Hôm nay,  

Đổi Tên

09/04/200300:00:00(Xem: 155440)
Người viết: BÙI THANH LIÊM
Bài không dự thi, số VB0405

(Tặng Vũ Hoàng Lân)

Bùi Thanh Liêm là bút hiệu của Tiến sĩ Bruce Long Vu, một khoa học gia gốc Việt hiện làm việc trong ngành khoa học không gian Hoa Kỳ. Trong năm 2002, ông đã được vinh danh về công trình góp phần vào các dự án hệ thống phòng thủ phi đạn quốc gia, giải pháp di chuyển an toàn cho phi thuyền Con Thoi, kỹ thuật vi học (natotechnology) giúp sản xuất các tế bào điện toán dùng cho phẫu thuật cực vi của Lục Quân Hoa Kỳ.
Với bút hiệu Bùi Thanh Liêm, ông đã viết nhiều truyện ngắn trên tạp chí Văn do nhà văn Mai Thảo chủ trương. Ông cũng là tác giả được trao tặng giải danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ nhất 2001.
Trang Viết Về Nước Mỹ lần này xin giới thiệu thêm một truyện ngắn mới của Bùi Thanh Liêm viết về một chàng mới lên chức “bố” trong đời sống gia đình tại Mỹ.
*

Cư đặt mình xuống giường. Gã lăn qua, trở lại, lật tới, lật lui, ráng tìm một tư thế thoải mái để đi vào giấc điệp. Lăn, trở một hồi cũng chẳng đi đến đâu, gã không tài nào chợp mắt được vì châu thân còn đang ê ẩm. Nguyên một ngày quán xuyến việc nhà, giặt giủ, bếp núc, đã làm cho tấm thân trai 12 bến nước của gã tê tái, rã rợi.
Cư bước ra phòng khách, định đốt thuốc, nhưng nhớ ra là trong nhà này cấm hút thuốc, và gã đang đóng vai trò của một người cai thuốc lá! Cư đẩy cửa căn apartment, bước rangoài để tìm một làn khói trắng, với hy vọng ru đời vào quên lãng. Trời mùa hè, hừng hực lửa đỏ, gã chỉ bập được vài hơi rồi dụi tắt, và ném điếu thuốc hút dở qua nhà thằng hàng xóm.
Gã trở vào trong, mở ti-vi thật khẻ, cốt ý để coi hình cho vui, chứ đâu có tập trung được, vì đầu óc gã còn đang suy nghĩ mông lung. Bên trong phòng ngủ, Hường, vợ gã đang ngủ rất say. Bên cạnh đó, trong cái nôi gỗ có chấn song là thằng con trai đầu lòng của vợ chồng gã, đang nằm phè cánh nhạn.
Ngược dòng thời giạn Hai năm trước đây, khi Cư chính thức để cho Hường tròng vào đầu của gã cái bản án chung thân, tức là ngày gã lên xe bông về nhà vợ, sau 10 năm hai người quen nhau, Cư đã nghĩ ngay đến chuyện muốn lên chức. Cư theo đạo Phật, gã không có cơ hội đi tu để trở thành linh mục. Không làm cha thiên hạ được thì làm cha trong cái tiểu gia đình này cũng đâu có sao. Nhưng kẹt một nỗi là Hường chưa muốn có con, nàng viện cớ còn trẻ, còn muốn bay nhảy, sợ có con bị bó chân, không đi du lịch đó đây được. Nàng sợ có con phải thức khuya dậy sớm, lo tắm rửa, thay tả, pha sữa, nấu bình, dỗ cho nó ngủ, vân vân. Nói tóm tắt là Hường chưa cảm thấy sẵn sàng làm mẹ, bởi vì lý do đơn giản là nàng sợ cực. Nghe vậy Cư liền ra tay nghĩa hiệp, gã nói vợ đừng lo, mọi việc gã sẽ gánh vác hết, nàng chỉ cần hạ sanh cho gã một đứa con. Gã hứa là gã sẽ một mình lo hết cho ấu nhi, từ A đến Z.
Đó là câu hứa dại dột nhất chưa từng thấy trong đời của gã. Và suốt 3 tuần lễ nay từ ngày thằng bé chào đời, mà đúng hơn là suốt 10 tháng qua, từ ngày vợ gã mang thai, Cư đóng vai một người đàn ông nội trợ đảm đang. Thật ra thì trước khi có thằng nhỏ thì không đến nỗi nào, nấu nướng giặt giũ thì “nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ”, dạo còn độc thân gã vẫn làm mấy chuyện này. Hơn nữa lúc đó gã đang vui say với sự mong đợi thành viên mới trong gia đình, cho nên làm việc quên mệt. Cho đến khi vợ nàng hạ sanh, gã mới bắt đầu nếm mùi.


Cư không ngại cực; thay tã, nấu bình, pha sữa, tắm rửa cho con không thành vấn đề đối với gã, vì đã có bà nhạc của gã qua giúp. Ban ngày, khi gã đi làm, bà mẹ vợ lo hết. Gã chỉ phải thay ca từ chiều trở đi và những ngày cuối tuần.
Do đó gã bị mất ngủ kinh niên. Thằng bé mới bước vào đời, không biết luật giang hồ của thế gian, là ngày thức đêm ngủ, cứ khát sữa là nó lại khóc oà lên, không để cho ai ngủ được. Bất kể ngày đêm, cứ cách 3 tiếng là nó thức dậy mở máy khóc và chỉ chịu nín đi khi nào được nhét bình sữa vào mồm. Và theo giao kèo được định trước, Cư là người phải thức dậy cho con bú và dỗ cho nó ngủ trở lại.
Ba tuần lễ trôi qua. Đêm nào Cư cũng bị mất ngủ, hễ thiu thiu được 1 chút lại bị thằng con dựng đầu dậy để cho nó bú hoặc thay tã cho nó. Thậm chí lúc nhắm mắt gã cũng không được an giấc, có lúc gã bị ác mộng, trong giấc mơ gã biến thành đứa bé khóc oe oe và thằng con gã bế gã chạy vòng quanh nhà ru gã ngủ. Sáng vào trong sở, gã mắt nhắm mắt mở, có khi ngủ gục ngay trên bàn làm việc. Đồng nghiệp thông cảm, vỗ vai gã, an ủi:
- Ráng lên đi Cư, có thêm vài đứa nữa là mày sẽ quen và chai lì đi ngay!
Đêm nay, không biết trời xui đất khiến sao đó, thằng nhỏ lại ngủ rất say, đã quá cữ của nó mà cũng chưa thấy nó dậy. Cư mừng thầm trong bụng Gã nghe nói là con nít ra tháng sẽ ngủ dễ hơn. Thằng con trai gã mới có 3 tuần lễ, không lẽ bắt đầu ngủ qua đêm rồi" Vậy thì gã may mắn quá!
Niềm vui của Cư không kéo dài được bao lâu. Tiếng ré mà gã đã quá quen thuộc vang lên lanh lảnh từ trong phòng ngủ. Gã chạy vội vào trong. Như thường lệ, vợ gã vẫn nằm ngủ say bên cạnh, tiếng khóc của thằng bé không đánh thức nàng được. Cư bế xốc thằng nhỏ, mang ra phòng khách, đi hâm sữa cho con bú.
Một tiếng đồng hồ sau. Thằng nhỏ no sữa nhưng lại chưa chịu ngủ, nó cứ lè nhè mà hành tội Cư. Gã tiếp tục ôm con, đi vòng quanh trong chu vi chật hẹp của gian phòng khách, vừa đi vừa lắc qua lắc lại như cái võng đu đựa. Cư đã buồn ngủ và đuối sức lắm rồi, đây là lần thứ 3 trong đêm gã phải thức dậy. Gã ước đoán sức chịu đựng của gã đã gần đến mức giới hạn, thằng bé mà không chịu ngủ chắc trong vòng vài phút nữa gã sẽ kiệt sức, gã sẽ quẳng nó trở lại trong nôi, mặc kệ nó muốn khóc, muốn la cứ việc thoải mái.
May cho Cư, thằng nhỏ biết điều tự dưng im bặt và ngủ vùi. Gã rón rén đặt nó trở lại trong nôi. Sợ nằm trên giường lăn qua trở lại gây tiếng ồn đánh thức con, nên Cư mang gối mền xuống thảm mà ngủ ngay cạnh đó. Hai mí mắt của gã sụp xuống. Gã nghĩ thầm thêm 3 tiếng đồng hồ nữa cũng đủ cho gã hồi sức, và vừa đặt lưng xuống là gã ngủ say như chết.
Mười phút sau. Trong cơn mê, Cư nghe như có tiếng còi tàu réo gọi. Tiếng còi tàu dài liên tu bất tận cộng với tiếng ai đang gọi tên Cư làm cho gã choàng tỉnh. Gã nhận ra tiếng còi tàu chính là tiếng con khóc, còn âm thanh kia là vợgã:
- Anh Cư, anh làm gì mà ngủ say quá vậy. Dậy đi con khóc kìa!
Gã đã tỉnh táo, nhưng mệt quá không chồm dậy nỗi. Vợ gã hét lớn lên, như muốn át tiếng khóc của đứa bé:
- Anh Cư, anh có nghe con khóc khổng. Sao cứ nằm im ra đó!
Cư tiếp tục vờ đi. Hường bước khỏi giường, đi đến layvai gã:
- Anh Cư, anh Cư!
Gã quay qua, xoe tròn mắt nhìn vợ, Hường gắt lên:
- Ô hay cái anh này, tỉnh ngủ như thế, sao em gọi không trả lời"
- Tôi đâu có nghe ai gọi tên tôi bao giờ!
- Cái gì" Em gọi "anh Cư" đến khản cả cổ.
- Tên tôi đâu phải là Cư.
- Hả Anh nói gì em không hiểu.
Cư dụi mắt và đáp ngon lành:
- Tôi đổi tên rồi!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,329,388
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến