Hôm nay,  

Bà Già Vn Theo Dõi Trận Iraq

03/05/200300:00:00(Xem: 118524)
Người viết: LÊ THỊ XUÂN
Bài tham dự số 3190-788-vb80427

Bà Lê Thị Xuân, 69 tuổi, vượt biên và đến Mỹ đã 17 năm, hiện cư trú tại Westminster, trong trận chiến Iraq vừa qua, đã “ngồi xem tivi hai ngày đêm liền không ngủ” và tự thấy “bà già này phải viết chút gì...” Sau đây là bài viết của bà.
*
Tối hôm nay trời mưa lâm râm lạnh lạnh. Tôi nghĩ đến các chiến sĩ Hoa Kỳ và chiến sĩ Anh đang phải chiến đấu giữa sa mạc mịt mù bão cát. Là một bà già Việt Nam, tôi hiểu thế nào là chiến tranh, thế nào là cường quyền độc tài áp bức như xứ Iraq.
Hai ngày đầu của trận đánh, tôi ngồi xem tivi hai ngày đêm liền không ngủ. Tôi theo dõi từ phút từ giây cảnh bom nổ, lửa cháy, hình ảnh các chiến sĩ Anh-Mỹ dũng cảm tiến quân. Tôi thương mến, kính phục chiến sĩ hiên ngang, anh dũng lắm.
Sau năm ngày tivi chiếu nào là chiến sĩ bị phục kích, bị bắt, bị chết, tôi không muốn khóc mà nước mắt cứ trào ra, không ngừng van vái trời phật, chúa cho trận đánh này mau thắng để cho bớt chết chóc thê lương phân lìa…
Aên cây nào rào cây đó.
Mình ăn ở tại Mỹ, tất nhiên phảiø hết lòng ủng hộ Mỹ. Tôi nghĩ giản dị vậy và ngạc nhiên khi thấy trên Ti Vi nhiều người biểu tình phản đối Mỹ, thậm chí còn hô hào bảo vệ chế độ độc tài Iraq.
Là một bà mẹ của bảy tám đứa con tôi làm sao quên được công ơn của đất nước này được. Gia đình tôi đi vượt biên nào cha mẹ, nào con chỉ mang theo có một bộ đồ mặc trong người để đến đây, mà nay con tôi nào là kỹ sư, nào là bác sĩ, xe hơi, nhà lầu thì thử hỏi có một nước nào mà tốt như dân tộc Mỹ này không" Tôi thường nói với các con tôi "Con ơi, mình tu mấy kiếp mới đến được đây, thiên đường là đây".


Có nhiều lúc ngồi một mình tôi tự suy nghĩ và cười một mình "Ồ, mình sướng thật, đi định cư đến một nước giàu có tự do hùng mạnh nhất thế giới, văn minh nhất thế giới thế còn gì vui cho bằng" nên tôi nhớ ơn Mỹ lắm.
Sáng hôm nay, trời nắng ấm, ngồi xem tivi đầy hình ảnh Mỹ đã toàn thắng, lấy tất cả các tỉnh lớn nhất thậm chí cả nơi mà Sadam sanh ra cũng đã lấy rồi, tôi vui mừng khôn xiết thấy mình mừng còn hơn là trúng số độc đắc.
Tôi theo dõi tình hình trên TV, nào là dinh này biệt thự kia nhiều và nhiều lắm của Sadam, vợ trẻ năm bảy đứa, của cải xa hoa, lộng lẫy... Tôi biết dân Iraq đói khổ. Tôi nhớ dân Việt Nam nghèo ơi là nghèo. Trong khi đó, dân Mỹ, nước Mỹ giầu ơi là giầu, vậy mà ông tổng thống Mỹ làm sao vẫn một vợ, một chồng. Tòa Bạch Cung là của nhà nước, còn làm tổng thống thì còn được ở, mà hết làm thì dọn về nhà riêng, do chính gia đình ông gầy dựng ra chứ đâu có như tổng thống Sadam lâu đài nguy nga tráng lệ mà để cho dân phải đói khổ lầm than... Càng nghĩ tôi càng thấy mình tôn sùng vị tổng thống của nước Mỹ, biết ơn những chiến sĩ Mỹ đã anh dũng hy sinh cho chính nghĩa cho tự do, no ấm.
Được sống trên nước Mỹ, bà già này thấy mình phải viết chút gì để chia vui với Tổng Thống và chính phủ, nhân dân Mỹ về thắng lợi quá vẻ vang trong trận chiến giải phóng cho dân chúng Iraq.
Tôi cũng muốn nhân đây nói lên bao nhiêu lời cảm ơn, về những ân huệ mà nước Mỹ này đã cho gia đình tôi. Cám nước Mỹ.

Lê Thị Xuân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,977,236
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến