Hôm nay,  

Bà Già Vn Theo Dõi Trận Iraq

03/05/200300:00:00(Xem: 118517)
Người viết: LÊ THỊ XUÂN
Bài tham dự số 3190-788-vb80427

Bà Lê Thị Xuân, 69 tuổi, vượt biên và đến Mỹ đã 17 năm, hiện cư trú tại Westminster, trong trận chiến Iraq vừa qua, đã “ngồi xem tivi hai ngày đêm liền không ngủ” và tự thấy “bà già này phải viết chút gì...” Sau đây là bài viết của bà.
*
Tối hôm nay trời mưa lâm râm lạnh lạnh. Tôi nghĩ đến các chiến sĩ Hoa Kỳ và chiến sĩ Anh đang phải chiến đấu giữa sa mạc mịt mù bão cát. Là một bà già Việt Nam, tôi hiểu thế nào là chiến tranh, thế nào là cường quyền độc tài áp bức như xứ Iraq.
Hai ngày đầu của trận đánh, tôi ngồi xem tivi hai ngày đêm liền không ngủ. Tôi theo dõi từ phút từ giây cảnh bom nổ, lửa cháy, hình ảnh các chiến sĩ Anh-Mỹ dũng cảm tiến quân. Tôi thương mến, kính phục chiến sĩ hiên ngang, anh dũng lắm.
Sau năm ngày tivi chiếu nào là chiến sĩ bị phục kích, bị bắt, bị chết, tôi không muốn khóc mà nước mắt cứ trào ra, không ngừng van vái trời phật, chúa cho trận đánh này mau thắng để cho bớt chết chóc thê lương phân lìa…
Aên cây nào rào cây đó.
Mình ăn ở tại Mỹ, tất nhiên phảiø hết lòng ủng hộ Mỹ. Tôi nghĩ giản dị vậy và ngạc nhiên khi thấy trên Ti Vi nhiều người biểu tình phản đối Mỹ, thậm chí còn hô hào bảo vệ chế độ độc tài Iraq.
Là một bà mẹ của bảy tám đứa con tôi làm sao quên được công ơn của đất nước này được. Gia đình tôi đi vượt biên nào cha mẹ, nào con chỉ mang theo có một bộ đồ mặc trong người để đến đây, mà nay con tôi nào là kỹ sư, nào là bác sĩ, xe hơi, nhà lầu thì thử hỏi có một nước nào mà tốt như dân tộc Mỹ này không" Tôi thường nói với các con tôi "Con ơi, mình tu mấy kiếp mới đến được đây, thiên đường là đây".


Có nhiều lúc ngồi một mình tôi tự suy nghĩ và cười một mình "Ồ, mình sướng thật, đi định cư đến một nước giàu có tự do hùng mạnh nhất thế giới, văn minh nhất thế giới thế còn gì vui cho bằng" nên tôi nhớ ơn Mỹ lắm.
Sáng hôm nay, trời nắng ấm, ngồi xem tivi đầy hình ảnh Mỹ đã toàn thắng, lấy tất cả các tỉnh lớn nhất thậm chí cả nơi mà Sadam sanh ra cũng đã lấy rồi, tôi vui mừng khôn xiết thấy mình mừng còn hơn là trúng số độc đắc.
Tôi theo dõi tình hình trên TV, nào là dinh này biệt thự kia nhiều và nhiều lắm của Sadam, vợ trẻ năm bảy đứa, của cải xa hoa, lộng lẫy... Tôi biết dân Iraq đói khổ. Tôi nhớ dân Việt Nam nghèo ơi là nghèo. Trong khi đó, dân Mỹ, nước Mỹ giầu ơi là giầu, vậy mà ông tổng thống Mỹ làm sao vẫn một vợ, một chồng. Tòa Bạch Cung là của nhà nước, còn làm tổng thống thì còn được ở, mà hết làm thì dọn về nhà riêng, do chính gia đình ông gầy dựng ra chứ đâu có như tổng thống Sadam lâu đài nguy nga tráng lệ mà để cho dân phải đói khổ lầm than... Càng nghĩ tôi càng thấy mình tôn sùng vị tổng thống của nước Mỹ, biết ơn những chiến sĩ Mỹ đã anh dũng hy sinh cho chính nghĩa cho tự do, no ấm.
Được sống trên nước Mỹ, bà già này thấy mình phải viết chút gì để chia vui với Tổng Thống và chính phủ, nhân dân Mỹ về thắng lợi quá vẻ vang trong trận chiến giải phóng cho dân chúng Iraq.
Tôi cũng muốn nhân đây nói lên bao nhiêu lời cảm ơn, về những ân huệ mà nước Mỹ này đã cho gia đình tôi. Cám nước Mỹ.

Lê Thị Xuân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,975,681
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến