Hôm nay,  

Lá Thư Không Gửi

18/07/200300:00:00(Xem: 162038)
Người viết: BÙI XUÂN ĐÁNG
Bài số 3250-848-vb3150703

Tác giả Bùi Xuân Đáng 75 tuổi, cư trú tại Orange County, đã góp cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ nhiều bài viết giá trị. Mỗi bài viết của ông, từ chuyện câu cá, rau trái trồng lan... đều thể hiện những kinh nghiệm và hiểu biết chu đáo. Bài mới của ông lần này là thư gửi một bạn cũ, đề cập tới một tình trạng phổ thông trong cộng đồng: những ngộ nhận bất tận giữa người tới trước và người tới sau, người bảo lãnh và người được bảo lãnh.
*

Illinois ngày 30-4-95

Thân gửi anhTrường,

Xin anh đừng vội vứt ngay là thơ này vào sọt rác. Tôi mong anh hãy bình tâm nghĩ lại, cho tôi một vài phút để giãi bầy cùng anh. Chẳng lẽ chỉ vì một chuyện bất bình nho nhỏ mà anh đành dứt bỏ tình bạn thâm giao trên 50 năm của chúng ta hay sao"
Chắc hẳn anh không quên, hồi chúng ta còn học ở trường huyện . Anh và tôi biết nhau chẳng những vì cùng học chung trường, chung lớp mà gia đình chúng ta còn là chỗ quen biết từ lâu. Tôi còn nhớ những ngày mưa phùn gió bấc, tuy rằng anh ở cach xa nhau 3 - 4 cây số , anh vẫn đợi tôi hoặc ngược lại chúng ta chờ nhau ở chiếc quán bỏ không gần ngã tư Cao xá để cùng đi đến trường. Trong lớp anh luôn luôn dẫn đầu về môn toán, tôi thường phải nhờ anh giảng giải trên đường về. Tôi vẫn cảm phục anh tuy giỏi nhưng không kiêu căng hợm hĩnh như đám con ông Lục Thông. Anh là người can đảm, hào hiệp luôn che chở cho tôi trong những trận đánh lộn với đám học trò ở Cát dương, dù rằng anh chẳng khỏe hơn tôi. Chúng ta đã chia nhau từng miếng xôi, khi miếng khoai, khi nửa chiếc bắp ngô đã nguội ngắt trên con đường đá lởm chởm gồ ghề của đoạn đường từ quán Bầu đến Đình Cao, trong buổi sáng mùa đông giá buốt.
Đời học sinh của chúng ta gián đoạn vì cuộc cách mạng mùa thu, nhưng anh và tôi vẫn gặp nhau trên đường công tác và họp mặt các cán bộ Thanh thiếu nhi trong huyện. Rồi những cuộc càn quét của giặc Pháp. gia đình chúng ta cùng nhau chạy loạn, khi Thái bình, lúc Hải dương, anh và tôi chúng ta luôn luôn cùng nhau như hình với bóng, chia cơm nhường aó, và san sẻ những đắng cay ngọt bùi.
Khi đội Việt Dũng họp ở làng tôi, họ muốn hạ sát một số người trong đó có cha anh, chính tôi là người đã hộc tốc chạy lên báo tin hung dữ này. Gia đình anh bỏ làng vào Hà nội, khi tôi biết tin đã quá muộn. Lúc công an bắt tôi , đánh đập tra khảo hỏi, tôi vẫn không khai và nói dối là gia đình anh vào liên khu 4. Sau đó tôi cũng tìm đường theo gót chân anh, khi gặp là lúc anh sửa soạn lên đường nhập ngũ. Anh luôn luôn là người đi trước, còn tôi chỉ là chiếc bóng mờ lặng lẽ theo anh. Khi tôi rời quân trường Thủ Đức với cấp Chuẩn úy, anh đã là sĩ quan cao cấp tùng sự tại Bộ Tổng Tham Mưu. Không may cho tôi, vừa ra mặt trận đã bị thương ở cột xương sống. Sau mấy tháng nằm bệnh viện, tôi được giải ngũ vì thương tật là lúc anh vừa được thăng cấp. Anh với tôi cùng tuổi, sinh cùng một tháng, nhưng số phận tôi long đong, vất vả chứ không được hanh thông như anh. Giải ngũ về đời sống dân sự, tôi an phận cuộc đời một công chức nhỏ. Thấy anh sáng chiều ngồì trên xe Jeep có tài xế lái, quân phục, lon lá oai hùng, tôi mừng cho anh và cũng mừng cho tôi có người bạn như anh. Tôi nghĩ rằng chẳng mấy lúc anh đã có ngôi sao trên ve áo, lúc đó chắc chắn tôi sẽ được hãnh diện về anh nhiều hơn.
Chắc anh hẳn còn nhớ cái thời kiệm ước, kinh tế khó khăn chứ" Với đồng lương quân nhân, công chức ít ỏi, nhất là cái loại công chức còm như tôi làm sao nuôi nổi gia đình. Vợ con anh và vợ con tôi cùng chung cảnh ngộ, vợ tôi hai ba lần rủ chị mới chịu cùng nhau sớm tối buôn bán thêm vào. Khi thùng dầu quân tiếp vụ, khi lon bơ, hộp sữa từ PX đưa ra, gia đình chúng ta đã cùng nhau đắp đổi qua ngày. Ngày đó tuy thiếu thốn nhưng vui vẻ biết chừng nào, gia đình chúng ta luôn luôn họp mặt khi Bình thới khi tại Lữ gia. Anh chị và chúng tôi là đôi bạn thân thương, tương đắc.
Đến ngày phải bỏ đất nước ra đi, chúng ta đồng ý không thể sống chung với bọn người gian manh tàn ác mà chúng ta biết quá rõ. Khi có mối, gia đình tôi ra Vũng tầu để chờ di tản, tôi ba lần, bẩy lượt rủ anh, nhưng vì nhiệm vụ của một quân nhân anh không đi được đã đành, còn chị cũng luyến tiếc căn nhà và đồ đạc đã tốn bao nhiêu công lao mồ hôi tạo dựng. Ngày tướng Minh ra lệnh đầu hàng và Đệ Thất Hạm Đội bắt đầu cứu vớt những người di tản, vợ chồng tôi đứng trên tầu nước mắt rưng rưng, cầu xin ơn trên phù hộ để anh chị có mặt trong số người đang lềnh bềnh trên sóng nước mênh mông. Tới trại tỵ nạn, cha con tôi chia nhau đi tìm gia đình anh chị và nhắn tin trên loa phóng thanh. Tôi cũng đã nhiều lần đến hội Hồng Thập Tự nhờ tìm kiếm tên anh trong đám người di tản nhưng tuyệt vô tăm tích.
Anh Trường thân mến, tôi với anh chẳng phải là ruột thịt nhưng chúng ta đã từng gắn bó với nhau và mộng tưởng ngày nào đất nước thanh bình, chúng ta sẽ trở về quê cũ. Hai gia đình chúng ta dựng căn nhà nho nhỏ bên nhau, bên cánh đồng lúa xanh tươi và luống rau ao cá. Nhưng bây giờ niềm mơ ước đó chỉ còn là trong mộng tưởng. Chúng ta không phải là kẻ Bắc người Nam, mà chúng ta đã xa cách nhau hàng vạn dậm đường, trùng dương ngăn trở.
Mấy năm đầu ở nơi xa lạ, chúng tôi thực tình quá vất vả với đời sống khác biệt về đủ mọi mặt với nếp sống bên nhà. Anh ngữ đã nghèo nàn lại thêm thương tật, chúng tôi chỉ kiếm được những việc tầm thường để sống qua ngày với đồng lương tối thiểu. Lao động nặng nhọc chưa quen, làm cho chúng tôi mệt nhọc không còn biết gì đến ngày tháng. Khi được tin anh chị, chúng tôi vừa mừng lại vừa buồn cho anh không may chậm bước để lại sa cơ vào vòng cùm xích. Thấy cảnh ngộ của chị, vừa nuôi chồng cải tạo, vừa chạy đầu chạy đuôi nuôi sống đàn con mà rơi nước mắt. Chúng tôi cũng chẳng hơn gì, cũng chạy đông, chạy tây thức khuya dậy sớm, chỉ hơn anh chị ở chỗ không sợ đói ăn và được hưởng hai chữ tự do. Nhìn đàn con hớn hở cắp sách đến trường, chúng tôi lại buồn cho các cháu Nam, Việt, Đông và Thư. Các cháu học hành giỏi giang và hiếu đễ nhưng nghe chị nói các cháu đã bỏ học giúp mẹ kiếm sống và nuôi cha, lòng chúng tôi đau xót. Trong thơ chị không nói rõ ràng, nhưng tôi có thể mường tượng những gian lao, khổ cực mà anh phải chịu đựng. Thương anh, xót chị và các cháu chúng tôi chẳng biết gì hơn là thỉnh thoảng gửi vài ba thước vải, mấy thứ thuốc cần dùng và tấm lòng thương nhớ, mong chị và các cháu đắp đổi qua ngày, mong anh nín thở qua sông.
Tin anh được tha, chúng tôi vô cùng mừng rỡ, vội vàng nhờ người quen ở Pháp gửi một món quà để giúp anh chị làm vốn, nhưng tiếc rằng chỉ có một số nhỏ tới tay và gây ra nhiều sự ngộ nhận đáng buồn. Anh trách chúng tôi hứa nhiều, cho ít nhưng anh đâu biết rằng chính em ruột của anh đã nhận tiền mà chỉ đưa anh chút đỉnh. Vì giữ hòa khí cho anh em anh nên chúng tôi đành chịu tiếng xấu với bạn. Khi có chương trình H.O vợ chồng tôi vội vàng làm giấy bảo lãnh cho anh chị và các cháu.


Nhận được thư anh cương quyết từ chối, anh nói rằng để chúng tôi bảo lãnh sẽ làm thiệt thòi quyền lợi của anh, mặc dầu tôi đã đi hỏi và hết lời giải thích cặn kẽ cùng anh. Anh chẳng những không tin tôi mà lại tin vào lời đồn nhảm nhí. Nhưng tôi không giận anh mà nghĩ rằng lời đồn đại vô cớ đó lại là liều thuốc bổ cho những người đang ở vào hoàn cảnh vô vọng. Tin tưởng rằng hết cơn bĩ cực, tới tuần thái lai sẽ cho anh và nhiều đồng đội thêm nguồn sinh lực mới. Chúng tôi không biết làm sao hơn là nóng lòng chờ đợi.
H.O 1, H.O2 qua rồi mà đến H.O 9 cũng chẳng thấy tin anh. Tôi gửi thư thúc dục,anh vẫn chẳng thèm nghe, chúng tôi đành chịu. Cho tới khi nhận được thư anh yêu cầu cho mượn một số tiền để anh lo lót. Vội vàng làm ngay theo ý định và ngày tháng chờ mong tin tức anh chị
Anh Trường thân, tôi kể lại chuyện xưa không phải là để kể công. Tôi chỉ muốn để anh hiểu tình bạn cố tri của chúng ta mà nghĩ lại. Giữa anh và tôi, chúng ta như anh em một nhà, khi anh giúp đỡ tôi, tôi chẳng có gì đền ơn anh ngoài câu cám ơn xuông miệng. Thấy anh mũ áo sênh sang đường công danh sáng lạng, tôi không tủi thân trách phận mà cũng chẳng có mặc cảm thấp hèn thua kém như Thục, người bạn cũ của chúng ta. Tôi chẳng bắt chước anh ta, không lẩn tránh mà cũng chẳng đến gặp anh để xin xỏ chạy chọt.
Thấy anh chị gặp cảnh nước mất, nhà tan lòng chúng tôi thương xót. Hôm nay có lẽ anh đã thấy rõ chúng tôi đối với anh chị thực lòng. Anh chị thấy làm gì có chuyện cho nhà, cho xe, hay truy lãnh lương bổng. Nếu có, anh phải là người đích thân ký tên nhận lãnh, làm sao tôi có thể thay anh được. Còn chuyện trừ thuế, vợ chồng tôi lương lậu là bao mà được miễn trừ. Anh nghi ngờ, mà không chịu cho tôi giãi bầy, không cho tôi trưng bằng cớ.
Anh trách tôi tại sao lại dẫn anh đến nhà anh Ngọ. Thực là oan cho tôi, Ngọ là đàn em cũ của anh. Khi thấy anh chị mới sang, hắn ta thực tình muốn được tiếp đãi anh chị cho trọn tình nghĩa anh em đồng đội đã từng sống chết bên nhau. Hắn ta đâu có phải muốn khoe nhà khoe cửa, khoe sự giầu sang phú quý. Đón mừng anh chị, phải tiếp tại nhà cho thân mật, chẳng lẽ lại rủ nhau ra tiệm. Anh nên xét lại, nhà cửa, xe hơi, văn phòng, cửa tiệm tất cả đều là vay mượn của ngân hàng, mấy người có đủ tiền mặt trả ngay cho được. Hảo ý của Ngọ bị hiểu lầm mà ngay cả vợ chồng chúng tôi cũng bị anh trách móc nặng nề.
Chúng tôi mời anh chị đến ăn ở chung nhà, để anh chị tằn tiện trong thời gian đầu, dành dụm toàn thể số tiền cấp dưỡng để sau này dùng đến, chứ đâu có phải là để lên mặt với người bạn thâm giao. Trong mấy tháng ở chung, chúng tôi vẫn biết rằng người mới sang thường hay có mặc cảm và hay ngộ nhận nên vợ chồng con cái chúng tôi đều phải giữ gìn sợ mất lòng hay chạm tự ái. Riêng tôi, tôi muốn ở gần anh chị để chúng ta cùng nhau ôn lại những kỷ niệm vui buồn. Ngoài ra tôi cũng muốn anh chị có một thời gian tối thiểu để làm quen với xã hội bên ngoài và nếp sống mới, không đến nỗi phải vất vả khổ sở như chúng tôi. Nhưng anh bảo rằng mấy năm chờ đợi ở nhà, anh đã nghiên cứu và hiểu biết tường tận về nước Mỹ, không như bọn tôi bỏ chạy như vịt nên khi sang đây lớ ngớ như Mán lạc vào thành. Anh yêu cầu chúng tôi đừng có khuyên bảo, đừng cho tiền bạc hay tặng đồ dùng, giường ghế gì cả. Anh đã chuẩn bị kỹ lưỡng và chính phủ Mỹ đã chu cấp đầy đủ. Anh mở mấy chiếc hòm thiếc từ ngày sang vẫn còn khóa kín, chỉ cho tôi đám nồì niêu, bát đĩa, dao thớt, chiếc mũ sắt và chày cối. Chúng tôi nghe anh nói mà ngao ngán,nhưng đành phải nghe theo. Giữ anh chị ở lại chúng tôi đâu có được gì, ngoài sự nghi ngờ càng ngày càng thêm sâu đậm.
Anh chị dọn ra ở riêng, căn nhà chúng tôi trở nên trống vắng lặng lẽ, thiếu hẳn tiếng cười hồn nhiên của đám trẻ. Các cháu hỏi tôi sao bác Trường lại dọn ra, nhà mình còn rộng mà" Tôi không biết trả lời sao cho ổn thỏa. Tôi rất buồn cho tình bạn thân thiết của chúng ta, chỉ vì tôi đang dở buổi họp trên chùa nên đã lỡ hẹn cùng anh. Chẳng lẽ vì một duyên cớ nhỏ cũng làm anh nổi giận. Anh bảo thất hẹn là khinh miệt anh, mặc dầu tôi năm bẩy lượt xin lỗi anh vẫn không nguôi,tôi đành chịu vậy. Hay là có điều gì khác mà anh chưa nói ra. Tôi nghĩ không lẽ chỉ vì chúng tôi may mắn hơn anh" Cho nên anh thường ngâm nga câu ca dao tỏ vẻ đắng cay, chua xót :
Gió đưa cây cải về trời,
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay.
Trong cơn hoảng loạn của cả triệu người chạy trốn, tôi cũng cố tìm về rủ anh , trước khi bỏ nước ra đi. Tôi thoát đi được, còn anh vương vòng tù tội. Đó là số phận của chúng ta, do tạo hóa an bài, vận nước đến ngày thay đổi. Tôi chỉ là một kẻ dân ngu, khu đen không tiền cũng không quyền thế, thực ra tôi có tội tình gì, trách nhiệm gì với anh với quốc gia, dân tộc" Đáng lẽ anh phải mừng cho chúng tôi thoát nạn mới phải chứ. Nếu nhà cửa, xe cộ hiện tại, công lao của hai mươi mấy năm tạo dựng làm cho anh có mặc cảm thua kém chăng" Nếu quả thực như vậy,tội cho tôi quá. Tôi tin tưởng rằng chỉ cần cù chịu khó vài ba năm nữa, anh chị và các cháu sẽ vượt hẳn chúng tôi
Anh nghĩ rằng bọn người ra đi năm 75 toàn là những hạng hèn nhát , sang đây may mắn bắt được job thơm , job tốt bây giờ nói năng kênh kiệu khoác lác , lên mặt với anh em . Anh nghĩ như vậy thì lầm to , con người cũng năm bẩy hạng . Chúng tôi chẳng phải là những kẻ hèn nhát , nhiều người đã từng vào sinh ra tử chứ không được ở hậu cứ đừng nói gì ở bộ chỉ huy đầu não như anh . Còn khi sang đây, có thể nói là phần 99% bọn chúng tôi nếu không cầm cái chổi hoặc cái rẻ lau thì cũng cong lưng khuân vác . Ông Đại tá khuân bàn ghế , ông Tham vụ ngoai giao dọn dẹp trong kho hàng , còn tôi dù rằng đã trên 50 tuổi , chưa từng một ngày lao động mà cũng phaỉ hàng đêm khuân cả ngàn thùng đồ hộp để nuôi sống mẹ già con dại . Các con tôi dù đã tốt nghiệp đại học bên nhà , đứa đi đổ xăng , đứa hầu bàn , đứa khuân thùng cam để phụ với cha mẹ chứ đâu có được may mắn thong dong cắp sách đến trường . Chúng tôi đâu có biết gì là welfare , trợ cấp này nọ . Nhà thờ bảo trợ không muốn chúng tôi là gánh nặng cho họ, cho nước Mỹ, nên đã tìm việc cho chúng tôi ngay ngày hôm sau khi ra khỏi trại. . Chính chúng tôi cũng muốn như vậy , chúng tôi muốn tự lập không muốn ăn bám vào ai . Vả lại tự xét thân mình ,khả năng chuyên môn không có, tiếng nói lại không thông , laị là đám dân tỵ nạn , đâu còn dám đòi hỏi gì hơn .
Anh nghĩ rằng công việc như vậy là tốt ư" và cố tình giận, tôi đành phải chịu. Chỉ tiếc rằng nước nhà đã mất, quân đội tan hàng, tôi không có cơ hội mừng anh binh nghiệp thênh thang lên lon, lên chức. Lúc đó anh muốn chấm dứt tình bạn thâm giao tôi sẵn sàng chấp nhận.
Anh Trường thân mến,
Lá thư này tôi viết từ 8 năm về trước. Có lẽ khi đọc, anh chẳng thèm để ý tới ngày tháng ở đầu thư. Sở dĩ tôi không dám gửi đi vì sợ anh còn giận, vả lại tôi hằng mong mỏi có ngày anh hồi tâm suy xét cho nên vẫn còn giữ lại.
Sang đây đất lạ quê người, tha hương ngộ cố tri là điều vô cùng quý hóa . Sau 8 năm chờ đợi trong vô vọng, tôi đành mạo muội gửi tiếp lá thơ này mong anh thấu hiểu tấm lòng của tôi.
Người bạn nối khố của anh.
Bùi Xuân Đáng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,169,190
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài viết mới của Đoàn Thị cho tháng Tư năm nay là một chuyện tình. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Bài viết thứ tư của bà kể về nỗ đau của “những ngày tháng Tư xưa ào ạt dày vò.”
Cuối tuần này, 20 và 21/04/2019, chương trình thăm viếng và an táng “Ó Đen” Lý Tống được tổ chức tại nghĩa trang Westminster Memorial Park, Orange County.
Cuối tuần này, 20 và 21/04/2019, chương trình thăm viếng và an táng “Ó Đen” Lý Tống được tổ chức tại nghĩa trang Westminster Memorial Park, Orange County. Xin mời đọc bài viết đặc biệt của Sapy Nguyễn Văn Hưởng.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westmister. Tham dự Viết về nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã lần lượt nhận giải Đặc Biệt 2016, giải Danh Dự VVNM 2017 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2018.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005. Sau đây là bài viết mới nhất của cô cho mùa Phục Sinh và Tháng Tư 2019.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ với những bài viết cho thấy tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Nhạc sĩ Cung Tiến