Hôm nay,  

Con Tim Và Nước Mắt

16/02/200300:00:00(Xem: 123879)
Người viết: THU THẢO
Bài tham dự số 3122-729-vb50213

Tác giả tên thật là Xuân Thu Đặng, hiện cư trú tại Hawaii, nghề nghiệp được ghi là chủ một tiệm may nhỏ. Đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của bà, chuyện đời một phụ nữ truân chuyên.
*
Trời đã về chiều, bãi biển Makapu's chỉ còn vài người tắm rải rác đó đây. Những tia nắng vàng rực rỡ tỏa ánh sáng chói chang, xa trông tợ như một quả bóng to lớn xa tít cuối chân trời, cách mặt biển không bao nhiêu tấc. Gió thổi rì rào đong đưa, mơn trớn cành lá, đàn cò trắng bay vờn trên vòm trời xanh ngắt, xa xa vài con tàu đang nhấp nhô trên làn sóng bạc. Hoa nhìn ngắm cảnh vật chung quanh. Chiều nào mà các món ăn bán hết sớm trên đường về nhà, Hoa thích tấp vào đây sát bờ biển với chiếc xe bán rong ø có tên Hawaii là Manapua (tên riêng của loại bánh bao có nhân thịt xá xíu, bầm hơi ngọt).
Đưa tầm mắt hướng về nẻo xa xăm, mênh mông sóng nước, Hoa thả hồn về tận quê hương Việt Nam thân yêu. Nơi có lũy tre làng, hàng dừa xanh, dòng Cửu Long uốn khúc, người mẹ già nua và 5 em nay đã lập gia đình.
Cả một dĩ vãng xa xôi vụt hiện ra. nào những năm tháng cận kề bên bà ngoại hiền từ. Ngoại đưa đi học, chiều chuộng Hoa khi khi Hoa vòi vĩnh, nũng nịu Hoa hay khóc lắm.
Ngoại đem Hoa về nuôi sau cái ngày đau đớn vô cùng vì cha Hoa bị hạ sát một cách bất ngờ với một lưỡi dao oan nghiệt. Lúc đó Hoa chỉ mới gần 3 tuổi, đang ngồi trong lòng mẹ, tuy chưa biết gì mà tự dưng Hoa thảng thốt khóc thét lên như bị điện giựt, trong khi đó mẹ Hoa thất thanh la lên: "Trời ơi! Trời ơi" rồi như chết đứng, bà há hốc mồm ngất xỉu khi thấy chồng bị nhát dao nhọn đâm vào tim, chỉ kịp ứ ứ vài tiếng rồi gục ngã trên vũng máu tươi. Hình ảnh ấy giống như một dấu ấn in sâu đậm trong tiềm thức Hoa. Hoa luôn dễ run sợ, lập cập, điếng người mỗi khi nghe tiếng dao búa chạm nhau, hay tiếng "phập" như mũi dao nhọn đâm vô tim.
Ngoại đưa đi học, chiều chuộng Hoa khi khi Hoa vòi vĩnh, nũng nịu Hoa hay khóc lắm.
Càng lớn lên Hoa càng sống nhiều về nội tâm, dễ rung động, cảm xúc và rơi lệ. Biết mình như vậy mà chẳng làm sao thay đổi được. Những dĩ vãng Hoa cố quên đi, thì nó lại cứ lảng vảng, nhởn nhơ trước mặt.
Ngày còn là một cô bé 12, 13 chưa biết đời là gì mà Hoa thích ngồi trong im lặng một mình, một cánh hoa rơi rụng bên thềm vắng, ngắm nhìn nó Hoa cũng tiếc thương, bâng khuâng, và khi nhìn đóa hoa nở đẹp trong lòng Hoa cũng rộn ràng mừng rỡ như người "bắt được của". Trong gia đình ai cũng rõ biết và thường cho quá "ướt át" và gọi Hoa là "mít ướt". Mẹ cũng thường ghé nhà ngoại rước Hoa đi chơi. Nhà mẹ và ngoại không xa nhau mấy cùng trong vùng Bình Chánh kế Phú Lâm, phía Nam ngoại ô Saigon.
Mẹ Hoa rất đẹp, là con một nên được ngoại thương yêu như một nàng công chúa lúc nhỏ. Sau khi cha mất, mẹ còn quá trẻ, không chịu nổi sự cô đơn nên mẹ bước đi bước nữa trong một thời gian ngắn với một người đàn ông ít có thiện cảm với Hoa. Hai người sống dưới mái nhà của cha để lại. Thời gian trôi qua rất nhanh mẹ sanh thêm 5 đứa con nữa, rồi tiền của, nhà cửa sang trọng của cha đã từ từ bay đi mất dạng cho đến lúc tất cả phải sống trong gian nhà ọp ẹp, chật chội nhỏ bé. Hoa phải lìa ngoại về phụ giúp cho mẹ gánh bán hàng rong, lúc học, lúc không. Hai mẹ con kiếm từng cắc từng đồng, mưa nắng biết bao lao lực, gian truân. Có lúc lại chuyển qua nghề se nhang. Chiều về các em tụ lại hỏi: "Hôm nay chị có mua gì cho chúng em ăn không" Chúng em đói quá!" Cứù mỗi lần hỏi như vậy là nước mắt Hoa lại tuôn tràn.
Cô em kế lớn dần lên cũng làm nhang. Các em không học hành được bao nhiêu vì quá thiếu thốn. Hoa biết mẹ buồn rầu, bà thường bậm môi, nuốt nước mắt. Bà cắn răng chịu lấy một mình, cô con gái bà còn trẻ mà đã vì bà và đàn em kế đánh mất cả tuổi xuân xanh tươi đẹp. Nhiều lúc bà liếc nhìn Hoa mà mắt bà bỗng rưng rưng.
Rồi thời gian cứ qua, đàn em cũng dần đà lớn lên theo ngày tháng. Trẻ con buồn đó lại vui đó, luôn luôn có tiếng khóc, cười rền vang trong căn nhà xiêu vẹo. Ông bà ngoại cũng quá già, tiền của cũng không còn sau khi bị nhà cháy, mẹ và Hoa cũng phải ráng lo chăm sóc an ủi tạm sống chung qua ngày tháng, ông bà nhiều lúc cũng khóc ròng thì thấy con cháu quá cực khổ.
Thấy cảnh nhà quá thiếu thốn, Hoa nghĩ chỉ còn cách là "phải hy sinh" đi theo cô bạn ra Nha Trang tìm sống, may ra mới có tiền để lo gia đình.
Nơi chỗ làm của Hoa là một quán rượu nhỏ, Hoa chỉ mới gần 18, lần đầu tiên xa nhà lòng Hoa lo sợ, nôn nao. Với mớ vốn Anh ngữ lúc đi học không tệ lắm là hành trang mong kiếm ra số tiền hàng tháng gửi về giúp đỡ gia đình.
Hoa có vẻ đẹp, hiền dịu, dáng dấp dễ thương, tánh tình hòa nhã, Hoa được mọi người thương mến kể cả những anh lính Mỹ thường đến quán. Tuy nhiên mới chân ướt, chân ráo vào đây Hoa còn mắc cỡ lắm, lại tự ái và dễ mủi lòng. Tiệm tuy nhỏ nhưng rất đông khách, phần đông buổi tối là lính Mỹ. Nhiều người thích nói chuyện với Hoa vì Hoa khá giỏi tiếng Mỹ hơn các cô bạn kia. Hàng tháng Hoa dành dụm gởi tiền về gia đình đầy đủ. Có một anh lính Mỹ thương, đeo đuổi Hoa, anh thường tặng Hoa đồ dùng và tiền bạc, tánh anh có vẻ hiền, tuy anh uống rượu. Anh còn chịu khó dạy thêm anh ngữ cho Hoa, vui vẻ và kiên nhẫn. Từ cảm mến đến tình yêu cũng không xa.


Sau một năm trời anh hỏi cưới Hoa trước khi về Mỹ. Trở lại Saigon làm đám cưới, anh cho Hoa tiền xây cất lại căn nhà khang trang, trang hoàng đẹp đẽ cho cha mẹ và các em. Trong xóm có một anh thương mến Hoa nhưng chẳng dám ngỏ lời. Anh đứng nhìn Hoa trong lặng lẽ tiếc nuối, khi xe hoa chạy chậm ngang nhà anh. Hoa cũng đã để lại một số vốn khá lớn cho gia đình và ngoại, trước khi bước theo chồng năm 1972.
Chồng Hoa được đổi về Hawaii, làm việc tại quân khu Wahiawa trong đảo Oahu. Đảo này đông dân nhất trong các đảo, lại có nhiều lầu cao, các thương xá to, sạch sẽ bờ biển rộng rãi, sóng vỗ mênh mông, ngút ngàn những hàng thông dài tỏa tàng to lớn, mát mẻ. Du khách khắp bốn phương thích sang đây du lịch vì khí hậu ôn hòa, trong lành làm cho lòng người cảm thấy thoải mái, lâng lâng như thoát tục.
Năm 1974 Hoa sanh một bé trai kháu khỉnh, 2 năm sau Hoa lại sanh thêm một bé gái rất dễ thương. Tình cảm vợ chồng ngày càng thêm khắng khít, đầm ấm "ăn nên làm ra" vì Hoa luôn tìm cơ hội bán vàng hay thuốc lá cho những nhân công chung quanh "lấy công làm lời' nhờ thủa xưa quen buôn bán với mẹ. Hoa cũng luôn gởi tiền bạc đầy đủ về cho gia đình ở Việt Nam.
Nhưng rồi bão tố từ đâu lại nổi lên trong cuộc đời mà Hoa không ngờ trước được. Vì bận buôn bán, hai đứa con của Hoa giao du với những trẻ hư hỏng, lần lần chúng không còn nghe lời răn dạy của cha mẹ "cặp bồ cặp lũ" bỏ học hành, biếng nhác. Chồng Hoa buồn chán vì bệnh thấp khớp lại đau khổ vì con nên uống rượu cả ngày, say sưa, gây lộn đến đập vỡ đồ đạc trong nhà, có khi đi mấy ngày không về. Cuối cùng, vợ chồng Hoa ly dị, chia tay năm 92, cậu con trai đi lính lúc 18 tuổi, cô bé lấy chồng lúc mới 15.
Ngày chia ly xong, Hoa cố gắng buôn bán hàng rong trên chiếc xe van to với đầy đủ mặt hàng như kẹo, bánh, gà chiên, mì xào, bánh mì thịt, hamburger nước ngọt và thuốc lá dù không phút nào quên được cảnh tan tác của gia đình mà không ai để tâm sự. Trong lúc cõi lòng còn rướm máu, sống gắng gượng cô đơn thì bỗng từ đâu như một chiếc đũa thần, anh hiện ra trong một sớm một chiều. Anh tìm đến bên Hoa thủ thỉ lời lẽ ngọt ngào, an ủi vỗ về làm Hoa rung động, xao xuyến tâm hồn. Và rồi Hoa ngã vào vòng tay anh lúc nào cũng không hay biết nữa. Hoa tưởng chừng như đã tìm được người lý tưởng "ý hợp tâm đầu" và sẽ yêu nhau đến ngày "răng long đầu bạc".
Thời gian yêu đương đầm ấm kéo dài cũng gần 2 năm Hoa cho ra đời một bé gái, nghĩ rằng nó sẽ là sợi dây siết chặt cho tình yêu thêm vững chắc, bền lâu. Nhưng có ngờ đâu tánh tình anh từ từ thay đổi. Công việc bán rong vất vả, có gì phiền muộn, anh lại mang đổ trút lên đầu Hoa, sau đó anh xách áo ra đi, rồi lại trở về rồi lại đi. Anh trở thành con người lúc thay qua khi đổi lại, khi thương, khi ghét như trở bàn tay, lúc ngọt dịu như đường mật lúc lại mặn đắng, cay, chua không thể tưởng tượng nổi. Đường tình sao mà quanh co, khúc khuỷu thế này" Làm sao ta biết được lòng dạ con người"
Đứa con gái bị lôi cuốn theo sự quay cuồng của cha mẹ nó. Đầu xanh có tội tình gì" Bao nhiêu là câu hỏi hiện ra trong đầu Hoa. Tại sao "người ấy" không vừa lòng với cuộc sống hiện tại" Bao nhiêu đất vườn, nhà cửa, sản nghiệp mới vừa lòng người ta" Tiền tài, danh vọng có nghĩa lý gì khi mà anh không biết trân trọng một hạnh phúc thật sự trong tay" Thét rồi Hoa không còn đủ nước mắt để khóc nữa, phó mặc cho số kiếp! Đến đâu thì đến.
Chiều rồi. Mắt Hoa đang đăm đăm hướng về quê mẹ tự thầm thì: "Ít ra mình cũng còn chút thì giờ đến đây ngắm nhìn cảnh đẹp, có hai bữa cơm no lòng, có mái nhà che mưa đỡ nắng có một hàng rào đầy ắp những bụi hồng xinh đẹp và nhất là có đứa con bên cạnh hủ hỉ sớm hôm. Còn ở đất nước mình có bao nhiêu người nghèo đói, khổ sở không nhà cửa, chẳng nơi nương tựa, sống lê lất đó đây đầu đường xó chợ, hang cùng ngõ hẹp, quần áo rách rưới tả tơi, đêm ngủ bờ bụi, muỗi mòng cắn đốt suốt đêm, bệnh hoạn không tiền chữa trị.
Hoa tự nhủ mình ”Hoa ơi! Mày còn hơn biết bao nhiêu người. Tại sao lại chỉ nghĩ tới cái khổ của mình"
Tự dưng Hoa như người vừa qua cơn mê, nhìn dáo dác chung quanh, đèn đường đã bật lên tự lúc nào, bóng tối đã phủ trùm vạn vật. Hoa vọt xe chạy một mạch về nhà. Đứa con gái yêu quý chạy ra đón mẹ, mừng rỡ bảo: "Con trông mẹ ghê, nhớ mẹ quá, hôm nay mẹ có vẻ tươi hẳn ra, có gì lạ vậy mẹ""
Làm sao Hoa có thể nói cho con gái hiểu điều nàng vừa hiểu ra "Bí quyết của sự sống mãn nguyện là biết hưởng những gì mình có và ráng tránh xa những chướng ngại vật ở chung quanh."
Hoa chạy vội đến ôm con hun chùn chụt như chưa bao giờ được hun.
Thu Thảo

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,200,017
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới của bà.
Chúc Mừng Năm Mới Kỷ Hợi 2019. Viết Về Nước Mỹ bắt đầu năm Canh Thìn 2000. Từ Thìn tới Hợi, vừa đúng 20 năm. Ngày đầu năm Hợi, xin mời đọc bài Tết của Lê Nguyễn Hằng. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Mừng Tết Kỷ Hợi đang tới, mời đọc chuyện tình tất niên của tuổi hạc.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ ba của cô.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả kể về khóa Thiền Vipassanna 10 ngày mà bà đã tham dự. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư ông viết: Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019, hiện đang phát hành khắp nơi.
Nhạc sĩ Cung Tiến