóc nó sáng nay đã chải gọn gàng, thế mà giờ đây phủ rũ bù xù. Bà cô giáo nhìn hai đứa trẻ, muốn nhưng lại không biết an ủi chúng làm sao. Con bé xoa tóc Nam, dỗ dành, 'Nín xem nào. Ai con trai lại khóc to thế.' Nam lắc đầu, tay xoắn áo chặt hơn. 'Nói cho chị biết, sao lại khóc" Nói đi, cô cười Nam kìa.' 'Em muốn... em muốn..., ' Nam nấc từng tiếng ngẹt ngào.
Thì ra sáng nay ông nhóc ăn nhiều kem quá, đau bụng mà không biết xin phép cô. Lớp Nam cũng có vài đứa trẻ người Việt, nhưng vì chưa quen nên ngại. Trẻ con luôn khờ khạo thế, nhất là một đứa nhút nhát như Nam. Con bé chờ em 'xong chuyện' rồi dẫn nó về lại lớp học, 'Ngoan nhé. Chị Nan-Xi bảo lát nữa mình được ăn trưa chung. Chị và anh Chanh sẽ đợi em.'
3
Giờ trưa, ba chị em ngồi tụm ở một phía của chiếc bàn dài. Chanh xẻ đôi phần cơm mẹ làm ban sáng, cho nó và cho Nam. Đầu bàn bên kia, hai đứa trẻ tóc nâu đang nói cười vui vẻ. Mỗi đứa có một cái mâm màu xanh đỏ xinh xinh, đựng thức ăn. Chanh và Nam ngốn phần cơm ngon lành. Chợt cái thìa của thằng anh thôi giao động. Nó đẩy cơm sang phía con bé, 'Chị Hai xúc miếng đi.' Chưa bao giờ Chanh biết chia thức ăn với chị mình. Những bữa cơm thiếu thốn ở quê nhà đã vô tình khoét một lòng tham vô đáy trong thâm tâm Chanh và Nam. Vào bàn, chúng chỉ biết cắm cúi ăn, tranh giành nhau từng miếng dưa, khoanh mì, vì lo sợ chậm chân sẽ mất sạch, sẽ phải ôm cái đói mà ngủ. Và trẻ con, dù có bị đói đi đói lại, vẫn không học được cách 'chịu' đói. 'Chanh ăn đi,' con bé xúc động, rồi bất giác nói, 'Chị đi lấy đồ ăn Mỹ thử há.' Con bé men theo hàng ghế, tiến về phía đám đông đang đứng xếp hàng.
Vừa đi con bé vừa nhẩm lại lời Nan-Xi dặn ban sáng: khi vào lấy cơm trưa chỉ phải nói tên cho người trong bếp biết. Thấy những đứa đi trước lấy mâm, con bé cũng làm theo. Thấy chúng lấy bình giấy nhỏ màu trắng, con bé cũng bắt chước. Có một bà béo phì, đầu đi nón cước, tay thoăn thoắt xúc những mảnh vuông vào dĩa. Bà đứng yên nơi cố định ấy, chỉ có bàn tay cử động, và khối mỡ rung rinh qua lại dưới cái cằm bè. Con bé vừa nhón chân với lấy dĩa đồ ăn thì bà ta ngước mắt, thở ra mệt nhọc, 'Pizza or burrito"' Thằng nhóc đứng trước con bé gật đầu lia lịa, 'Yes, pizza.' Con bé giật bắn mình, đôi chân đã muốn lỏng lẻo như nước đá gặp trời nắng. Nó vịn tay vào counter, chậm rãi phát âm, 'T-â-mmm.' Con bé lập đi lập lại nhiều lần, cố ý nói với bà bếp rằng tên nó không phải là Pi-Xà-Bờ-Ri-Tồ, mà là Tâm. Là Tâm. Nhưng người đàn bà bỏ mặc tiếng nói yếu ớt của con bé, miệng vẫn không ngừng 'Pizza or burrito"' Sau cùng, bàn tay mũm mĩm của bà phẩy nhẹ, ra hiệu cho nó mau lấy đồ ăn và tránh đường. Ra khỏi căn bếp chật hẹp, con bé mới phát hiện chiếc bàn sơn trắng nằm sát tường, nơi một bà bếp khác đang hỏi tên học sinh để gạch sổ sau khi chúng lấy phần ăn. Nó thở phào, thì ra...
4
'Chị Hai, cái miếng vuông lúc trưa mình ăn gọi là gì"' Thằng Nam thắc mắc trên đường về nhà. Xem bộ nó 'hạp' đồ ăn Mỹ nhanh hơn con bé và Chanh. 'Pi-xà,' con bé trịnh trọng phát âm. Sau khi ăn cơm trưa và trở lại lớp, nó đã hỏi Nan-Xi. 'Còn bồ-ri-tồ là món ăn Mễ. Có đậu trong đó với thịt heo.' Thằng Nam liếm mép. Nó không biết bồ-ri-tồ có mùi vị gì nhưng nếu cái miếng vuông pi-xà ngon thì có lẽ bồ-ri-tồ cũng vậy.
Ba chị em cứ thế đi bên nhau. Thằng Nam có lẽ đang nghĩ về giờ ăn trưa ngày mai. Nó sẽ theo chị Hai đi lấy đồ ăn. Còn Chanh, không biết nó đã quên cái cảm giác bỡ ngỡ, lạc lõng sáng hôm nay khi nó bước vào lớp học Mỹ lần đầu tiên trong đời" Với con bé, tôi nghĩ hôm đó nó về nhà với một tâm trạng khá vui. Nó đã làm được điều mà ba nó căn dặn. Nó đã không khóc.

DTKN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,297,866
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến