Hôm nay,  

Người Việt Ở Mỹ

22/03/200300:00:00(Xem: 203019)
Người viết: HẢI TRIỀU
Bài tham dự số 3153-760-vb60321

Tác giả Hải Triều Lại Thế Lãng cư trú và làm việc tại tiểu bang Vermont, là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm thứ nhất. Ông cũng là người có số lượng bài viết nhiều nhất. Có lần ông cho biết ông dự trù khi về hưu, sẽ còn tiếp tục viết về nước Mỹ nhiều hơn. Sau đây là bài nhất của ông, kể chuyện người Việt đang góp phần trong cuộc chiến chống khủng bố và chuyện lá cờ vàng ba sọc đỏ ở Mỹ.
*

Ngày ... tháng ... năm ...
Anh Viễn,
Đọc xong thư mới nhận được của anh tôi hiểu là thư trước tôi gửi đã không tới tay anh. Dù vậy tôi vẫn không thấy uổng công viết vì như thế tức là đã có người đọc giùm anh và cất giữ hộ lá thư cho anh rồi. Hôm nay tôi tiếp tục kể cho anh nghe chuyện ở Mỹ và lần này tôi kể về người Việt ở Mỹ, theo những thông tin mà cá nhân tôi thu thập.
Như anh biết, ngay báo chí trong nước cũng đã từng nói nhiều tới những người Việt thành công ở Mỹ trong các lãnh vực kinh doanh, giáo dục, y tế, luật pháp chính trị hay khoa học kỹ thuật...
Trong chính quyền của Tổng thống Bush cũng có đến 5 người Việt Nam được giao những trách vụ quan trọng như giáo sư Đinh Việt (phụ tá Bộ trưởng Tư pháp), cô Mina Nguyễn (Giám đốc Giao tế tại Bộ Lao động), ông Dương Việt Quốc (Giám đốc Điều hành của Tòa Bạch Ốc về người Mỹ gốc Á và các Đảo quốc Thái Bình Dương), ông Vũ Bão Kỳ (Ủy ban Cố vấn Tổng thống về Cộng đồng Người Mỹ gốc Á và Đảo quốc Thái Bình Dương), ông Nguyễn Văn Hành (Văn phòng Định cư Tỵ nạn) và còn nhiều người Việt khác làm việc trong guồng máy công quyền ở các địa phương.
Nhưng trong số những người Việt nổi tiếng có hai nhân vật hiện có những đóng góp rất quan trọng công cuộc chống khủng bố hiện là mối ưu tư hàng đầu của chính phủ Hoa Kỳ. Người thứ nhất là nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh đã sáng chế ra bom áp nhiệt nhằm tiết kiệm xương máu quân đội Hoa Kỳ tại chiến trường A Phú Hãn và giáo sư Đinh Việt người được chỉ định duyệt lại toàn bộ hệ thống luật pháp Hoa Kỳ để đưa ra đường hướng hữu hiệu trong việc chống khủng bố.
Theo tin tức được thông tín viên Trần Nam của đài BBC tóm lược thì bà Dương Nguyệt Ánh 42 tuổi đến Mỹ năm 1975 và cùng gia đình đến định cư tại Maryland. Lúc đến Mỹ bà Ánh mới 15 tuổi với số vốn liếng tiếng Anh khoảng 50 chữ . Nhưng chỉ mấy năm theo học tại trường trung học Blair bà đã ra trường với hạng danh dự và vào năm 1982 một lần nữa bà lại tốt nghiệp hạng danh dự với bằng kỹ sư hóa học tại đại học Maryland. Hiện bà là giám đốc chương trình về chất nổ cho Trung Tâm Nghiên Cứu về Chiến Tranh của Hải Quân Hoa Kỳ tại Indian Head tiểu bang Maryland. Bà thuộc nhóm chuyên gia về chất nổ được công nhận là xuất sắc nhất, có nhiều kinh nghiệm và thành công nhất của Mỹ.
Cũng theo những tin tức báo chí thì trong cuộc chiến chống khủng bố tại A Phú Hãn, các loại bom thông thường của Hoa Kỳ tỏ ra không có hiệu quả để loại trừ các toán quân Al Qaeda và Taleban ẩn náu trong những địa đạo chằng chịt dưới lòng đất cho nên cần phải có một loại bom đặc biệt, có khả năng phá hủy các địa đạo này. Trung tá Tom Ward là người đựơc giao phó trách nhiệm tiến hành việc chế tạo loại bom đặc biệt mà quân đội Mỹ đang cần dùng đến.
Ngày 11-10-2001 tức là 4 ngày sau khi quân đội Hoa Kỳ và đồng minh mở mặt trận tại A Phú Hãn, trung tá Tom Ward người được Ngũ Giác Đài giao trọng trách đã mời bà Dương Nguyệt Ánh hợp tác. Và trong lúc các binh sĩ Hoa Kỳ đang săn lùng Bin Laden và đồng bọn trong vùng núi phía Đông A Phú Hãn thì tại Hoa Kỳ, bà Ánh và các khoa học gia trong nhóm của bà đã bắt tay vào việc.
Sau một thời gian làm việc bà cùng với các cộng sự viên đã chế tạo thành công lọai bom BLU-118/B. Bà Dương Nguyệt Ánh và những người cộng sự với bà đã mãn nguyện khi lần đầu tiên một chiếc phi cơ loại F-15E của không lực Hoa Kỳ cất cánh bay đến vùng núi non hiểm trở tại miền Đông A Phú Hãn mang theo một loại bom chống khủng bố mới nhất của quân lực Hoa Kỳ. Loại bom này vô cùng lợi hại, có khả năng tiêu diệt địch từ những hang hóc được che chở bởi những vách núi, giúp cho quân đội Hoa Kỳ và đồng minh tránh được nhiều tổn thất.
Bà Dương Nguyệt Ánh nói rằng đây là một trong những thành tích đáng kiêu hãnh nhất trong đời bà trên phương diện nghề nghiệp nhưng thành tích đó còn là cơ hội để bà có thể đền bù một phần nào đó cho đất nước Hoa Kỳ, đất nước đã dang tay đón nhận gia đình bà khi gia đình bà trốn khỏi Việt Nam. Hiện không biết bà Ánh còn đóng góp thêm gì trong các loại bom mới dược dùng trong trận chiến ở Iraq hiện nay. Cũng không biết, trong việc hình thành loại bom MOAB mới nhất mà quân đội Hoa Kỳ vừa cho thử nghiệm ở Florida có sự góp sức của bà Ánh hay các nhà khoa học gốc Việt khác hay không.
Theo tin tức ghi nhận từ báo chí, Giáo sư Đinh Đồng Phụng Việt sinh năm 1968 tại Sài Gòn và là con út trong một gia đình có 7 người con. Thân phụ của giáo sư Việt, ông Đinh Hồng Phong trước đây là Nghị viên Hội đồng Thị xã Vũng Tầu. Mẹ ông trước là giáo chức. Giáo sư Đinh Việt cùng người mẹ vuợt biển tìm tự do trong lúc cha ông còn kẹt ở trong trại tù cải tạo. Lúc đó ông mơí được 10 tuổi. Khi chiếc thuyền ọp ẹp đưa gia đình ông đến được bờ biển Mã Lai Á vào năm 1978, mẹ ông cố giơ cao chiếc búa nặng trĩu chém xuống với ý định đánh đắm chiếc thuyền để khỏi bị đẩy ra biển trở lại.


Đến Mỹ, lúc đầu gia đình ông định cư tại Portland thuộc tiểu bang Origon. Ông cùng với người trong gia đình làm đủ mọi việc để kiếm sống. Sau 2ø năm, gia đình ông dời về thành phố Fullerton, California. Ông tốt nghiệp trung học rồi được nhận vào học tại đại học Fullerton và tốt nghiệp bằng cử nhân hạng danh dự. Ông tiếp tục học luật tại đại học Harvard và cũng tốt nghiệp hạng danh dự. Ông từng được giao nhiều chức vụ khác nhau trong nghành luật pháp như làm phụ tá cho ông chánh án tại tòa án liên bang ở ngay thủ đô Washington, làm việc tại văn phòng bà Sandra O'Connor thẩm phán Tối cao Pháp viện, phụ tá pháp lý cho nghị sĩ Pete Domenici thuộc ủy ban đặc biệt của Thượng viện trong việc điều tra Tổng thống Clinton trong vụ tai tiếng tình dục, cộng tác với đại học Georgrtown tại thủ đô với tư cách Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Luật Á châu và trở thành giáo sư thực thụ của đại học này.
Ngày 1 tháng 3 năm 2001 Tòa Bạch Ốc loan báo tổng thống Bush đề cử ông vào chức vụ Phụ tá Tổng trưởng Tư pháp Hoa Kỳ đặc trách về chính sách pháp lý. Việc đề cử được thông qua tại Ủy ban Tư pháp Thượng viện với 18 phiếu thuận, không có phiếu chống. Khi ra trước Thượng viện ông được 96 phiếu thuận chỉ có 1 phiếu chống duy nhất của bà Hilary Clinton. Ông chính thức trở thành nhân vật đứng hàng thứ ba trong Bộ Tư pháp.
Sau ngày 911 bộ Tư pháp đề ra đường hướng rõ rệt cho việc ngăn chặn những hành động khủng bố. Đường hướng đó là xúc tiến điều tra ngay những phần tử tình nghi chứ không chờ cho đến khi có tang chứng nghĩa là sau khi chúng đã hành động. Là người chủ trương dùng mọi quyền hành hợp lý để ngăn chặn khủng bố, giáo sư Đinh Việt bị nhóm người chủ trương tự do tuyệt đối chỉ trích rằng ông là người chủ trương tước đoạt quyền tự do quá độ. Trả lời cho những người chỉ trích, giáo sư Đinh Việt nói chính Osama bin Laden và mạng lưới khủng bố của ông ta mới là mối hăm dọa của tự do chứ không phải những người làm nhiệm vụ để duy trì luật pháp.
Là một người thành đạt trong học vấn, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng, giáo sư Đinh Việt tỏ ra là người con hiếu thảo trong gia đình. Ông nói cha mẹ ông luôn luôn khuyên nhủ ông phải sống ngoan đạo, cố gắng học hành để có cơ hội giúp đời, giúp người, phục vụ cộng đồng và phục vụ quốc gia dân tộc và ông luôn nghe theo những lời dậy bảo của cha mẹ .
Chuyện tiếp theo tôi kể với anh hôm nay liên quan đến người Việt ở Mỹ là chuyện lá cờ nền vàng ba sọc đỏ của người Việt quốc gia. Hôm 31 tháng 1 năm 2003 Cộng đồng người Việt ở Virginia đã làm được một việc vô cùng ngoạn mục là vận động dân biểu Bob Hull đưa ra biểu quyết trước Hạ viện của tiểu bang một dự luật làm nức lòng người Việt tại Mỹ nói riêng và người Việt hải ngoại nói chung. Theo dự luật này thì tiểu bang Virginia chỉ chấp nhận lá cờ vàng ba sọc đỏ được treo tại các nơi công cộng và tại các trường học của tiểu bang. Dự luật này đã được Hạ viện của tiểu bang thông qua với 68 phiếu thuận, 27 phiếu chống.
Chuyện này đã làm cho Hà Nội vô cùng tức giận. Phan Thúy Thanh người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hà Nội cũng như các cơ quan truyền thông của Cộng sản đua nhau phản đối, nói rằng việc làm của tiểu bang Virginia là khơi lại hận thù cũ và kêu gọi các nước lên án dự luật này. Vì vấn đề bang giao, Thượng viện của tiểu bang Virginia, theo khuyến cáo của các giới chức ngoại giao trong chính phủ, đã để cho dự luật mất hiệu lực vì không được đưa ra cứu xét đúng thời hạn. Nghe tin này Hà Nội tỏ ra hí hửng nhưng dù cho dự luật đã không thành luật thì sự việc cũng đã rõ rành rành là người Mỹ càng ngày càng chú ý đến nguyện vọng của người Việt hải ngoại và xem lá cờ vàng ba sọc đỏ là tượng trưng cho chính nghĩa. Còn cờ đỏ sao vàng, kẻ thù của lý tưởng tự do dân chủ lá cờ của chế độ Cộng sản độc tài cần xa lánh.
Tiếp theo sự việc ở Virginia, chiến dịch dương ngọn cờ vàng đã diễn ra tại thành phố Westminster rồi Garden Grove ở miền Nam California. Ngày 29-2-2003 nghị viên Andy Quách đã thành công trong việc vận động các đồng sự của ông thông qua một nghị quyết cho phép trưng bày lá cờ vàng ba sọc đỏ tại thành phố này. Theo bản nghị quyết đã được chấp thuận với tỷ số 5/5 này, lá cờ vàng ba sọc đỏ sẽ được tung bay trong các công sở và tại những lễ hội của thành phố. Trong lúc tòa đại sứ Cộng sản ở Washington DC còn đang tức tối vì thất bại trong việc yêu cầu tiểu bang California can thiệp thì mới đây, hôm 11-3-2003 cộng đồng người Việt tại Garden Grove lại đã thành công trong việc thuyết phục hội đồng thành phố này ra một nghị quyết tương tự với tỷ lệ chấp thuận 100%, không có phiếu chống. Rồi đây, theo đà này chắc chắn những nơi khác sẽ theo gương Westminster và Garden Grove vận động chính quyền sở tại chấp thuận cho trưng bày lá cờ vàng ba sọc đỏ của người Việt quốc gia ở nơi công cộng.
Anh viễn ơi!
Thư đã dài, tôi tạm ngừng bút. Mong thư này đến được tay anh. Xin hẹn anh vào một dip khác.
Hải Triều

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,107,429
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.